Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

> HẬU HỌA CÚ MẮC LỪA CON SỐ 13

Ảnh Hội nghị Thành Đô
- Hàng đầu: 
Tổng bí thư Giang Trạch Dân 
cùng Thủ tướng Lý Bằng (đứng giữa). 
- Phía bên phải Giang là 
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh 
và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay).
 - Phía bên trái: 
Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng TW Hồng Hà, 
Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm. 
Ảnh do Tân Hoa xã đơn phương công bố, 
dù 2 bên đã cam kết 
đây là cuộc họp tuyệt mật.
HẬU HỌA CÚ MẮC LỪA CON SỐ 13
BVB - Trong một buổi lễ kín đáo tại PhnomPenh ngày 23/01/2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), đã ký kết một thỏa thuân về hợp tác quân sự song phương. Bắc Kinh sẽ tài trợ cả trăm triệu đô la cho Phnom Penh để mua vũ khí của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục công tác huấn luyện cho quân đội Cam Bốt. Theo giới phân tích, sự tăng cường đáng kể hợp tác quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh chắc chắn sẽ làm cho hai láng giềng lớn của Cam Bốt là Thái Lan và Việt Nam lo ngại…
Đối với Việt Nam, thái độ thân Trung Quốc của Cam Bốt, phá hoại lập trường thống nhất của ASEAN trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông, thể hiện trong suốt năm 2012 vừa qua, đã cho thấy là Phnom Penh sẵn sàng vì lợi ích riêng của mình mà quên đi quyền lợi chung của toàn khối, kể cả của nước bạn đã từng giúp Cam Bốt thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ.
Mặt khác, trong lãnh vực quân sự, chắc chắn Việt Nam chưa quên thời kỳ Trung Quốc chi viện ồ ạt cho lực lượng Khmer Đỏ để tấn công vào sườn phía Nam của Việt Nam. Vào thời đó, rõ ràng là hợp tác quân sự Trung Quốc-Cam Bốt rất chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra là liệu lịch sử có tái diễn hay không ?
Hiệp ước viện trợ quân sự Trung Quốc-Campuchia
 được ký kết tại Phnom Penh (Campuchia)
         Suy cho cùng, đây là hậu họa mà “cái dây kinh nghiệm” quá dài ngoằng từ Hội nghị Thành Đô 9-1990 rút hoài chưa hết, mà đến nay càng rút càng thấy nó dài thêm, còn đủ thứ bùng nhùng. Riêng về âm mưu của Trung Quốc muốn thôn tính Campuchia để tiếp tục cắm chốt phía Tây Namép Việt Namvà Lào, đến nay hầu như chưa mấy ai trong giới lãnh đạo của ta nhận rõ nguy cơ “cánh quân ddánh tập hậu” nguy hiểm này. Nó được thiết kế từ Hội nghị Thành Đô. Thực chất Hội nghị Thành Đô là Việt Nambị cú lừa ngoạn mục bởi con số 13 mà Trung Quốc đưa ra. Đến nay, Trung Quốc đã ngày càng thắng thế trong âm mưu này. Với Việt Nan lúc đó, Trung Quốc đưa ra “16 chữ vàng và 4 tốt”, tức 16+4. Còn Việt Nam bị Trung Quốc lừa bởi một phép cộng: 6+2+2+2+1 = 13, giải quyết vấn đề 'nhân sự' thượng đỉnh cho Campuchia. Vậy, con số 13 mà Việt Nam bị lừa ngọt xớt là gì? BVB xin trích giới thiệu một đoạn trong “Hồi ức và suy nghĩ” (Hồi ký) của nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ:

* TRẦN QUANG CƠ
>> … Bắc Kinh triệu tập cuộc họp Thành Đô một cách rất trịch thượng. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy chỉ báo trước có 5 ngày, yêu cầu ngày 2-9-1990 phải có mặt ở Thành Đô, lại là ngày Quốc khánh chẵn của Việt Nam. (Tân Hoa Xã).
                  Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Một lời than não nề. Một lời cảnh báo đến vẫn nay còn có giá trị.
                   Sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc những năm 1976 -1979, rồi chiến sự ở Campuchia kéo dài đến cuối năm 1988, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ phức tạp từ xa xưa, khi bạn, khi thù, đến đây lại có bước ngoặt, từ chiến tranh quyết liệt, từ đối đầu chuyển sang bình thường hóa, rồi từ bình thường hóa chuyển nhanh sang tình hữu nghị «16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt», trên thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với thế lực bành trướng nước lớn.
                  Thái độ này được các nhà trí thức yêu nước và bà con ta gọi là thái độ “hèn với giặc, ác với dân”, từ sự kiện Thành Đô đến nay đã kéo dài 22 năm.
                  Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủnghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.

