Trang BVB1

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Cuộc chiến với "BẠN" 4 tốt: KHỐC LIỆT VÀ HÀO KHÍ


Hàng binh Trung Quốc
BVB - Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt do Trung Quốc xâm lược Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ việc Trung Quốc dựng lên chế độ Polpot, âm mưu giết hết sạch người Campuchia để đưa người Trung Quốc vào thế chân hòng chiếm Campuchia làm lãnh thổ từ đó đánh gục Việt Nam, Lào, chiếm toàn bộ Đông Dường, làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á. Khi Việt Nam giải phóng Campuchia ngày 7-1-1979, Trung Quốc sang Mỹ thỉnh thị, được Hoa Kỳ nhất trí đã rầm rộ xua quân xâm lược “dạy cho Việt Nam một bài học”, chỉ sau hơn 1 tháng Việt Nam  tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào năm 1984. Mục tiêu của Trung Quốc là “quan thầy” ra tay trả thù thay cho lũ tay sai Polpot, và cũng trừng phạt Việt Nam (được Liên Xô hậu thuẫn) đã phá vỡ hoàn toàn mưu đồ chiến lược lớn muốn thế chân Mỹ độc chiếm Đông Dương,  buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Năm 1988, Trung Quốc lại xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa do Trung Quốc ‘cài bẫy” được Việt Nam thông qua Hội nghị Thành Đô, bắt tay hữu hảo trên cái củ cà rốt "16 chữ vàng", quan hệ "4 tốt" - bài học Trung Quốc vừa "dạy" đã bị quên ngay!...
            Ôi, cái "thương hiệu 16+4" hàng giả Trung Quốc này làm sao có thể lu mờ, xóa được trong lòng dân Việt  ngày Quốc hận 17-2 ? 
Phim Tư liệu của Trung Quốc 



                  Để tấn công Việt Nam, Đặng Tiểu Bình sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau.
               Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động...
Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh

Cựu Tư lệnh Mặt trận Thanh Thủy kể lại


Ta đi theo Lời sông núi

Mặt trận Lão Sơn đẫm máu

Trong suốt cuộc chiến tranh hơn 6 năm chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, nhiều địa danh là mặt trận khốc liệt đi vào lịch sử như: Vị Xuyên, Thanh Thủy, Lão Sơn, Bát Xát, Đồng Đăng, Pò Hèn...


Mặt trận Lạng Sơn

Chiều dài biên giới



Phải làm gì đối với Trung Quốc
(Nội dung này cần tham khảo nghiêm túc, khách quan và cầu thị)



* Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an:
… “Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua”...
... Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nụ hoa và cây súng

Hát mãi khúc quân hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét