Trang BVB1

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

MỪNG - LO NGÀY TẾT



 * BÙI VĂN BỒNG
        Tết Quý Tỵ 2013 này, không khí đón tết của người dân và cán bộ, công chức nghèo thấy trầm lắng hơn mọi cái tết trước. Nguyên nhân chính là đời sống, thu  nhập, việc làm và môi trường chính trị-xã hội, trật tự an ninh. Các mặt hàng tăng giá đến chóng mặt, tiền mặt khan hiếm, đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều công ty, xí nghiệp nợ lương công nhân. Tết đến sát nút mà chưa được nhận lương, hoặc đồng lương quá bèo, thưởng tết lèo tèo, dân có muốn mua sắm tết cũng không có tiền.
Khi cái túi tiền càng lép kẹp thì cái đầu càng căng, thành thử lo lắng, bực bội nhiều hơn là mừng. Không ai có được niềm vui tự nhiên khi mà trong lòng còn đầy nỗi niềm rối bời, trăn trở.
Hai vợ chồng đứa cháu của tôi cùng làm công nhân may mặc xuất khẩu ở khu công nghiệp Sóng Thần. Mãi đến 26 tháng Chạp mới được nhận lương. Năm nay, công ty làm ăn thua lỗ, thưởng tết rất bèo. Mỗi người được thưởng 5 bộ quần áo thải loại, tức là do may lỗi, sai quy cách xuất khẩu, bán mớ ra thị trường ăn may cũng chỉ được 50.000 đồng/ bộ quần áo. Lương tháng 1-2013 của hai vợ chồng chỉ được hơn 6 triệu đồng, trả nợ tiền nhà trọ, điện, nước, mua bình ga tổng cộng hết gần 4 triệu. Chỉ còn hơn hai triệu cả nhà nhún nhít chi tiêu chợ búa cả tháng, rồi tiền cho con đi học, nay cũng hết vèo. Tết vào đầu tháng 2, nhưng cuối tháng hoặc sang đầu tháng 3 mới được nhận lương, vậy là nhà 4 người (hai vợ chồng hai đứa con) không có tiền đi chợ tết. Trong khi đó, giá xăng, giá điện, giá nước sinh hoạt, giá thuốc chữa bệnh, cái gì cũng tăng, lại thêm các thứ thu phí vô lý khác, túi lép là phải.
Thực tế đời sống, thu nhập người lao động đeén mức như thế, vậy mà tại cuộc họp báo tháng 1 của Bộ Công thương về tình hình sức mua thấp vào những ngày giáp Tết, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương, trả lời câu hỏi của các PV báo chí đã làm dư luận phát tá hỏa. Ông Thứ trưởng Quang nói: "Khi kinh tế khó khăn, thu nhập giảm thì người dân sẽ phải chi tiêu tiết kiệm hơn. Mặt khác đây cũng là một tín hiệu đáng mừng chứ không đáng lo. Bởi lẽ lúc này người dân chỉ mua sắm những sản phẩm thực sự cần thiết chứ không chi tiêu hoang phí".
Thôi chết ! Dân nghèo khốn khó, không tiền ăn tết mà ông Quang lại cho là “tín hiệu đáng mừng” thì nguy quá. Nói lại với ông cho rõ, người dân có tiền đâu mà tiết kiệm? Trong khi người lao động không có tiền tiêu tết thì nhiều quan chức, đại gia lại mua sắm tết như kiểu khoe khoang và nghĩ cách tiêu tiền rất trưởng giả, vô cùng lãng phí và nghênh ngang thách thứ với đời.
          Cũng nói về chữ “MỪNG”. Trước đây, thường thấy xuất hiện khắp nơi các khẩu hiệu, băng rôn quen thuộc: “Mừng Đảng, mừng xuân”. Nay trên nhiều tờ báo và băng rôn trang trí tết, đã thấy đảo lại cho hợp lòng người chút đỉnh: “Mừng xuân, mừng Đảng”. Xuân là mùa đẹp nhất trong 4 mùa. Khí trời ấm áp, cây cối đâm chồi, nở hoa, kết lộc, cả hơn 4.000 năm nay dù trong thể chế chính trị nào, dù trong chiến traqnh khốc liệt, dân ta cũng mừng xuân, đón tết cổ truyền. Nhưng, nếu Đảng ta mạnh, thực sự vì dân vì nước, uy tín nâng cao trong lòng dân, thì mừng cũng hợp lẽ. Bởi ngày thành lập Đảng vào đầu xuân. Nhưng nay, sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng đã mất dần trong lòng người dân, niềm tin bị xói mòn, có khi hết tin nữa rồi. Vậy, mừng đảng, thì mừng cái gì?


