* Gs. NGUYỄN LANG
BVB - ... “Phải tính từ khi kết thúc chính sách cấm vận của đế
quốc Mỹ đối vời VN thì mới có thể nói đó là thời gian xây dựng và phát triển
kinh tế thời bình. Không thể tính từ 1975, cũng không thể tính từ 1954...”...
Có ý kiến về vấn đề Mỹ ép ta về vấn đề nhân quyền.
Trong thực tế thì ta đã đưa vấn đề nhân quyền vào dự thảo HP 1992. Thế nhưng họ
vẫn dẫn chứng việc ta xét xử một số người chống đối. Sở dĩ như vậy vì có tình
hình một số cơ quan có trách nhiệm đã quá đề cao nguy cơ bạo loạn để có điều
kiện đưa số người đó ra xét xử.
Thực tế, họ không có khả năng gây bạo loạn vì
nếu gây bạo loạn thì phải huy động được một lực lượng đông đảo quần chúng tham
gia. Thực tế của những năm vừa qua thì các thế lực thù địch chỉ huy động được
một khối người, tạm coi là đông đảo trong vụ Tây Nguyên, vụ phố Nhà Thờ và vụ
nhà thờ Thái Hà. Các vụ đó chỉ mới có thể gây mất trật tự an ninh xã hội chứ
không đủ sức để gây bạo loạn lật đổ. Dựa vào đề cao nguy cơ gây bạo loạn lật đổ
để bịt miệng báo chí như qua vụ Văn Giang và qua vụ TAND Hải Phòng xét xử vụ
Tiên Lãng. Do đó, vì quá tập trung vào nhiệm vụ chống bạo loạn lật đổ nên bỏ
qua nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu DBHB, chống "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" ?
Trong lich sử, nước ta đã qua 2 lần đứng đầu thế giới
trong chống đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới vào thời đại đó. Hai lần
đó xẩy ra vào thời đại nhà Trần và vòa thời đại Hồ Chí Minh Nguyên nhân là
chúng ta đã tạo dựng được hạt nhân cần có để thu hút, tập hợp sức mạnh đoàn kết
toàn dân. Đến thời buổi này, chúng ta đang làm suy yếu sức mạnh đó bắt nguồn
từ sợ không thống nhất của lãnh đạo (như với hoàng tộc nhà Trần) và không củng
cố được khối liên minh công nông trí thức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần được sự thống nhất
trong lãnh đạo, trước hết là trong BCT và BBT về đánh giá “Ông bạn” láng giềng
là người đang đứng trên lập trường của chính sách dân tộc đại hán chứ không còn
là những người đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Do đó, tuy rất cần
bảo vệ tình hữu nghị giữa hai dân tộc thì phải bảo vệ trên cơ sở lập trường của
giai cấp công nhân, không thể chấp nhận đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân
tộc đại hán. Do đó đừng để lòe bịp vì việc bảo vệ tình hữu nghị giữa hai dân
tộc, 16 chữ vàng và 4 tốt.
Vì là việc lớn nên xin chỉ có một số ý đó
thôi.
– Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện
nay để nâng cao chất lượng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Trước
hết phải xuất phát từ đặc điểm là ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân nên các
đảng viên phải quán triệt và thể hiện bản chất của giai cấp công nhân. Khi
mới thành lập ĐCSVN thì các tiền bối đều là những người không thuộc giai cấp
công nhân. Do đó đã hình thành chủ trương đi vô sản hóa đề các vị
tiền bối thâm nhập vào dới sống của người vô sản Việt Nam nói chung, vào đới sống của công nhân Việt Nam nói riêng.
Qua đó, nhận thức được sâu sắc hơn các điều kiện sống của người lao động để, từ
đó, vừa tự cải tạo mình để quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của giai
cấp công nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ giác ngộ, vận động công nhân và người lao
động tham gia cách mạng. Tuy nhiên, ĐH VI, như đã trích dẫn ở trên, đã
nhận định là đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch
định và tổ chức thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách đã mắc phải sai lầm
nghiêm trọng và kéo dài. Sở dĩ có tình trạng đó vì đội ngũ này vẫn bị chi phối
bởi hệ tư tưởng tiểu tư sản “tả” khuynh và hữu khuynh. Nói cách khác, đội
ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược này chưa thực sự tự cải tạo mình thành người
mang bản chất của giai cấp công nhân, vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng của thành
phần xuất thân.
