Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Nguyễn Văn Bình - Thống chế độc đoán đồng tiền Việt

QCChỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình đã dính líu trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.
… Bởi điều luôn bị xem là cố tật khó bỏ của Ngân hàng nhà nước và bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại là thói quen mập mờ trong diễn giải thực trạng cùng những số liệu khá bất nhất….
- Điều luôn bị xem là cố tật khó bỏ của Ngân hàng nhà nước và bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại là thói quen mập mờ trong diễn giải thực trạng cùng những số liệu khá bất nhất.“.
- Độ trơ của thị trường đã trở nên lì lợm – hệt như những khuôn mặt quan chức vẫn nhắc đi nhắc lại điệp khúc “đề phòng lạm phát”, nhưng lại không thiếu ý chí “vươn lên một tầm cao mới” ứng với giá xăng dầu và giá điện tăng vọt.
------------------
+ Bài liên quan:

16 nhận xét:

  1. Phong trào phát ngôn những ngôn từ gốc Hán Việt luôn có vẻ lời hay ý đẹp, nhưng chỉ là che giấu các bất ổn. Đặc biệt, người ta chỉ cần nói "Bất cập"! Là coi như... giải quyết xong vấn đề! Giờ mới thấy việc chê người Mỹ "thực dụng" là một sự quá ngớ ngẩn - gặp một vấn đề người Mỹ sẽ lao vào giải quyết bằng hành động thực tế chứ không ngồi họp suông, phát biểu kiểu "trí tuệ"!

    Trả lờiXóa
  2. Lãi suất sẽ trở về như 40 năm trước,2%/năm.
    Cả ĐCSVN sẽ hò hét mọi thành phần nhào vô vay VÀ chả AI dại vay nữa ngoài quốc doanh.
    Đảng lãnh đạo toàn diện sao trách anh BÌNH thống chế ngân hàng nhà nước.
    Đưa tờ giáy có mệnh giá mà đến 7%/năm là quá ác với dân tộc.Hôm qua và ngày mai chả có quốc gia nào chơi cái trò ngu xuẩn đến lạ lùng vậy.
    Dân ta có truyền thống vay và mượn,kể cả ngày nay.Khi làm ăn được thì cho vay và giao hàng khi đến mùa thu hoạch,khi khó thì chuyển qua mượn nghĩa là không có lãi...đó là bản chất của dân tộc.
    Còn hiện tại các ngân hàng Việt Nam hoạt động theo lối máy chém.
    Các công ty nên tuyên bố phá sản hết là đúng.chui đầu vào thòng lọng thì trách ai .
    Phương án tối ưu nào hơn là tuyên bố phá sản,vì hiện nay làm gì ra tiền mà trả nỗi lãi ngân hàng.Dân trong nước thì chịu đựng nhiều năm đã kiệt quệ,dân thế giới chẳng hơn ta,tiền đâu sống mà mua sắm.Chỉ con nhà ăn hối lộ,tham ô thì mới đua đòi xe tốt,laptop,máy tính bảng...mua đất mua nhà.
    Dân công chức thật,hưu thật thì vay tiền mua nhà là chuyện ảo mộng,thuê còn rẻ hơn 6%/năm.
    Đám con hoang là đây vì nó chả cần làm đúng,đẻ ra thứ chính sách trên trời,AI chết mặc Bây.
    Nếu là con đẻ giữ nhà từ đường thì nó biết cho vay thế nào,cho mượn ra sao.mua về cái gì để làm gì bao nhiêu để tiền không mất giá,không có kẻ lũng đoạn kinh tế quốc gia vì chắc chắn sụp,còn con hoang thì mặc kệ nhập thí xác bao giờ bán nhà từ đường thì tốt.Lãi suất thế nào mặc sao cho giòng họ đến cùng đinh là tốt.
    Con đẻ và con hoang khác nhau chỗ ấy đấy.Lấy bậy bạ đẻ hoang cũng là con nhưng đùng một phát nhảy tót lên chót vót làm trưởng nam,giữ từ đường...thì hà cớ gì nó giữ cho mệt.

    Trả lờiXóa
  3. Không biết các ông Đỗ hữu Ca, Dương chí Dũng, Nguyễn văn Bình có phải là đảng viên ĐCSVN hay không? muốn kiếm một vài gương mặt không phải là đảng viên để lập vế đối với các ông mà tìm không ra,nếu các ông đúng là đảng viên thì ĐCSVN có"sức mạnh ghê người"là phải!