          Cái “nếp quen” hô vang khẩu hiệu đã làm cho người ta khó chịu. Thử dạo một vòng phố xá, thấy ở đầu đường Trần Phú, đường Quang Trung trước trụ sở Thành ủy Cần Thơ và nhiều nơi khác vẫn có băng rôn to tướng, đỏ rực, chăng ngang trên cao: “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng, mừng xuân”. Đất  nước đổi mới còn chậm, thậm chí nguy cơ lạm phát, suy thoái ngày càng nghiêm trọng, hàng nghị doanh nghiệp phá sản, tệ nạn tiêu cực, tham những chưa dễ ai đụng đến, có gì mà mừng? Đảng đang lo bấn bíu, căng thẳng vì “một bộ phận lớn trong Đảng có chức có quyền hư hỏng, thoái hóa, biến chất”, tham nhũng, kéo bè kết cánh nhóm lợi ích, nhóm chức quyền với nhau, có gì đáng mừng?
           Tuy vậy, vẫn có người đã “mạnh dạn” thoát ra khỏi nếp quen vô lý để trang trí biểu ngữ, băng rôn khác hơn. Báo Quân đội nhân dân phô tít trên đầu các trang báo hàng ngày trong dịp tết: "Mừng Xuân, mừng đất nước, mừng Đàng", cũng coi như có sự đổi mới...Cổng chào trên đường Hòa Bình co câu: “Thành phố Cần Thơ mừng xuân Quý Tỵ 2013, mừng Đảng quang vinh”. Sự đảo lại ngữ nghĩa trước - sau như thế cũng coi như có sự đổi mới tư duy, sát thực tế hơn. Nhưng hai chữ “quang vinh” còn làm người ta thấy chưa xứng. Trong các hội trường vẫn sáng rực một câu chữ vàng trên nền đỏ: “Đảng công sản Việt Nam quang vinh muốn năm”. Quy luật thăng trầm thời cuộc, chuyển biến nhận thức, cải biến xã hội, thay đổi chính sách, cơ chế…ai dễ gì mà giữ được quang vinh muôn năm?
Thực tế về chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, đông mà không mạnh, vai trò lãnh đạo mấy thập niên gần đây bị buông lỏng, biểu hiện rõ nhất của thực trạng dẫn tới ‘xuống cấp’,  mất uy tín lãnh đạo của đảng là Nhiệm kỳ 9 và 10 mới đây. Thế thì quang vinh chỗ nào, mừng cái gì? 
 Ở nước ngoài, năm mới người ta chỉ cần mấy chữ Heppy New Year là lịch sự, đủ ý nghĩa. Nước mình cứ rườm rà biến lời chúc thành khẩu hiệu, đưa chính trị vào lời chúc tết đón xuân!
          Tết Quý Tỵ này dân lo nhiều hơn mừng. Mà suy cho cùng, có gì mà đáng để mừng đâu? Túi tiền trong dân lao động bị lép, nhàu nát tiền lẻ, tỉ lệ hộ nghèo ga tăng, đón tết, vui xuân cũng khó được như ý. Cho nên, nhạt, buồn là nhiều. Mấy ông Cự chiến binh, hưu trí ngồi trên mâm cỗ tết mà cứ cau có, gay gắt nói chuyện về “đồng chí X”, về các nhóm lợi ích ABC, Y, Z…thì vui cái nỗi gì? Nhà thơ Khuất Nguyên bên tàu cũng có tâm trạng này: “Vui, vui gượng mặt ngoài hỉ hả / Đau, đau ngầm trong dạ xót xa”.
BVB

10 nhận xét:

  1. Bon tham nhung van mung chu bac, chung no co gi de lo dau

    Trả lờiXóa
  2. Mấy năm qua đảng lãnh đạo dân ta làm ăn xuống dốc như thế thì có gì mà mừng. Mà sao cứ phải mừng đảng trước nhỉ. Đảng chỉ là một bộ phận nhỏ của dân tộc thôi sao các khẩu hiệu cứ đặt đảng lên trên dân tộc và đất nước. Sửa đi chứ khó nghe lắm. Tết này là tết khô tết héo, tết méo mặt dân. hy vọng nhân dân sẽ có các tết sau khá giả hơn! Ơn dân, ơn nước rồi mới ơn đảng, nói thế cho nó vuông Bác Bồng ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ts. Tô Văn Trườnglúc 14:50 11 tháng 2, 2013

      Dear All
      Tết ngày xuân, nhờ Anh Đỗ Bá Khang cho đường link thấy được hình ảnh đón tết đốt pháo "chúc mừng năm mới" của các bạn AIT (Bangkok) lại nhớ về kỷ niệm của một thời để thương, để nhớ.
      Sáng ngày 30 Tết, tôi vẫn còn ở Fukuoka (Nhật Bản) có tuyết rơi lạnh buốt, may mà chiều tối vẫn về kịp để đón tết ở quê nhà. 3 năm trước Thái Bình bị Trung ương ghi vào "sổ đen" vì là 1 trong 3 tỉnh "đầu bò, đầu bướu" vẫn đốt pháo ngày tết mặc dù loa tuyên truyền ra rả răn đe, công an đứng đày đường. Năm ngoái vẫn đốt pháo nhưng thưa thớt hơn nhưng đặc biệt năm nay cả thành phố Thái Bình im lặng như tờ không một tiếng pháo. Một chính sách đúng, tuyền truyền đến tận từng hộ dân, gắn trách nhiệm chính quyền cơ sở từ tổ trưởng, dân phòng, công an khu vực, kết hợp răn đe đã có hiệu quả rõ rệt.
      Tết năm nay buồn tẻ, sau trận bão, đời sống người dân quê tôi càng đi xuống rõ rệt. Câu chuyện chất lượng cuộc sống rất rộng. Ước vọng cũng đa dạng. Chất lượng cuộc sống trước hết phải sống thật thà, không giả dối tạo nền cho mọi đức tính khác.
      Trên blog của đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng đăng tải bài viết "Tết buồn, nhớ thời tuổi xanh dại khờ" của nhà báo Minh Diện phản ánh khung cảnh vắng lặng buồn tẻ vì kinh tế èo uột ở vùng quê Thái Bình, nghĩa trang liệt sĩ đìu hưu nhưng có kẻ vẫn ngang nhiên đốt pháo khai hỏa vì hắn còn to hơn cả quan! Đó là thằng Đạo trước buôn ma túy bị bắt đi tù 5 năm, ra tù quen thân nhiều công an và không hiểu sao phất lên rất nhanh. Bây giờ Đạo giầu nhất nhì huyện, có xe hơi nhà lầu coi thường cán bộ xã như rơm rác. Nhà Đạo khách khứa nườm nượp, ai có chuyện gì liên quan đến pháp luật chạy cửa Đạo là qua. Ai ngờ thời buổi phải trái đảo điên, trắng đen lẫn lộn như vậy! Nghe Minh Diện kể chuyện hát xẩm lại thấy trĩu lòng vì càng lớn tuổi tâm tưởng càng lắng sâu vào quá khứ:
      "Nửa đời biền biệt xa quê
      Bạc phơ mái tóc tìm về cố hương
      Nhờ con bướm trắng dẫn đường
      Ngẩn ngơ tìm dáng người thương năm nào
      Vớt bèo xúc tép bờ ao
      Đồng chiều quẩy gánh non trao nghiêng vành
      Đêm nằm thức đến tàn canh
      Nhớ ngày xưa nhớ tuổi xanh dại khờ"
      Anh bạn NAT, ngày tết gửi mail bàn về văn hóa. Khi nói về khái niệm văn hóa, có một học giả người Pháp đã khẳng định "Văn hóa suy cho cùng là những gì còn lại khi tất cả đã mất". Qua hàng nghìn năm lịch sử, chúng ta có thể thấy, ngày Tết Nguyên đán là cái còn lại khi nhiều thứ đã và đang dần bị mất đi. Tất cả những giá trị văn hoá tâm linh, những suy nghĩ hướng về cội nguồn tổ tiên, những việc làm thể hiện tâm Lành, hướng Thiện, đều nhằm xây dựng những giá trị văn hoá tốt đẹp, để ngày Tết càng thêm vui, thêm ý nghĩa, để niềm vui trong dịp Xuân mới thêm tròn đầy".
      Tết cũng là tất cả những gì còn lại của một năm đã qua đi, trên cái nền đó mà hy vọng về một năm mới đang đến. Không những thế, tết Nguyên đán còn mang trong mình nó cái mầm của năm mới Dương lịch - trong cũ có mới và trong mới có cũ - là Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng của Kinh dịch. Nhìn hình ảnh đường phố Hà nội và Sài Gòn trống vắng, chợt nảy sinh câu hỏi:
      Không có những người xa xứ ấy, Hà Nội mới là Hà Nội, Sài Gòn mới là Sài Gòn,
      hay là nhờ có họ, Hà Nội mới là Hà Nội, Sài Gòn mới là Sài Gòn?
      Chợt nhớ về câu đối cổ:
      "Cha con thầy thuốc về quê,
      Gánh một gánh Hồi hương, Phụ tử"
      Gặp thầy gặp thuốc thì bệnh sẽ lui.
      Tết này dường như chuẩn bị có cái gì rất mới mà cũng rất từ từ.
      Cái gì cũng thế, lúc đầu rất chậm và mong manh, từ không đến có, từ một sinh hai
      nhưng khi đã đủ lớn rồi, chỉ một lần nhân đôi nữa là làm thay đổi cán cân lực lượng vv...
      Theo yêu cầu của tạp chí VIP (song ngữ) tôi viết bài "văn hóa kinh doanh".
      Xin chuyển bản gốc để các anh chị và các bạn tham khảo.
      Trong số hàng trăm mail, tin nhắn trao đổi trước và trong Tết xin trích dẫn một số mail dưới đây để chia sẻ với cộng đồng mailing list.
      Tô Văn Trường

