Trang BVB1

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

NỖI SỢ TRONG “ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ” (?!)

Theo VTC News (04-7-2013) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.  Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương… Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân 
rải đá để chống lại xã hội đen
                                               Ảnh: VTC News
Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào…
Lâu nay, chúng ta vẫn nhấn mạnh và đánh giá cao về “ổn định chính trị” được giữ vững! Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính.
* Tâm lý bất an
             Thế nhưng, hiện nay cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè quốc tế còn đánh giá là hèn kém. Trước hết, người dân cả nước đã thấm đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam là nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy đã 24 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), nhưng đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề. Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh biển-đảo, biên giới. Vì thế, nối sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt.
          Đó là nỗi sợ lớn nhất.
            Về giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong, và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng, nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà “một bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất” thì còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội!
            Suy cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây,  những tiếng nói trung thực đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận. Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”, nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam, muốn chính phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh tế đến van hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn tính không cần chiến tranh.
Vì thế, cái đích cần đạt tới của Trung Quốc trong chiêu bài ‘diễn biến hòa bình” là Việt Nam không được (tùy tiện) hòa hợp dân tộc, phải ghi hận thù với Mỹ và các nước phương Tây, cấm được “Âu hóa”, phương Đông ta chỉ nên tin và ‘chơi’ với phương Đông thôi; rằng tư bản là xấu, phương Tây là xấu và ác, chỉ có Trung Quốc là tin cậy, phải dựa vào Trung Quốc, phải nghe lời Trung Quốc, khi “ông anh” nói gì đều phải nghe…Rằng: Việt Nam phải hết sức cảnh giác, Mỹ, phương tây, cả Nga và các nước Đông Âu cũng không tốt, họ đang “diễn biến hòa bình” thâm độc, nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác với họ. Nhất là số Việt kiểu ở Mỹ, thế lực hải ngoại thua cuộc từ 1975 đang rắp tâm đấy, Việt Nam cần cảnh giác…
              Đó là nỗi sợ mà Đảng ta đã gói chặt ôm về “gối đầu giường” từ sau Hội nghị Thành Đô, như một thứ bùa mê thuốc lú đã ngấm sâu vào thần kinh và nội tạng. Rồi sau đó lại sang tàu “ẵm về” 16 chữ vàng, 4 tốt, để mê muội, lú lẩn thêm, để bám Trung Quốc chặt hơn, chẳng khác nào Bạch Cốt Tinh hóa cô nằng xinh đẹp hút hồn thầy trò Đường Tăng vậy. Như thế, các vị, các cấp lãnh đạo và hơn 3,6 triệu đảng viên phải biết sợ chính mình trước khi sợ mất Đảng!
               * Nỗi sợ khăp nơi
Đối với người dân: Nỗi sợ thường trực, do sự chuyển hóa rất siêu nghệ của “chuyên chính vô sản”, từ chỗ (theo lý luận cách mạng Mác-xít) là chuyên chính với kẻ  thù, dân chủ với nhân dân, bỗng quay sang “chuyên chính với nhân dân”, chuyên chính vơi sngay nền dân chủ mà Đảng vẫn tự khoe là “ưu việt”, là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”…Đã có quyền trong tay, thế lực đầy mình, lực lượng bảo vệ Đảngngày càng đông đảo, được chính quy hóa, nhất là công an, thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, ai mà không ngán? Dù bài hát ca ngợi chiến sĩ công an có đủ bộ 3: “Vì an ninh Tổ quốc ta đi /  được mang danh thanh bảo kiếm trung thành /  bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ tươi đẹp…”. Nhưng rồi lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục lực lượng công an rất tài. Chỉ thấy bảo vệ Đảng, không thấy bảo vệ nhân dân, và cũng qua đó mất đi ý nghĩa “chế độ tươi đẹp”. Chế độ cho ai, ai được hưởng, khi người dân thấy bóng, hoặc mới nghe nói đến công an là mỗi người đều có “phản xạ thường trực” phải cảnh giác, được yên thân là hơn hết?