    Trả lờiXóa
  4. Thống đốc Sát thủ doanh nghiệp có tên Nguyễn Văn Bình đằng sau Nhóm lợi ích Vàng .. .
    ================================================

    Nhiệm kỳ Thống đốc làm hàng trăm ngàn công ty phá sản

    Doanh nghiệp chết như ngả rạ gây thất nghiệp lan tràn

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành Siêu Xã hội Đen-Đỏ ! ! !

    Đại Trùm sò rửa vàng bằng cơ chế cho Nhóm lợi ích Vàng ! !

    Cuộc rửa vàng như rửa Trọng tội mang lại lãi lời khủng khiếp

    Chúng phải đối mặt trước vành móng ngựa trả lời Lương dân thế gian

    Thống đốc Bình lại bình luận chơi trò thò lò mập mờ diễn giải

    Sự thật tàn khốc là lấy Dân lành nuôi Nhóm lợi ích Vàng ! !

    Đại gia giới kim loại quý điều chỉnh cuộc chơi ấn định giá

    Ép giá rẻ bèo thu mua vàng rồi mang đi xuất khẩu khi giá thế giới cao

    Áp giá cao cắt cổ nhập khẩu vàng về bán khi giá vàng thế giới thấp



    Lấy Dân lành Dân đen nuôi Nhóm lợi ích sống đè đầu cỡi cổ ào ào

    Đưa Kinh tế Quốc dân vào Con đường ngắn nhất tự sát

    Doanh nghiệp Dân sinh chìm đắm trong trầm thống tiêu hao



    Hố phân cách Giàu-Nghèo kẻ thắng cười người thua khóc

    Hàng triệu công nhân quần quật làm không đủ nuôi thân xanh xao

    Hàng triệu thân phận làm thuê lạc lõng lưu đày ngay giữa Lòng Quê Mẹ

    Cuộc sống xa lạ vô vị vong thân lạnh lẽo trong đô thị cạm bẫy cuốn vào



    Hàng trăm ngàn công ty vật vã chạy vốn hết tiền trả lương người lao động



    Ngân hàng thi nhau công bố lợi nhuận kếch sù kiếm trên hàng triệu nỗi đau

    Biến Dân lành doanh nghiệp làm ăn lương thiện thành con tin

    Rồi đường ngắn nhất dẫn công ty sản xuất đến chỗ tự sát

    Lao đầu như con thiêu thân vào vay với mức lãi suất cắt cổ cắt đầu

    Rồi đường ngắn nhất cũng dẫn ngân hàng cá mập đến chỗ tự sát

    Thành nạn nhân của chính mình ngân hàng chết trên đống tài sản dư thừa

    Siêu thặng dư thừa vốn đã trở thành nỗi buồn bao đại gia trọc phú

    Siêu thặng dư thừa vốn đã trở thành nỗi đau hàng triệu kẻ nghèo

    Cuộc tự sát tập thể tầm mức quốc gia vì tính quá già hóa non

    Gậy ông đập lưng ông hàng ngày hàng ngàn công ty mọi ngành sập nghiệp phá sản

    Nhiệm kỳ Thống đốc làm hàng trăm ngàn công ty phá tan

    Doanh nghiệp chết như ngả rạ gây thất nghiệp lan tràn

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành Siêu Xã hội Đen-Đỏ ! ! !

    Đại Trùm sò rửa vàng bằng cơ chế cho Nhóm lợi ích Vàng ! !

    Cuộc rửa vàng như rửa Trọng tội mang lại lãi lời khủng khiếp

    Chúng phải đối mặt trước vành móng ngựa trả lời Lương dân thế gian

    Thống đốc Bình lại bình luận chơi trò thò lò mập mờ diễn giải

    Sự thật tàn khốc là lấy Dân lành nuôi Nhóm lợi ích Vàng ! !

    Ngân hàng Nhà nước đã đang tự thắt cổ Kinh tế Quốc dân

    Bằng xiết quá chặt dòng chảy tín dụng ngân hàng đến mức bàng hoàng

    Kinh tế vĩ mô rơi vào Vòng xoáy suy thoái nhanh chóng

    Sức cầu xã hội gần như bằng số không biến mất tiêu tan

    Ai nhóm lợi ích bàn tay sắt găng nhung tội lỗi nhúng chàm ? ? ?