      Xóa
  3. Kính gửi anh Bùi Văn Bồng
    Năm qua blog BVB được rất nhiều người đọc nhiều. Bài vở luôn luôn mới và nhiều bài có giá trị. Từ một blog ít ai biết, blog BVB trở thành một mạng truyền thông XH sáng giá. Chính vì thế "lực lượng chức năng" đã chặn tường lửa và có lần đánh sập. Trong lúc hàng loạt tướng lĩnh đi tuyên truyền tư tưởng đầu hàng giặc Tàu thì một người sỹ quan cựu chiến binh như anh thật đáng kính trọng.
    Em chia sẻ với nỗi mừng lo năm mới của anh. Sự thực là mấy năm nay chưa Tết nào em vui. Giáp Tết 2010, sau khi "lực lượng chức năng" đánh sập mạng bauxite, GS. Huệ Chi bị CA gọi làm việc liên tục. Giáp Tết 2011 gia đình Đoàn Văn Vươn bị "giặc nội xâm" phá tan nát: ba người bị bắt, của cải bị cướp sạch, đến ngôi nhà cũng bị giật đổ. Trước đó một ít, PV Hoàng Khương bị bắt vì chống chống tham nhũng (mà lại là CA tham nhũng thì tránh sao khỏi "tội"). Trước đó nữa cô Bùi Thị Minh Hằng bị vào tù không có án vì chống Trung Cộng xâm lược... Chỉ mấy sự kiện đó cũng làm cho em ăn một miếng ngon cũng thấy rưng rưng.
    Giáp Tết năm nay thì Lê anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần (may mà được thả trước Tết), Lê Quốc Quân bị bắt. Phương Uyên vẫn bị giam vì tội yêu nước. Các anh chị Điếu Cày, Phan Thành Hải, Tạ Phong Tần và hàng chục người yêu nước khác trong xà lim với bao cực hình.
    Nhưng Tết này cũng có một điều vui là bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp vừa mới được trao tận tay Quốc hội. Một bản Kiến nghị thể hiện lòng dũng cảm, trách nhiệm và trí tuệ của một bộ phận nhân sỹ trí thức và hàng nghìn đồng bào, nó cho thấy vẫn còn hy vọng vào sức sống quật cường của dân tộc.
    Chúc anh năm nay nhiều thắng lợi.