Một xã hội thời văn minh, hiện đại, thời toàn cầu hóa mà như bị co lại trong vỏ ốc, nhiều biểu hiện lạc hậu hơn cả thời phong kiến: Lãnh đạo sợ giặc thù, sợ “mất ổn định”; sợ không qua “nhiệm kỳ”; người dân sợ chính quyền, công an, sợ kẻ cướp, sợ côn đồ, xã hộ đen. Xem ra, từ lãnh đạo đến người dân, sợ quá hóa yếu, sinh hèn, bất cần, nhu nhược, không còn đâu chí khí, bản lĩnh, truyền thống Việt. Và do vậy, khối đại đoàn kết dân tộc bị vữa ra, tan loãng vô hiệu hóa. Đó là nguy cơ mất nước!
          Trong kháng chiến, Đảng kêu gọi lòng yêu nước, thi đua yêu nước, toàn dân đánh giặc, nuôi chí anh hùng; nhưng trong hòa bình, Đảng lại xem nhẹ, coi thường lòng yêu nước, làm nhụt chí anh hùng, xóa nhòa niềm tự hào  dân tộc. Mọi nỗ lực dân chủ đều bị khoanh hẹp, thậm chí triệt tiêu, quyền lực của dân bị chặt hết, đồng tiền có quyền lực tối cao, chức quyền ra sức thống trị; cả bộ máy quyền hành trở thành nỗi ngán ngại, sợ sệt đối với người dân.  Trong kháng chiến, cán bộ được người dân hy sinh cả tính mạng, của cải để bảo vệ; nhưng hòa bình rồi thì đảng không bảo vệ dân, còn ức hiếp dân, thậm chí nặng về quan liêu, mệnh lênh: “bảo cái gì dân cũng phải nghe”.  Nếu sợ nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế độ cần nhận diện và thấu  suốt thực trạng đáng lo ngại ấy!
Người dân trong một nước được mang danh rất kêu là “nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân”, một nước đã “tự do, độc lập” mà người dân không được hưởng quyền lợi gì, đụng đến một chút gì làm chính quyền phật ý là bị ghi sổ đen, bị theo dõi, bị bắt giam, bị quy chụp thành tội rồi tống giam, bất cần công ký, bỏ qua mọi thứ pháp luật.
Dân chủ ở đâu, khi nghe đài, đọc báo, mở mạng Internet, thậm chí cả khi chuyện vui, chuyện phiếm bàn trà, quán nhậu, bất kỳ nơi đâu đều bị theo dõi, bị cấm đoán, bị “quy vào” hết chuyện này đến tội danh tội trạng khác? Nói cái gì cũng phải nhìn trước ngó sau, tự biết canh chừng, sợ “ếch chết vì ộp ộp” thì đó là quyền gì? Nỗi sợ thường trực ngày đêm của mọi công dân, kể cả trí thức, nhà báo, đảng viên đến mức mát hẳn quyền con người, ăn không ngon, ngủ không yên là do ai gây nên?  Do quan điểm của Đảng bị đánh tráo, tư tưởng bị lọi dụng, bẻ cong?
            Lại nữa, dù rất phi lý: Nhà báo sợ viết sự thật, người nghèo sợ kẻ sẵn tiền, chính quyền sợ đại gia, người già sợ con nít, người dân sợ công an, công an sợ côn đồ, dân lành sợ lưu manh, làm ăn sợ đánh thuế, mua hàng sợ hàng gian hàng giả, ăn uống sợ độc hại, sợ nắc bệnh ung thư. Rồi nữa: Đảng viên sợ 19 điều cấm; đi bộ đội sợ hy sinh không được công nhận liệt sĩ, mộ chí không ai thắp hương đặt hoa tưởng niệm; người lao động sợ mất việc, học nghề sợ thất nghiệp, ra chợ sợ giá cả, ốm đau sợ không đủ tiền mua thuốc..
          * Chút suy cảm
Những cái tưởng như “chuyện vặt” sinh hoạt thường ngày mà cũng khiến người ta sợ đến phát điên: Có của sợ mất cắp, ra đường sợ tai nạn, sợ đóng phí này kia, sợ không phải “xe chính chủ”, đi học sợ đóng tiền, không biết lót tay thầy thì ở lại lớp, đi viện sợ bác sĩ bỏ chết, xác chết sợ cấm đoán không cho con cháu nhìn mặt… Cứ như thế, nỗi sợ này kéo theo, dính chùm cùng nhiều nỗi sợ ập đến, mọi nỗi sợ nối tiếp nhau như những con cờ đô-mi-nô. Vậy thì tất cả do chế độ chính trị, do đường lối, chính sách, cách thức quản lý, điều hành nào gây nên?…? Dấu chân Việt Nam chẳng lẽ (vì thế) nhạt nhòa dần: … Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ / Chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương / Từng dài âu lo, từng quen đợi chờ. / Mộng thật cam go / Miễn là mai niềm đau thành nụ cười (Trầm Tử Thiêng). Tình người, tình đời, sao cứ làm cho nhau sợ,… “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn).
             Ôi, một xã hội mà từ vị lãnh đạo, từ ‘vua” đến dân, ai cũng canh cánh nỗi sợ, thì sao có thể gọi là tốt đẹp, là “ưu việt”? Làm sao mà phát triển được đất nước sánh vai với các nước? Cho nên, với hiện trạng này, câu kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng mà nhiệm kỳ nào cũng ‘bổ cũ soạn lai’ đọc đến phát ngán: “Phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nay đã chứng minh chỉ là khẩu hiệu cửa miệng nhàm chán, vô nghĩa mà thôi.
BVB

