Trang BVB1

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

CẦN LO SỬA NGƯỜI, ĐỔI MỚI NHÂN SỰ

* BÙI VĂN BỒNG
            Lâu rồi mới có dịp lên T.p HCM thăm anh em bà con. Ông chú họ của tôi đã lâu năm làm cán bộ ở trên tỉnh, nay nghỉ hưu, cũng vừa mới ở  quê ngoài Bắc vào thăm con cháu.
Hỏi về làng quê, ông nói: “Hơn trước đây, không lo đói, sắn và ngô ngày xưa cái thời ‘làm chủ tập thể’ ở HTX phải lên rừng mua về cứu đói, nay cũng khỏi ăn độn, có thể dùng nuôi lợn mà không tiếc. Đường quê cũng được mở thoáng, khang trang hơn. Nhưng đời sống lại khó khăn hơn 7 năm trước. Chà, cứ nói sức mạnh lãnh đạo, sức chiên đấu của đảng mà thấy tham nhũng tràn lan, nhan nhản, khui rỗng kho bạc nhà nước cho vào túi riêng. Trên ăn theo kiểu trên, dưới ăn kiểu dưới mà đảng, nhà nước bất lực, nói mạnh lắm mà có làm gì được đâu. Đồng tiền mất giá, cái gì cũng đắt đỏ, nông dân lại khó kiếm ra tiền, nay đời sống lại chật vật, khó khăn hơn trước”.
          Ông nhăn mặt, lắc đầu: “Hóa ra, đổi mới thụt lùi”.  Rồi ông kể: “Cả mấy tuần nay, những ‘cụ già’ trong làng đều bàn tán nhiều về cái vai trò lãnh đạo của đảng thấy cứ yếu dần, uy tín nhiều mặt coi như ‘hạ bệ’. Thật ra, trong lúc này, sửa Hiến pháp không cấp bách bằng sửa con người. Hiến pháp cho dù có đổi mới đến mấy chăng nữa, nhưng mà với đội ngũ lãnh đạo từ trên xuống dưới đứng vị trí cầm cân nảy mực như hiện nay thì dù Hiến pháp, pháp luât có chuẩn đến mấy cũng coi như nằm trên giấy.
            Ông là thế hệ cán bộ đi hoạt động và trưởng thành từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả đời cống hiến, khi về hưu có chút tiền chính sách, mua cho thằng con trai út được cái xe máy cub50 coi như là quý lắm rồi. Nay ông bà sống đạm bạc, già cũng cày cuốc làm vườn  phụ thêm cho vợ con.
              Ông kể:
- Xem chương trình thời sự của VTV đưa tin các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về việc sửa lại Hiến pháp và Luật đất đai, mấy cụ trong xóm đều nói: “Chưa sửa người, thì sửa luật đến mấy cũng như  không”.
Ông bộc lộ chính kiến: “Theo tôi thì để điều 4 hay điều mấy, hoặc có mấy điều nói về đảng trong hiến pháp cũng không phải là việc đáng tranh luận nhiều. Hiến pháp là của xã hội. Đảng cũng của xã hội. Không thể có một đảng đứng lên trên nhà nước, trên tất cả, ngoài vòng pháp luật, chỉ đạo cả án, muốn làm gì thì làm. Vấn đề là kèm theo đo phải Luật hóa về đảng. Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đảng này làm không làm được thì dân có quyến truất phế để thay đảng khác. Muốn vậy phai có Luật về đảng. Nếu khống đứng vào Hiến pháp lù lù để làm gì, để toàn quyền à? Khi đã toàn quyền tất nhiên là dễ sinh ra độc đoán chuyên quyền, biến thành chế độ ‘đảng trị’. Hoặc một thể chế chính trị không cần đảng phái, chắc cũng không sao. Lắm đảng mà tranh giành, đấu đá nhau thì dân cũng mệt. Nhưng nếu có một thực tế là đảng này cạnh tranh với đảng kia để khẳng định uy tín, vị thế lãnh đạo xã hội , cũng có hợp quy luật, đúng thực tế thôi, có gì phải kiêng kỵ?.
