Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

> CẢNH BÁO, CẢNH TỈNH TỪ AI CẬP

Cảnh biểu tình chống 
chính phủ của tổng thống Mubarak 
Cairo, Ai Cập
(Ảnh: Chris Hondros.Getty Images)

* BÙI VĂN BỒNG
BVB - Nguyên Tổng thống Ai Cập M.H. Mubarak, năm nay 85 tuổi, nhưng ông mới từ chức vào ngày 25 tháng 01 năm 2011, khi đã gần 84 tuổi, điển hình cho một lãnh đạo tham quyền, cố vị, tham nhũng, độc tài. 
Ông làm Tổng thống từ năm 1981. Dưới sức ép biểu tình của quần chúng nhân dân, ngày 11 tháng 2 năm 2011, ông đã phải từ chức sau 30 năm cầm quyền (là Tổng thống nhờ đảo chính quân sự). Trong khi ông Mubarak tại vị, tham nhũng trong Bộ máy chính quyền của Mubarak đã tăng đáng kể, do tăng cường quyền lực trong hệ thống thể chế cần để bảo đảm cho nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài. Tham nhũng đã dẫn đến việc bắt giam những nhân vật chính trị và nhà hoạt động trẻ mà không cần xét xử, giam giữ bất hợp pháp không có giấy tờ, và đàn áp các trường đại học, nhà thờ Hồi giáo, các phóng viên dựa trên khuynh hướng chính trị. Quan chức chính phủ được phép vi phạm quyền riêng tư của công dân trong khu vực của mình bằng cách bắt giữ không điều kiện theo luật khẩn cấp.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TT), tổ chức quốc tế chống tham nhũng, bao gồm tham nhũng chính trị, trong năm 2010, đưa ra chỉ số tham nhũng đánh giá Ai Cập với điểm số CPI là 3.1, dựa trên nhận thức về mức độ tham nhũng từ những người kinh doanh và các nhà phân tích quốc gia, với 10 là rất sạch sẽ và 0 là rất tham nhũng. Ai Cập đứng thứ 98 trong số 178 nước trong báo cáo. Theo Tổ chức ‘Phóng viên không biên giới’ (Reporters Without Borders), Ai Cập đứng thứ 133 trên 168 về tự do báo chí.


Với phương Tây, Ai Cập là đồng minh chủ chốt - tiếng nói ôn hòa về cuộc xung đột Israel-Palestine. 
Khi biểu tình nổ ra vào tháng 1/2011, sức ép trở nên không thể kham nổi. Mubarak phải từ chức đúng một ngày sau khi phát biểu trên truyền hình rằng sẽ tại vị tới tận bầu cử tháng 9. Sau 18 ngày diễn ra các cuộc biểu tình, phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố Mubarak rời ghế Tổng thống.
Sau khi bị lật đổ, Mubarak và gia đình bị cáo buộc đã tham nhũng nhiều tỷ đô la trong suốt quá trình cầm quyền. Gia đình ông hiện tại có tài sản rất lớn. Trị giá của cải của gia đình Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak có thể lên tới 70 tỷ USD, với phần lớn tài sản cất giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ và bất động sản tại Anh và Mỹ.
Sau 30 năm làm Tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư, vốn sản sinh ra hàng trăm triệu bảng Anh lợi nhuận. Hầu hết những lợi nhuận có được đều thu ở nước ngoài và gửi trong các tài khoản ngân hàng bí mật hoặc đầu tư vào thị trường nhà cao cấp hoặc khách sạn.
Theo một bản tin trên báo Ả Rập là Al Khabar, Tổng thống Mubarak có nhiều cơ ngơi ở Manhattan, biệt thự Beverly Hillstrên đường Rodeo Drive.
Con trai Tổng thống Mubarak là Gamal và Alaa cũng là các tỷ phú.
Sau khi từ chức, ngày 11/2/2011, Chính phủ Thụy Sĩ phong tỏa mọi tài sản của tổng thống Ai Cập bị lật đổ Hosni Mubarak trong các ngân hàng nước này. "Chính phủ (Thụy Sĩ) làm như vậy là để tránh nguy cơ có người biển thủ tài sản của Ai Cập", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ có đoạn. "Chúng tôi cũng kêu gọi các quan chức có trách nhiệm của Ai Cập tuân thủ những đòi hỏi chính đáng của nhân dân trong việc công khai, minh bạch, nhanh chóng và đáng tin cậy".
Người Ai Cập xuống đường biểu tình vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc họ nghi ngờ rằng nhà Mubarak đã lợi dụng quyền lực để làm giàu, lấy của công của đất nước Ai Cập. Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin của Global Financial Integrity, một tổ chức chuyên theo dõi tình trạng tham nhũng ở các nước đang phát triển, ước tính rằng có tới 57 tỷ USD tài sản đã được tuồn bất hợp pháp ra khỏi Ai Cập trong giai đoạn 2000-2008.
Ngay sau đó ở Ai Cập, quần chúng xuống đường cuối tháng 1/2011, gần 1.200 người, 5 ngày sau vọt lên 3.500 người, đến ngày Thứ Sáu đen 11/2/2011 đã lên đến 9 ngàn người, ở cả thủ đô Cairo và cảng Alexandria, thì Tổng thống Hosni Mubarak ra đi sau 18 ngày đêm đối phó. Trước khí thế của quần chúng, quân đội chẳng những không thi hành lệnh đàn áp mà còn ra tuyên bố 3 điểm: không bắn vào nhân dân, nhận sứ mạng bảo vệ nhân dân và đồng tình với nguyện vọng dân chủ hóa của nhân dân. Tiếng nói của nhân dân xuống đường vang động, không có tiếng nổ của vũ khí, chiến sỹ xe tăng nhận hoa của nữ sinh viên luật khoa. Cuộc cách mạng dân chủ hoàn thành.