                 Ngay sau khi ở Thành Đô về, ngày 05/09/1990 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và anh Lê Đức Anh đã bay sang Nông Pênh thông báo lại nội dung cuộc gặp cấp cao Việt-Trung với BCT Campuchia. Để thêm sức thuyết phục Nông Pênh nhận Thỏa thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia:
                 Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc. “Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.
                Nhưng câu trả lời của Heng Somrin thay mặt cho lãnh đạo CPC, vẫn là: “Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC giải quyết”. Về “giải pháp đỏ”, Nông Pênh nhận định ý đồ của Trung Quốc không muốn 2 phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực hiện giải pháp đỏ vì giải pháp đỏ trái với lợi ích của TQ. Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục bạn:
                Ta nói giải pháp đỏ nhưng là giải pháp hồng, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khơ-me đỏ. Vấn đề tranh thủ Khơ-me đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến lược…Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc kéo Khơ-me đỏ trở về … Ta đừng nói với Trung Quốc là làm giải pháp đỏ, nhưng ta thực hiện giải pháp đỏ. Có đỏ có xanh, nhưng thực tế là hợp tác 2 lực lượng cộng sản.

                  Nguyễn Văn Linh bồi thêm:
               - Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ, TQ muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép TQ nên TQ cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp đỏ.
Theo báo cáo của Đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn CPC đối với ta từ sau Thành Đô đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏra bị lệ thuộc vào Việt Nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định khác với sự gợi ý của ta trên nhiều việc.

Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã bị mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
- Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề CPC và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
- Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
- Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.

             Ngày 07/09/1990 BCT đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt-CPC sau đó, và quyết định ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ TQ thông báo lại lập trường của Nhà Nước CPC; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với CPC. Nếu có ai hỏi về công thức 6+2+2+2+1, nói không biết.
            Báo Bangkok Post ngày 19/9/90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thỏa thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần HĐDTTC của Campuchia gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khơ-me đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk. Thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức chủ tịch Hội đồng. Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24/10/1990, đã xác nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ánh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10/9/90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục Nông Pênh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc Nông Pênh đã có“một thái độ thiếu hợp tác (uncooperative)”.

               Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp đỏ”, v.v…
                 Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi BCT họp (15-17/05/1991) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và về việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, cuộc gặp cấp cao Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có câu “có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”. Cuộc họp này có mặt đầy đủ tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, các ủy viên BCT Đỗ Mười, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
                  Anh Tô nói:
               - Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu hơn thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì đây là tự kiểm điểm. Tôi ân hận ở hai chỗ. Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói trước là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng… Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh em bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus”, còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm, nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản Thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì có thể ta có cách bàn thêm với họ. Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thỏa thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời tổng bí thư, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ta sang gặp tổng bí thư và chủ tịch Quốc vụ viện, họ lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng cơ hội lớn nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của bạn CPC, rất gay gắt. Tôi hiểu là bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho là ta làm sau lưng, có hại cho người ta.
                   Anh Linh:
                   - Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tínhđến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khơ-me đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
                        Anh Thạch:
                    - …Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Nông Pênh, Hun-xen nói là trong biên bản viết là hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1, nhưng băng ghi âm lại ghi rõ là anh Linh nói “Không có vấn đề gì”.Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu? Tại Tokyo tháng 6/1990, Sihanouk và Hun-xen đã thỏa thuận thành phần SNC gồm 2 bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang Nông Pênh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc theo “consensus” trong SNC, anh Hun-xen nói riêng với tôi: chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng là Campuchia bị Việt Namvà Trung Quốc ép. Như vậy dù là “consensus” cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Nông Pênh thắc mắc nhiều với ta. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô, và nói họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy, Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta.
                   Hôm sau, BCT họp tiếp, anh Mười nói: Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hun-xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thành Đô thì tốt hơn…
                     Anh Tô:
                 - Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào? ở Thành Đô điều ta làm có thể chứng minh được, nhưng Campuchia cho là ta giải quyết trên lưng họ.Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận về sau này sẽ để lại hậu quả.
                        Anh Mười:
               - …Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Bạn Campuchia nghĩ gì ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của Campuchia.