 Ông nói rằng: Năm ngoái, ông có theo dõi Quốc hội họp, thấy tại một tổ thảo luận của đại biểu QH ở Hà Nội, vấn đề đất đai và người nông dân được các đại biểu dành nhiều quan tâm. Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son phân tích, nhiều khi chính sách đất đai của ta không sai mà do tổ chức thực hiện sai, hoặc cố tình làm sai luật để vụ lợi, dẫn đến bức xúc trong dân, gây mất uy tín của chính quyền. Như vụ Đoàn Văn Vươn, việc chống lại người thi hành công vụ là có chủ định, biết sai nhưng vẫn làm. Điều này, theo Bộ trưởng Son, “xuất phát từ phía quản lý, đẩy dân vào chỗ đối đầu với chính quyền”. Một số đại biểu cung xneeu lên là theo Luật Đất đai, khi tiến hành cưỡng chế, không nên dùng cơ quan an ninh ra đối đầu với nhân dân. Cái sai này đúng là từ tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp, phát ngôn thiếu thống nhất, sai sự thật. Cần nhìn thẳng vào sự thật về những thiếu sót của chúng ta. Đây không phải là một bức xúc bình thường…
              Ông lại lắc đầu quầy quậy: "Người chỉ đọ án, làm luật, người hành pháp, chấp pháp toàn những Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân, Võ Là Hận,... mà không lo sửa người, không lo đổi mới nhân sự, bày ra sửa hiến pháp, sửa luật thì cũng coi như mất thời gian, tốn tiền. Rồi đó mà xem, lớp sau lại phải lo sửa tiếp, sửa và làm lại dài dài. Ôi, cái điệp khúc đèn cù"..
           Tôi thấy ông chú tôi nói đúng. Bởi ta không thiếu luật. Nhìn lại thì ta đã có rất nhiều luật. Mấy khóa vừa qua, Quốc hội đã thảo luận “nát nước nát cái” và đề nghị Nhà nước đưa ra rất nhiều luật. Sau đó, Nhà nước, Chính phủ lại “quyết liệt” ban hành không biết bao nhiêu nghị định, thông tư, quyết đinh, chỉ thị, hướng dẫn… Nếu chỉ có ăn với ngồi đọc các văn bản về luật chắc cũng khó mà rà hết các  loại văn bản luật.
Nhiều người đã tán đồng theo ý rất sát thực và thẳng thắn của của cố Luật sư Ngô Bá Thành (tức Phạm Thị Thanh Vân), nguyên Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ khóa 6 đến khóa 8 và khóa 10, rằng: "Việt Nam ta không phải thiếu luật, có cả một rừng luật, nhưng lại làm theo kiểu luật rừng!".
Đúng thế, thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội, riêng về đất đai từ 1988 đến nay đã 3 lần ban hành luật đất đai  với 5 lần ban hành luật sửa đổi, bổ sung. Luật đât đai 2003 gồm có 7 chương, 89 điều, hơn 8.600 chữ. Sau khi luật ban hành đã có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng. Kể ra, đọc kỹ thì luật đất đai 2003 so với Luật đất đai 1993 dài hơn nhiều mà lại thiếu chặt chẽ, thêm nhiều sơ hở và tách xa thực tế hơn luật đất đai 1988 và 1993. Nhưng vấn đề ở chỗ do con người làm cho rối  tinh vấn đề đất đai, lại đổ tại luật, mất công Quốc hội cứ phải lo mà sửa nhiều lần vẫn “không ăn nhằm gì”. Ba năm liên tục, 2008, 2009, rồi 2010 có 3 lần ra “Luật sửa đổi luật đất đai”, cũng chẳng đi đến đâu, khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều, tiêu cực, tham nhũng về đất đai ngày càng tràn lan, số vụ khiếu kiện đất đai từ 37%  năm 1992, lên 53% năm 1994, rồi gần 80% năm 2010.
Như trên đã nói, thiếu gì việc Quốc hội phải lo bàn bạc để có lợi và cần thiết cho quốc kế, dân sinh, mà riêng luật đất đai 2003 phải mất 3 năm liền (2008 đến 2010) là 3 lần ra Luật sửa lại?  (Cũng lạ, cùng một khóa QH, mà chỉ mỗi cái Luật Đất đai mỗi năm sửa một lần cũng chẳng được tích sự gì, phức tạp thêm).
Mỗi lần Quốc hội đều đưa ra một Luật sửa đổi dài gần 50. 000 chữ, nhưng cuối cùng sự rối lại càng thêm rắc rối. Ngoài luật chính và các luật sửa đổi, chỉ tính từ năm 2003 đến nay đã có gần 200 nghị định, thông tư, quyết định và nhiều văn bản dưới luật. Đọc các văn bản về đất đai, nhà ở, quản lý về kinh doanh bất động sản cứ thấy rối tinh rối mù, quá nhiều văn bản. Khi đã thực hiện sai, ông thì nói là tôi làm theo văn bản A, ông thì nói theo văn bản B, ông khác lại nói theo văn bản X…
