Trang BVB1

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

LỜI NÓI GÓI ... BUỒN

Em có ý kiến !

* VÕ VĂN TẠO
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc sáng cùng ngày với lãnh đạo và cán bộ Thạch Thất. 
Nhắc lại chuyến thăm mới đây tại một số nước châu Âu, và đặc biệt là Vatican, ông Trọng cho rằng đây là một thành tích quan trọng trong đối ngoại. Ông lưu ý, đây là lần đầu tiên Vatican mời Tổng bí thư ĐCSVN thăm Vatican, và dương dương tự đắc: “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”(!).
Trời đất! Lúc đầu, khi nghe ông đề cập chuyến đi, tôi cứ hy vọng ông sẽ nói được điều gì đó, đại loại: “qua chuyến đi này, tôi cùng phái đoàn ta đã hiểu thêm về các nước châu Âu, học hỏi được một số kinh nghiệm quý giá trong phát triển kinh tế xã hội, để có thể đưa Việt Nam sớm rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia văn minh và cường thịnh…”. Hoặc: “giữa ta và Vatican đã thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện quan hệ Việt NamVatican có được bước đột phá…”.
                            *        *       *
Lại nhớ chuyến thăm Việt Namnăm 2000 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hồi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Trong tiếp xúc tại Hà Nội, một cách thiện chí và tế nhị, Bill Clinton nói: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai”. Trích câu Kiều “sen tàn, cúc lại nở hoa”, Bill Clinton nói “băng giá quá khứ bắt đầu tan và những phác thảo về một tương lai ấm áp chung bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”.
Trong khi đó, vô duyên đến thô lỗ, ông Phiêu lên giọng “giáo huấn” cho Tổng thống Hoa Kỳ về chủ nghĩa xã hội, khoét cho chảy máu vết thương vừa liền da non của cuộc chiến đã qua: “Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành… Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.
Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ, nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói: “ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù “Hà Nội Hilton” vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.
                         *       *        *
Người ta nói: "Lời vua phán ra phải là khuôn vàng thước ngọc", hoặc "Lời nói gói vàng", nhưng với tầm tư duy ấy của các Tổng Bí thư ĐCSVN, chắc không khó để mọi người lượng định, bao giờ Việt Nammới cường thịnh, văn minh?
V.V.T

14 nhận xét:

  1. đúng là Lú thật rồi chứ chẳng nghi ngờ gì nữa.Sao ngài tổng không nói chuyến đi braxin là " mình phải như thế nào người ta mới... tiếp đón nhỉ?"

    Trả lờiXóa
  2. Mình phải như thế nào thì Braxin nó mới từ chối chứ!

    Trả lờiXóa
  3. Các cậu chẳng biết gì hết, Tổng thống Braxin hoãn chuyến tớ thăm vì bận đi cắt tóc, đâu phải vì tớ luyên thuyên CNCS, CNXH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thư Ký Chọng Núlúc 09:11 16 tháng 2, 2013

      Chính xác thì là sửa móng chân (làm neo)

      Xóa
  4. Mời mọc, mong ngóng Tổng thống Mỹ sang thăm, với ước vọng hợp tác thân thiện, cùng có lợi (chắc chắn VN cần Mỹ hơn), mà ăn nói như Lê Khả Phiêu thì có khác nào chào ông hàng xóm sang chơi nhà: "Ngày trước bố ông sang bên này gây sự với bố tôi, bị bố tôi đánh lại cho què cẳng". Hết biết. Chẳng lẽ không thể nghĩ ra chuyện nào khác để nói? Lịch sử ngoại giao thế giới có lẽ nên ghi chép lại các câu chuyện trên trong bang giao Viêt - Mỹ, để đưa vào tài liệu giáo khoa (!), làm bài học cấm kỵ kinh điển cho các sinh viên ngoại giao.
    Lại ngay trước mặt Đại sứ Pete Peterson (cựu tù binh Hỏa Lò) nữa chứ! Ông Phiêu đần đến nỗi không biết ông Pete là tù binh? Đần đến nỗi không hiểu được Đại sứ có vai trò quan trọng thế nào trong cải thiện bang giao 2 nước?
    Không hiểu vì sao gần 4 triệu đảng viên, gần 90 chục triệu người dân cam chịu để nhưng cái đầu đất vô lại như thế ở ngôi lãnh đạo tối cao? VN đến hồi mạt vận rồi chăng? Có lẽ ông Trọng chẳng lú, mà toàn dân Việt đang lú?!

    Trả lờiXóa
  5. Phep bien chung khach quan de dau ma ong Trong lai phat bieu nhu vay, ong nay dao nay phat bieu het suc tuy tien, toi tuc gian nhat la cau noi cua ong, Dang co vung manh thi dan toc ta mai truong ton, noi nhu vay la het suc lao xuoc, xuc pham den ca dan toc VN, du Dang co suy vong thi dan toc VN mai truong ton, lich su VN 4000 nam phat trien dau phai cu co Dang moi co ngay hom nay, khong co Dang lanh dao thi dan VN chet het sao.Dang bay gio suy doi hu hong thi cung nen ket thuc su menh lich su di. Tham chi ket thuc bay gio van la qua muon. Dan toc VN qua bat hanh khi roi vao mot trong bon nuoc di theo con duong CNXH quai go, chang duong truoc mat tiep tuc tam toi

    Trả lờiXóa
  6. Ông Trọng lạc quan nhưng đúng là thứ lạc quan nhăn nhở,nói lấy được, nói kiểu tự sướng, ông đi nhiều mà chẳng học được gì từ thiên hạ,ông lú thật rồi.Giáo hoàng gặp ông xong chắc cũng thấy mệt mỏi quá phải xin từ chức.Ông nên học theo đức Giáo hoàng.