Bài học Ai Cập giúp Việt Nam những gì?
Thực trạng nền chính trị-kinh tế-xã hội ở nước ta trong mấy thập niên qua đã bộc lộ những yếu kém về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nghị quyết tại các đại hội theo nhiệm kỳ bên cạnh khẳng định thành tích lãnh đạo của Đảng, vẫn nêu lên những mặt yếu kém kéo dài triền miên và nêu phương hướng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng về mọi mặt đảng vẫn buông lỏng vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng rất kém, uy tín xói mòn và mặt về chất lượng cán bộ đảng viên, về triển khai thực hiện đường lối bị mất uy tín. Nghị quyết thường đầy đủ, quan điểm lập trường rõ ràng, đánh giá mạnh-yếu, chi ra phương hướng có nhiều hứa hẹn kèm theo khẩu hiệu kêu vang, nhưng thực chất nghị quyết không đi vào cuộc sống. Giới quyền lực trong đảng lẽ ra phải có vai trò, trách nhiệm cao trong việc thực thi các nghi quyết, nhưng chính họ lại lờ tịt cái nghị quyết do mình đã biểu quyết, làm ngược lại nghị quyết. Vì thế mà:
- … “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, 12/2011).


Tham nhũng trở thành thứ dịch khó tìm thuốc trị, nó là nguyên nhân lớn nhất làm mất uy tín đảng lãnh đạo.
Quyền dân chủ bị tước đoạt rất nhiều, trắng trợn, thẳng cánh; từ một đường lối của chính đảng “chuyên chính với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và nhân dân”, thì nay lại bênh che tiêu cực, tham nhũng, chuyên chính với nhân dân.
Những cuộc cưỡng chế, thu hồi đất như cướp đoạt. Công an, quân đội, thậm chí cả côn đồ, xã hội đen bị bon tham nhũng và đại gia lợi dụng, huy động làm “sức mạnh chuyên chính” với nhân dân, đi ngược bản chất, quan điểm, đường lối, chính sách dân chủ mà xã hội coi là ưu việt.
Những cuộc trấn dẹp, cấm đoán, kể cả đàn áp mít tinh, biểu tình ôn hòa vì lòng yêu nước diễn ra thường xuyên, thách thức và đối trận với nhân dân, đi ngược lai sở nguyện của lòng dân.
Những thanh trừng nội bộ qua chọn lọc nguồn nhân sự, nạn mua bán quan chức, tuyển dụng nhân sự, những thủ đoạn gian lận hoặc bổ nhiệm nhân sự không qua dân chủ, tùy tiện vô nguyên tắc, biểu hiện ‘gia đình trị”, kéo bè kết cánh, phe nhóm.
Những cấm đoán thông tin truyền thông và ngăn cản, làm mất quyền tự do ngôn luận.
An ninh chính trị bấp bênh, ổn định xã hội bề  ngoài, tội phạm gia tăng, trật tự xã hội, kỷ cương phép nước không nghiêm.
Người dân thấy không an toàn và không ai tin cậy để bảo vệ họ.
Đời sống người dân, người lao động chân chính ngày càng khó khăn, lạm phát gia tăng, đồng tiền VN bị mất giá nghiêm trọng…
                                 *       *       *
Trước sự mất uy tín lãnh đạo của đảng, những biểu hiện mất dân chủ của chính quyền, công an, mới đây, “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp” được đưa ra mới 2 tuần lễ, đến hôm nay đã có trên 3.500 người tham gia. Đây là một hiện tượng rất đáng mừng trong cuộc đấu tranh dành lại quyền làm người. Năm  2012 đã vài có ý kiến dèm pha, bàn lùi, cho rằng biểu tình, xuống đường còn bị đàn áp, thì kiến nghị, kêu gọi, tuyên bố… phỏng có tác dụng gì, chỉ mất công, mất thì giờ, làm cho chế độ độc đoán độc đảng và công an của đảng thêm ù lỳ, đắc chí. Thực chất, đây là một hình thức đấu tranh dư luận, ôn hòa không bạo động, có tác dụng huy động công luận, tập dượt dân chủ, cổ vũ trách nhiệm, biểu thị ý chí, thể hiện đồng thuận dân tộc, là thước đo của ý nguyện nhân dân đông đảo, đã được chứng minh là lợi hại, sắc bén.
Có thể nói đây là văn kiện được hưởng ứng vào loại nhanh chóng nhất, đông đảo nhất ở nước ta trong những năm gần đây.


