Trang BVB1

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

KHI CHỨC QUYỀN CHỈ LO VƠ VÉT ĐẤT


* BÙI VĂN BỒNG
               BVB - Trong lịch sử nước ta có hai loại giặc (kẻ thù) mà cả dân tộc, dù đổ biết bao xương máu, phải vùng lên làm cách mạng, khởi nghĩa và tổ chức kháng chiến giải phóng dân tộc: Đó là giặc ngoại xâm và giặc nội xâm.
Khởi nghĩa đánh đổ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (chủ yếu là chiếm hữu đất đai, đấu tranh để người cày có ruộng) và kháng chiến giải phóng dân tộc cũng là giành về độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trong hơn 20 năm qua, đất đai và dự án là hai điều kiện, hai yếu tố song hành liên kết nảy mầm và phát sinh tham nhũng lớn. Nó là tiền, vàng, làm suy thoái,biến chất, đổi màu các lãnh đạo và cả hệ thống bộ máy từ giai cấp vô sản, biến thành giai cấp tư sản – tư sản núp bóng cờ đỏ búa liềm, dựa thế, xưng danh cờ đỏ sao vàng.
Suy cho cùng, tham những cũng có cái gốc căn nguyên chủ yếu từ đất và dự án dấy lên. Nông trường Sông Hậu, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Chợ Bưởi, Bỉm Sơn… và khoảng 80% đơn khiếu kiện, tố cáo của dân  trong cả nước cũng từ nguyên do bất công, bất chấp pháp luật về đất đai, bất chấp pháp luật và cả luân thường đạo lý cũng vì đất đai. Cho nên, chỉ cần nhìn lại từ khi “đất đai nổi giá” hơn 20 năm qua, đã thấy rõ chính đất đai trở thành cái mầm sinh ra bất ổn, làm mất uy thế, tín nhiệm thể chế chính trị, gây phân tuyến đảng - nhà nước và người dân, làm hỏng “bộ phận lớn” cán bộ từng nhiều công lao, có chức, có quyền...Đặc biệt, thể hiện khá rõ nét là sự buông lỏng vai trò lãnh đạo của đảng, coi nhẹ quản lý, chọn lọc, rèn luyện đảng viên trong hai nhiệm kỳ IX và X như một 'chất xúc tác' có công lực nhanh, mạnh làm biển chất, hư hỏng nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp. Đó là chưa kể đến dư luận còn nêu lên những hiện tượng bênh vực, bao che, khỏa  lấp cho nhiều vụ tham nhũng, thậm chí ngấm ngầm ăn chia. Do đó, sức chiến đấu của ddảng bị giảm mạnh, nhiều vụ, nhiều nơi như không còn!
Sau các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nước ta tự hào trên thế giới là một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu mà đã anh dũng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, giang sơn về một mối. Đất nước giành được độc lập, hòa bình, thống nhất. Nhưng, cuộc chiến giành dân, giành đất vừa nguội tiếng súng, cả nước bước sang giai đoạn phát triển kinh tế, đổi mới đất nước trong thời bình, thì nay có một cuộc “nội chiến” mới đang xảy ra. Tạm gọi đó là cuộc chiến đất đai. Nhửng kẻ có chức có quyền được đại gia móc nối, dùi khiển, đã giành đất của dân, ‘đối trận’, phân tuyến và đẩy tới nguy cơ mất dân. Phân hóa giài nghèo, lối sống và đạo đức xã hội nói chung đã phân rã dần dần sức mạnh đoan fkết cộng đồng. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hậu họa khó cứu vớt, khó lấy lại là đảng lãnh đạo mất uy tín, thể chế chính trị kém hiệu lực, chế độ lung lay. 
* Người dân có đất bị đưa vào “tầm ngắm”
Cuộc chiến này lúc ngấm ngầm, lúc bột phát, khi nhập nhằng, lúc gay gắt. Và chắc đây là cuộc chiến kéo dài. Trời chỉ cho trái đất một diện tích như thế. Mỗi nước có diện tích hạn hẹp không được vượt qua biên giới, lãnh thổ. Trong lịch sử nhân loại, nước này muốn rộng hơn, phải dùng sức mạnh uy lực đi bao chiếm nước khác, một trong những nguyên nhân xảy ra các cuộc chiến tranh xâm lược. Người này muốn chiếm đất của người khác, mới sinh ra tranh giành, tranh chấp, cướp giật, tranh cãi, rồi tranh tụng trước những phiên tòa. Không riêng Việt Nam, hầu như trên thế giới từ xưa đến nay các cuộc “nội chiến đất” ở đâu cũng có.
          Ngày xưa, nước nông nghiệp như nước ta, giàu nhanh từ đất thì trở thành giai cấp địa chủ, phong kiến. Địa chủ, tức là chủ đất. Nếu theo cái tầm mức nhiều đất hơn khả năng và mức bình quân thông thường thì coi như chủ đất. hiện nay cũng thấy có nhiều chủ đất. Và như thế, tầng lớp địa chủ mới, địa chủ thời thượng, đã xuất hiện và định hình ngày càng có xu hướng đi dần vào vững chắc. Nhìn quanh, từ nông thôn đến thành thị, ta thấy nay có rất nhiều địa chủ. Mà quy luật là địa chủ thường đi liền với cường hào, ác bá.
          Người ta thường nói, tấc đất tấc vàng. Nay đất quý hơn vàng, giá trị hơn vàng. Vàng còn có khi đứng giá, hoặc xuống giá, nhưng đât đai chỉ có tăng giá, không hề xuống. Còn sự đứng giá của đất khi đất đai là hàng hóa đặc biệt, hàng hóa đẻ ra nhiều thứ hàng hóa khác, trong cơ chế thị trường, nếu có đứng giá chỉ là tạm thời. Những biến dạng địa hình, những thay đổi, chuyển hóa chủ đất, sở hữu đất đai đều xuất phát từ những ý định, mục đích, nhu cầu, quy mô và phương thức sử dụng đất. 