Tôi đã đọc kỹ 3 Luật đất đai từ 1988, 1993, 2003, rồi 5 Luật sửa đổi, một số Nghị định, thông tư, so ra thấy trùng lặp quá nhiều, nhưng văn bản này lại “đá phắt” văn bản kia, đối chọi nhau, đến văn bản khác lại lôi vào. Nhất là khi đọc Nghị định 181/2004/NĐ-CP,  tháng 10 / 2004, có tới 14 chương, 186 điều, trên 76.000 chữ. Đọc xong, tưởng như bị “tẩu hỏa nhập ma”. Mà phải công nhận, nếu chấm về “thành tích làm luật, ra luật” của quốc Hội ta thì phải coi như  được nhất thế giới.
            Luật và các văn bản dưới luật thấy cứ đầy trong các kho lưu trữ, chen đặc trên các trang báo, choán tràn các trang mạng điện tử, in tốn cả mấy chục tấn giấy, nhưng vẫn chỉ là “nằm trên giấy”. Các cấp chính quyền, các chuyên gia, cơ quan chủ quản, ngành chuyên trách, đọc về luật đã quá mệt, dân càng ít biết đến luật. mà quá nhiều, biết góc này lại không thấy góc khác. Bất kỳ ai đó, khi bị thả vào “rừng luật” không khéo bị lạc như không có lối ra.
            Trong thực tế, các vị quan tham trong số “một bộ phận lớn có chức có quyền…” đã bị suy thoái, dính tham nhũng quá nặng, trắng trợn, công khai, lì lợm, bất chấp… họ không cần luật, nói gì đến sự mất công phải “lách luật” hay “vận dụng sai văn bản luật”. Khi làm, họ bỏ mặc cho luật bơ vơ, nằm chỏng chơ, lạc lõng trong ngăn kéo, trên bàn. Họ bỏ qua các quy định, bỏ ngoài tai các ý kiến, cố tình tìm thủ đoạn, cách thức làm cho nhanh, cho kỳ được, chụp giật, thậm chí như cướp thẳng cánh, kể cả gây tội ác để vơ lợi. Có chức, có quyền, lắm tiền, họ chẳng cần đếm xỉa đến Luật. Nhưng khi vụ việc bị vỡ bung ra, “mục đích bất thành, âm mưu bại lộ”, họ lại đi sai phái cấp dưới, chuyên gia, đi tra các luật để  tìm cách cãi bay, chạy tội, rồi đổ tại thằng “Luật”. Không ai lôi được các bị cáo Cơ Chế, bị cáo Luật ra tòa, nên Quốc hội cứ mất công cả tháng, họp, bàn, thảo để sửa luật để càng thấy rối rắm thêm các thứ  luật, rậm rạp thêm “rừng luật”.
Trong kỳ họp này, Quốc hội không tập trung dành nhiều thời gian triển khai việc hệ trọng (tham nhũng) đang nhức nhối, đang là nguy cơ, là cái gôc của mọi vấn đề, lại lo đi “đổ tội cho Hiến pháp, pháp luật” mất hết thời gian kỳ họp? Luật biểu tình đã trở thành nhu cầu bức xúc của cử tri, mà chính Thủ tướng cũng thấy cần, tại sao lại ngồi tranh cãi Luật đất đai? Trong khi đó, ai cũng hiểu đất đai phức tạp, lắm vụ việc bùm xum. tùm lum, tung tóe là do con người, cái gốc vẫn là do con người, tức công tác nhân sự.  Có ý kiến cho rằng, chẳng qua đất đai là cái thiết thực cho các vị.  Nhìn qua đó, người ta cũng biết là đại biểu quốc hội cũng hầu hết là “bộ phận không nhỏ có chức có quyền”. Họ không cần luật, có quyền cao, chức “bự” nên không cần luật, chỉ cần đến luật khi có sự buộc lòng phải mượn cớ đổ tại luật, rồi nào là “phải sửa luật” để mị dân, đánh lạc hướng, tìm cách đưa vào luật những câu chữ có lợi cho chính bản thân họ (!?). Vấn đề cơ bản là con người, cần chọn người cho kỹ trước khi chọn lĩnh vực để ra luật, rất cần sửa người cho “quyết liệt” trước khi sửa luật.
               Cho nên, sửa lại Hiến pháp, sửa và ban hành Luật này-Luật kia, nhưng con người và cơ chế vẫn vậy, thì luật chỉ nằm trên giấy. Chẳng qua cũng chỉ là 'rượu cũ bình mới' mà thôi', không nghĩa lý gì!
BVB
-----------------

