*
MINH DIỆN
BVB - Hôm kia một người bạn ở Sydney , Úc, gửi Email cho tôi: “ Ông Lê Đông mất rồi. Trước lúc nhắm
mắt, ông ấy muốn tro cốt của mình được
đưa về chôn tại làng Đồng Mùa”.
Tôi cảm thấy thương hại ông Đông. Lần cuối
cùng ông muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn không biết có được toại nguyện?
Lê Đông là người bà con với một đồng nghiệp của tôi ở báo Tiền Phong. Năm 2009, khi tôi sangSydney ,
Lê Đông tự lái xe đón tôi ở sân bay, chở
tôi về Cabramatta, một khu phố có nhiều
người Việt sinh sống ở Sydney .
Sau bữa cơm chiều, ông dẫn tôi đi xem nhà hát Opera , cầu cảng Harbour Bridge
và một vài cảnh đẹp, rồi tới quảng
trường Tòa thị chính , xem buổi nhạc hội của thổ dân.
Lê Đông là người bà con với một đồng nghiệp của tôi ở báo Tiền Phong. Năm 2009, khi tôi sang
Giữa khu phố trung tâm, dưới những tòa nhà hiện đại, thổ dân dựng lều bạt, đốt lửa trên quảng trường. Và trong ánh hoàng hôn , những người đàn ông, đàn bà, trẻ già mặc áo
quần sặc sỡ, đội mũ lông trĩ, nhảy múa bên ánh lửa
bập bùng. Họ hát vang những bài ca trữ
tình ca ngợi sự sống nảy mầm từ đá và cát ở miền Tây sa mạc Greet Victoria .
Lê Đông nhìn đăm đuối , như muốn hóa thân vào cuộc vui cùng
những người thổ dân đang ca múa. Lúc quay về, ông nói với tôi:
- Những thổ dân
thường tụ tập như vậy để nhắc nhở nhau nhớ nguồn gốc của mình ! Nhìn họ
mỉnh càng nhớ quê hương.
Buổi tối hôm ấy, Lê Đông và tôi cùng mấy người
bạn ngổi quanh chiếc bàn tròn, trong mái vòm lợp kính, trên sân thượng, nhìn trời đêm mênh mông, rực
rỡ, huyền ảo trên thành phố Sidney . Gió biển phóng khoáng
tràn vào lồng lộng, khiến chúng
tôi nhớ Đà Nẵng, Nha Trang , Mũi Né của Việt Nam . Và thế là mấy anh em đồng
hương , vừa nhâm nhi ly rượu vang đỏ của
Sydney , vừa nói chuyện quê nhà. Ông Lê Đông
tâm sự, dù đã hơn sáu mươi năm xa quê và
hơn ba mươi năm xa Tổ Quốc, ông vẫn
nhớ
làng Đồng Mùa, bên dòng sông Châu
Giang, huyện Bình Lục , Hà Nam , là nơi
ông sinh ra và lớn lên. Tôi chưa thấy ai nhớ rành rọt như ông. Những đường nét
và đặc trưng của cái làng Đồng Mùa mà tôi chưa một lần đặt chân tới , được ông
tả chi li như ngồi trước một bản sơ đồ.
Lê Đông kể:
- Quê tôi có con đường sỏi chạy giữa làng , rồi chạy qua cánh đồng, ra thị trấn Vĩnh Trụ. Đứng trên đường làng, nhìn hai bờ sông
Châu Giang, lũy tre um tùm. Thình thoảng từng đàn cò trắng về đậu trắng ngọn tre. Bên sông có những đầm sen rộng hàng chục mẫu.
Mùa thu sen trổ bông , từng đàn vịt trời,
le le bơi lội, ban đêm vang tiếng chim bìm bịp hòa với tiếng chim cuốc , nghe nao lòng. Tôi
còn nhớ hai câu thơ của Nguyễn Bính : “ Con chim nhỏ cũng mang hồn đất nước! Tiếng
cuốc kêu nhỏ máu những đêm ròng!”
