Trang BVB1

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

HẢI TẶC MỚI KIỂU TÀU TRÊN BIÊN ĐÔNG


* CHU MÃ GIANG
                Đầu tháng 8 năm ngaoí (2012), Trung Quốc mở chiến dịch xuất bến trên 23.000 tàu đánh cá đi cướp hải sản ở Biển Đông, nhiều nhất là khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiến dịch “hải tặc” này được nhà cầm quyền Trung Quốc đặt cho cái tên thật là ầm vàng: “Lễ hội đánh bắt hải sản”.
Riêng cơ quan ngư nghiệp tỉnh Hải Nam ngang nhiên phát động 18 ngày đánh bắt tại quần đảo Trường Sa trong chiến dịch chuyển hướng hoạt động của các tàu cá Trung Quốc từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ. Các ngư dân ở Hải Nam còn được khuyên là nên chuyển sang đóng tàu lớn và đi thăm dò các vùng biển sâu.
Thời điểm này, đầu tháng 5-2013, Bắc Kinh lại tung một đoàn tàu cá hùng hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã tiết lộ rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người thường đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ. Theo hãng tin Nhật Kyodo vào hôm qua, 07/05/2013, Philippines cho biết là từ tháng 03/1995 cho đến tháng 04/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc.
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt giữ 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách của những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27% tổng số người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia, theo sau là Indonesia, và Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines đều có yêu sách chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines. Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm đảo mà Manila gọi là Kalayaan.
                Ngày 6/5, 32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu cỡ lớn 4.000 tấn và một tàu 1.500 tấn, rời cảng Bạch Mã Tỉnh ở thành phố Đam Châu, tỉnh Hải Nam. Các tàu dự kiến đánh bắt cá trong vòng 40 ngày tại khu vực quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
Những đoàn hải tặc Trung Quốc xâm phạm Biển Đông
có tàu ngư chính, tàu hải giám yểm trợ
Trước diễn biến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay đã thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam: "Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi giám sát các diễn biến liên quan tới vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mọi hoạt động của các bên liên quan tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan", ông Nghị nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
         Chiều 9-5, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam rất quan tâm tới thông tin về 32 tàu cá Trung Quốc đổ ra quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá và sẽ theo dõi sát các diễn biến liên quan đến vấn đề này.
Đây là biểu hiện rõ nét Trung Quốc cố tình thực hiện con bài “xâm lược mềm”, xâm lược không cần tuyên bố, không tiếng súng. Suy cho cùng đây là những đoàn tàu hải tặc kiểu mới hoàn toàn mang ‘ màu sắc’ và lối ngang ngược, trắng trợn của Tàu. Với quan điểm mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước liên quan, ông Nghị nói mọi hoạt động của các bên ở khu vực này không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết hai bên sẽ kiểm điểm tình hình hợp tác từ phiên họp lần thứ 5 (tháng 9-2011) và trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và hợp tác hai Đảng, hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giữa các bộ, ban ngành của hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
CMG
-----------------

9 nhận xét:

  1. Hỡi nhân dân Việt Nam! Tổ quốc thân yêu đang bị bọn Trung cộng xâm lược! Hãy tẩy chay, tẩy chay triệt để hàng hóa của Trung cộng! Những ai mua, bán, vận chuyển hàng hóa và hợp tác với Trung cộng phải bị kết tội PHẢN QUỐC!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi, nhưng làm ơn cậu uốn lưỡi trước bảy lần và ngồi ngẫm cho thật kỹ trước khi phát ngôn những lời như trên!!

      Xóa
    2. Thưa anh/chị "không tên": Hình như ông tổ của anh/chị là người hoa phải không ạ?

      Xóa
  2. Mỗi ngày bọn "chuột biển" lại gặm nhấm của ta một ít,còn về phía ta thì tiếp tục "tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và hợp tác hai đảng" không biết quan hệ hợp tác chính trị thì có lấy lại được Hoàng Sa và Trường Sa không? các vị lãnh đạo thường nói rằng, giải quyết các vấn đề trên biển Đông là việc phức tạp cần phải có thời gian.Nhưng thời gian là bao nhiêu,đến khi nào,đến bao giờ,và như thế nào thì thượng đế cũng không trả lời được!

    Trả lờiXóa



  3. Hải tặc bành trướng đang biến Thái Bình Dương thành Chinh Chiến Dương










    Hơn nửa Nhân lọai sống Đông phương

    Quanh vùng bao lơn Thái Bình Dương (1)

    Guồng máy kinh tế đầy sinh động

    Quân-chính chợt nổi sóng hải trường

    Hòang Sa - Trường Sa - Điếu Ngư (2) : hải tặc !