21 nhận xét:

  1. Vấn đề con người đã phức tạp mà công tác cán bộ là then và chốt, thực chất công tác cán bộ, nhân sự là việc chính của Đảng của lãnh đạo. Nhưng lâu nay công tác này bị tha hóa không thực sự coi trọng, chỉ coi trọng cái phong bì nên dân lành - Thần dân đất Việt khổ thôi!/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đặng quốc bảolúc 08:05 27 tháng 2, 2015

      không thể sửa người được , vì người được tạo ra từ chim ấy bướm ấy thì sửa làm sao được . phai làm người khác của giống khác

      Xóa
  2. Trích "..công tác cán bộ, nhân sự là việc chính của Đảng của lãnh đạo."

    đảng toàn đưa người của đảng,kinh qua trường đảng cao cấp, với đầy kinh nghiệm "chuyen chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp", làm cán bộ cao cấp, nên tôi sợ chạy sang "tư bổn".

    Trả lờiXóa
  3. Một lý lẽ rất tầm thường nhưng ít ai nghỉ đến , chính là trong xã hội CS nghèo đói không đủ ăn ,đủ mặc ,lấy gì để tham nhũng hối lộ . Khi xã hội có Dư thừa tích lũy , lúc ấy mới có tham nhũng và hối lộ .

    Vô thương thì bất Phú ! Có quyền được mua bán , tất có quyền cạnh tranh . Cạnh tranh có hai mặt , cạnh tranh đạo Đức và cạnh tranh vô đạo Đức .

    Riêng về Nội thương . Hình thức độc quyền sản xuất , độc quyền thu mua , độc quyền phân phối , chính là đầu nguồn tạo nên kinh tế vô đạo Đức , tạo nên chèn ép giá cả Thị trường thu mua và phân phối , dẫn đến lợi nhuận dễ dàng , gây nên lòng tham lam quên mất đạo Đức bản thân , sa vào tham nhũng hối lộ .

    Cái gốc con người là đạo Đức . Cái gốc đạo Đức phải được chăm bón từ tuổi thơ , từ gia đình và học đường , chú trọng vun bón tinh thần tôn trọng Công bằng và Bác ái .