Lê
Đông lắc lư mái đầu bạc trắng, ngâm hai câu thơ, mắt nhìn xa xăm. Khuôn mặt ông
nặng trĩu nỗi buồn. Một lúc sau ông kể
tiếp:
- Tôi nhớ những mùa mưa lũ tháng bảy,
tháng tám, cá chép, cá trôi từ sông Châu Giang, từ đầm sen vượt lên đồng đẻ trứng. Chúng quẫy đạp vùng vẫy bì bõm trong những ruộng
lúa phơi màu. Bọn trẻ chúng tôi soi
đèn, mang nơm ra chụp, được những con chép vàng
ươm , bụng đầy trứng. Mùa cá đẻ,
chợ Đồng Mùa có phiên cá chép, cá trôi đầy sạp không có người mua. Tháng 12, sen trong đầm tàn, cá rút xuống đầm. Bấy giờ trên cánh đồng những ruộng cà, ruộng bí, rau diếp, su hào, bắp cải lên xanh ngút ngát. Những giàn mướp bằng tre bắt chéo
như mái nhà , dây mướp phủ xanh , lốm đốm hoa , những ruộng
cải ngồng trổ bông vàng rực, từng đàn bướm bay lượn dập dờn. Dưới sông bầy trẻ
con bơi lội, những cô gái làng gánh nước, phất phơ dây yếm trắng ...
Ông Lê Đông uống một ngụm vang đỏ, và lại lắc
lư cái đầu bạc, hồi tưởng lại ngày gia đình ông rời làng Đồng Mùa di cư vào Nam . Cuộc
di cư ấy diễn ra suốt hơn 300 ngày, sau hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và
Pháp, tạm thời chia Việt Nam thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Dòng người từ Nam
tập kết ra Bắc, ngược dòng người từ Bắc di cư vào Nam . Có người mỉa mai, gọi đó là “ Một cuộc bỏ phiếu
bằng chân” với 140.000 người từ Nam ra Bắc, theo cộng sản và hơn
1.000.000 người theo chế độ cộng hòa, từ Bắc vào Nam!
Gia đình Lê Đông bỏ lại ngôi nhà ngói năm gian tường
hoa sân gạch, và tất cả ruộng vườn, tài
sản tạo lập được từ bao đời, bỏ cả mồ mả ông bà tổ tiên , gồng gánh bồng bế
nhau, qua Nam Định, Thái Bình xuống Hải
Phòng hòa vào dòng người di cư. Ông Đông
kể:
- Bố tôi năm ấy mới bốn mươi tuổi, mẹ tôi ba mươi tám. Ông nội tôi mới mất, bà nội tôi bảy mươi đang
bệnh , bố tôi cõng trên lưng. Mẹ tôi gánh một bên đứa em út ba tuổi, một bên chiếc thúng đựng quần áo, chăn mển.
Tôi đeo ruột tượng gạo và dắt đứa em gái kế tôi mới 13 tuổi. Chúng tôi đi ban đêm,
len lỏi qua làng xóm vắng để tránh những
chốt gác của chính quyền, vì họ tìm mọi
cách ngăn lại, không cho xuống Hải Phòng.
Một buổi chiều
bà nội tôi trở bệnh, ho rũ rượi rồi ngất đi. Bố tôi cõng bà chạy vào
ngôi nhà thờ ven đường 10. Ngôi nhà thờ đã bị tàn phá trong chiến tranh , tháp chuông
đổ, mái ngói xô dạt, tượng Đức Mẹ đồng trinh gãy một cánh tay, tượng Đức chúa Jesus dầu đội
vành gai , trên mình đầy vết thương còn mới do dạn súng trường và mảnh bom. Trời
mưa tầm tã. Mưa quất vào cành cây rào rào, tuôn chảy dọc cây thánh giá, trên tượng Đức Mẹ
đồng trinh và tượng Chúa Jesus. Tôi có cảm giác như Đức Mẹ đang khóc và thân thể
Chúa Jesus đang rỉ máu. Chúng tôi quỳ dưới
chân Chúa Jesus . Bố tôi cất tiếng cầu nguyện:
- Đức Jesus hằng tôn! Sao người nỡ bỏ chúng con !