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Doanh nghiệp chết như ngả rạ"
      Sống chết mặc bay

      Xóa
  5. Xin lỗi, là Ô. Lê Đức Thúy (phiền bác Bồng edit lại giúp)

    Trả lờiXóa
  6. (tt)
    Cảm nhận của tôi về những vị thống đốc này:
    1. Ô. Lê Đức Thúy: cứ mỗi lần nghe ông phát biểu là cảm thấy như lời của một nhà kinh tế học thật sự nói về các vấn đề tiền tệ, ông nói chậm và chắc, chuẩn và hàn lâm khiến người nghe tin tưởng và bị thuyết phục. Bằng chứng là các văn bản thời kỳ ông quản lý như Quy chế cho vay 1627, Quy chế bảo lãnh 26, Cho thuê tài chính, Giấy tờ có giá, Phân loại nợ 493... vẫn là những chuẩn mực cho hoạt động ngân hàng trong suốt thời gian dài, có chăng, chỉnh sửa bổ sung cũng chỉ là phần ngọn. Có thể thời kỳ ông quản lý không có những biến động lớn lao về mặt vĩ mô để khen chê (như ông Bình hiện tại) nhưng những nền tảng cho hoạt động ngân hàng hiện đại tiếp cận Basel (quy chuẩn giám sát mang tính toàn cầu) rõ rệt không ai khác phải ghi công của ông Thúy. Nếu ông không dính tới vụ polymer thì có lẽ sau thời của ông Nguyễn Duy Gia, Cao Sỹ Kiêm (xin lỗi vì thời của 2 bác Gia và Kiêm nhà cháu còn chưa biết kinh tế là gì), Thống Đốc NHNN đúng là bật rõ cái uy và cái tầm của 2 chữ "Thống đốc".
    2. Thời kỳ ông Nguyễn Văn Giàu: có lẽ cái "mác" xuất thân từ Đại học Ngân hàng cũng chỉ làm người ta tạm yên tâm với khả năng của ông chứ thực tình một cascadeur không thể làm tốt vai trò của một diễn viên chuyên nghiệp được. Nghe ông trả lời phỏng vấn hoặc phát biểu, người nghe cảm thấy có gì đó của 1 nhà chính trị hơn là 1 nhà chuyên môn (nhà kinh tế) quản lý lĩnh vực của mình, luận điểm không rõ ràng, lý giải k thấu đáo, cứ như học sinh về nhà học bài rồi lên bảng cố tình đọc thật nhanh (lướt qua phần chưa học) để cô giáo cũng ậm ừ, mấy điểm học sinh ấy cũng không quan tâm, lên lớp là được. Cứ sợ ông vạ mồm khi phát biểu nhưng cũng may chưa có xì-căng-đan nào. Thời kỳ này cũng đánh dấu việc nở rộ phong trào ban hành các văn bản quản lý như nấm sau mưa mà cái đáng nói ở chỗ không có gì mới, chỉ là cái sau xô cái trước, phủ nhận cái trước như kiểu nói lời đính chính bằng văn bản, rồi thay đổi cũng xoành xoạch, có dạo "lạm phát" văn bản đến độ Ngân hàng thương mại ngập ngừng triển khai Thông tư của NHNN vì sợ có điều chỉnh nay mai. Thời ông quản lý không có "sáng kiến" nào, nó trôi đi nhàn nhạt, lui vào hậu trường và rèm buông như một diễn viên tròn vai nhưng không phải là chính. May hay rủi. Dường như trong các chức bộ trưởng, Thống đốc vẫn là cái "Empty chair" được nhiều người quan tâm hơn cả vì gửi gắm cả 1 chính sách tiền tệ vào ngài ấy, ngài ấy ho 1 tiếng là tỷ giá trồi sụt kéo theo lời lỗ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện ra ngay, ngài ấy đằng hắng 1 tiếng là tín dụng có thể lỏng hoặc chặt kéo theo lợi nhuận ngân hàng lên xuống tắp lự. Tất nhiên, NHNN chưa thật đúng với bản chất của NHTW nhưng gắn với kinh tế thì tự nhiên bao nhiêu con mắt nhòm vào vì liên quan tới miếng cơm manh áo của biết bao người; quan trọng là thế nên kỳ vọng gửi gắm vào cũng thật lớn lao, và "ngôi sao" đã xuất hiện.