    Con người không đặt Công bằng và Bác ái như Kim chỉ Nam để xác định đạo đức , bản thân tất hỏng . Nếu chỉ bị nhồi nhét những Tư tưởng mơ hồ , yêu nước , yêu dân tộc , Anh hùng , mình vì mọi người ...vv .., sớm nhận lấy những thành tích thi đua nào cháu ngoan Bác Hồ , cá nhân tiên tiến , đoàn viên gương mẫu ..vv..Thì đấy chính là liều thuốc độc tạo nên ganh đua kiêu ngạo , khi lớn khôn đối diện với miếng cơm manh áo , đời sống gia đình , đối diện với tiền Tài danh vọng , sẽ bị vấp ngã vào con đường giàu sang vô đạo .

    Sức mạnh của Đảng xây dựng trên tập thể , trên đấu tranh để xây dựng , rèn luyện bản thân để đấu tranh , rèn luyện chấp hành Chir Thị một cách tuyệt đối . Không giáo dục Tư duy bản thân tự chủ trước Công bằng và Bác ái . Lấy cái lợi ích tập thể làm trọng mà quên mất cái lợi ích bản thân là chính , trong cái lợi ích bản thân việc tôn trọng Công bằng có tinh thần Bác ái là nguồn gốc của đạo Đức , cái Tư tưởng then chốt để xã hội ổn định , một xã hội sống an Bình đạo Đức .

    Nhìn thẳng vào Ban chấp hành Trung ương Đảng , đánh giá từng con người Uỷ viên Trung ương Đảng trên tiêu chuẩn Công bằng Bác ái , hỏi thử có mấy người đạt được tinh thần này . Tất cả Uỷ viên Trung ương Đảng , chỉ biết đấu tranh cho một mục đích thắng lợi tiến tới CNXH vàng son , mà quên đi cái Xã hội VN đang mất tinh thần Công Bình Bác ái , đang trở thành xã hội mất đạo Đức một cách trầm trọng .

    Hiến pháp tạo nên Công bằng , muốn xã hội ổn định với tinh thần của một bản hiến pháp chưa đủ , Cần phải có con người biết tôn trọng Công bằng có tình Bác ái .

    Nếu hiến pháp không được xử dụng trong tinh thần Bác ái , nó trở thành Vũ khí kiềm kẹp hại người , nó phục vụ cho độc quyền độc tài , nó có hại cho một dân tộc .

    Tinh thần Bác ái là tinh thần Cần được chú tâm giáo dục , tự phát tự nguyện , nó không có trong học thuyết Mac Lenin , nó chưa bao giờ được Đảng đặt nặng trong giáo dục bản thân . Do đó với sự lãnh đạo của Đảng , xã hội VN hôm nay mất đi tính đạo Đức xã hội , xã hội trở nên tàn bạo khó bề ổn định trật tự .

    Đảng CSVN phải thấy sự lãnh đạo nhà nước nthất bại , phát xuất từ tham nhũng hối lộ , từ xã hộ bất an và tàn bạo , từ một nền kinh tế đầy rẫy nợ nần dậm chân tại chổ . Tự nguyện xoá bỏ điều 4 trong HP đã tạo nên độc quyền lãnh đạo , trao ra quyền lãnh đạo nhà nước . Đấy chính là hành động Bác ái đầu tiên của Đảng CSVN đối với tính mệnh nguy hiểm hiện nay của dân tộc Việt .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời trước chính những phong trào thi đua ái quốc với động cơ trong sáng, chính những những "Tư tưởng ... yêu nước , yêu dân tộc , Anh hùng , mình vì mọi người ...vv .., sớm nhận lấy những thành tích thi đua nào cháu ngoan Bác Hồ , cá nhân tiên tiến , đoàn viên gương mẫu ..vv.." mới tạo những động lực cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất đất nước thành công đó ông ạ. Đó chả phải là liều thuốc độc như ông nói đâu. Mà nói thật, cái khái niệm 'Công bằng Bác ái' ông nêu ra cũng chả khác 'mình vì mọi người', cũng mơ hồ đối với người dân thường chứ chẳng cụ thể hơn đâu.