                         Anh Thạch:
                        - Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô “consensus” (nguyên tắc nhất trí).
                         Anh Võ Văn Kiệt:
                   - Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.
                    Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: Mình hớ, mình dại rồi mà cũng còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái lý đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.
                   Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Nông Pênh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28/2/1991, Hun-xen phát biểu:
                   “Như các đại biểu đã biết, vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao này rất phức tạp chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không ít đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến nó thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.
                  Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Nông Pênh, ngày 28/9/1990, Hun-xen đã có những ý khá mạnh khi nói về thoả thuận Thành Đô: Khi gặp Sok An ở Băng Cốc hôm 17/9, TQ dọa vàđòi SNC phải công nhận công thức mà VN và TQ đã thỏa thuận. Nhưng Nông Pênh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trảlời TQ là ý này là của VN không phải của Nông Pênh.
                     Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thếsẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó chậm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.
                  Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện giải pháp đỏ ở Campuchia là không phù hợp với Nghị Quyết 13 của Bộ Chính Trị mà còn gây khó khăn cho ta trong việc đa dạng hóa quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó để bôi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
                  Cùng với việc ta thúc ép Nông Pênh đi vào giải pháp đỏ, việc ta thỏa thuận với Trung Quốc về công thức HĐDTTC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của bạn Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ của ta với Campuchia và Lào…
Trần Quang Cơ
(BVB - giới thiệu và trích dẫn)
----------------------------"
+ Bài liên quan:
 >http://lexuanquang.org/post/1652/
>http://dantri.com.vn/dien-dan/cau-chuyen-ve-ngoai-giao-nhan-dan-525969.htm
>http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/infonet.vn/Vi-sao-Trung-Quoc-hao-phong-voi-quan-doi-Campuchia/10307488.epi
-------------------------
"Trong 44 năm (1954-1997) làm ngoại giao, trải qua những giai đoạn khác nhau, bản thân chứng kiến và tham gia nhiều sự kiện ngoại giao đáng ghi nhớ của thời kỳ kháng chiến và của thời kỳ hậu chiến như cuộc đàm phán hoà bình với Mỹ ở Paris (1968-1973), đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1977 ở Paris, 1978 ở Nữu-ước), đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, sở dĩ tôi chọn quãng thời gian 1975-1991 này để viết ký ức này vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại, nhất là trong quan hệ của ta với ba nước lớn, dễ bị vô tình hay cố ý làm “rơi rụng” để cho lịch sử được “tròn trĩnh”; khiến cho việc đánh giá và rút bài học bị sai lệch, và đây cũng là giai đoạn mà mối quan hệ của ta với các nước lớn có những điều đáng phải băn khoăn suy nghĩ, không những cho hiện tại mà có thể cả cho tương lai..."
Trần Quang Cơ

17 nhận xét:

  1. Tại bối cảnh lịch sử lúc đó, nói thẳng là ta đang bị ép cả về mặt quân sự và kinh tế....chúng ta phải dàn trải chống tàu chệt ở cả biên giới phía bắc và tây nam, kinh tế thì đang chịu hậu quả của những sai lầm trước đó, mở cửa kinh tế chưa được bao lâu, Bình thường hoá với tầu chệt sớm thì có thể giải quyết được vướng mắc trước mắt, tạm dừng được chiến tranh quân sự để khôi phục kinh tế...tuy nhiên về lâu dài thì không có lợi về chính trị. Nhưng nếu không chấp nhận, chưa bình thường hoá được ngay, thì kinh tế có thể sụp đổ, khi đó thì là mất ngay mọi thứ..., phải lựa chọn một trong hai con đường .
    Bây giờ, hoặc ngay sau khi có thời gian để phục hồi kinh tế rồi, suy xét lại thấy như thế là không đúng, nhưng khi đó lại thấy phải làm như thế...
    Bình luận trận bóng sau khi đã kết thúc thì dễ, đưa ra các quyết định tức thì ngay trên sân mới là khó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Hưng Đứclúc 20:33 30 tháng 1, 2013

