Trang BVB1

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

SỰ DẤN THÂN VÀ NỖI SỢ

      
 * MINH DIỆN
                Từ giữa năm 1977, Khme đỏ đã gây chiến suốt dọc biên giới Tây Nam nước ta trên diện rộng. Ngày 25-9, chúng cho 4 sư  đoàn đánh chiếm nhiều điểm ở các xã Hảo Đước, Phước Vinh, huyện Bến Cầu và Châu Thành  tỉnh Tây Ninh. Đáp trả hành động đó, ngày  31-12, bộ đội ta  tấn công, và chỉ trong vài ngày đã đẩy lùi chúng về sâu bên kia biên giới.
Nhưng khi quân ta rút về nước thì Khme đỏ lại tiếp tục xâm phạm biên giới nước ta. Ngày 13-12-1978, chúng điều 13 sư đoàn đồng loạt tấn công tuyến biên giới Tây Nam, với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh. Bộ đội ta đã đánh trả và đánh bật quân địch ra khỏi đường biên…
                  Giữa những ngày nóng bỏng đó, Tổng biên tập báo Tiến phong Đinh Văn Nam quyết định ra số báo đặc biệt kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của cán bộ chiến sỹ ta trên  biên giới Tây Nam.
                 Tổng biên tập Đinh Văn Nam giao nhiệm vụ  cho tôi liên hệ với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh, nhờ giúp đỡ.  Đồng chí Trưởng ban Tuyên huấn rất nhiệt tình,  nhưng Ban tham mưu dứt khoát từ chối. Đồng chí trung tá Trưởng ban tham  mưu nói như đinh đóng cột:  “ Chiến sự đang rất căng thẳng. Bọn Pôn pốt  liên tục mở các cuộc phản kích. Chúng còn  tổ chức các nhóm biệt kích  giả  làm dân thường, luồn sâu  đánh lén  sau lưng  ta rất nguy hiểm.  Đặc biệt trên các tuyến  đường  chúng chôn rất nhiều mìn, và  phục kích bắn B40, liên tục gây thương vong cho ta.  Chúng tôi phài tập trung đánh giặc,  không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhà báo,  Bộ chỉ huy không cho phép các anh  qua biên giới!”.
                  Nài nỉ thế nào cũng không được, cuối cùng chúng tôi đánh liều tự tổ chức chuyến đi, theo gợi ý của đồng chí  Trưởng ban Tuyên huấn : “ Các ông  bám theo một đoàn xe bộ đội mà đi. Tôi sẽ bố trí cho các ông đi theo một đoàn . Nhưng phải bí mật. Lộ  là chết !”.
                 Sau hai ngày chuẩn bị, đúng 6 giờ sáng ngày 21-12-1978, nhóm phóng viên báo Tiền Phong  gồm Phạm Yên, Nguyễn Hoàng Sơn, và tôi ., do Tổng biên tập Đinh Văn Nam trực tiếp phụ trách lên đường.  Ngoài nhiệm vụ làm báo như một phóng viên, anh  Đinh Văn Nam  còn muốn tận tay trao tặng cán bộ chiến sỹ trên mặt trận cuốn lịch do báo Tiền Phong phát hành.  Đó là cuốn lịch 6 tở, mừng Xuân Mậu Ngọ, in  giấy Cusse , khá đẹp và rất hiếm  thời ấy.
                 Chúng tôi ngụy trang  chiếc  xe U-oát , do anh Linh cầm lại, chen vào giữa đoàn xe  bộ đội , từ Trảng Bàng  sang Campuchia.
                  Con đường quốc lộ đi Prey-veng   bị vằm nát, cách một đoạn  bọn Khme đỏ  lại đào hào sâu cắt ngang  đề chống xe tăng quân ta.  Những cây  cổ thụ hai bên đường bị chúng  cưa sát gốc , ngả xuống  làm chướng ngạu vật. Công binh ta  phải làm  đường vòng qua ruộng rẫy, sình lầy. Cuối  mùa khô  nóng như lửa, bụi cuốn lên mù mịt.
                  Chiếc xe U-oát của chúng tơi len lỏi  giửa đoàn xe ZIN chở bộ đội. Anh em chiến sỹ biết chúng tôi là nhà báo , lúc nghỉ xúm xít vây quanh nói chuyện và chụp ảnh kỷ niệm .  Có lần xe chúng tôi bị ban, anh em nhảy xuống khiêng khỏi vũng lầy.
                 Bỗng tiếng đạn  B40 nổ dội  phía trước. Đồng chí chỉ huy thét:
                - Dừng lại! Tìm vị trí ẩn nấp !
                Chúng tôi lao  khỏi  xe,  nằm nép xuống vệ đường. Bộ đội từ trên các xe  ào xuống,  dàn đội hình chiến đấu. Tiếng súng nổ ran trên cánh đống và sau đó xa dần về phía những hàng cây thốt lốt.
                Khoàng một giờ sau, đồng chí thượng úy chỉ huy đơn vị quay lại bảo chúng tôi lên xe đi tiếp. Anh cho biết một toán Pôn pốt phục kích bắn  quả B40 vào chiếc xe đi đầu,  nhưng không trúng. Bộ đội ta truy kích , cũng không diệt được tên nào. Từ giờ phút đó chúng tôi như người của đơn vị , các  chiến sỹ trẻ gọi Tổng biên tập Đinh Văn Nam bằng thủ trưởng rất hồn nhiên, thân mật.
                Chúng tôi tới trận địa  một trung đoàn bộ binh thuộc Quân khu 7 , ở một phum  cách đường quốc lộ không xa.  Trong phum không còn người dân nào, ngập ngụa rác rưởi, lỗ chỗ hố đạn pháo, những  thân cây thốt lốt đổ gục, xơ tướp, những ngôi nhà sàn trống trơn, điêu tàn,  thỉnh thoảng còn phơ phất  mảnh xà-rông trên lan cầu thang gỗ xiêu vẹo.
                Đồng chí trung đoàn trưởng hỏi anh Đinh Văn Nam:
                - Ai cho các anh sang đây?
                Anh Nam cười đáp:
               - Chúng tôi tự coi mình như  người lính,và tìm đến với những người lính ngoài mặt trận!
                - Các anh mạo hiểm quá!
                Trung đoàn trưởng nói và dẫn chúng tôi đi xem những vị trí bọn Pôn pốt mới tập kích . Ở rìa phum,  những vũng máu còn đỏ thẫm.  Ở góc ruộng vừa gặt còn trơ gốc rạ,  ba nấm mộ vừa chôn, màu đất tươi nguyên, không có vòng hoa và bia mộ. Trung đoàn trưởng nói:
               - Ba chiến sỹ vệ binh cùa chúng tôi hi sinh đêm qua!
               Chúng tôi được tới một tiểu đoàn và một đại đội, rồi lập tức phải quay về trung đoàn bộ vì trời đã sập tối. Bữa cơm chiều chưa xong thì  được tin bọn Pôn pốt tập kích vào đại đội chúng tôi mới xuống thăm và một chiến sỹ hy sinh.
                Đêm ấy  không ai ngủ. Tiếng súng  cứ rộ lên hết hướng này tới hướng khác. Đồng chí trung đoàn trường và ban chỉ huy lúc ở  hầm chỉ huy, lúc  xuống các đơn vị.
               Sáng sớm hôm sau , trung đoàn trưởng nói như ra lệnh cho chúng tôi:
               - Các anh phải rút ngay. Tôi cử hai trung đội đi theo bảo vệ các anh về tận biến giới!
              Chúng tôi không kịp chụp tấm hình kỷ niệm. Anh Đinh Văn Nam trao vội cho trung đoàn trường mười cuốn lịch còn bó tròn chưa kịp mở ra. Trung đoàn trường xiết chặt tay chúng tôi , ấn lên xe khi tiếng súng đang rộ lên ở cuối phum.
               Dù chỉ có hơn một ngày ở trận địa,  chúng  tôi đã hiểu được một phần cuộc sống   đầy hy sinh gian khổ của các chiến sỹ , và có những bài bào , tấm hình trung thực phục vụ bạn đọc ngày ấy.
              Trong  các cuộc chiến tranh vệ quốc, nhà báo cần sự dấn thân như vậy, nhà báo cũng là một chiến sỹ trên mặt trận, rất thanh thản và năng nổ vì nghề nghiệp, mặc  dù đứng giữa sự sống và cái chết.
             Tôi nghĩ bây giở  nhiều trăn trở hơn, bởi quá nhiều áp lực và sự lựa chọn, nhưng tôi vẫn tin hầu hết các nhà báo đã và đang dấn thân để quyết định sự trung thực trong mỗi bài viết của mình, không  vỉ bất kỳ lý do gì mà uốn cong ngòi bút viết sai sự thật, tô hồng hoặc bôi đen, làm ảnh đến truyền thống báo chí nước nhà.
M.D
-----------------