 
-----------------

18 nhận xét:

  1. Không làm được gì mấy tay trọng tài bẩn, chuyện lớn càng... bó!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng với một bài gan ruột, vừa nghe TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình mới đây mà buồn, TBT nói " Bộ phận không nhỏ nằm ở đâu ? Nó nằm trong mỗi chúng ta". Nói như vậy tức là bộ phận không nhỏ nằm trong cả hơn 80 triệu người dân nước Việt. Một phát biểu hòa cả làng và nhẹ hóa đi sự nguy hại, nguy hiểm của "bộ phận không nhỏ" thực sự mà chính TBT nói rằng nó "đe dọa sự tồn vong của chế độ". Ngôn ngữ lãnh đạo chả biết thế nào mà lần!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong Nghị quyết TW 4 và các đúc kết Hội nghị 5,6,7 đều nói "Một bộ phận không nhỏ - (tức Lớn)- cán bộ đảng viên có chức có quyền...", nay cả gần hai năm rồi không bắt được con sâu nào, lại pát-sê "bộ phân không nhỏ" sang nhân dân...Thế thì không khéo tôi là công dân cũng bị "quy" vào bộ phận ấy. Ối , ối...tôi đau đầu lắm. Đi uống thuốc sâu đây!

      Xóa
    2. "Bộ phận không nhỏ nằm ở đâu ? Nó nằm trong mỗi chúng ta"! - cả đàn ông và đàn bà. Hài hước thật!

      Xóa
  3. Cám ơn chú Bổng, đã dũng cảm nói sự thật.

    Trả lờiXóa
  4. Vua Ta sợ ai:
    1. Xem hồi ký Cụ Trần Quang Cơ.
    2. Sợ nhau : Nếu kiểm kê tài sản của các Cụ và con chúa với thu nhập công khai của gia đình thì Bố cụ nào giải trình được.
    Là dân sợ nhất: Các lái xe trên đường sợ các cơ quan quản lý làm luật - thu phí , phạt ...và tai nạn.
    Công an sợ:Cấp trên điều động , con cháu các cụ , thằng cùn.
    Dân sợ : Tàu be hắn bắn - chớ thò ra thụt vô - bể chốc như nhở.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết của Đại tá thật khá công phu, kịp thời, đúc rút và phân tích có trách nhiệm, sát thực tế, sâu sắc, đầy đủ. Xã hội như thế mà gọi là "giữ vững ổn định chính trị" ? Thì "vững' ở đâu kia chứ? Tôi cũng mong sao 16 vị UV BCT đọc được kỹ bài này và những comment của bạn đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 16 vị đó đang lo chuyện ổn định chính trị, không có thời gian đọc bờ lốc và còm men đâu