    Trả lờiXóa
  4. Năm nới chúc anh Trường sức khỏe và có nhiều điều như ý. Chúc nội tướng và gia đình anh là hậu phương vững chắc để anh có thể an tâm tiếp tục cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của dân tộc.
    Cám ơn bài viết về văn hóa kinh doanh. Đề nghị anh xem xét thêm để đánh giá văn hóa kinh doanh mang tính tập quán của người Việt đã hình thành trong quá khứ. Phải chăng đó là văn hóa, tập quán kinh doanh của các tiểu chủ theo tập quán "đèn nhà ai nhà nấy rạng" nên dẫn đến cách kinh doanh theo phương thức "tự sản tự tiêu". Tuy ông cha ta đã có câu tổng kết "buôn có bạn, bán có phường" nhưng xem ra thì không thực hiện được, vẫn có dị ứng sâu sắc trong việc liên kết trong kinh doanh mà chỉ có liên kết theo "nhóm lợi ích".
    So với doanh nhân Trung Quốc thì khi một người lắc thì cả hội lắc. Trong khi đó thì doanh nhân Việt Nam có người lắc lại có người gật. .... Không hiểu nhận thức của tôi đúng sai đến mức nào, xin anh có thêm ý kiến để hoàn chỉnh nhận thức đó. Người Pháp có câu tổng kết đại ý là "đem những nhận thức còn ương (demi mur) ra trao đổi thì thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhận thức được nhanh hơn. Còn chờ đến khi tư duy của mình chín mùi thì vừa chậm, vừa có khả năng đi vào con đường bảo thủ".
    Thư bất tận ngôn.
    Thân.
    N.Lang
    12/2/2013

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dear Anh Đỗ Bá Khang
      Mình chuyển tiếp mail của Ts Bùi Trinh một trong các chuyên gia có tên tuổi về kinh tế của nước nhà đến bạn, nói về kỷ niệm của một thời học toán với Anh Đỗ Bá Khang.
      Gs Nguyễn Lang (Hội tư vấn về kinh tế của Mặt trận tổ quốc Việt Nam) đã sang tuổi 83 vẫn cực kỳ minh mẫn khi bàn về việc nước. Đó là hồng phúc của nước nhà khi tri thức không ngoẳnh mặt làm ngơ trước bao điều ngổn ngang, nhiễu nhương của xã hội!
      Mong các nhà báo luôn mạnh mẽ, lao tâm khổ tứ, mài sắc ngọn bút, luôn tôn trọng sự thật, giữ được niềm tin của đọc giả vì sự phát triển bền vững của đất nước.
      Theo tôi hiểu, năm con rắn, chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện mới!
      Tô Văn Trường

      Xóa
    2. Anh Truong men,

      Nam moi chuc anh va gia dinh AN - CUONG va co ban la van giu duong HUNG TAM TRANG CHI.
      Anh co nhac den anh Do Ba Khang. Em co dip tiep xuc voi anh Do Ba Khang qua bo em (la GS Bui Phung) dua den vi em hoc Toan va anh Do Ba Khang theo em la nguoi gioi toan chang kem bat ky ai. Ai duoc cai gi con la do co duyen! Em ngoi nghe anh Khang giang toan ma cu nhu dem 30 Tet ngoi canh anh mat Troi vang vac. Em rat kinh trong anh Do Ba Khang va qua anh gui loi chuc anh D.B.Khang va gia dinh mot nam moi dat duoc nhung gi ma anh ay xung dang duoc huong!
      Bui Trinh

      Xóa
  5. anh bồng viếtdúng quá, tết này không có tiền chi tieu ,không chỉ riêng chắuanh mà còn rất nhieu nguoi nhu the. CHI MUNG XUAN THOI
    CHUC ANH BONG NAM MOI MANH KHOE, VUI VE

    Trả lờiXóa
  6. tết năm nay đúng thế, ở nông thôn cũng eo sèolắm.hôm quađón anh diện về quê ăn tết.anh diện nói chuyện rất vui, anh em ở quê được nghe nhiều thông tin hay lăm và được anh diện nói về anh.chúng tôi rất mừng.chúc hai anh luôn mạnh khỏe,giữ vững phong độ, phát huy tính chiến đấu,tính quần chúng,tính trung thực

    Trả lờiXóa
  7. đón xuân năm mới sao vui thế.
    cả xã chào xuân, rợp bong cờ
    năm nay không mừng đảng

    Trả lờiXóa