      Điều mấu chốt hiện nay không phải là 'Đức trị' mà là 'Pháp trị' với ý thức thượng tôn pháp luật mới có thể giúp đất nước phát triển. Mà đổi từ 'Đức trị' sang 'Pháp trị' thì mấu chốt vẫn là con người. Vậy nên đồng ý với tác giả Đoàn Văn Bồng là "CẦN LO SỬA NGƯỜI, ĐỔI MỚI NHÂN SỰ"

      Ngoài ra, cái thiếu nhất của người VN hiện nay là tinh thần dân tộc, dám hy sinh lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cho lợi ích quốc gia, dám nghĩ, dám làm cái lớn. Thế nên, TQ có tàu sân bay, tàu vũ trụ, trạm không gian, tự làm lấy các phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng của mình nhưng người VN vẫn chẳng có gì, vẫn là ăn sẵn, dùng các thiết bị nhập từ các nước thù địch mà không biết rằng an ninh quốc gia đang bị đe dọa vì điều đó.

      Xóa
  4. Trời ơi là Trời! Thế giới nó đăng lại hình một tờ báo báo "chính thống" đặt tít như sau:
    HIẾP PHÁP THỂ HIỆN TÂM NGUYỆN TOÀN ĐẢNG... (!!!)

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là cần sửa người trước khi sửa luật! Nhưng có vẻ "người" đã bị "nhờn" rồi không sửa được! Không biết trong cái khó có ló được cái khôn ra không đây?

    Trả lờiXóa
  6. Anh Bồng thân,
    Tôi thì nghĩ ngược lại, Hiến Pháp hiện nay là cái bình phong cho sự chuyên quyền, độc đoán, hiếp đáp nhân dân. Phải thay đổi cái bình phong ấy, tạo ra một nền tảng pháp lý mới để sửa người.
    Lấy một ví dụ: Luật đất đai là bộ luật "vĩ đại" nhất, nó giúp bọn sâu bọ trong guồng máy đảng kết hợp với "nhà đầu tư" cướp bóc đất đai của dân, phá vỡ quy hoạch, tạo điều kiện cho "ngoại bang" xâm nhập.
    Mong được chỉ giáo của anh.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi rất kém cái khoản TIN HỌC nên tìm không thấy địa chỉ để trao đổi riêng với BVB. Vậy mượn com men của BVB nêu qua mấy ý như sau:Hiện nay ở quê của BVB có huyện đã chạy xong chức chủ tịch khóa tới rồi Bồng ạ.Mượn cớ luân chuyển cán bộ để làm tiền là có thật đấy. Đưa xuống đưa lên có giá cả đấy. Muốn có chứng cứ xin mời ông NPT ra lệnh mới tìm được! Bây giờ cứ bí mật đến gần đại hội luân chuyển từ tỉnh này sang tỉnh kia, huyên này sang huyện kia may ra còn giảm bớt được việc chạy đua...Nhưng làm vậy người làm TỔ CHỨC ĂN GÌ? Tài đức cứ bô bô như NBT thì chết đầu nước.Các chức đều có giá cả đấy nên anh có bằng cấp tử tế cũng đứng xem người ta chạy may còn yên thân, nói láng cháng xong việc bầu bán nó sẽ cho anh khốn khổ.Đảng có chỉ thị cả đấy cứ hỏi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG xem có phải đảng đã có chỉ thị NAM QUA 50, NỮ QUÁ 45 tuổi không được cơ cấu có nghĩa là lần đầu bổ nhiệm tuổi phải dưới độ tuổi ấy, lại nữa Bằng tại chức không được bố trí bổ nhiệm , đề bạt đây là chủ trương của đảng sao đảng không thực hiện? Thử thông kê xem cả nước có bao nhiêu trường hợp này? đó cũng là chứng cứ gián tiếp đấy.Vậy nên nêu lên ...SỬA... thì ai sửa cho đây. Nó từ trong ruột gan, trong tim óc rồi

    Trả lờiXóa
  8. Kinh te doc quyen , che do doc dang thi co sua doi hien phap , nhan su co le con te hon.vi nguoi moi len con doi thi an (tham nhung) du lam.xin loi chu khong dau

    Trả lờiXóa
  9. Món "Nộm đất đai" của VN chắc có nhiều gia vị nhất thế giới? nhưng chỉ có những kẻ ăn THAM thì mới nuốt nổi!