Tôi ngước mắt nhìn lên, mắt nhòa
lệ, thấy Đức Mẹ dang cánh tay còn lại ra
đỡ chúng tôi, và Chúa Jesus nhìn
vào nơi sâu thẳm.
Bà nội tôi dần tình lại , chúng
tôi lại lên đường. Mấy ngày sau tới Hải Phòng . Chúng tôi cùng hàng trăm người được dồn xuống một chiếc Landing ship, Tank,
người ta gọi là tàu há mồm, như một đàn cừu, vượt biển vào Nam . Những đám
mây đen cuồn cuộn, âm u bao phủ con tàu cũ kỹ. Nỗi thất vọng nấc lên trong tiếng gió rít, tiếng
sóng biển thét gào. Trong lòng con tàu,
những dòng nước mắt tuôn chảy như
mưa và tiếng than khóc như muốn át cả tiếng sóng gió. Nhưng ,khi người phụ
trách hỏi ai muốn quay về thì không ai
muốn quay về .
Bấy giờ miền Bắc đã hòa bình, cuộc
sống như Tố Hữu ca ngợi, là “ thiên đường
của các con tôi!” sao người dân như gia
đình ông Đông lại bỏ vào Nam? Cuộc ra đi giằng xé nát lòng ấy đã khiến nhà thơ Trần Dần thảng thốt, và ông nghi ngờ
“Hỏi bạn đi Nam
Thiếu gì ư
sao chẳng nói thật thà?
Chỉ là
Thiều quả
tim khối óc!”
Rồi chính Trần Dần lại phải thốt
lên đau đớn, khi nhận ra:
“Họ vẫn đi.
Nhưng sao
bước rã rời?
Sao họ
khóc?
Họ có gì
thất vọng?
Đất níu
chân đi!
Gió cản áo quay về!
Xa đất Bắc
tưởng như rời cõi sống!”
Ông Lê Đông kể:
- Gia đình tôi vào nam, mang theo nghề mộc . Bố tôi
lập một xường mộc nhỏ ở Phú Lâm
kiềm kế sanh nhai. Năm tháng qua đi, xưởng mộc lớn dần, trở thành một nhà máy cưa
và kinh doanh gỗ. Bố tôi lấy tên dòng sông Châu Giang đặt tên cho nhà máy và chọn những người cùng quê vào làm việc. Tôi học
đại học Văn khoa Sài Gòn , tốt nghiệp , làm cho tờ báo Làng Văn một thời gian ,rồi ở nhà giúp bố
tôi quản lý nhà máy. Cô em gái học ngành y, ra trường làm bác sỹ , lấy chồng
là một thiếu tá không quân, còn đứa em
út trở thành trung úy quân đội Việt Nam cộng hòa...
Những
ngày cuối tháng 4-1975, gia đình ông Đông nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt, giữa ở và đi. Người con rể thiếu tá không quân
dứt khoát chọn con đường di tản, còn bố mẹ
Lê Đông dứt khoát ở lại. Con rể nói:
- Khi Việt cộng vào thành phố
sẽ xảy ra tắm máu!
Ông bố Lê Đông dứt khoát:
- Đời bố đã một lần bỏ quê
cha đất tổ ra đi, giờ lại chạy trốn một
lần nữa hay sao? Không, bố không di tản! Chết tao cũng không sợ!
Nhưng có thứ còn đáng sợ hơn
cái chết! Và ông Lê Đạt, bố Lê Đông , một lần nữa phải chạy trốn khỏi xứ sở.
Đó là một đêm cuối năm, năm
1979, trên bãi sú vẹt Vũng Tàu. Lê Đông
cùng vợ con và bố mẹ lóp ngóp bò lết trên sình lầy ra con tàu neo đậu trong một hẻm núi.
Chung quanh họ hàng trăm người cùng trườn
lết. Đám người chạy trốn đen thẫm, từ từ
trôi như một dòng bùn. Những tiếng kêu rên khe khẽ não nề. Gió lạnh rít cồn
cào, khí trời nồng nặc mùi bùn.