      Xóa
  6. Thưa đồng bào!
    (Tôi nói đồng bào nghe rõ không?)
    > + "Ổn định chính trị" không có nghĩa là không ai dám đụng tới Đảng, kể cả những sai lầm, nhất là những đảng viên khoác áo của Đảng. Không có nghĩa là "còn đảng còn mình". Mà ổn định chính trị đích thực phải dân no, dân yên, dân được thực sự làm chủ, hạnh phúc, xã hội chi thấy tiếng cười mãn =nguyện của người dân, xã hội thực sự công bằng, văn minh. Như VTC-News đã Phóng sự, như bài của Đại tá Bồng, liệu có coi là 'Giữ vũng ổn định chính trị" được không? mới 9 giờ tối, tôi ra trước cửa ngồi hóng gió, bà xã la lên: "Ông vào nhà ngay, cho tôi đóng cửa, khóa trong, mấy thằng côn đồ, lưu manh, xì ke mà thấy, đập ông chết ngắc, xông vào nhà, vợ con tôi làm gì được chúng nó?". Dạ, thưa ông Nguyễn Phú Trọng!!

    Trả lờiXóa
  7. Có vẻ như bọn xã hội đen đang chi phối xã hội một cách ổn định?

    Trả lờiXóa
  8. Tình hình này thì Công Sơn thấy lập lại làng kháng chiến là hợp lý thôi.
    Nhân dân phải tự quản là vừa,thành lập lại du kích mật,chính quyền mật,vừa sống hợp pháp vừa cần thì bất hợp pháp.Địa phương nào chẳng có nơi thuận lợi để lập căn cứ.
    Cứ xem cán bộ,nhân viên từ xã,phường lên đến thượng tầng kiến trúc quá lộn xộn kia thì bảo vệ dân cái gì.Nói thiệt thua cả đội công tác hoạt động mật hồi chống mỹ ở Miền Nam.
    Ấp,Xã trưởng...gì gì mà đàn áp,dọa nạt nhân dân thì tuyên án ngay.Không từ bỏ là tiện liền.
    Do vậy mới có chuyện xanh võ đỏ lòng.Nay thì ngược lại,không rõ trắng đen thì phải tự quản thôi.
    Quá giàu,quá sai mà không có chống cộng thì nghe hơi lạ,thà như các nhà tư bản rất rõ ràng là lợi nhuận không chính trị chính em.Không có chính phủ trên đầu,người lãnh đạo là người mua hàng và trả tiền thật.
    Nói gì thì nói chứ chống cộng bây giò và ngày nay là chống lại nhân dân và TỔ QUỐC.
    Làm cho TO cỡ gì mà khi nó ném đống tiền vào mặt thì quay ngược chống cộng thôi.
    Các Ngài về hỏi ông cuộc đời buồn vui tìm đến Công Sơn mà học tập trước khi lãnh đạo đất nước,trường đảng không bằng đâu vì quá xa vời,siêu tự nhiên khoa học.
    Ăn tiền của nhân dân mọi cách còn tệ hơn ăn cắp,vậy mà vẻ chính sách...

    Trả lờiXóa
  9. Thực ra Họ đang giữ hệ thống chính trị này.Những hiện tượng Bác nêu trên là tất yếu và ngày càng phát triển.Để giữ hệ thống chính trị trong điều kiện hiện nay , núp dưới ổn định chính trị họ tăng cường lực lượng công an , cảnh sát để răn đe , doạ nạt và cả bắt bớ, dùng hệ thống tuyên truyền để lừa dối...... Tuy nhiên hệ thống chính trị này đang đẻ ra những khuyết tật không thể sửa chữa.Tham nhũng ,thiếu trách nhiệm , không đủ năng lực điều hành bộ máy chính trị,nền kinh tế , dẫn đến năng suất lao động và sản phẩm xã hội thấp, việc làm và đời sống xã hội giảm , văn hoá , đạo đức xã hội xuống cấp , mâu thuẫn xã hội phát triển . Hôm nay 3 triệu học sinh thi đại học,với chất lượng đào tạo hiện nay và hệ thống chính trị kinh tế này phía trước các cháu là gì? tiền đâu để nuôi bộ máy.... Rõ ràng tự trong lòng .... đang xảy ra mâu thuẫn và nó không thể tự giải quyết được.Dưới sự hỗ trợ và mong muốn của Trung quốc hệ thống chính trị này vẫn tồn tại không ngắn , chỉ có nhân dân ta tiếp tục khổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý. Lực lượng tay sai chỉ đâu đánh đó có điểm yếu muôn năm là tham nhũng, ỷ thế làm bậy. Với thời gian dài sẽ tạo ra những liên kết đảm bảo ngay cả chính phủ và đảng CS cũng không kiểm soát nổi.
      Con người dù thời đại nào cũng phải đi trên bước chân của lịch sử, ngay cả những bước chân sai lầm. Chỉ có 1% người trên thế giới có thể tránh khỏi để tạo ra điều khác biệt.