15 nhận xét:

  1. Không có nút Like như Facebook. Bài viết này là một ví dụ không thể nào hay hơn về tinh thần dấn thân vượt qua nỗi sợ để có được sự thật.

    Trả lờiXóa
  2. Lâu lắm rôì giờ mới được gặp lại anh qua trang viết Không thấy anh viết đều như trước,em cứ lo anh có sao không?Lời chúc muộn đến anh-NHÀ BÁO luônđau đáu suy tư trước lẽ đời phận người càng bền TÂM vững CHÍ để vượt qua sự sợ hã...(người em gái Xứ Nghệ)

    Trả lờiXóa
  3. Mot bai viet trung thuc va rat nhieu y nghia nhan ngay bao chi Viet Nam. Thoi chien cac nha bao dan than khong so chet. Ngay nay nhieu nha bao vi loi ich ca nhan vi so cap tren be cong ngoi but boi den to hong that dang trach..Mong cac nha bao dung cam hanh nghe bang luong tam trong sang cua minh.nhu trang blog nay.

    Trả lờiXóa
  4. Ủng hộ những ý kiến nhận xét khách quan và chân thực của các Ẩn Danh: 21:55; 22:58; 23:19 ngày 23 tháng 6 năm 2013 về bài viết " SỰ DẤN THÂN VÀ NỖI SỢ " của tác giả Minh Diện ! Trong những năm tháng diễn biến của cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam do Khơ me đỏ gây ra, tôi thường xuyên theo dõi qua báo chí , và cũng đã đọc không ít bài viết của Minh Diện là phóng viên Báo Tiền Phong- Một nhà báo trẻ dũng cảm và trung thực !.

    Trả lờiXóa
  5. Viết đúng sự thực trong thiên đường XHCN chỉ là chuyện hoang tưởng. Nhà báo XHCN ăn lương NN và viết theo chị thì thì sự thực không bao giờ hiển thị.

    Từ NVGP, đến TBT Nguyễn Văn Linh " cởi trói cho văn nghệ sỹ", đến hôm nay " lề phải, lề trái", nhà báo XHCN có khi nào tác nghiệp theo sự thực, mà không theo chủ trương đường lối của NN?

    Hoặc họe lắm thì có blog BVB va MD, NKD với vài bài thơ, VVK với vài bài tranh luận, mà chỉ viết khi đã về hưu, manh dạn một chút là bắt hết, nhốt hết, lập lòe như đom đóm giữa đêm dài vô tận.