Ông Lê Đạt đã ngoài sáu
mươi tuồi , khóc nấc như một đứa trẻ khi cố dìu vợ vượt qua một đoạn sình lầy.
Lần trước ông chạy trốn bỏ lại ngôi nhà, vài mẫu ruộng, lần này ông chạy
trốn, sau khi bị tước đoạt toàn bộ số
tài sản gấp ngàn lần trước.
Đó là Nhà máy cưa Châu Giang
của gia đình ông. Từ một xường mộc hơn
chục mét vuông, sau hai mươi năm ông đã mở
mang thành một nhà máy đồ gỗ xuất khầu năm ngàn mét vuông nhà xưởng, hàng chục máy cưa, máy xẻ, máy khoan, máy bào , máy tiện
hiện đại, một bãi gỗ bên bờ sông Đồng
Nai, hàng chục xe chuyên dùng, bảo đảm
công ăn việc làm cho hơn ba trăm công nhân.
Ông còn nhớ
ngày Sài Gòn mới giải phóng , ông
đã vui mừng tiếp đón những sỹ quan quân
giải phóng đến thăm nhà máy và trao cho ông tờ giấy xác nhận có công đóng góp
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù bàn thân ông không đòi hỏi.
Chuyện ấy bắt đầu từ năm 1969, khi ông trúng thầu khai thác gỗ ở khu rừng Mỏ vẹt, giáp biên giới Campuchia, một vùng “da beo” giữa quân giải phóng và quân
đội Việt Nam cộng hòa. Những cánh rừng khộp, rừng buông, bằng lăng bạt ngàn, không phân biệt
ranh giới của mỗi bên.
Trong thời gian khai thác gỗ ở
khu rừng đó, tình cờ ông đã gặp Bảy Mến, chỉ huy một đơn vị công binh, làm nhiệm vụ mở đường, bắc cầu, tháo gỡ bom mìn. Tình cảm giữa ông và những
người lính quân giải phóng mỗi ngày một thân mật. Mỗi lần vào rừng khai thác gỗ ông lại cho những người tin cẩn mang theo cưa máy,
đinh, rìu búa, khoan, đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh cho đơn vị Bảy Mến. Thỉnh thoảng ông trực tiếp mang heo quay, bê thui vào cúng
rừng và tổ chức liên hoan với anh em.
Bảy Mến
và những chiến sỹ quân giải phóng ngày ấy,
cũng là một động lực khiến ông không di tản cùng người con rể. Khi Bày Mến và
những sĩ quan chỉ huy đến thăm sau ngày giải phóng, động viên ông phát triển sản xuất góp phần xây
dựng đất nước , ông rất mừng.
Gần ba năm trời, ông đã cố gắng
hòa mình vào cuộc sống mới. Ông hiến bớt một số cừa hàng đồ gỗ cho chính quyền
lấy mặt bằng mở hợp tác xã mua bán. Ngôi
biệt thự ở trung tâm quận, ông tặng làm
nhà văn hóa thiếu nhi. Chiếc xe Merceder ông cũng hiến cho nhà nước. Ông không
đi nhà hàng mỗi buổi chiều thứ bảy như
trước giải phóng, mà ăn cơm độn mì, bo
bo, chung cái đói khổ với người dân. Ông tưởng chế độ mới đã chấp nhận ông, để
ông tồn tại với niềm tự hào là một doanh nhân thành đạt từ hai bàn tay trắng, một
ngày nào đó ông ngẩng cao đầu trở về làng
Đồng Mùa bên bờ sông Châu Giang, nơi ông lầm lũi bò ra đi hơn hai mươi
năm trước.
Nhưng ông đã thất vọng. Thất vọng đau đớn gấp ngàn lần hai mươi năm
trước, bởi ngày đó ông còn trẻ, còn hy vọng làm lại từ đầu.