    Trả lờiXóa
  7. Phạm Quang Nghịlúc 12:32 15 tháng 2, 2013

    Ông Trong quá lú rồi, không phải lần đầu tiên một nước tư bản già đời mời tổng bí thư ĐCSVN. Ông không còn nhớ nổi vợ chồng ông Lê Khả Phiêu cũng từng thăm Ý?
    Hay là ông cố tình huênh hoang, lừa mị nhân dân?
    Đi sang xứ người ta, chẳng học được điều gì có ích, về chỉ toàn những ba hoa dương dương tự đắc hão, bao giờ khôn ra?
    Khổ cho dân tôi không chứ, chuyên cơ, khách sạn tốn kém, chẳng thu được gì ngoài luận điệu ngớ ngẩn, mị dân rẻ tiền.
    Người có lương tâm, ít nhất cũng than: sang bên ấy, mới thấy thương dân mình làm sao, còn nghèo đói, lạc hậu, kém văn minh lắm. Chúng tôi có lỗi với nhân dân, nhất định phải thay đổi...

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Phú Trọnglúc 15:51 15 tháng 2, 2013

    Ôi Việt Nam của tôi, nếu một mai này người tỉnh ngộ, thế giới đã bỏ quá xa rồi. Biết bao giờ đuổi kịp thiên hạ?
    Càng nghèo đói, lạc hậu, mất dân chủ, càng thua thiệt trong hội nhập, canh tranh quốc tế.
    Nhưng dân khổ thì có ý nghĩa gì trong con mắt các chóp bu đảng? Nhiều nước Phi châu còn khổ hơn ta, mà chóp bu lại đế vương. Đục nước béo cò mà. Dân càng nghèo, càng ngu thì càng dễ sai khiến, lừa mị. 90 triệu dân, chỉ cần bòn rút mỗi người một chút là kiếm được khẳm đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thích tất cả các comment của entry này

    Trả lờiXóa
  10. Than ôi !Trình độ lãnh tụ Việt

    Trả lờiXóa
  11. Người ta thấy ông vô pháp, vô thiên, vô thần, vô cảm... nên mới mời ông sang thăm thú mà khai quang cái nhãn đục, bồi bổ cái trí tệ.
    Thấy thế nào là thế nào ông ơi !?

    Trả lờiXóa
  12. Đối diện nhiều với đồng Chí X , phải suy nghỉ đề phòng tính toán nhiều quá nên bị
    Lú nặng . Thôi không nên trách cứ hay phê Bình chi cho mệt .

    Ráng giử lấy thân mình là tốt nhất , trâu BÒ húc nhau ruồi muỗi chết . Nếu Cần cũng nên giả Lú rồi nín thở mà qua sông .

    Trót là thân phận đày tớ , nhưng làm đày tớ cho thằng Lú nghỉ thật đáng buồn .

    Trả lờiXóa
  13. He he...Đọc bài viết này của Võ văn Tạo và nhất là các coms, thú thực tui không nhịn được cười. Mới đọc mấy câu đầu của bài viết, tôi đã đoán ngay nội dung nói gì rồi, bởi hôm đó tôi cũng có xem thời sự, nhưng chỉ nghe loáng thoáng, vì lúc đó đang có khách. Nhưng chỉ nghe loáng thoáng những điều cụ tổng khoe, tôi bỗng nhớ tới ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết từng nói gì sau chuyến thăm HK trước đây:" ...Khi mình nói, thấy ông tổng thống (Obama) cũng lắng nghe,...mình thấy vị thế của mình cũng...". Giời ạ. Các nguyên thủ bao giờ chẳng lắng nghe nhau, có gì đặc biệt. Họ lắng nghe nhau vì họ là đồng cấp, đồng trình độ (tương đối), đồng ý kiến về cùng một vấn đề, và "đồng" nhiều thứ khác. Điều đó có gì lạ. Nhưng khi "người ta" lắng nghe "mình", thì chắc có cái gì khác khi "người ta" lắng nghe "người ta". Có thể đó là theo phép ngoại giao thuần túy, phép lịch sự tối thiểu, một kiểu "giả vờ" đáng yêu!, kiểu cha mẹ hay bề trên lắng nghe hoặc giả vờ lắng nghe con nít để vỗ về, yên ủi!...Thầy giáo mời một học sinh lên văn phòng. Lúc về lớp, cậu trò này vênh vang với bạn vì được thầy hiệu trưởng vinh dự mời lên văn phòng; nhưng bọn bạn, không bảo nhau, nhưng thừa biết thằng kia được "mời" lên văn phòng, bởi nó học dốt, hay trốn học, nói dối,thù vặt, hay bắt nạt bạt, và hàng tá những khuyết điểm khác...Nghe các ổng khoe những điều trên, thấy không nhịn được cười. Thật dốt tới mức không biết giấu dốt!...(vừa gõ những dòng này vừa cười như bị cù đây nè...)

    Trả lờiXóa