Trang BVB1

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

TƯ DUY CỦA ÔNG TRANH MÀU GÌ?


* MINH DIỆN
           BVB - Tôi cố tìm trên khuôn mặt tròn đầy như  trái mù u chín mọng một nét riêng, biểu lộ tinh hoa phát tiết hơn người, nhưng bất lực. Khuôn mặt ấy không có gì nổi trội, thậm chí còn kém khôi ngô hơn nhiều khuôn mặt mặt khác. Vậy mà không hiểu bằng cách nào ông có tấm bằng cử nhân?
            Đọc tóm tắt tiểu sử Tổng thanh tra Chinh phủ Huỳnh Phong Tranh, ai cũng phải  ngạc nhiên vì điều đó. Bản tóm  tắt tiểu sử ấy ghi: “Sinh ngày 12-1-1955/ Quê  quán Hậu Giang / Học vị cử nhân…”
               Kế đó thống kê quá trình công tác của ông, từ tháng 1 năm 1973, làm  cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Long Mỹ, Hậu Giang  cho tới khi được bổ nhiệm làm Tổng thanh tra Chính phủ. Đúng 40 năm, đảm nhiệm 13 chức,  từ thấp đến cao, sít sao, liên tục, không ngưng nghỉ ngày nào. Thử hỏi ông lấy thời gian đâu để học, để thi lấy tấm bằng cử nhân, dù chỉ là tại chức cho chiếu lệ!
            Nếu công bằng, và với tài phân biệt màu sắc của mình, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, phải để mắt tới những cái bằng tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân của đồng nghiệp và của chính mình, xem nó màu gỉ, và tệ nạn tham nhũng tới cỡ nào, thì ông lại chụp lên đầu những người dân đi khiếu nại, khiếu kiện về đất đai và tố cáo tham nhũng  cái gọi là  “màu sắc chính trị!”.
Nhưng thôi, chuyện đó dẹp qua một bên, bỏi bằng cấp thời nay là gì thì ai cũng biết cả rồi. Cái đáng nói nhất là quan điểm, trình độ, phương pháp xem xét và khả năng thực hiện chức danh, chức trách xứng với vị trí, tầm cỡ của mình.
            Nhớ lại gần hai năm trước, khi mới nhận trọng trách Tổng thanh tra Chính phủ, Huỳnh Phong Tranh bày tỏ quan điểm của mình: “Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc, chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn. Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tôi sẽ phát huy trách nhiệm, truyền thống của người tiền nhiệm. Đây cũng là nền tảng để tôi phấn đấu hơn nữa. Việc công khai thông tin với báo chí, tôi cũng sẽ thực hiện”.
           Ông Huỳnh Phong Tranh còn nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền!”.
            Quả thật chưa thấy vị Tổng thanh tra Chính phủ tiền nhiệm nào bày tỏ được quan điểm mạch lạc như ông Tranh. Đặc biệt nhất là quan điểm “bạn của dưới” (câu này ít ai nói, vì nó tối nghĩa về diễn đạt). Dưới ở đây tức là dân (hay ông chỉ giới hạn ‘bạn của dưới’ tức là Thanh tra Chính phủ với cấp bộ, ngành, tỉnh thành, địa phương, không hề có dân trong đó?). Đối tượng của  thanh tra, ở chế độ nào cũng vậy, là các cơ quan quyền lực, các tổ chức kinh tế, xã hội, còn tai mắt của  thanh tra là dân.  Quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh vừa biện chứng, vừa giàu tính nhân văn, lấy dân làm gốc!
              Nhưng đó là lời nói. Còn việc làm thì sao?
              Hơn hai năm qua, hình như Huỳnh Phong Tranh  chưa kết bạn được với “người dưới” nào, chưa tiếp dân buổi nào, và chưa đối thoại với dân lời nào,  nhưng, ngày 18-4-2013 vừa qua, trong cuộc họp bàn về nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại khiếu tố, ông tuyên bố: “Đối với các đoàn đông người, quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị...Thanh tra chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế!”.