* Bất động sản và bất minh
Đi sau các nước tư bản hàng trăm năm, Việt Nam ta hiện nay đang gặp trong hoàn cảnh va vấp những kiểu, loại, cách thức chiếm dụng, giành giật, tranh chấp đất như trước đây từng xảy ra ở các nước tư bản phát triển, như nhiều nước trong chặng đầu lên công nghiệp hóa, mở ra nền kinh tế thị trường. Chính vì nguồn lợi nhuận lớn, thu nhanh và có giá trị lâu bền, kinh doanh địa ốc đã trở thành nghề nhàn hạ mà dễ vọt lên nhanh thành đại gia. Nhìn lại ở nước ta, từ trước năm 1990, đất đai chưa có mấy giá trị. Nhiều người có đất nhưng bán không ai mua. Có khi đất hoang hóa cho không ai lấy. Khi đó, việc mua bán đất đai, kinh doanh địa ốc chưa bung ra thành nghề hấp dẫn để hốt vàng. Từ năm năm 1990 đến khi công cuộc đổi mới thực sự chuyển minh, kinh tế thị trường với nhiều thành phần, kèm theo các nhu cầu phát triền công nghiệp, đô thị, nhà cửa, lại có đầu tư nước ngoài rót vốn vào, đất đai bắt đầu được lên vị trí trở thành hàng hóa đặc biệt. Và theo đó, những cơn sốt đất liên tục tăng vọt. Đất đai đã sinh ra lòng ham muốn kèm theo biết bao tính toán với mục đích lợi nhuận của con người ở mọi tầng lớp xã hội.
Kinh doanh địa ốc sinh ra hàng loạt các thủ đoạn, mánh lới chiếm dụng đất. Nhiều “cò đất” hóa thành “cáo đất”. Nhiều cán bộ lãnh đạo trở thành ông chủ đất giàu sang ngoạn mục mà không dại gì lại ra mặt, xưng danh. Luật đất đai bị lợi dụng vào mục đích chiếm đoạt, làm giàu bất chính. Nhưng cái nguy là từ những thủ đoạn, mánh lới tìm chỗ hở để lách luật, nay việc lợi dụng và mệnh danh quyền quản lý, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai đã sinh ra nhiều biểu hiện bẻ cong luật pháp, chọc thủng hàng rào luật pháp, thậm chi bất cần luật pháp, sẵn sàng ra tay làm theo luật rừng.
Đồng hành phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa là nhu cầu ngày càng cao về quỹ đất. Không nắm quy luật đó sẽ sinh ra chủ quan, bị động, buông lỏng quản lý Nhà nước về quỹ đất công, về thực hiện nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực đất đai. Đất đai cũng là một trong những nguyên  nhân sinh ra nợ công, mà nợ công càng lớn thì con cháu đời sau phải chịu hệ lụy nặng gánh.
Khi những cán bộ lớn chức, to quyền có sự móc nối, ăn chia lợi nhuận với đại gia thì họ bỗng nhiên tự biến mình làm “đại ca đỏ”. Tham đất rồi, lại tham nữa, sinh ra đại tham. Do cái gốc là lòng tham mà sinh ra đại ác, kết thành các nhóm lợi ích tung hoành khắp nơi, bất chấp pháp luật, mất cả luân thường đạo lý.
Do đất đai mà vấn đề xã hội xuất hiện những bất ổn do hậu họa của việc mua bán, sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, xảy ra các vụ tranh giành, tranh chấp, có cả những vụ cướp đoạt trắng trợn. Bất công xảy ra, làm mất lòng dân phần lớn do việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, giải quyết thiếu công bằng. Có những kẻ chiếm dụng đất sai luật, lợi mình hại người,  nhưng lại được chính quyền, bộ máy công quyền từ thanh tra đến công an, viện kiểm sát, tòa án bao che, dung túng với nhiều thủ đoạn, dạng thức rất phức tạp, xử oan, xử ép người có quyền lợi hợp pháp về đất đai. Nhiều “cò đất, cáo đất” chỉ lòng vòng xách văn bản hợp đồng, cả những “dự án ma”, đi xin chữ ký mà chẳng mấy chốc trở thành đại gia.