      Với Nặc danh19:43 Ngày 30 tháng 1 năm 2013:
      > "Tại bối cảnh lịch sử lúc đó..." ; Bối cảnh nào thì việc kéo nhau cấp thượng đỉnh sang dự hội nghị Thành Đô giữa nagỳ 2-9-1990 đều coi như dại dột và mắc lừa TQ. Cụ Lê Đức Anh đã cầm quân đánh Polpot, sao lại dễ dàng chấp nhận điều đó? TQ thực hiện mưu đồ từ lâu, thế chân Mỹ đoạt chiếm Đông Dương. TQ rình rập cơ hội này đã lâu, 1973 Mỹ vừa rút, TQ đào tạo Polpot mượn tay Polpot diệt chủng chính dân tộc mình. Ngu, tham, bị bỏ bùa. Khi Polpot diệt hết người Campuchia, TQ sẽ đưa dân Tàu sang. Nghiễm nhiên Campuchia thành lãnh thổ của TQ. Lúc đó, diệt VN và Lào mấy hồi. VN đánh đuổi Polpot, mưu đồ TQ bị tan vỡ, TQ hùng hổ "Dạy cho VN bài học", 17-2-1979 "Biển người" tràn sang toàn tuyến biên giới phía Bắc. 1988 đánh chiếm Trường Sa, ép VN rút khỏi Campuchia. VN rút quân về nước 1989 thì 1990 tổ chức Hội nghị Thành Đô. Nay TQ không dễ gì "nhả" Campuchia ra đâu, đang dùng tiền mua chuộc và đi tới nuốt chửng Campuchia, nuốt dần dần như con trăn ăn mồi. Không tình táo, mất cảnh giác với TQ là chết, coi như Tự Sát!

      Xóa
    2. Chính bạn cũng không hiểu: tại sao cụ LĐA.....lại dễ dàng chấp nhận điều đó?
      Tôi cũng đã từng đặt ra nhiều câu hỏi tại sao như vậy, không phải chỉ với LĐA mà là nhiều người lãnh đạo khác.....Tại sao họ lại chấp nhận như vây.
      Vì tiền ư? Vì rất nhiều tiền ư? Như nhiều người quy kết cho họ như vây?
      Nhưng tôi nghĩ những vị lãnh đạo ấy, thời điểm ấy không phải vì như vậy.
      Vì cái ghế họ đang ngồi ư, vì bổng lộc họ đang có ư? Có thể, nhưng những vụ việc này, tôi nghĩ nó ở tầm cỡ quá lớn, mà các vị lãnh đạo thời điểm ấy chắc chắn không dám đặt cái tôi, cái cá nhân trên vận mệnh đất nước.
      Vì sao những con người đã từng trải, rất từng trải lại có thể có những quyết định để những người như bạn, như tôi coi là dại dột và dễ dàng mắc lừa Tầu chệt được???
      Họ có đầy đủ thông tin hơn chúng ta, họ có cả bộ máy trợ lý để phân tích, đánh giá mọi khả năng trước khi ra quyết định. Và họ hiểu rằng họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của họ với lịch sử, với con cháu.
      Tôi không bao giờ nghĩ là họ dại dột và dễ mắc lừa.
      Tôi tin rằng họ đã phải cân nhắc rất nhiều khi quyết định như vậy.
      Chính vì vậy, hãy tìm hiểu tại sao họ quyết định như vậy, chứ đừng nghĩ họ dại dột
      Và hãy đặt mình vào vị trí của họ, trong bối cảnh lịch sử ấy, với các thông tin đầy đủ và với cách nhìn đa chiều.
      Và đừng vội nghĩ mình khôn hơn họ và chỉ có những người nghĩ và nói như mình mới là yêu nước

      Xóa
    3. He...he...Hai Nặc danh trên đây chắc chắn là lính đánh thuê mới được dựng lên theo "mô hình " mới kiểu như đội ngũ tuyên truyền viên của ông Hồ Quang Lợi, trong đội ngũ đi phản biện, thanh minh, cãi thuê cho những sai lầm của các vị lãnh đạo. Một tháng được bao nhiêu tiền, chắc lại còn được thưởng nữa chứ gì? Cố Lên! Tết này thưởng đậm đấy!
      > Chính cụ PV.Đồng cũng nói là bị TQ lừa. Lại có nhiều vị trung chính như Sáu Dân, N.C Thạch cùng thấy là sai lầm khi đi Thành Đô, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà NC Nguyễn Trung cũng thấy rõ. Thế mà tại sao Nặc danh lại cứ vẽ vời bênh che làm gì? Mà sao để Nặc danh? Tên gì, cơ quan nào? Điện thoại số nào cứ bạch hóa đi, tại sao lại đi làm cái việc ấy?