                Khái niệm màu sắc vốn cụ thể, để phân biệt màu của vật chất dưới tác động của ánh sáng. Cái gọi là “màu sắc” mà ông Huỳnh Phong Tranh dùng, nó vượt ra khỏi phạm trù đó, mang ý nghĩa trìu tượng, vô hình, vô ảnh,nhưng lại đậm đặc tính cực đoan.
               Ai cũng biết tình hình khiếu kiện, tố cáo những năm vừa qua rất căng thẳng, và hơn 70%  các vụ khiếu kiện, tố cáo liên quan đến vấn đề  cấp đất,thu hồi đất,và  đền bù giải phóng mặt bằng. Hầu như tỉnh, thành phố nào cũng xảy ra khiếu kiện , tố cáo. Những vụ nổi cộm như Tiên Lãng, Văn Giang, Đông Triều, Hà Nam, Cần Thơ gây xôn xao  dư luận trong và ngoài nước.  Chỉ riêng quý I-2013, đã có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người, với thái độ  quyết liệt, căng cờ, biểu nghữ tập trung trước trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng, và Chính phủ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
              Nguyên nhân dân khiếu kiện, tố cáo  là do những  bất cập trong chính sách của đảng, nhà nước .
             Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nói thẳng: “Khi nhà nước làm không đúng, thì người ta nói lên ý kiến của người ta. Ở  các nước khác  đều như vậy. Thậm chí người ta biểu tình phản đối. Đó là quyền công dân của người ta !” .
               Thực tế ở nước ta, quyền  lợi chính đáng của người dân bị xâm phạm, thậm chí bị cướp đoạt vào tay bọn thoái hóa biến chất, đạo đức và lối sống bị băng hoại. Người dân, cả cán bộ đảng viên,  gửi đơn khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan đảng, nhà nước nhưng không được giải quyết đến nơi, đến chốn. Một bộ phận dân bị oan ức, bức xúc kéo nhau khiếu kiện, tố cáo  là chuyện thường tình.
               Thử hỏi ông Huỳnh Phong Tranh, tất cả  đơn từ, và  băng rôn, biểu ngữ  ở các cuộc khiếu kiện đông người, dù gay gắt như Văn Giang, Đông Triều,  Hà Nam, hoặc  ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội bây giờ, có câu chữ nào đụng chạm tới chính trị,  mà ông bảo “Mang màu sắc chính trị”?  Nếu ông chưa học, hoặc ông quên, người viết bài này xin nhắc để ông nhớ  cái khái niệm chính trị mà một chính khách như ông phải thuộc lòng: “Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, đảng phái, quốc gia xoay quanh một một vấn đề trọng tâm là giành giữ và sử dụng quyền lực nhà nước!”.
          Người dân không có mục tranh giành,và sử dụng quyền lực nhà nước, không âm mưu lật đổ ai, chỉ muốn giành miếng cơm manh áo và một bầu không khí tự do dân chủ,  mà ông chụp cái “màu sắc chính trị” lên  họ rồi ra lệnh cưỡng chế ư?
          Khi mới nhậm chức ông muốn là bạn dân, giờ ông ra lệnh còng tay dân!
          Ông đã đẩy dân sang phe đối lập rồi. Và như thế ông đã làm lợi cho các đối tượng mà thanh tra phải đối đầu! Ông đã quên lời mình nói, hay không thể vượt qua được sự cám dỗ mà ông đã từng hứa sẽ cố gắng vượt qua?
           Là một người dân nghe lời tuyên bố của ông vừa qua, tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Hình như lịch sử đang được lặp lại một cách  thô thiển hơn.