* Bất công và phân hóa giàu-nghèo
Do những biến ảo, biến dạng vô đạo, bất nhân, trái luật như trên mà tham nhũng tràn lan phần nhiều cũng từ nguyên do của nguồn lợi đất đai và dự án. Lắm tiền nhiều của do việc chiếm đất  thì mới nảy sinh ra sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực, hối lộ, nhận hội lộ, rồi mua bán chức quyền, ăn chơi xa xỉ, mất hết bản chất cách mạng của người cộng sản chân chính. Đã có không ít cán bộ, đảng viên có chức trọng quyền cao, có quyền phê duyệt, hoặc chỉ đạo giải quyết đất đai, “chữ ký vàng” đã nhanh chóng quên phắt những huấn thị về chính trị, tư tưởng, những lời dạy về đạo đức, lối sống. Cho dù bản thân họ vốn có gốc từ giai cấp vô sản đi làm cách mạng, nay nhờ chức quyền và giỏi mánh lới, cố tình làm ngơ luật pháp, nhảy vào bàn cơ đô-mi-nô đất đai, bỗng nhiên bản chất vô sản chỉ còn cái vỏ, thành một thứ địa chủ thời thượng, thành “tư sản đỏ”.
Suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách từ đó mà ra. Trong khi đó, nhiều hộ nông dân đang sở hữu hàng trăm công đất từ đời cha ông để lại, đất đai của mồ hôi, nước mắt và cả máu xương, nhưng do đất đai bị khoanh vùng nằn trong quy  hoạch, dự án, nay bỗng chốc rơi vào cảnh trắng tay, bị bần cùng hóa, không còn cục đất chọi chim, phải đi ở trọ, làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Nhiều vụ chính quyền và “đường dây hành chính Nhà nước” móc nối “ăn chia”, vây cánh với đại gia (nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà thầu) thu hồi đất của dân nhưng bồi hoàn giá quá rẻ mạt, chỉ bằng 3 -7% giá trị đất so với thực giá ở thị trường. Khi đã không thể ‘mềm nắn rắn buông’ và đủ cách vẫn không ép được người dân giao đất. chủ dự án đã mượn tay chính quyền, “một thứ dịch vụ công quyền”. "Dịch vụ" này khi khoản tiền cống nạp càng cao thì biện pháp càng mạnh, nhiều khi chính quyền lôi cả thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án vào cuộc, sinh ra nhiều  biện pháp cưỡng chế hành chính, có khi cưỡng chế thô bạo, bỏ qua cả pháp luật và nhân luân. Thu hồi mà như tịch thu, như cướp đoạt, đẩy người dân vào cảnh bần cùng. Tình trạng phân hóa giàu-nghèo trong xã hội ngày càng có những biểu hiện rõ nét. Một làn sóng nông dân không còn đất canh tác phải dồn ra đô thị tìm kiếm việc làm. Từ hơn 20 năm qua, từ lúc đất đai lên ngôi, hàng nghìn vụ dân đi thưa kiện ròng rã, đủ mọi cấp, mọi tầng nấc, tốn công tốn của, nhưng rồi tiền mất tật mang, công lý vẫn chịu thua công quyền, trắng tay vẫn hoàn tay trắng. Đất đai đã sinh ra biết bao hệ lụy chính trị-xã hội.
Những mâu thuẫn phát sinh từ nguyên nhân đòi quyền lợi đất đai, các vụ tranh chấp không được giải quyết căn bản và thiếu kịp thời mới có những biểu hiện lúc thì ngấm ngầm, khi bùng phát gay gắt, nhưng hầu như mọi phương cách giải quyết vẫn chỉ là tạm thời và nhiều khi còn tỏ ra bất lực, cả việc nỗ lực thực thi theo pháp luật mà cũng đành phải bó tay bởi sự chi phối của nhóm lợi ích và đồng tiền. Luật đất đai cho dù đã được ra đời, nhưng chưa thực sự phù hợp với tốc lực phát triển nhanh của thị trường.
* Nhu cầu sửa Hiến pháp và Luật đất đai