    Trả lờiXóa
  7. (tt)
    3. Ông Nguyễn Văn Bình: khi ông mới lên, và cái phong cách trả lời của ông khiến tôi cảm nhận có thể hy vọng về ông bởi vì diễn đạt gãy gọn pha lẫn quyết tâm của một người hành động. Quả thực, mấy tháng đầu, những mệnh lệnh hành chính đã kéo lãi suất về gần như theo đường thẳng đứng thể hiện rõ uy quyền của người đứng đầu ngành in tiền, kẻ khóc người cười liên quan tới những quyết định ấy không ít nhưng đa phần tạo ra dư luận khen về một người đàn ông hành động. Mà ít ai hiểu được rằng những mệnh lệnh hành chính theo kiểu phi thị trường như vậy không tạo ra sự thần kỳ lâu dài (nếu có thì ông Giàu đã làm trước rồi chứ không để hạ màn nhàn nhạt như thế, vì đơn giản ông Giàu không liều "lập công" như thế) mà trái lại tạo ra sự bất ổn thấy rõ ngay. Các Ngân hàng nhỏ lãnh đủ vì không có lợi thế cạnh tranh với các ông lớn mà theo lý giải hết sức "khách quan" là thanh lọc cơ thể, một vài vụ sáp nhập diễn ra trong không khí hồ hởi của dân chúng mà không ai đoán trước được rằng: chẳng bộ phận lớn nào có lợi ngoài việc ông Bình được tung lên mây mà thôi, một mũi tên trúng nhiều đích. Bằng chứng, người gửi tiền thiệt vì lãi suất giảm, còn người đi vay cũng không vui vì giảm lãi suất nhưng hàng loạt rào cản kỹ thuật dựng lên ngăn tiếp cận vốn giá thấp mà buộc doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì các lãi suất theo các hợp đồng trước đây để bù vào thuật ngữ hết sức hoa mỹ "phần bù rủi ro tín dụng". Phần chênh lệch lớn vẫn rót về các đại gia ngân hàng, mà ai biết được ma ăn cỗ khi nào. Một nhân vật "thâm nho" đã xuất hiện. Theo dõi tiếp các bài phát biểu của ông chợt cảm nhận có cái gì đó gãy gọn, khúc chiết nhưng không bình thường, cứ như chuẩn bị sẵn ở nhà theo 1 kịch bản "phóng viên hỏi những câu đã soạn sẵn để ông giải thích". Rối cũng có một màn "tay đôi" chất vấn trước Quốc hội, những phẩm chất "đầy đủ" nhất đã thể hiện. Đầu tiên là thuần túy chuyên môn, điểm yếu cố hữu không thể khỏa lấp được dù cách này hay cách khác. Vẫn phong thái trả lời ung dung, có bài sẵn và nhiều phần hãnh tiến, với cây kiếm trong tay ông tạo ra gió bão cấp 10 trong nghị trường, 1 mình trên sân khấu rộng lớn ông mặc sức phô diễn những khái niệm cơ bản về kinh tế như thể thày giáo đang giảng bài cho mấy cậu sinh viên, chỉ có điều hôm ấy thầy giáo quên laptop.

    Trả lờiXóa
  8. Cáo già, thủ đoạn và hoàn toàn hợp pháp!Ông Nguyễn bá Thanh làm sao hạ đo ván được "hung thần" này?

    Trả lờiXóa
  9. (end up)
    Khi nghe ông nhắc tới bộ ba bất khả thi (một vấn đề cơ bản của kinh tế học) trong đó có kiềm chế lạm phát và tăng trưởng, nhà cháu đã phì cười, phọt cả mì tôm khỏi mồm vì chẳng có cuốn sách nào (mang tính hàn lâm) nhắc tới cái khái niệm như ông "chế" ra cả, nhà cháu đã định comment trên blog bác Bồng khi đó là nhờ ông tìm đọc cuốn "Giáo trình kinh tế quốc tế" của ĐH kinh tế của mấy cậu sinh viên để nói cho đúng. Hay ở chỗ, nghị trường như chuối như ngô, chẳng ai đủ "lịch sự" ngắt lời ngài thống, để ngài thừa thắng xông lên xin ông Hùng nửa giải nobel, cả quốc hội cười, cái cười nhạt vì không biết câu chuyện vui hay không hiểu cũng góp miệng cười cho đủ. Cả nghị trường nhìn ông múa, nào là "ngân hàng năn nỉ doanh nghiệp bằng quà tặng", nào là "ban đầu em cũng găm anh lắm nhưng về sau em thấy anh đúng" (khi nói về chuyện ngân hàng gặp ông nói về cái vụ hạ lãi suất), rồi "thị trường vàng chẳng cần liên thông". Lộ nguyên hình một nhà diễn thuyết hơn là nhà cầm trịch, tôn trọng quy luật thị trường. Kể từ dạo ấy, cứ mỗi lần ông phát biểu là nhà cháu có cảm giác ông có kịch bản hoàn hảo để nói không ngập ngừng, tuôn chảy như thác nhưng không trúng vấn đề. Không bình luận thêm về thị trường Vàng nhưng có lẽ ngần ấy cũng đã đủ để kiểm chứng quan điểm (nhà cháu không nhớ của ai) là: 1 nhà khoa học tốt hơn 4 nhà chính trị tồi, và điểm khác biệt lớn nhất giữa khoa học và chính trị đó là: sự thật. Có thể trong tay anh có hàng trăm thứ (do vật chất mang lại) nhưng mãi mãi anh không được tôn trọng (cái nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow), đó chính là đẳng cấp. Mọi người có thể phì cười vì hiện thực kim tiền này nhưng "sự tôn trọng" chính xác là điều con người nên hướng tới.
    Đôi điều lạm bàn chuyện thế giới của kẻ ăn rau muống và ngồi xó bếp, mong các bác chuẩn bị gạch đá