Buổi sáng hôm ấy, khi nghe đọc quyết định tịch
thu toàn bộ nhà máy, phong tỏa tài sải ngân hàng, và lập danh sách đưa gia đình
mình đi kinh tế mới, ông đã nói với Lê
Đông:
- Phải ra đi thôi! Ở đây chết
không nhắm mắt được!
Lê Đông kể tiếp:
- Đêm ấy
chúng tôi bò ra được bờ biền, rồi từng người bám vào phao cao su bơi ra tàu. Nước
mặn tê buốt như có người cầm chiếc bàn chải sắt chà lên da thịt. Một cháu bé bị chết cóng hay vì sặc
nước , người mẹ thả trôi theo đòng nước.
Tiếng khóc của chị bị sóng gió át đi.
Con
tàu đánh cả được người ta cải tạo làm thuyền chở người vượt biên . Không ai biết
chính xác bao nhiêu người được nhồi nhét xuống con tàu cũ kỹ, và người tài công
chỉ có duy nhất một chiếc la bàn để đưa nó ra khơi. Thôi thì phó thác số mệnh cho biển trời !
Đêm đen giăng màn tang tóc. Gió cồn cào .
Sóng biển lớp lớp xô đẩy, gầm thét . Con tàu trồi lên thụp xuống. Người say
sóng rên la , nôn mửa chán rồi nằm quắt queo như xác chết.
Và điều mọi người linh tính đã xảy ra, con
tàu bị lạc hướng giữa biển khơi. Một ngày, hai ngày rồi năm ngày. May mắn biển
không dông bão, nhưng nước ngọt cạn dần rồi hết. Cái khát hành hạ mọi người. Bố
mẹ tôi, hai đứa con tôi cũng như hàng chục người già, con trẻ kiệt sức, ngất lịm.
Trong giờ phút khốn cùng ấy, những người còn chút sức lực cố bò lên boong tàu, quỳ xuống chắp tay, ngửa mặt lên
trời. Người cầu Đức Mẹ, người cầu Quan Âm Bồ Tát.
Bỗng một đám mây kéo đến và một
trận mưa ào ạt trút xuống con tàu. Chúng tôi há miệng hớp lấy từng giọt nước ngọt
như dòng sữa mẹ. Cảm ơn Đức Mẹ lòng lành và Quan Âm Bồ Tát đã cứu chúng con!
Mưa tạnh, một chiếc tàu Hải quân Philipines
phát hiện, đưa con tàu vượt biên của chúng tôi vào đảo Babudong. Năm tháng sau
gia đình tôi được định cư ở Úc.
Tôi hỏi ông Lê Đông:
- Cụ Lê Đạt mất lâu chưa ?
- Bố mẹ tôi mất cách đây mười
năm. Hai bình tro cốt tôi vẫn đề trên bàn thờ, chờ ngày mang về mai táng ở Đồng
Mùa theo di chúc của bố tôi.
Bố mẹ ông Lê Đông chưa về. Và bây giờ ông ra đi với niềm mơ ước đó. Ôi nỗi
đau của những người phải chạy trốn khỏi quê hương!
Một sai lầm ngun dốt của chúng ta thời kỳ đánh cái gọi là tư sản mại bản mà Lê Duẩn và Đỗ Mười đứng đầu. Tại sao Đảng có nhiều sai lầm đến thế. Hậu họa muôn đời không sửa hết, cứ ôm khư khư sự giáo điều như bác Tổng Trọng bây giờ. Buồn ơi...
Trả lờiXóaTư sản đỏ bây giờ tài sản gấp trăm, gấp nghìn lần tư sản ngày xưa, có thấy ai đánh đâu?
XóaBài viết cảm động lắm...Bao giờ mới hết cảnh chạy trốn? Bao giờ mới hết cảnh huynh đệ tương tàn...Cũng là con Lạc Cháu Hồng mà sao người ta cứ tìm mọi cách để hại nhau...Diệt nhau? Vì ngoại xâm hay do nội xâm?
Trả lờiXóaCâu chuyện thật xúc động!Cảm ơn MD và BVB!
