Chuyện
ở nông trại hay Trại súc vật (tên tiếng
Anh trong nguyên bản là Animal Farm) là một tiểu thuyết trào
phúng chỉ trích nước Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn
Độ tên là George Orwell (1903-1950).
Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.
Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.
Sau Thế chiến thứ hai số bản in bị
hạn chế do thiếu giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đã
có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở
Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.
Tên
nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật:
Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa
Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell
còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản.
Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một
chuyện châm biếm đương đại.[1] Orwell
đề nghị dịch tên cho bản tiếng
Pháp là Union des républiques socialistes animales, để nhắc lại
cái tên Liên bang Xô viết theo tiếng Pháp, Union des
républiques socialistes soviétiques, và viết tắt là URSA, có nghĩa
"gấu" trong tiếng Latinh.[1]
Sau
hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ
tiếng trên thế giới
>> ĐỌC TIẾP
-------------------
Sao giống chuyện ở xứ sở Việt Nam mình quá ta!
Trả lờiXóa- Ừm bò! Gâu, gâu! Ẳng, ẳng! Éc, éc!
XóaEm thấy Thủ tướng Dũng của VN ta ngày càng rực rỡ, hoành tráng mà em tự sướng.
Trả lờiXóa"tự sướng" không có tội mà còn đem lại sảng khoái hạnh phúc cho chính mình nữa. Tội gì không làm các bác!
Xin bác Bồng châm chước. Đừng xóa của em nhé!
Stalin ra chợ mua dưa, người bán dưa niềm nở chào đón: Mời bác mua dưa, bác cứ chọn thoải mái!
Trả lờiXóaStalin: Nhưng có mỗi một quả thì việc gì phải chọn?
Người bán dưa:Ồ! Thế mà khi bầu cử, có mỗi mình bác mà bọn em vẫn phải ̣đi bỏ phiếu!
Quyên sách nầy xuất bản tháng 8/1945, lúc đó Việt Nam chưa có chế độ cộng sản, còn tầm vông vạt ngọn chống Pháp, bây giờ sách được xuất bản tại VN cho dân đọc lại cấm cản, bảo rằng sách nói xấu chế độ ta hiện nay, đọc thì thấy .... kỳ vậy Bác Bồng, nhờ Bác giải thích hộ. Cám ơn .
Trả lờiXóaKim ơi! Chuyện đó có gì khó hiểu. Đó là 'thượng sách' - đánh địch, ngăn chặn địch từ xa. Người ta sợ cái cách "Nói đây chết cây Hà Nội". Có bài báo nêu mấy vụ quan lại tham ô từ thời nhà Đinh, vẫn bị vu là nói xấu đảng...Ôi, trên đời Lày, Ló Nà cứ Núc Na Núc Nắc mà chưa thấy Ne Lói Liềm tin. Nhưng, hãy biết vậy và vững chí với "Nòng Tin Chiến Nược"...
XóaThế lực thù địt ở khắp nơi mà.
XóaXuất bản từ 1945, khi các lãnh đạo của VN hiện nay chưa hoặc mới sinh ra! Vậy mà bây giờ lại bị gọi là phạm húy! Chẳng phải là "có tật giật mình" hay chăng?
Trả lờiXóaCám ơn hồi âm của Bác Bồng. Hôm rày không thấy bài của Minh Diện hơi trông ,hơi buồn. Bác nhắc anh Diện nhé !
Trả lờiXóaVN mình cũng có chuyện Tấm Cám, nghiền ngẫm kỹ cũng hay ra phết: Cái ác cuối cùng thế nào cũng bị trừng trị! Tôi suy nghĩ nhất là việc cô Tấm "làm mắm" cô Cám. Khi quá uất hận, người hiền cỡ nào cũng tìm đến bạo lực.
Trả lờiXóaBiet on DANG,on CHINH PHU nhan dan ta da chuyen thanh cuu.
Trả lờiXóaHiện nay còn bao nhiêu Animals Farm?
Trả lờiXóaLàm sao để dân nước ta thôi thờ ơ và ngây thơ với tình hình đất nước. Nghĩ đến cảnh tăm tối của đất nước không biết khi nào ánh sáng dân chủ mới rọi tới!
Trả lờiXóa