- Mãi 25 năm sau, đến HN TƯ 6 (Khóa X) vẫn phải ghi
nhận yếu kém trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ đảng viên khi xác định là “Đa số công nhân nước ta là từ nông dân (là
nông dân hoặc con em nông dân), có tinh thần cần cù lao động, không ngại gian
khổ, nhưng khi mới gia nhập đội ngũ công nhân cũng có những hạn chế về ý thức
giai cấp công nhân và tác phong công nghiệp.” (Văn kiện HN TƯ 6, (Khóa
X, tr 29). Ngoài nguyên nhân yếu kém về công tác giáo dục, còn có nguyên
nhận thuộc về nhận thức không đúng về giai cấp công nhân. Tại HN TƯ 6, K X, khi
xác định tiêu chí ai là người thuộc giai cấp công nhân thì lại lấy tiêu chí địa
điểm lao động chứ không lấy tiêu chí bản chất bắt nguồn từ điều kiện lao động
đó. Do đó đã dẫn đến tình trạng là có nhiều đảng viên, do không lao động trong
ngành công nghiệp không được xếp vào hàng ngũ giai cấp công nhận nên tại HN
này, vẫn có ý kiến thắc mắc là “… tại
sao không xếp tất cả cán bộ. công chức làm việc trong các cơ quan
hành chính, sự nghiệp vào giai cấp công nhân, tại sao một số người từ giai cấp
công nhân học giỏi, trở thành trí thức lại ra khỏi giai cấp công nhân.” (Văn
kiện HN TƯ 6, K X, tr 23). Mâu thuẫn này đã được BCT bước đầu giải trình
là “Đã là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam
thì về nguyên tắc đều mang bản chất giai cấp công nhân, là thành viên của
đội tiền phong của giai cấp công nhân ….; nhưng tùy thuộc công việc đang làm
hiện tại của mỗi người, có thể là công nhân, nông dân, công chức, quân đội,
công an, hoặc chủ doanh nghiệp, …. mà xác định cụ thể thuộc giai cấp hoặc tầng
lớp xã hội nào” (Văn kiện HN TƯ 6 – Khóa X, tr 24-25). Giải trình của
BCT có chứa đựng mâu thuẫn là tuy đã đề cập đến bản chất giai cấp công
nhân nhưng vẫn căn cứ vào tiêu chí địa điểm làm việc để xác định là thuộc
giai cấp và tầng lớp xã hội nào. Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến việc đ/c
Trương tấn Sang, lúc đó là Bí thư thường trực, trong bài viết trên báo Nhân dân
(ngày 12/3/2008) giới thiệu kết quả của HN TƯ 6 về giai cấp công nhân đã phải
ghi nhận “… có những biểu hiện thiên về
coi trọng việc thu hút vốn đầu tư và vai trò của người sử dụng lao động, e ngại
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nên chưa thực sự quan tâm thích đáng đến bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân còn nhiều thiếu sót, thiếu chế
tài cần thiết và xử lý không nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.”. Như
vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính mang
đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân thì chắc không đến nỗi có tình trạng như
đ/c Trương tấn Sang đã nhận xét. Thực trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý là
giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh cách mạng để dành chính quyền về tay
mình thì, ngày nay, theo tiêu chí quy định ai là người thuộc giai cấp công
nhần, chính quyền lại nằm trong tay những người không phải là giai cấp công
nhân.
- Cần làm rõ bản chất của giai cấp công nhân để làm
tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ
cán bộ đảng viên chiến lược tham gia quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo cách đánh giá phổ
biến trước đây thì khi nói đến bản chất của giai cấp công nhân thì xác định đó
là giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên
cường để dành lại chính quyền về tay mình. Thế nhưng, có thể do bắt nguồn
từ sai lầm của bệnh thành phần chủ nghĩa nên trong công tác giáo dục đảng viên,
dường như thôi không đề cập đến nhiệm vụ giáo dục về giai cấp tình của giai cấp
công nhân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng
không nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, đúng mức về bản chất của giai cấp công
nhân.