Đã đến lúc đất đai đặt ra vấn đè cấp bách và phải kiên quyết sửa lại Hiến pháp cũng như Luật đất đai một cách cơ bản, chuẩn mực, co sgia strị lâu dài. Trong cuộc họp giải quyết hậu quả vụ rối loạn do tranh chấp, chiếm đoạt đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập.
Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài”.
Trong thực trạng hiện nay, có thể khẳng định rằng vấn đề đất đai đang trở thành mầm mống sinh ra những bất công lớn và cũng dẫn tới mất ổn định xã hội. Tình trạng này đang thực sự đẩy tới những tình huống báo động. Từ trong quan điểm, nhận thức, đặt ra nhu cầu cấp bách là phải dám mạnh dạn nhận diện cho rõ và kịp thời có những biện pháp thích hợp nhất để hệ thống từ Hiến pháp đến Luật đất đai cùng các văn bản dưới luật không cần dài, không cần nhiều mà phải dễ hiểu, dễ áp dụng, có hiệu lực thực thi ca, thực sự bảo đảm dân chủ, công bằng.
Những mặt tồn tại có người gọi là “lỗi hệ thống” này sinh ra do lý luận chưa theo sát thực tiễn, tư duy và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chưa theo kịp tốc lực phát triển của cơ chế thị trường, vốn đã bị buông lỏng, rệu rã từ vài thập niên qua. Cho nên, xác định chủ trương, biện pháp cần phải rất sự kiên quyết, mạnh bạo để giải quyết kịp thời, có hiệu quả thì mới tạo được cái đà mới, sức mạnh mới để thoát ra khỏi nguy cơ cái mầm đại loạn do nguyên nhân từ đất đai  đã nảy sinh và có nhiều biểu hiện đang lớn dần gây ra sức ì quá lớn kéo lùi tốc độ phát triển xã hội theo sự nghiệp  đổi mới của toàn Đảng, toàn dân ta.
Theo ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN và PTNT: “Phải vận dụng những quy luật kinh tế về đất đai. Đất đai là hàng hoá đặc biệt, nhưng dù đặc biệt thì đặc tính thứ nhất vẫn là hàng hoá nên phải vận dụng quy luật về hàng hoá, quy luật thị trường để phù hợp cơ chế thị trường…giá đất nông nghiệp phải được vận dụng theo cơ chế thị trường, nếu không, việc áp đặt một giá do chúng ta nghĩ ra sẽ bị lợi dụng, khi bị lợi dụng thì không thể sử dụng có hiệu quả.. Kinh nghiệm cho thấy tập trung đất đai vào sở hữu toàn dân mà quản lý như vừa qua thì cả hai phương diện hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả quản lý bị hạn chế. Nhiều khiếu kiện đất đai thời gian qua cũng có nguyên do từ đây…”.
Trước hết phải sửa nhanh từ Hiến pháp, sau đó cần rất nghiêm túc, “quyết liệt” sửa Luật đất đai và các văn bản thực hiện luật, thực sự thể hiện tư thế của nhà nước pháp quyền, siết chặt kỷ cương sao cho phù hợp với chế độ chính trị-xã hội lúc này là vấn đề cấp bách. Quản lý quỹ đất thế nào, những tranh giành, tranh chấp đât xảy ra mức độ đến đâu, phức tạp nhiều hay ít, và qua đó thực hiện công bằng xã hội như thế nào, tất cả đều tùy thuộc những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và quyền lực quản lý, điều hành, giải quyết  các tranh giành, tranh chấp về đất đai như thế nào phải đi từ cái gốc sâu xa nhất là đạo đức xã hội, từ quan điểm, nhận thức, trình độ, khả năng thực tài và tổng lực sức mạnh của thể chế, chính trị-xã hội, của pháp luật, của cơ chế, chính sách và những biện pháp thích hợp nhất dựa trên cơ sở đường lối đúng đắn gắn chặt với nền tảng dân chủ sâu rộng và bền vững.
                                                                         BVB 
-----------------