      Xóa
    4. Nhiều người đã thấy rõ đội ngũ tuyên truyền viên của ông Hồ Quang Lợi đang tích cực tham gia diễn đàn.
      Sau chiến thắng 30/4/1975 lãnh đạo VN trở thành kẻ quá chủ quan và ngạo mạn. Cách thể hiện thiếu tế nhị,thiếu khôn ngoan đó đã làm cho nhiều quốc gia cảm thấy bị coi thường và xúc phạm nghiêm trọng.
      Chủ quan, ngạo mạn, quá say sưa trong niềm vui chiến thắng, châm hòa hợp dân tộc, duy ý chí là sai lầm lớn đã làm cho đất nước VN thêm nhiều hậu họa. Điều đó không có gì lạ. "Ưu tiên phát triển cộng nghiệp nặng..." lí luận đó đến bây giờ kiểm nghiệm lại xem sao?
      “Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Tham nhũng,lãng phí, tiêu cực xảy ra vô cùng nghiêm trọng trong nền dân chủ XHCN mà nổi trội Tại sao lại là khối doanh nghiệp nhà nước? Tại sao sáng kiến về Khoán trong nông nghiệp của Kim Ngọc không được Đảng - Nhà nước sớm thừa nhận và không sớm đưa vào vận hành cho dân đỡ khổ?...
      Thế thì mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn Đảng giải quyết sao đây?

      Xóa
    5. Đồng ý với nặc danh 23:28 sau 30/04 lãng đạo VN coi trời bằng vung.Ngạo mạn và chủ quan cho nên mới thành kẻ bị lừa.Tiếc thay đến giờ còn chưa nhận ra.

      Xóa
  2. Buồn cho thế sự. ai quan tâm thì ghi nhớ điều này: năm 2027 Trung quốc sẽ chính thức chiếm Việt nam và thời kỳ bắc thuộc mới sẽ kéo dài đến năm 2040.
    Điều này cách đây 25 năm có một ông cụ 90 tuổi nói với tôi và khuyên tôi học tiếng Trung quốc. Ai cũng biết giai đoạn đó (cách đây 25 năm) chúng ta đang thi nhau học tiếng nga và tiếng anh thì chỉ ở sg hay hn mới có nhưng chưa phải phong trào. Nói chi đến tiếng tàu, nước Tàu lúc đó còn ngập ngụa trong đói nghèo và lạc hậu so với bản đồ phát triển của thế giới.
    Vậy mà bây giờ Tàu đã là nền kinh tế thứ 2 của Thế giới. Chủ nợ lớn của Mỹ, dự trữ $ có thể làm Mỹ e dè. Những gì chúng đã làm và đang làm với VN giúp lời tiên tri của ông cụ 90 tuổi càng ngày càng đến gần đích của sự chính xác.

    Trả lờiXóa
  3. Đổng Xuân Nguyênlúc 21:22 30 tháng 1, 2013

    Bạn nói thế chỉ đúng một nửa. Trong quan hệ đối ngoại, một nhà lãnh đạo khôn ngoan là luôn áp dụng phương pháp ngoại giao khôn khéo. Nhưng không nên lấy cớ khôn khéo để biện minh cho những hành động cực đoan khác như chấp nhận lùi bước trước đối thù về lợi ích dân tộc, đưa ra các biện pháp hành xử thiếu nhân văn (thậm chí có phần lạnh lùng, tàn bạo) với các ý kiến trái chiều trong nước. Những cách hành xử cả về đối nội và đối ngoại ấy trước mắt có vẻ tạo ra được sự ổn định nhưng về lâu dài sẽ tạo ra sự bất ổn vì họ đã triệt tiêu căn bản các động lực phát triển từ bên trong quốc gia. Hiện thực Việt Nam hiện nay đang dần dần chứng minh những điều đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nôi đau của con cuốclúc 06:43 31 tháng 1, 2013