Có thể khẳng định là bản chất của giai cấp công nhân
bắt nguồn từ đặc điểm lao động của họ trong các công xưởng của nền đại công
nghiệp cơ khí hóa. Tại đây, quá trình sản xuất được cơ giới hóa dựa thên sự
phân chia thành những công đoạn khác nhau dẫn đến thực hiện sự phân công
lao động xã hội theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hiệp tác hóa theo giai đoạn
công nghệ, biến người công nhân thành những người lao động bộ phận chỉ đảm nhận
một khâu của quá trình sản xuất sản phẩm. Cách tổ chức sản xuất và phân công
lao động theo kiểu đó đã dẫn đến thực trạng là “Chỉ có sản phẩm chung của nhưng
công nhân bộ phận mới trở thành hàng hóa. (C. Mác – Tư bản Quyển thứ nhất,
tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, 1975, tr 84-85).
Nguyên tắc phân công theo các giai đoạn khác nhau của
quá trình sản xuất sản phẩm tạo thành lớp người lao động bộ phận tham gia
vào quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác hóa lao động ngày càng được mở rộng
sang các lĩnh vực, các ngành khác nhau. Do đó đội ngũ cán bộ, công chức
làm việc trong các cơ quan hành chính, đội ngũ trí thức, … cũng trở thành những
người lao động bộ phận. Có thể dẫn chứng là một bản kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội được hình thành là sản phẩm của những cán bộ-người lao động bộ
phận thuộc Bộ KH&ĐT và nhiều Bộ khác tạo thành. Đối với lĩnh vực giáo dục,
việc đào tạo một kháo học sinh, sinh viên là kết quả lao động của những giáo
viện thuộc các bộ môn khác nhau nên, trong thực tế, những người giáo viên này
cũng là những người lao động bộ phận. Những đề tài khoa học cũng là những sản
phẩm được hình thành do sự phân công chuyên môn hóa và hiệp tác lao động của
nhiều nhà khoa học-những người lao động bộ phận . …
Do đó, nếu xét theo tiêu chí “người lao động bộ phận
tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hóa và hiếp tác hóa để tạo ra sản
phẩm” thì sẽ phải coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những
trí thức, … là người thuộc giai cấp công nhân. Do dó, xóa bỏ nghịch lý coi bộ
máy chính quyền không nằm trong tay giai cấp công nhân.
20/7/2013.
N.L
----------------
Trich:...“ quá thì sẽ phải coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những trí thức, … là người thuộc giai cấp công nhân...'' Vấn đề trong thực tế là : nói thế nhưng không phải thế! Cung như câu nói dân là chủ, cán bộ lanh đạo là đầy tớ....sự thật có phải vậy không ?...Không! hảng của dân, xe hảng của dân nhưng đầy tớ đi. Đất của dân nhưng đầy tớ lấy! Xa hội này có hai giai cấp ro ràng và dân không bao giờ dược làm chủ!!!
Trả lờiXóaNhư tác giả đã nêu. Thì ĐCSVN nên lấy là Đảng của giai cấp lao động và đổi thành Đảng lao động VN
Trả lờiXóaHiện nay, phần lớn số đảng viên mới, vào đảng với ý thức : có được một vị trí trong bộ máy công quyền, để có đặc quyền,đặc lợi.
Trả lờiXóaChống tham ô, tham nhũng sẽ không có kết quả, vì chất lượng đảng viên hiện tại rất thấp
Giai cấp công nhân là cái chi hè ?
Trả lờiXóaÔng Mac râu nói cách mạng vô sản phải do giai cấp công nhân lãnh đạo.
VN chưa có giai câp công nhân, thế thì phải "đẻ" ra,tưởng tượng ra GCCN để mà lãnh đạo CM chứ.