    Trả lờiXóa
  10. Trông mong đảng tự sửa thì khác nào trông mong người ta tự túm tóc, nhấc người khỏi mặt đất?

    Trả lờiXóa
  11. Một bài viết rất hay , những vấn đề bài viết nhắc tới đều rất ' Nóng " và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng .
    Cảm ơn Bác BÙI VĂN BỒNG


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  12. Hai lần phủ định là khẳng định. Hai lần "đổi mới" là sẽ quay lại cái cũ. Chúng ta "đổi mới" bao nhiêu lần rồi? Càng ngày càng tệ.

    Trả lờiXóa
  13. Dùng "đổi mới" trong chính trị là rất "sai lập trường"! CNXH mà "đổi mới" chỉ thành CNTB. Tự mâu thuẫn.

    Trả lờiXóa
  14. Quốc hội làm trong sạch Chính phủ thì đề nghị Đảng cũng phải " GẠN ĐỤC KHƠI TRONG " đi , cũng phải một năm bầu lại hoặc rà soát lại một lần đi , ai không đủ Tài , dủ Đức thì xin từ chức để người khác cố đầy đủ các tố chất và tài năng lãnh đạo hơn lên nắm Cờ đii . Tai sao cũng là Lãnh Đạo mà khong có tên ông trong bỏ phiếu tín nhiêm chiều qua , phải chăng ÔNG là " SIÊU NHÂN " hả Ông TỔNG TRỌNG ơi ?????

    Trả lờiXóa
  15. Đại Ziên Hồng là Thần dược

    "A Government of the People, by the People and for the People shall never perish on earth."

    Abraham LINCOLN

    Bòng bong bề dầy Bốn ngàn năm

    Canh một ... Canh hai ... Canh trăm ...

    Đất Nước quẩn chu kỳ buồn nản

    Nhũng lạm độc tài cứ tối tăm

    Da ngựa bọc thây thân cờ phủ

    Lương dân bao thời nỗi nhục nhằn

    Bài học Tổ Tiên chống Mông Cổ

    Ziên Hồng thoát triền miên trở trăn

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  16. Đảng viên thời@lúc 07:42 27 tháng 6, 2013

    Tôi nghĩ đất nước này bao đời nay chính tổng bí thư mới là người lãnh đạo đất nước .Người lãnh đạo mà chăng có một chút vă bằng học hàm nào về kinh tế thì sao đất nước này thay đổi cho được" bằng chị bằng em ".Hình ảnh này đã được BTCTW,lãnh đạo đảng xây dưng nhân sự ngay từ tấm bé cho những "Hạt giông đỏ của đảng ",mới đây nhất là cô bé Tô Linh Hương (con gái anh Tô Huy Rứa) vừa mới tốt nghiệp ở một trương đảng cao cấp nào đó với điêm trên 9 phẩy dư 3 thật tuyetj vời, và sau đó được đưa vào làm chủ tịch HĐQT tổng CT VINACONEC.Rồi cũng cặp cắp lách,mũ bảo hộ đi thị sát kiểm tra những công trình xây dựng to cao đồ sộ sau cô cả một đoàn cán bộ già lão đi theo tháp tùng .Thật lực cười !!! !!! !!! ??? ??? ???.Thế rồi sau đó là...tắp lự đi vào cõi vô hư .Để lại tiêng "T...H...O...I "cho người đời dè bửu chê bai./.