      Gửi Nặc danh 19: 43 - 30.1
      Sự thật đã rõ như thế mà bạn còn cố thanh minh cho hội nghị Thanh Đô thì lạ quá. Tác giả nói bị "lừa" là nói kiểu uyển ngữ, chứ chính xác là đầu hàng vô điều kiện. Mà lại là tự mình trói tay chui vào rọ. Ông NVL, ông LĐA không hèn, không ngu nhưng 2 ông giữ CNXH bằng mọi giá, bất kể đúng sai. Cho nên tuy thấy cái thằng CS Tàu đểu nhưng cố chơi (thực chất chấp nhận thân phận nô lệ).
      Bối cảnh QT lúc ấy thật ra hết sức thuận lợi cho ta. Liên Xô và Đông đang đổi mới rất nhanh, chính xác là họ tự tháo cái cùm "CNXH" để bước vào thế giới tiến bộ. Mấy năm đó ta cũng đang đổi mới rất mạnh theo đà Liên Xô nhưng ông Linh bỗng nhiên hoảng hốt, chạy sang với Trung Cộng, nép mình vào TC.
      Như thế 2 ông chỉ vì lợi ích (quyền thống trị) của Đảng, bất chấp lợi ích quốc gia. Ông NVL, ông LĐA nhân danh lợi ích phe CS, đã đạp lợi ích quốc gia xuống chân, như vậy có đi đúng tôn chỉ của Đảng CSVN "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích dân tộc"?

      Xóa
  4. Cái giọng gà mái, eo éo mèo ướt, lướt thướt khóc mướn của hai nặc danh trên đây thấy nó lạc lõng và ghê quá!

    Trả lờiXóa
  5. Báo cáo Nặc danh 21:02 Ngày 30 tháng 1 năm 2013:
    - Em ở Văn phòng phản biện dư luận XH, em đã chấm công bác rồi. tết này có thưởng đấy. Phản biện mà phản bác cả ông Trần Quang Cơ nữa thì bác Nặc danh phải được thưởng phong bì dày đấy ạ! Mời em đi uống cafe nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Nguyên là lính đặc biệt,nên Công Sơn thích Blogs này,trên diễn đàn mà,cứ nói thoải mái,tháng sau xóa là ổ cứng gọn thôi anh Bồng nhỉ?
    Công bố "sự thật quan hệ Việt Nam - Trung quốc.." của ĐCSVN chúng ta là rõ rồi.Chúng ta không còn coi trọng cái Thành Đô chết tiệc đó nữa.
    Với Trung Quốc và Mỹ trong tương lai cũng vấp sai lầm tiếp mà thôi,chả tránh được.
    CHúng ta ôn lại xem có cái hiệp địnhn nào,cam kết nào mà ổn đâu và các cha kí với nhau rồi,xong là phủi tay.
    Mình xem các hồi kí cả,nhưng cụ CƠ không nói sau đó ta phủi tay ra sao.Đánh nhau dài dài,ta hi sinh dài dài mà.
    Nay tuy hảo hảo,nhưng khi súng cướp cò là đại bác nện nhau ngay,chục tàu chiến chìm là cái chắc.
    Nay ta sắm toàn thứ hạng nặng để dè AI các bạn.MỸ à còn lâu,ngoài MỸ ra còn ai đâu khác cái anh bạn láng giềng chuyên lấn hàng rào nhà mình.
    Anh THANH,ANH VỊNH bị kẹt không đánh ,chứ bọn mình kẹt gì đâu,nỗ là nỗ lại ngay...Đến lúc đó thì THANH VỊNH cũng nhào vô thôi.
    Xưa thiếu súng đạn và thiếu đủ thứ,chứ nay thì đầy kho.Cá vụ này thì MỸ biết,họ cố để lại cho ta.
    Nói chung chúng chỉ dám đánh mỹ cho mỹ rút khỏi okinawa,đại hàn thôi,hơn 2 quân đoàn thiện chiến đóng trước mũi chúng,sao lại chịu được khi cũng là ta đây.
    kiểu xây trái phép xin tiền đền bù,anh trọng,dũng ,sang còn kì kèo đấy thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy trên nhiều diễn đàn nói di nói lại cái vụ này nhiều lắm, nghe ra ai cũng có lý của mình. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là: Nếu các cụ nhà ta ngày đó chấp nhận "hy sinh" mẹ nó cái gọi là XHCN đi như LX và các nước Đông Âu thì có thể lịch sử VN đã sang trang mới. Đằng này, cụ éo nào cũng coi TC là "thành trì vững chắc của CNXH", phải dựa vào TC để mơ về "thiên đường mù" nên mới ra nông nỗi. Than ôi, TC nó éo phải như thế đâu, bản chất của Đại Hán là bành trướng, bành trướng và bành trướng. Lịch sử 4000 năm đã chứng minh điều đó, Đặng Tiểu Bình nó cũng huỵch toẹt là: Mèo đen hay mèo trắng éo quan trọng, miễn là bắt được chuột.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ơi "Thiên Đường " không sướng hơn "Đia Ngục" à.Nhụng mình vẫn khoái "Địa Nguc" hơn.