Thời Pháp GCCN là mấy anh phu mỏ,thợ điện, thợ máy in,máy nhuộm...ít học nhưng "giác ngộ"
Thời nay GCCN là đám thợ làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Là mấy anh trai làng bỏ đồng ruộng (vì mất đất và vì nghèo làm không đủ ăn) lên thành phố kiếm việc làm ở các công xưởng, thế là thành GCCN. Nhưng bị bóc lột hơn cả thời sài lang đế quốc.Mấy ông đảng viên,công chức giờ cũng được xếp là GCCN nhưng được ưu đãi đủ đường nếu có chức có quyền.
Thế thì ai đang lãnh đạo " cách mạng" đây ? lại chỉ là mấy anh nông dân, nhà giáo, nhà thơ mà thôi.
Cái mới là lãnh đạo bây giờ, thấy anh nào cũng có bằng TS-GS, it cũng là cử nhân. Vãi.
Thôi thì cứ coi là GCCN đang lãnh đạo (đúng sách ông Mác). Nhưng năng lực, chất lượng lãnh đạo thế nào,không nói ra chắc ai cũng đã thấy, thấy thế nào là tùy vào cách thấy của từng người.Miễn bàn.
Ngày nào cũng như ngày nào,cứ hết giờ làm lại thấy mấy anh công nhân, công chức quây quần bên bàn nhậu...dzô...dzô...100%. Cuộc đời vẫn đẹp sao.Còn muốn gì nữa ?. Trong đó thấy có cả lãnh đạo.
"Đại sư phụ" Nguyễn Lang chẳng biết bao nhiêu tuổi rùi mà cứ giữ cái tật nói lấy được!
Trả lờiXóaÔng Mác "râu" cắt lát xã hội loài người ở thế kỷ 19 ra cái mâu thuẫn đối kháng là GCTS và GCCN - và phải giải quyết bằng đấu tranh giai cấp, để rồi ông Lenin "hói" sáng tác ra cái khái niệm "chuyên chính vô sản". Ở thời đó có lẽ lý luận này hợp với thực tiễn, cho nên CMTM thành công kéo theo hệ thống XHCN ra đời. Nhưng rồi xã hội nó phát triển và thực tiễn thay đổi dữ dội, trong khi lý luận về CNCS thì vẫn "kiên trì" đến mức trở nên lạc hậu, dẫn đến sự sụp đổ của CNXH mang tính hệ thống - còn 4 "ông" mang danh XHCN nhưng mỗi ông một kiểu, mấy chục năm rồi không thể giải thích được thế giới thì làm sao "cải tạo" được thế giới theo nguyên lý của CN Mác là "khoa học và cách mạng" nữa.
Xem ra cái cách nhận thức thế giới của mấy nhà tương lai học phương Tây như Anvil Tofle, Huntington,... lại có lý. Ngay cả các NQ của Đảng ta cũng đã thay đổi rất nhiều từ "chuyên chính vô sản" sang "nhà nước của dân, do dân và vì dân" (nên gọi đúng là"dân chủ" cho phổ quát)...
Nhưng các bác lại cứ thích giữ cái khái niệm "giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo" để giữ "lòng tin" của dân chúng. Đố bác nào giải thích được khúc chiết cái quan hệ xã hội (VN nói riêng và TG nói chung) mà nó lại chỉ tồn tại mâu thuẫn đối kháng chủ yếu là GCCN và GCTS! Càng giải thích nhiều thì càng làm tan rã khối đoàn kết của cộng đồng dân tộc, càng đẩy nhanh đất nước này tới chỗ diệt vong.
Hôm nay hứng lên nhờ vài lon 333, có gì quá nhời xin các bác (nhất là bác Lang) xá lỗi!
Ông Marx là thứ bọn Tư Bản rất thích thú vì chỉ là tượng đài tạo ra sự hỗn độn cho một số quốc gia. Lý thuyết của ông ta nay đã không hợp thời, tạo bình phong cho việc đẻ ra nhiều chuyện "tốt đẹp" xấu (kiểu như "bất cập", "nợ xấu",...)
Trả lờiXóaÔng Lang nay noi lay duoc, gan ghep vo loi, vua thien can vua bao thu. Khi nao tang lop gom nhung nguoi nhu ong nay chet het thi xa hoi tro nen trong sach.
Trả lờiXóa