Trả lờiXóaSai lầm và tội ác của bọn chúng quá lớn, hại muôn dân, lòng người oán hận, li tán! Thế mà,chúng vẫn ngạo luôn ngạo mạn vỗ ngực ta đây đỉnh cao trí tuệ?!
Và những "Lý Mỹ" nữa.
Trả lờiXóaAnh Minh Diện này có tài "dựng" chuyện, chuyện của anh cứ xuyên suốt "chiều dài lịch sử", đọc nghe rất hay và "như thật"! Thật không vậy ta?
Trả lờiXóaÔng Lê Đông là người bà con bên vợ của ông Đinh Văn Nam, cố Tổng biên tập báo Tiền Phong, đồng hương với tôi. Tôi đã gặp Lê Đông ở Kramatta Sydney 2009. Tôi không bịa chuyện đâu. Làm như vậy chả để làm gì. Từ những tư liệu thực, người thực qua hình thức thể hiện có nét văn học, kể lại một câu chuyện nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương, muốn nói: Chúng ta cùng là người Việt nên sống rộng lòng với nhau hơn.
XóaKể ra những người đặt câu hỏi như Thu Vân đây cũng hay thật. Không biết gì về những gì đẫ xảy ra hay làm ra vẻ ngây thơ?
XóaLại một dư luận viên có chức năng gây nhiễu thông tin. Tởm
Xóagởi : ngochuyenvu : Anh hỏi tôi. tôi biết hỏi ai ?
Trả lờiXóaCó gì bất công và vô lý bằng việc hàng triệu người gian khổ, hy sinh, chết oan, bị tước đoạt, đất nước bị kéo lùi nhiều thập kỷ... chỉ vì một nhúm người giáo điều ngu độn và bất nhân lèo lái?
Trả lờiXóaÔi, chủ nghĩa cộng sản!
Trả lờiXóaNguyền rủa cái CNCS! Nó dần đưa cả dân tộc xuống hố!
Trả lờiXóaCó một ông Tổng giám đốc, không dại bỏ tiền túi, lấy tiền Công ty nghe nói hết trên 5 tỉ, bay ra Hà Nội nhiều chuyến, gặt về được cái Anh hùng Lao động. Tưởng lên Thứ trưởng, ai ngờ vẫn vê hưu. Cay đắng, nay ông ta bộc lộ: "Cái tờ giấy anh hùng có được tích sự gì đâu. Nếu có chuyện gì cần "đốt phong long", tờ báo cũ còn đốt được, còn tờ chứng nhận anh hùng chỉ bằng hai bàn tay, không đủ đốt phong long. Đành bỏ nằm mốc trong tủ!" He...he...đời trớ trêu và buồn cười quá!.
Trả lờiXóaCay đắng nhất là phải sống nơi đất khách quê người !
Trả lờiXóaVà càng cay đắng đây chính là cảnh hàng triệu người Việt phải lâm vào !
Cay đắng là họ hay bị sủa là phản động !
Cay đắng là trong đó có rất nhiều người từ miền Bắc VN !
Bài viết rất hay nhưng có một lỗi kỹ thuật nhỏ bác Bồng a, Cabramatta (chứ không phải Kramatta) là nơi có nhiều người Việt sinh sống ở Sydney (chứ không phải Sidney)
Trả lờiXóaHãy đọc lại tiểu thuyết NHỮNG KHOẢNG CÁCH CÒN LẠI và bộ phim XA và GẦN của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn : công của nhà văn nầy rất lớn đấy.
Trả lờiXóaĐọc thấy rất lâm ly nhưng chuyện đã quá xa rồi. Bây giờ cá nhà tư sản được tôn vinh, đã có ngày doanh nhân VN, người ta công khai khoe giàu có trên báo chí, khoe nhà đẹp, xe sang, người ta chễm trệ ngồi trên quốc hội, nay mai có thể vô cả trung ương đảng nữa, thời thế đã thay đổi đến chóng mặt mà ông Minh Diện cứ cố công moi móc đống rá cũ để kiếm chút chai chè đồng nát ư, Sao Minh Diện cứ thở ra là sặc mùi uất hận, cay cú thế?