      Xóa
  8. Bán nước Nói và Làmlúc 07:36 31 tháng 1, 2013

    Đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đúng bản chất vấn đề. Hội nghị Thành Đô mở ra thời kỳ bắc thuộc nguy hiểm. Khi Đảng cam tâm bắc thuộc để ôm ngai vàng mục ruỗng, bán rẻ tổ quốc và nhân dân, thì chuyện phản bội bạn bè như Campuchia có đáng để bàn?
    Đường đi của dân tộc đã lệch lạc ngay từ khi có Đảng, khi xác định theo chủ nghĩa Mác - Lê và phong trào cộng sản thế giới do Liên Xô lãnh đạo, lấy đấu tranh giai cấp và công hữu làm thước đo. Hồ Chí Minh, dù sau này được Đảng biện bạch là người yêu nước, nhưng chẳng từng tôn thờ Lê Nin, Các Mác, Ăng ghen, Mao Trạch Đông đó sao? Chính vì điểm yếu này và bí mật đời tư mờ ám, các thủ đoạn bị ổi mà Hồ Chí Minh bị chính các môn đệ của mình xem thường (Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và sau này là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ...) và dần vô hiệu hóa. Đến mức ông chết, ngày chết bị công bố sai lệch, di chúc bị cắt xén, sửa đổi, miễn sao có lợi cho những chóp bu kế vị . Cả một dân tộc, chiến tranh mấy thập kỷ, hàng triệu sinh mạng bị bán đứng, đâu chỉ Campuchia?

    Trả lờiXóa
  9. Nói thẳng ra : hội nghị Thành đô là sai lầm lớn của DCSVN nói chung và các ông NVL,ĐM,LĐA,PVĐ nói riêng.
    Xem từ cách nó "mời" rất trịch thượng : đúng vào ngày quốc khánh thứ 45, đích danh cac ông A,B, C,D. phải đến, đến rồi ai được vào,ai phải lùi ra là do nó chỉ định,không có thắc mắc, phản đối. Cứ cung cúc mà làm.
    Đến nội dung , nó ép, nó lừa, nó dụ. Biết đấy nhưng vẫn kí. Để rồi bị cả CPC chê trách, quốc tế coi thường.
    Cụ Đồng thì ngây thơ tưởng là được gặp Đặng để "hội kiến" mà Đặng đâu có thèm đến.
    Sai lầm này đúng như tác giả viết là do :ta tự lừa mình.
    Hậu họa của Thành đô kéo đên bây giờ và chưa biết đến bao giờ. Vậy mà tiếc thay vẫn thấy: TA TỰ LỪA MÌNH. Sáng suôt, đỉnh cao trí tuệ là vậy ư?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi bàn mãi chuyện qua khứ với Hun xen nữa mà làm gì!
      Bàn về tương lai ứng xử với Khờ me đi!
      Theo tôi thì thế lày!

      Lần này, thì VN không có quân tình nguyện làm chuyện ruồi bu như thời 1979 - 1988 nữa đâu!
      Hun Xen bán gấp nhà ở Sài gòn, tậu nhà mới tái định cư ở Pekin đi!
      Các sử gia Khờ me nên tập viết lịch sử Khờ me bằng tiếng Việt quốc ngữ, cho nhuần tay đi!

      Chuyện này, dân VN làm quen tay từ mấy trăm năm rồi!

      Sang năm, tới Hoàng Sa!

      Xóa