    Trả lờiXóa
  17. Với hy vọng: Một mo cơm nắm với 02 quả cà với tấm lòng của người cộng sản, nhất định Việt nam do đảng cộng sản lãnh đạo sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì thế, Nguyễn phú Trọng đã điên cuồng đeo bám lấy lý tưởng - nhất quyết phải đi lên chủ nghĩa xã hội - để thực thi chính sách ngu dân, lừa phỉnh nhân dân, đưa hiến pháp ra sửa đổi , nhằm nắm bắt quan điểm, ý kiến của nhân dân...xem có ai có ý kiến khác không. Và ông Trọng đã quá lú lẩn khi có quá nhiều ý kiến của nhân dân không trùng ý đảng, từ đó ông vội chụp mủ, quy kết họ suy thoái , rồi nhanh chóng kết luận quan điểm sửa đổi hiến pháp bằng bài phát biểu tại hội nghị 7 của đảng cộng sản...Nghĩ mà thấy tội nghiệp cho ông Nguyễn phú Trọng . Quả thực ông đã quá lú lẩn khi cao giọng thuyết giảng CNXH tại CuBa để bà tổng thống Brasin khép cửa không cho vào. Tiếc thay gần 90 triệu dân nhưng chưa có một ai đủ bản lĩnh để đứng lên "dạy cho Nguyễn phú Trọng " một bài học!

    Trả lờiXóa
  18. Thời trước chính những phong trào thi đua ái quốc với động cơ trong sáng, chính những những "Tư tưởng ... yêu nước , yêu dân tộc , Anh hùng , mình vì mọi người ...vv .., sớm nhận lấy những thành tích thi đua nào cháu ngoan Bác Hồ , cá nhân tiên tiến , đoàn viên gương mẫu ..vv.." mới tạo những động lực cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất đất nước thành công đó ông ạ. Đó chả phải là liều thuốc độc như ông nói đâu. Mà nói thật, cái khái niệm 'Công bằng Bác ái' ông nêu ra cũng chả khác 'mình vì mọi người', cũng mơ hồ đối với người dân thường chứ chẳng cụ thể hơn đâu.

    Điều mấu chốt hiện nay không phải là 'Đức trị' mà là 'Pháp trị' với ý thức thượng tôn pháp luật mới có thể giúp đất nước phát triển. Mà đổi từ 'Đức trị' sang 'Pháp trị' thì mấu chốt vẫn là con người. Vậy nên đồng ý với tác giả Đoàn Văn Bồng là "CẦN LO SỬA NGƯỜI, ĐỔI MỚI NHÂN SỰ"

    Ngoài ra, cái thiếu nhất của người VN hiện nay là tinh thần dân tộc, dám hy sinh lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cho lợi ích quốc gia, dám nghĩ, dám làm cái lớn. Thế nên, TQ có tàu sân bay, tàu vũ trụ, trạm không gian, tự làm lấy các phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng của mình nhưng người VN vẫn chẳng có gì, vẫn là ăn sẵn, dùng các thiết bị nhập từ các nước thù địch mà không biết rằng an ninh quốc gia đang bị đe dọa vì điều đó.

    Trả lờiXóa
  19. Lê Nin chết sớm lên không hiểu bệnh hoạn của các nước nông nghiệp lạc hậu đòi tiến thẳng lên CNXH. Hôm nay Tôi xác nhận quá trình này là nhảy cẫng .Từ ngữ Việt Nam có ai hiểu nhảy cẫng là gì? và tất yếu là bệnh hoạn . Không thể thay đổi đạo đức con người bằng lý thuyết và tuyên truyền , con người mới XHCN cũng như người Đức thời Hít Le mà thôi .Phải có luật pháp và tư pháp độc lập mới đưa con người chưa đủ nhận thức và đạo đức vào khuôn khổ .Suy cho cùng vật chất quyết định , nếu không tạo ra sản phẩm cho xã hội , cứ tham nhũng và thiếu trách nhiệm ( Bệnh cố hữu của cái gọi là CNXH } thì mọi vấn đề sẽ bàn cãi mãi không xong.

    Trả lờiXóa