    Trả lờiXóa
  6. Muốn viết sự thật bằng lương tâm của mình trong thời buổi hiện nay không dễ. Chẳng những ví miếng cơm manh áo mà còn sợ bị bắt, bị đánh. Vụ Văn Giang hai nhà báo lề phải bị đánh tả tơi chỉ ví bị nghi là báo lề trái. Blog Điếu Cày bị đi tù, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào đã bị bắt,Nguyễn Đắc Kiên bị buộc thôi việc và hàng chục Blog khác đang bị trong tầm ngắm. Vừa qua nhiều nhà báo còn bị vu khống bôi nhọ trên một số Blog . Họ đều là những nhà báo chuyên nghiệp hoạc không chuyên, nhiều trăn trở, muốn cất lên tiếng nói chân thật góp phần phản biện kiểu tuyên truyền một chiều.
    Báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống yêu và trung thưc.Nhiều nhà báo có tâm, có tài, như các cụ Phan Chu Chinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Trần Mai Ninh mà tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh sẽ còn sống mãi trong lòng dận và làng báo làng văn nước nhà.
    Hy vọng các nhà báo bây giờ nối gót bậc đàn anh đi trước, hy sinh quyền lợi cà nhân, gạt nỗi sợ , vì dân vì nước dấn thân, viết trung thực, xứng đáng là những người cầm bút chân chính.(Lê Trọng, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh)

    Trả lờiXóa
  7. " Cái gì không biết rõ, cái gì không hiểu được thì chửi bới, đó là quy luật chung của tính tầm thường ." ( V.Bielenxki ). Người Việt mình có một trong những thói xấu khó sửa, đó là : Khi gặp những việc khó khăn phức tạp nhưng không ảnh hưởng đến mình sẽ thường là né tránh , nhắm mắt bước qua, đến lúc có ai đó có tinh thần trách nhiệm ; có hành động nghĩa hiệp ra tay giải quyết xong thì mình lại đứng phán xét rằng " Phải như thế này ! Phải như thế kia !".

    Trả lờiXóa
  8. Một bài báo trung thực, giản dị và khiêm tốn. Không nên bàn ra ngoài phạm vi bài báo và không nên suy diễn quá đà. Xin càm ơn hai nhà báo đàn anh MD và BVB.

    Trả lờiXóa
  9. Nhất trí với ý kiến của Ẩn Danh ) 07:24 !

    Trả lờiXóa
  10. Nhìn rộng ra thì nhà báo ngày nay cũng vướng tay chân vì lực lượng an ninh cũng không phải vì dân vì nước như anh bộ đội ngày xưa. Ngày xưa người ta dùng sinh mệnh để khoác áo lính, dùng sinh mệnh lí tưởng để vào đảng CSVN. Trải qua sinh tử con người dễ có lòng tin hơn là hiện nay, mặc đồ vào, đeo cái thẻ tên là có thể đứng ở ngã tư chỉ người này trỏ người kia. Nói tóm lại nó chỉ còn là một cái nghề cần một số yêu cầu là làm được. Vì vậy khi khoác lên những bộ trang phục đó, bảng tên đó người ta quên đi gốc gác, nguồn gốc của mình. Lí tưởng của các ngành nghề công vụ chính là phục vụ, hỗ trợ giúp đất nước này có thể đi, có thể chạy, và có thể bay. Và các nhà báo chính là những người viết nên những sự thật, giúp ta tự do để bay cao.

    Trả lờiXóa
  11. Qua hay qua dung.Toi dong tinh voi ban an danh tren Cam on

    Trả lờiXóa
  12. Xa hoi rat can nhung nha bao nhu: Minh Dien-Bui Van Bong. Chuc cac anh luon khoe va luon co nhung bai bao hay nhu vay.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi rất thích những bài báo như thế này. http://nld.com.vn/2013062409240227p0c1014/quyet-khong-de-con-lam-ruong.htm

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đọc đi đọc lại bài báo và cảm thấy như đang nghe tác giả tâm sự với mình. Tác giả không lên gân, không cường điệu và cũng không ra vẻ dạy bảo ai, ngược lại rất thiệt tình. Tôi đồng tình với bạn ần danh 14:37,chúng ta cần những bài báo chân thật như thế này.

    Trả lờiXóa
  15. Không đủ khí phách dấn thân như các anh thì mấy em tạm thời viét, đăng các chuyện đĩ điếm, cướp, giết, hiếp, đốt..., mong các đàn anh bỏ qua, đừng quá lời các em, tội nghiệp. Cũng là làm báo Cáh mạng.

    Trả lờiXóa