Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Hội đàm Trương -Tập _ Vài nhận định

* LÊ XUÂN KHOA
Mười chín ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn Shangri-La xoay chuyển chính sách ngoại giao Việt Nam sang phía Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình về hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
... Khi nhậm chức vào tháng Bảy 2011, ông Sang đã tuyên bố trước Quốc hội là ông quyết tâm bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền của đất nước. Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông là đi Ấn Độ vào tháng Mười 2011 trong khi Tổng Bí thư lên đường sang Trung Quốc. Mới hai tháng trước, ông Sang ra thăm ngư dân đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, giúp đỡ nạn nhân bị tàu Trung Quốc tấn công và khuyến khích ngư dân “yên tâm bám biển, đoàn kết tương trợ nhau để tránh thiên tai, địch hoạ”. Cho đến nay, hai năm sau ngày nhậm chức, ông mới có chuyến công du đầu tiên sang Trung Quốc…
… Tóm lại, kết quả cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Trương Tấn Sang có bề ngoài làm giảm căng thẳng và gia tằng hợp tác giữa hai nước, nhưng vẫn ngầm chứa ý đồ của Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam. Trong khi đó, lãnh đạo Việt Nam cứ lúng túng giữa một bên là ý muốn bảo vệ đảng và chế độ và một bên là lòng bất mãn của nhân dân yêu nước và khát khao dân chủ đang lên cao.
Lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần nhận biết rằng, thay vì theo sau Trung Quốc, nếu họ chọn con đường dân chủ hoá trước Trung Quốc thì, với sự ủng hộ của nhân dân và thế giới dân chủ, họ sẽ thành công trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước. Hãy hoà giải với những người bất đồng chính kiến, hãy lắng nghe và hợp tác với trí thức. Trung Quốc, nếu cũng tự thay đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ, sẽ không bị cô lập và được thế giới đón nhận như một siêu cường. Khi đó họ cũng sẽ được sự kính trọng và ủng hộ của các nước Á châu. Biển Đông sẽ êm lặng. Thế giới sẽ hoà bình. Đây là cái message cần được gửi đến lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.
         >>   Đọc tiếp/Nguồn 
-----------------

10 nhận xét:

  1. Tác giả nói đúng. Cảm nhận là sự lúng túng trong cách ứng xử của chính quyền trong việc đối phó vởi Trung Quốc. Nỗi sợ mất lòng Trung Quóc và nổi sợ mất đảng lấn át nỗi lo mất đảo, mất nước

    Trả lờiXóa
  2. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần nhận biết rằng, thay vì theo sau Trung Quốc, nếu họ chọn con đường dân chủ hoá trước Trung Quốc thì, với sự ủng hộ của nhân dân và thế giới dân chủ, họ sẽ thành công trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước...?

    1/ Chúng ta ko "theo sau Trung Quốc" mà ngược lại: Đã chủ động đi trước họ trong Chiến lược bảo vệ chủ quyền.
    2/ Ta ko phản đối Dân chủ, Nhưng đó ko là vũ khí toàn năng để bảo vệ chủ quyền.
    Coi Phi đó: Dân chủ + đồng minh Mẽo mà cãi bãi cạn mất rùi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. '' chủ động đi trước họ trong chiến lược bảo vệ chủ quyền'' chiến lược nào, chủ quyền nào thế? Ngư dân ta bị ông bạn vàng xem hơn là người dưng nước lạ, đuổi bắn ngay trong hải phận VN mà không ai benh vực, phản đối. Dân phản đối thì bị bắt!!! bảo vệ chủ quyền ư?

      Xóa
    2. Với Công Sơn và Mafiovi, bạn phải nhìn ra cách còm của họ. Họ cũng rèn cho ta cách hành xử thận trọng đấy.