    Trả lờiXóa
  10. Ô. Lê Đức Thúy: Giỏi - ăn ít - nói ít
    Ô. Nguyễn Văn Giàu: Không giỏi - ăn nhiều - nói vừa
    Ô. Nguyễn Văn Bình: Dốt - ăn như phá mã - mồm loa mép dãi
    Thống kê nhỏ cho thấy xu hướng của 1 đồ thị Hyperbole (nghịch biến) đã hình thành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng. Dốt hay nói nhiều! Ông bà phán chẳng sai.

      Xóa
  11. Dưới ánh sáng nghị quyết của...lần thứ XI,và các nghị quyết lẻ tẻ,Toàn nền kinh tế chuẩn bị ăn cơm trắng,chấm muối.So với thời kì ăn BO BO còn tốt chán.
    Sao trách KHIÊM,Giàu.Thúy,Dũng,Bình và đám kiến lửa trong cái ổ đó được .
    Với lãi suất lũng đoạn mà giám đốc công ty đi vay thì giám đốc đó là phản bội,khi đã lỗ mà không phá sản còn tiếp tục vay để lỗ thêm,lỗ sạch của cỗ đông là tội lỗi.
    Bảo là chờ cơ hội,Ở TA làm gì có cơ hội,vì phụ thuộc hoàn toàn.Và HỌ mới thật sự điều khiển.
    Nay bảo CNH,HĐH phải mở rộng thành phố,kí tá lung tung,xây rồi...lại bảo không cho vay,chỉ cho mấy người mạt vay,mạt như mình chỉ 20 m2 đã thuê,thậm chí cái mộ còn mua không nỗi...và chưa có ngân hàng nào điên cho tụi mình vay để trừ dần vào lương cả.
    Nói chung ai cầm quyền HỌ cũng làm cho mục đích của HỌ,kể cả cô phụ trách 1 trại nuôi heo,hay 1 chú gát cổng cơ quan xoàn.
    Không nên đi vay và không cho ai vay khi tình cảnh như hôm nay.Vay và cho vay đều sẽ mất.Có bao nhiêu làm bấy nhiêu,tin nhau cùng hùn mà làm,phản nhau cho 1 trận.bán thì lấy tiền liền,tin thì cho nợ.Ai đói và nghèo thì cho họ mượn và yêu cầu họ làm thuê.Cho vay thì chấp nhận mất.Mua vàng thì chấp nhận lỗ dù tăng hay giảm giá,vì nó là giá trị của tiền,tiền giấy chỉ là mệnh giá đang được sử dụng hại ta.

    Trả lờiXóa
  12. Tiền loạn, vàng loạn, kinh tế loạn do hàng vạn doanh nghiệp phá sản,hàng trăm ngàn lao động sống lay lắt. Thế mà Bình ruồi luôn to mồm biện bạch cho cách làm trái khoáy của ngân hàng nhà nước lại còn vỗ ngực xin " nửa giải No ben ". Thật trơ tráo mà không ai làm gì được ! Nguy khốn thay cho nền kinh tế nước nhà !

    Trả lờiXóa
  13. B. Ruồi có bao giờ bỏ ít "tiền lẻ" (khoảng mấy chục triệu) cho một hoàn cảnh khốn khó chưa nhỉ? Bác Bồng nên đưa ông chủ Võng xếp Duy Lợi lên blog. Ông này (là CCB) làm từ thiện nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
  14. Máu tham hễ thấy hơi tiền là mê!

    Trả lờiXóa