      Xóa
  10. Công an quân đội đến lúc họ thịt tất,thằng nào phản đảng ,phản nước thì TO cỡ gì cũng lùa vào nhốt.Chưa đến lúc hoặc chưa đủ mập để thịt thôi.
    Đó là thực tế rõ như vậy mà nói sai là sao.Đánh phải cho yên lặng,vì sóng cả tứ bề.

    Trả lờiXóa
  11. “Một số không nhỏ” nghĩa là số to
    Nghĩ mình lại thấy lo lo
    Vợ thì cười bảo: “Lo bò lắm... lông
    Đây mới là việc của ông
    Cởi quần nhanh kẻo lại... không... hết tiền!”...

    Trả lờiXóa
  12. Đây không còn là một bài báo đơn thuần , đây là lời cảm thán đầy buồn bã và đau đớn trước thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay của một người con yêu nước . Còn có thể nói được gì hơn khi những dòng suy tư đầy mãnh liệt đã nói lên nhiều điều . Xin cảm ơn Ông - Nhà Báo Bùi Văn Bồng - Một trí thức lớn - Người con trung kiên và dũng cảm của dân tộc .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  13. Dân Oan Nước Việtlúc 06:45 7 tháng 7, 2013

    ĐCSVN bây giờ có còn không?
    Trên thực tế, đã không còn cái gọi là ĐCSVN từ lâu rồi. Vì nội bộ bất đồng, phe cánh, đường lối, phương hướng bế tắc, tính chất giai cấp hỗn tạp.
    Thực chất bây giờ chỉ có bọn lưu manh núp bóng đảng và CNXH để ra sức thâu tóm quyền lợi, vơ vét tài nguyên đất nước. Và chính bọn này là sợ mất cái gọi là đảng, là CNXH mà thôi. Để duy trì ngày tàn, chúng cố bám chặt Bắc Kinh độc tài, phong tướng tá, tăng lương vô tội vạ cho công an, quân đội, hòng tạo tầng lớp chó săn trung thành đông đảo.
    Hầu hết cán bộ lão thành cách mạng và đảng viên, cán bộ cũng như người dân đều ngán đến tận cổ cái thể chế CHXHCNVN cổ hủ, lạc hậu và nghẹt thở này rồi. Chắc chắn sẽ có ngày bùng lên lửa cách mạng mới, thiêu cháy lũ độc tài tham nhũng bán nước.

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết này của Đại tá rất đúng thực tế. Nếu gọi là "ổn định chính trị", thì dân trong nước phải rất hài lòng với chế độ chính trị, tin vào mọi lãnh đạo là cán bộ đảng viên, tức là vững tin vào Đảng, như câu hát "Đảng đã cho ta một mùa xuân bao ước vọng". Nhưng giữa ngày xuân, cưỡng chế thu hồi đất khóc liệt, tiếng oan dậy đất như Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác, thì đó là "mùa xuân ước vọng" của dân à?
    Ôi, nỗi sợ tràn lan khắp nơi, người dân sống mà cứ nơm nớp lo đủ mọi thứ. Dân không yên, tất nước lung lay!. Nếu các ông lớn ở Trung ương mà không tin thực tế được đúc kết, tổng hợp nêu trong bài viết này thì cứ "vi hành" xuống dân hỏi thử xem. Mà "vi hành" không phải đến đâu cũng báo trước, đón rước rùm beng, công an đầy đường không ai dám nói thẳng nói thật đâu! Cảm ơn Đại tá đã nói hộ dân quê chúng tôi!

    Trả lờiXóa