      Xóa
  3. Chính sách ngoại giao của ĐCSVN hiện nay không thể khác đường lối ngoại giao của Bác Hồ,đó là trung lập.Nên nói tại Shangri-La ông Dũng ngã sang Mỹ hay ông Sang hòa hoản với trung quốc đều sai cả.
    Một nước Việt yếu toàn diện cả ngìn năm nay,chưa có thòi kỳ nào ngã về nước nào cả đâu.Bao đời rồi và nay cũng thế thôi phải quỳ lụy và cống nộp đủ thứ cho các nước lớn để cho nước nhà được hòa bình ngày nào hay ngày ấy.
    Ai có độc tài hay dân chủ gì đi nữa mà lên lãnh đạo Việt Nam đi khác với truyền thống và lịch sử dân tộc thì cũng bị bợ xuống thôi.Mồm mép mà huyên thuyên khi ra nước ngoài thì cho de liền.
    Nội bộ của dân tộc ta cũng có bộ phận chia rẽ,theo đám ăn tàn.Mỹ mạnh có tiền thì theo Mỹ,hết tiền là chào Mỹ liền,với Trung quốc cũng thế.Nay thì Mỹ-Trung gì nó cũng ngán dân Việt của mình,không thể đưa tiền cho thằng nào được.
    Nay thì chính thức hay không chính thức,MỸ - Trung cũng chỉ chơi với Chính Phủ và Nhà nước,không tốn tiền lại có quà đậm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông cậu chẳng hỉu gì về lịch sử cả. Lo ma tìm hỉu truocs khi gau nhé

      Xóa
    2. Trong thế kỷ này ,nước bé thì nên dựa vào quốc tế , đồng minh liên kết, dựa vào kẻ lấn hiếp mình để dược sống còn là không lô gic,tự cô lập với thế giới trớ trêu thay đó là con dường khai tử của đảng CSVN.

      Xóa
  4. mỹ trung bàn với nhau ,đụng việt nam chỉ có chết không chết cũng bị thương nặng .obama nói tao bị rồi, tập cận bình nói em cũng bị rồi. giờ chỉ còn cách năn nỉ so dịu nó thôi ,nên tập cận bình về mời trương tấn sang qua chơi liền.còn tặng quà nữa.chưa lúc nào đả bằng lúc này

    Trả lờiXóa
  5. Sau khi ông NTD đọc diễn văn tại Shangri La ngầm chỉ trích TQ cường quyền thì ngay sau đó phía TQ liền triệu tập hơn 20 tướng lãnh sĩ quan QĐ VN sang TQ tập huấn , tiếp theo là " mời" ông CT Trương tấn Sang sang TQ để ký kết hợp tác toàn diện này nọ , vậy TQ có ý đồ gì trong vấn đề đối ngoại này hay không ? có lẽ là có , họ đã cho thế giới và các nước khu vực hiểu rõ thực chất mối quan hệ đồng thuận toàn diện đồng chí em anh giữa VN và TQ là như thế nào , họ chẳng những phân hóa VN và thế giới mà còn phân hóa được cả nội bộ VN , một mũi tên nham hiểm có nhiều đích . Ngoài ra thông qua việc ký kết mỡ rộng hợp tác thăm dò trên biển bắc bộ với VN vừa qua thì TQ đã đạt mục tiêu chiến lược của họ là " biến không thành có " khi họ đem vùng biển (lấn chiếm được của VN theo HĐ phân định ranh giới trên biển bắc bộ ) hợp tác với vùng biển khác có diện tích tương ứng thuộc chủ quyền của VN để cùng thăm dò khai thác DK mà thực chất là cho phép TQ mở rộng quyền kiểm soát trên vịnh bắc bộ đồng thời lấy sự " hợp tác" này để làm mô hình mẫu cho chủ trương " cùng khai thác" kiểu TQ trên biển đông trong tương lai .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều khi được người ta "mời" mà trong lòng phát ngán, nhưng có vẻ không đi không được? Ấy là do tâm mình thôi - nói tôi đang bận, không đi được; chẳng lẽ người ta hành hung mình?

      Xóa