11 nhận xét:

  1. CÓ CHỨC CÓ QUYỀN MỚI VƠ VÉT ĐƯỢC. CHỈ KHỔ DÂN THÔI.
    Lúc nào tivi, đài, báo cũng nói về đạo đức HỒ CHÍ MINH, nhưng thực trạng đã và đang diễn ra thì hoàn toàn ngược lại. “Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có”

    Trả lờiXóa
  2. Em thì em chỉ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức bác Chí Phèo” thôi. Lúc không cần tiền thì dù thằng Bá Kiến cho tiền cũng đâm chết ngay!

    Trả lờiXóa
  3. Khi sợi chỉ ĐỎ đổi màu và mục thì chế độ đó sụp,chế độ khác lên that,Và tiếp tục làm thịt những tên tham ô tham nhũng,gia đình nó lụi tàn.Quy luật muôn đời nay là vậy mà.
    Hệ thống công chức thì tham nhũng,hệ thống viên chức thì đục khoăt,hệ thongsDoanh nghiệp thì phá hoại...lâu làm mẫu vài vụ án lấy lệ.
    Luật đất đai sửa làm gì,nó đã phá nát nhân tâm,chia rẽ dân tộc,còn gì nữa.Cứ để thế,cướp qua rồi cướp lại,đến lúc chém giết nhau,rồi nước ngoài đến cai trị cho vui.
    Chết là hết,cướp cho lắm cung là đại họa cho chính họ thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả những người có đất đai do cha, ông để lại cần phải học tập cách bảo vệ của ông Đoàn văn Vươn, kiên quyết không cho kẻ nào xâm phạm, nếu ở VN có trăm nghìn, một triệu Đoàn văn Vươn thì lúc đó sẽ có cuộc cách mạng về đất đai.

    Trả lờiXóa
  5. Lòng tham không đáy!