    Lưỡi trâu Biển Đông thè dài giương

    Coi khinh Luật Công pháp Quốc tế !

    Phá cộng sinh chung sống thân thương .. ..



    Nguyễn Hữu Viện




    1. Quanh vùng bao lơn Thái Bình Dương hiện có hơn 3 tỉ rưỡi người - tức hơn nửa dân số Lòai người đang sinh sống trên 36 nước chung quanh bờ Biển Thái Bình bao trùm hơn phân nửa bề mặt trái đất

    2. Tàu đang tranh giành quần đảo Điếu Ngư của Nhật Bản

    Chưa hết từ ngày Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đã có nhiều cuộc Chiến tranh biên giới đều do Tàu khởi xướng do căn ÁC BỆNH TRUYỀN KIẾP của chủ nghĩa bành trướng ĐẠI HÁN của Trung Quốc, :

    == ngày 20 tháng 10 năm 1962 : Chiến tranh biên giới ẤN - TRUNG


    Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân và Quân đội Ấn Độ. Cuộc gia chiến nặng đầu tiên là một đợt tấn công của Trung Quốc vào một đội tuần tra (patrol) Ấn Độ ở phía bắc của tuyến McMahon.[3] Cuộc xung đột cuối cùng đã mở rộng sang vùng Aksai Chin mà Quân đội Trung Quốc cho là một mối liên hệ chiến lược thông quan tuyến được quốc lộ Trung Quốc tuyến G129, giữa các lãnh thổ thuộc Trung Quốc quản lý Tây Tạng và Tân Cương. Cuộc chiến tranh đã kết thúc khi Trung Quốc chiếm giữ được cả hai khu vực tranh chấp và đơn phương tuyên bố đình chiến vào ngày 20 tháng 11 năm 1962


    == năm 1969 : Chiến tranh biên giới NGA - TRUNG

    Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo đảo và Liên Xô gọi là Đảo Damansky gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969.


    == ngày 17 tháng 2 năm 1979 :









    Chiến tranh biên giới VIỆT - TRUNG


    cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.


    Chưa kể chiếm hẳn TÂY TẠNG, lấn chiếm Miến Điện, Lào .....

    Chưa kể xung đột với các nước láng giềng Kazakhstan, Triều Tiên

    Chưa kể chính sách ngoại giao tầm thực thâm hiểm bào mòn Campuchia, Pakistan, Bắc Triều Tiên, Albania ....




    Trả lờiXóa
  4. NGUYỄN Văn BìnhHôm qua 23:12











    Hai điều mà quan thầy cộng sản Trung Quốc luôn khuyên Việt Nam :
    - Không được dân chủ hóa đất nước một cách toàn diện, không được giống Myanmar và có hại cho quan hệ giữa hai đảng cộng sản.
    - Cấm không được công nhận Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa kể từ 1954 đến 1975.
    Như thế, Trung Quốc tiếp tục là quan thầy của quân phản bội cộng sản Việt Nam với 4 tốt và 16 chữ vàng. Như thế, họ tiếp tục chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa và dần dần chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa. Tất cả nhờ vào đảng cộng sản Việt Nam theo giặc, nhu nhược với giặc và độc ác với dân tộc của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Coi hình người phát ngôn Bộ NG VN đưa cánh tay thẳng ra theo kiểu Kim Nhật Thành mà... phát chán!

    Trả lờiXóa
  6. VN trước nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 2! "gia tài của mẹ, là nước Việt buồn"

    Trả lờiXóa
  7. Đại hải chiến Thế kỷ 21 chắc chắn trên Biển Đông
    ************************************************



    Biển Đông tưởng dầu khí thương trường

    Khựa tay trái cầm súng tay kia chi tiền

    Trỗi dậy Hòa bình mưu hiểm hải tặc

    Thương trường bỗng chốc thành chiến trường

    Hàng không mẫu hạm tầu ngầm vào vùng nước động

    Đại hải chiến Thế kỷ 21 chắc tang thương

    Tứ bề thọ địch vây quanh Hoa Lục

    Bắc gấu Nga (?) – Đông Nhật + Nam Hàn + Nam Dương

    Tây Ấn Độ – Nam Việt Nam (?) có chơi cùng Úc

    Anh Cả Kình ngư Mỹ ngư ông đắc lợi thông đường ...

    Trả lờiXóa