Trả lờiXóaVâng thưa ông, giờ người ta không nói đánh tư sản nữa nhưng người ta làm cho những người làm ăn chân chính khốn khổ còn các nhà tư bản đỏ thì no căng. Ông có biết bao nhiêu doanh nghiệp đang chết dỡ sống dỡ, biết dân Việt Nam có bao nhiêu người đang cố gắng chỉ lo có được ngày có chút cơm vào bụng để tồn tại không? Chuyện đánh tư sản là một trong những tội ác và đã là tội ác, kẻ gây tội ác phải bị trừng trị. Không có chuyện anh gây bao khổ đau cho đất nước này rồi sụt sùi mấy giọt nước mắt cá sấu là xong đâu
XóaÔng này chẳng biện chứng gì hết. Cuộc đời luôn hiện diện ở 3 thì: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai.
XóaHãy hỏi nông dân thời thế có đổi thay không? Họ sẽ nói: "Tớ vẫn phải chổng mông cấy lúa bằng tay như mấy ngàn năm trước!"
Bác Diện viết rát hay ,lâm ly.
Trả lờiXóaĐánh tư sản miền nam là sai lâm rất lớn của đcs việt nam. thời đó do ông đỗ mườiphụ trách.
Bác diện có biết ong Đỗ Mười ăn cái gì,uống thuôc gì mà sông dai thế, nghe đâu năm 92tuỏi vân đẻ đứa con nữa phả không?Nếu Bác biêt thì noi giùm cho nhâu nghe.Càm ơn BÁC nhiều.
Thu Vân là con hoặc là cháu của Đỗ mười thì phải? Sai lầm và tội ác ngày càng nhiều chẳng ai còn lạ.
Trả lờiXóaPhải chi hồi đó cứ "bỏ phiếu bằng chân" vậy với thời gian khoảng 10 năm. Ai thích ra "thiên đường XHCN" để làm chủ để tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN, để muôn năm, vĩ đại, vô địch, "dân chủ vạn lần" thì cứ ra. Ai thích vào Nam theo tư bản "giẩy chết" để nó "bóc lột", "kềm kẹp",... thì cứ vào. Không cần phải tốn xương máu gì cả mà Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn nguyên vẹn, tàu quân sự Mỹ đậu đầy Đà nẳng, Cam ranh, ngư dân VN ra biển đánh cá, khai thác dầu phà phà. Tự nhiên đổ xương máu để "giải phóng" người ta, để bần cùng hoá người ta từ Hòn ngọc Viển đông thành ăn bo bo cả nước, rồi biển đảo cũng rơi vào tay "bạn vàng" mà giờ kỵ húa không dám gọi tên. Rồi giờ lâu lâu mời được tàu Mỹ vào thì các vị mừng rỡ như có công với nước với dân vậy. Hây za!
Trả lờiXóa@Thu Van,
Trả lờiXóaHong Ve binh 50 cent , co dang gia O vay?? may cha noi dinh chay tron va do thua cho lich su ha?? "Giai Phong cai con C!! ket qwa mien bac mang lai cho mien nam cai gi ?? AN CUOP , AN CAP , VA NOI DOC!!bay gio dinh chay toi voi lich su ??that la De tien !!
Buồn, buồn thật.cái cảm giác chỉ trong một lát mất đi tất cả những gì mà mình đã đổ mồ hôi nước mắt để tạo dựng nên.ai đã từng trải qua mới hiểu . bạn nào đấy nói là dựng chuyện thì có lẽ vô sỉ quá. tôi tin đây là sự thật 100%. nhà tôi cũng đã từng bị 3 lần khám nhà,tịch thu tài sản, sau lần thứ ba thì đói, phải đi mót gạo mốc xanh mốc đỏ về ăn.nhớ lại thì thật là kinh hoàng. nhìn đứa em út 2 tuổi múc thìa cơm toàn mùi mốc và màu xanh của mốc ....
Trả lờiXóaCố gắng để cùng nhau sống tốt hơn, đừng quay lại với cái XHCN đó nữa.