    Trả lờiXóa
  6. Buồn day dứt ở chỗ:
    Cấp ủy thì " ba phải" chung chung, ngậm miệng ăn tiền
    Chính quyền thì bao giờ cũng đứng về phía người giàu, lắm tiền nhiều đất, sẵn sàng đàn áp...
    TƯ thì lo đấu đá, vun vén cá nhân... cho đến hết nhiệm kỳ.
    Các tập đoàn, TCT chỉ lo chia chác sau mỗi dự án, bất kể đất nước ra sao, thế hệ sau của dân tộc thế nào.
    Bóc cái mẽ " mỹ miều " ra là như vậy đấy. Có phải không các bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với Nặc danh08:44hế
      > Đúc kết tóm lược thế là đúng thực trang. Cái cơ chế và cơ vận của nước ta nó thế, từ lâu đã vốn thế... (Vốn Nguyên Là)He...he...

      Xóa
  7. Xét cho cùng từ xa xưa đến nay các cuộc chiến tranh đều vì muc đích mở mang "lãnh thổ". Các QUAN THAM của ta cũng mong muốn "mở mang bờ cõi" cho gia đình, dòng họ, phe cánh...thì cũng phải tranh thủ tìm cách vơ vét đất đai thôi. Khổ dân!

    Trả lờiXóa
  8. Đảng ta chỉ giỏi nói dối và lừa đảo nhân dân hết lần này đến lần khác. Thực trạng chế độ hiện nay còn tệ hơn một chế độ phát xít. Dập tắt hoàn toàn những quyền cơ bản nhất của nhân dân. Những người lãnh đạo cao nhất của Đảng thì quá già nua, bảo thủ, xơ cứng và giáo điều. Qua đợt lấy ý kiến sửa đổi HP vừa rồi cho thấy rõ, làm ra vẻ lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp, rốt cục giữ lại nguyên xi như cũ. Chế độ này sụp đổ càng sớm thì dân càng được nhờ

    Trả lờiXóa
  9. Sức viết của Bác BÙI VĂN BỒNG thật ghê gớm và đáng kính nể , càng đọc càng thấm . một ngày không vào trang của Bác vài lần thì không thể yên .
    Chúc Bác Mạnh Khỏe , viết nhiều , viết hay.


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  10. TÂN CA DAO - Tự tình
    Vợ ơi nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc cướp ngày là …Ủy ban
    Chính quyền có mấy Tiện Quan
    Công an bộ đội một đoàn kéo lên
    Hung hăng ầm ĩ súng, kèn
    Ủi nhà bắt trẻ một phen tơi bời
    May chưa cụt cẳng đầu rơi
    Nhà tan, con tội đã đời khổ chưa!
    Người ta có chức có quyền
    Bộ đội nhưng bé phải hèn nhớ chưa?
    Đảng viên hỏng coi thường phép vua
    Ai mà chống lại te tua có ngày
    Em ơi nhớ lấy nhời này…..
    xxx
    Bác Sang biết có nhiều Sâu
    Các Bác cũng bị đau đầu khổ thay!
    Sâu ơi ta bảo Sâu này
    Sâu cướp lắm của có ngày hóa ma!
    Dân lành Sâu cũng chẳng tha
    Sâu đem máy xúc ủi nhà lương dân
    Bộ đội đức nghiệp chuyên cần
    Sao Sâu thất đức, bất nhân thế mày!
    xxx
    Bao giờ Chính phủ biết oan
    Bọn lợi ích nhóm, tham quan vào còng
    Nói ra ai chẳng đau lòng,
    Anh em tủi nhục, vợ chồng thở than.
    Cũng có lúc bầm gan tím ruột
    Phải dằn lòng trong lúc trớ trêu.
    Công ơn Đảng, Bác rất nhiều
    Lòng ta vẫn giữ những điều Bác răn.
    Bác Hồ ơi Bác có biết không
    Thạch Sanh thì ít Lý Thông quá nhiều
    Ngày Ngày hận 24/08/2011

    Trả lờiXóa