           Gần sáu mươi năm trước, chỉ vì muốn có một bầu không khí tự dân chủ như Hiến pháp quy định, mà nhóm Nhân văn-Giai phẩm đã bị những người cực đoan, tiêu biểu là Tố Hữu chụp cho cái  mũ  “màu sắc chính trị, chống đảng”. Tổ Hữu kết tội họ: “Chúng vu khống đảng ta là chủ nghĩa cộng sản phong kiến bóp nghẹt tự do, vu khống  những người cộng sản là khổng lồ không tim, chà đạp con người, xuyên tạc những quan hệ giai cấp trong xã hội... Trần Đức Thảo cố tạo thế đối lập giữa lãnh đạo kìm hãm tự do và quần chúng lao động đòi tự do. Tất cả những luận điệu của chúng rõ ràng không nhằm mục đích nào khác , là chống lại lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩ xã hội ... (Tố Hữu, báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Văn Nhân –Giai Phẩm , ngãy 4-6-1958).
             Chỉ vì cái  “màu sắc chính trị” vô hình vô ảnh ấy mà hàng trăm con người, trong đó có những trí thức,văn nghệ sỹ đầy tài năng, tâm huyết, như Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hữu Loan thân bại danh liệt, bị đày đọa  khốn cùng.
             Sáu mươi năm trôi qua, giờ đã đổi mới, thế thời đã khác, dân ta tưởng  được “tự do gấp vạn lần các nước tư bản” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, nào ngờ  ông  Tồng thanh tra Chính phủ vẫn mang bổn cũ ra soạn lại, và hăng hơn, lệnh cưỡng chế, đi lo xác minh, điều tra để …ngăn chặn, răn đe dân.
            Thực chất, khi nói đến chính trị thì nội hàm, ngoại diên của nó rất rộng và sâu sắc. Suy ra, người dân sống trong một nước có tự do, độc lập thì cái lớn nhất là được hưởng nhân quyền thực sự mạng tính dân chủ, có đất đai, tài sản, nhà cửa  để sinh sống; từ bát cơm, manh áo, phương tiện đi lại cho đến việc làm, rồi tờ báo để đọc, cuốn vở tập viết cho đến viên thuốc uống…đều là màu sắc chính trị. Nó phản ảnh rất cụ thể nền chính trị do đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền này lo cho người dân được những gì, lo đến đâu? Có xứng đáng là một nền chính trị mang danh “nhà nước của dân, do dân, vị dân” hay không? Khi dân khiếu nại, thậm chí tố cáo ông đảng viên này, ông lãnh đạo cấp này-chức kia tham nhũng, đống chí X,Y,Z... cướp đất của dân, làm mất dân chủ nghiêm trọng, làm sai đường lối chính sách của đảng, là đụng đến "màu sắc chính trị" hay sao?
             Màu sắc chỉ chân thực khi có ánh sáng trong suốt của một môi trường trong lành. Cái màu sắc chính trị mà Tổng thanh tra Chính phủ chụp lên đầu dân xem ra rất thiếu ánh sáng đổi mới, là sản phẩm của một trí tuệ không minh mẫn, mà hình như sắc thái gương mặt ông cũng nói lên điều đó!  Từ khi nghe ông Chánh thanh tra Chính phủ phát biểu như vậy, tôi phải bóp đầu suy nghĩ và phải tự dằn nén cố mà bình tâm luận giải để khỏi bị tẩu hỏa nhập ma. Màu sắc chính trị của ông Tranh là gì? Chẳng lẽ dân mặc áo đỏ, đem cờ, biểu ngữ đỏ rực, chữ vàng, màu truyền thống cách mạng, màu cờ sao rất tự hào của đảng, của chế độ này là “màu sắc chính trị”? Dân còn tin chế độ này mới đem màu cờ đỏ đi đấu tranh đòi công bằng và quyền lợi chính đáng. Vậy mà ông Nguyến Thế Thảo, Chủ tịch UBND T.p Hà Nội nói: “Màu đỏ làm xấu bộ mặt Thủ đô”. Còn nay ông Tranh nói “màu sắc chính trị”, chẳng lẽ các ông sợ cả lời trong bài quốc ca: “Cờ in máu chiến thắng mạng hồn nước…”? Câu nói của ông một nửa chính trị, một nửa lấp lửng màu mè, không ra văn hoa mà cũng không phải hình tượng. Chẳng hiểu tư duy của ông màu gì?
M.D
-------------------
(Nhận bài từ tác giả gửi đến BVB)

32 nhận xét:

  1. [trích]
    Dân còn tin chế độ này mới đem màu cờ đỏ đi đấu tranh đòi công bằng và quyền lợi chính đáng. Vậy mà ông Nguyến Thế Thảo, Chủ tịch UBND T.p Hà Nội nói: “Màu đỏ làm xấu bộ mặt Thủ đô”. Còn nay ông Tranh nói “màu sắc chính trị”, ... Chẳng hiểu tư duy của ông màu gì?
    [hết trích]
    Tư duy của ông ta màu đen xì xì !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nay được nghe phát biểu của ông Tổng thanh tra Chính Phủ họ Huỳnh ta đã buồn càng buồn thêm. Cán bộ cứ như thế này đâu còn chỗ của Đảng đứng trong lòng dân !

      Xóa
  2. ba lưỡi bò chinalúc 16:52 26 tháng 4, 2013

    Mai đây dân chúng tố cáo côn đồ xã hội đen và tham nhũng .
    Chắc ổng cũng cài vô "vi phạm" màu sắc ... các chị ???

    Trả lờiXóa
  3. Dân Oan Mất Ruộnglúc 17:08 26 tháng 4, 2013

    Cùng với "tuyên ngôn" của Nguyễn Phú Trọng :"khiếu kiên đông người là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, cần xử lý", Huỳnh Phong Tranh cũng lớn giọng tương tự.
    Cái thể chế này bây giờ bị dẫn dắt bởi mấy thằng điên như Hitle?
    Xin lỗi quý vị, không thể nén văng tục: Đù má nó! Chó thế là cùng. Sao dân VN mình đớn hèn đến vậy, cứ cam chịu. Mong một ngày vùng lên, trút hờn căm bao năm vào lũ gian tham, ngu độn, bạc ác.
    Để giành quyền lực, chúng nó lợi dụng tài lực, xương máu nhân dân, treo khẩu hiệu "người cày có ruộng". Giờ ngồi tót ngôi cao, quyền lực làm chúng tha hóa. Chúng cướp đất của dân, hiện nguyên hình lũ tư bản đỏ (dùng chữ "tư bản" ở đây, sợ bọn tư bản nó kiện, vì tư bản làm giàu từ SXKD, không dễ cướp đoạt như quan chức VN), ỉa trên đầu nhân dân.
    Nhân dân muốn ăn gan, cắn cổ chúng nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HAY ! Tôi đang dịnh nói thì Bác đã nói hộ rồi . không thể thêm , bớt từ nào

      Xóa
    2. Một bài viết HAY của MINH DIỆN . Xin cảm ơn BÁC . cái hình của HPT bác chọn rất đắt nó làm tôi liên tưởng đến "TỔNG NÔNG " họ giống nhau ở " Răng chắc .....Bền " ngoài ra chẳng có gì , toàn láo toét hết

      Xóa
    3. Ông bà nói về già mà răng còn chắc chỉ có ăn hết của con cháu, để bọn chúng khổ sở.

      Xóa
  4. Từ khi ông Tranh này phát ngôn tiền hậu bất nhất trong vụ Vinashin khi trả lời trước quốc hội mình đã thấy khinh thường ông này.Nay lại nghe ông phát ngôn sặc mùi cường quyền thấy càng căm ghét ông thêm nữa
    Bọn này người dân nai lưng ra lao động để nuôi chúng ăn trên ngồi trốc hưởng vinh hoa phú quý mà ̣̣đối xử với dân như vậy mà người dân phải chịu ngồi yên không móc cổ chúng xuống được,tức quá

    Trả lờiXóa
  5. Bác Huỳnh Phong Tranh khát máu phết, Bác ít học nên cái dũng nó lấn cái nhân cái trí là phải. Nếu ai, lực lượng nào cướp phá nhà bác Tranh thì bác Tranh làm thế nào? Chắc cái dũng phi nhân phi trí của ông mạnh ghê gớm nhỉ? Màu da bác và màu nghĩ của bác ra răng ?

    Trả lờiXóa
  6. Trong tháng 3 vừa qua,chỉ vì phải trả tiền điện cao hơn các tháng trong năm,
    người dân Bulgaria đã xuống đường biểu tình,phản đối và đòi điều tra lý do vì
    sao giá điện lại tăng bất thường.Đã có đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình,3 người tự thiêu để phản đối.Chính phủ cùa thủ tướng Bôykô Bôrisôv từ chức.Nhân dân không có"MÀU SẮC":Các ông không làm được chúng tôi bầu người khác!Ngày 12 tháng 5 tới Bulgaria sẽ có cuộc bầu cử mới.

    Trả lờiXóa
  7. Sau lời phát biểu : " phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm." Ông HPT còn mặt mũi nào để gặp nhân dân HẬU GIANG và nhân dân VIỆT NAM !

    Trả lờiXóa
  8. Xin trả lời : Tư duy của ông Tranh hiện nay là màu xám, vài tháng nữa là màu đen. Xin góp ý với anh Minh Diện : sau 30/4/1975 chánh quyền mới , thì các cấp gọi là Ủy Ban Quân Quản, đến khoãng tháng 8/9 mới gọi là Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng, tháng 1/1973 chưa có chức danh nầy . Thân .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toi chep dung tung chu trong tieu su cua ong Huynh Phong Thanh khong dam chep sai so ong ta thanh tra minh thi chet anh a.(MD)

      Xóa
    2. Nếu là như thế, tôi đảm bảo ông Tranh khai trật rồi đấy, lúc ấy miềm Nam chưa giải phóng , làm gì có Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng .

      Xóa
    3. Lạ gì bầy lũ hám danh
      Để cho loại Huỷnh Phòng Tranh dạy đời

      Xóa
    4. Huỳnh Phòng Tranh và “nhóm lợi ích” đang chơi trò “Cá mè đè cá chép” đấy mà. Chẳng có hay đẹp gì!

      Xóa
  9. Baì viết quá hay , thâm thúy , sâu sắc . Hợp lòng dân .

    Trả lờiXóa
  10. Ủng hộ bài viết của MD. Buồn! Vì ông Tranh đang "uốn lưỡi cú diều". Buồn! Vì đất HẬU GIANG lại có con người như thế?!

    Trả lờiXóa
  11. Baì viết quá hayHợp lòng dân

    Trả lờiXóa
  12. Tư duy của ông ấy màu gì mà bác không nhận được ra ư ? Nó cũng có màu tư duy của các quan lớn đâng cai trị dân ta thôi ! Màu đất và biến thành màu Đô la xanh. Đó là hai màu cơ bản của tư duy hiện đại đấy !

    Trả lờiXóa
  13. Nước da tái mét.

    Trả lờiXóa
  14. Việc của ông này là phải thanh tra xem "tại sao dân khiếu kiện- họ kiện thế đúng hay sai luật?" . Nhưng ông lại "lệnh" phải trấn áp ...thế này đúng là loạn rồi.

    Trả lờiXóa
  15. Tiên sư phường rá ao túi cơm, điêu toa, đổi trăng thành đen đến thế là cùng.

    Trả lờiXóa
  16. Huỳnh Phong Tranh đâu phải tầm cỡ đối đáp với một nhà báo cỡ èng èng?
    Cần gì nhà báo cỡ bự - như bác Minh Diện - phải lên tiếng?.

    Chó dữ cứ sủa. Đoàn người cứ tiến

    Trả lờiXóa
  17. Theo cháu thì có lẽ CP phải thanh tra lại xem ông Huỳnh Tranh này đã thực thi đúng nhiệm vụ được giao chưa. Vì qua phát biểu của ổng, cháu thấy ông ấy đang làm nhiệm vụ của công an. Nói chung là đau lòng bởi một lũ quan tham hổ lốn, trâng tráo và vô liêm sỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, Thanh tra công an nháo nhào / Tất cả nhảy vào móc túi dân đen.

      Xóa
  18. Làm thanh tra mà bênh che cho tham nhũng, vào hùa, tạo thế thuận tung hoành thuận cho lũ mọt nước, hại dân thì đâu phải thanh tra của Nhà nước cách mạng? Dân khổ, oan ức ngày càng nhiều, oán hận ngày càng gia tăng là do thanh tra kiểu này!

    Trả lờiXóa
  19. Màu của HPT là màu ĐỎ máu của dân và màu XANH dola đầy túi của bè lũ tham ô đang cầm quyền, đè đầu cưỡi cổ dân đen

    Trả lờiXóa
  20. Lạ gì "Phong" cách sai nha
    Làm cho tan nát chẳng qua vì tiền, tiền...
    ( Cho con xin phép cụ Nguyễn Du)

    Trả lờiXóa
  21. Xét về tư duy, trình độ học vấn và những việc làm của Tổng Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua thì Huỳnh Phong Tranh rất xứng đáng gọi là "thằng".

    Trả lờiXóa
  22. có nghe phát biểu của mấy ông này tôi mới hiểu tại sao đất nước này nhiều chiến tranh đến thế. dân mình sao lại khổ thế. vì một lũ quan học lực quá tấp như vây.có gì đâu quan tham làm khổ dân dan đi khiếu kiện quan tham đàn áp. dân oan uất ức khởi nghĩa chống lại.đến lúc sắp lật đổ chế độ thối nát. bọn cơ hội nhẩy vào nắm lấy thành quả. cứ như vây lịch sử mấy ngàn năm cứ lặp đi lặp lại. bọn ngoại bang lợi dụng cơ hội nhẩy vào lấn lấy một ít. có thế vậy mà ông tranh không hiểu ông biết tài đưc của ông không sứng đáng ngồi vào chức đó mà ông dám ngồi vào để làm hại dân hại nước. tội của ông ba đời con cháu không trả được ông có biêt không, tôi nhìn mặt ông .tôi thấy mà koo xa đâu.

    Trả lờiXóa