Bà con làng Nha, Long Biên (Hà Nội) giương băng rôn đòi trả đất
 trước cổng Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, sáng 24-1-2013.
Ảnh: BS
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Bản kiến nghị này có 7 điểm, khẳng định và đề xuấ: Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,… Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Những chứ ký của mọi tầng lớp nhân dân vào các kiến nghị về quyền con người, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, sửa đổi một số bộ luật, nhiều ý kiến thẳng thắn của đại biểu Quốc hội và cử tri là thể hiện nguyện vọng và quyền thực thi dân chủ, thể hiện tinh thần, trách nhiệm công dân trước vận mệnh, sự tồn vong và phát triển của đất nước. Ai Cập biết rõ ông "Mu-bà-giặc" và phe nhóm lũng đoạn đất nước, nhưng ta vẫn nhiều ẩn số "đồng chí X,Y,Z...", vậy  thì còn nhiều cam go lắm, nhân dân còn phải "Gánh cực mà chạy lên non / Còng lưng mà chạy cực còn theo sau"...
Những rối loạn xã hội với những phe phái tranh giành quyền lực ở Ai Cập là sai lầm kéo dài bởi những chính sách độc tài, phi dân chủ, do Tổng thống Hosni Mubarak và đồng bọn trong giới cầm quyền cùng trong phe nhóm gây ra. Qua những diễn biến trên đây, thiết nghĩ Đảng, Nhà nước, Quốc hội  và Chính  phủ cần nhìn thẳng vào 'diễn biến Ai Cập' và một số quốc gia khác đa xảy ra nhiều cuộc chính biến, qua đó xem lại 'tự diễn biến' của giặc nội xâm đang hoành hành ở nước ta, nhận diện cho rõ những cảnh báo, cảnh tỉnh về thực thi có hiệu lực và chất lượng nền dân chủ, công bằng, văn minh của xã hội.
BVB

8 nhận xét:

  1. Thấy người lại ngẫm đến ta . Bài của đại tá BVB thực sự sâu sắc . Cảm ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: “bọn họ” định chơi trò gì đây, định dắt mũi chúng ta tới đâu nữa! Những tâng bốc vô bổ về thành tựu vũ trụ trong khi đất nước nghèo đói và kiệt quệ; củng cố chế độ cai trị dã man; thổi bùng ngọn lửa nội chiến; nuôi dưỡng chính thể Mao Trạch Đông bằng của cải vật chất của chúng ta một cách khinh suất, để rồi sau đó lại lùa chính chúng ta ra chiến trường chống lại hắn; và chúng ta, còn lối thoát nào khác ngoài việc tuân lệnh lên đường? “Bọn họ” tuyên án bất kì ai họ muốn, tống những con người khoẻ mạnh vào nhà thương điên — “bọn họ” luôn như thế, còn chúng ta — bó tay bất lực!
    Mọi thứ dường như đã gần chạm đáy, cái chết toàn diện về mặt tinh thần đã chạm vào tất cả chúng ta, còn cái chết về mặt thể xác sắp sửa cháy bùng và nuốt chửng hết cả lũ chúng ta lẫn thế hệ con cháu; thế mà chúng ta vẫn cứ bình chân như vại, vẫn nở một nụ cười đớn hèn và cứ lúng ba lúng búng như thể nuốt phải lưỡi...

    Trả lờiXóa
  3. "Qua những diễn biến trên đây, thiết nghĩ Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cần nhìn thẳng vào ‘diễn biến Ai Cập” và một số quốc gia khác đa xảy ra nhiều cuộc chính biến, qua đó nhận diện cho rõ những cảnh báo, cảnh tỉnh về thực thi có hiệu lực và chất lượng nền dân chủ, công bằng, văn minh của xã hội. "*** Phần trên bác Bồng chỉ rõ lỗi là do ông Mu bà gắc, vậy mà phần kết bác chẳng chỉ rõ lỗi của ông nào, vậy thì bọn em biết đánh đổ ai đây, khó quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...Đồng chí X và các ông vua tập thể!!!

      Xóa
  4. Thẳng thắn mà nói thì trên mặt trận chống tham nhũng hiện nay, ưu thế đã nghiêng hoàn toàn về phe tham nhũng, chưa bao giờ thế và lực của phe tham nhũng lại mạnh như ngày hôm nay, chúng có đầy đủ tất cả từ quyền lực, bộ máy công quyền, CA, quân đội, bộ máy thông tin tuyên truyền thậm chí là dùng chính luật pháp để phản công lại phe chống tham nhũng. Những người chống tham nhũng, ghét tham nhũng, lên án tham nhũng hầu như là đã bị bắt làm " tù binh ", bị giam giữ trong chính căn nhà của họ, chính đất nước họ thậm chí là trong nhà tù thật sự. Còn những người có quyền hành trong tay thực sự muốn chống tham nhũng thì đã bị vô hiệu hóa từ lâu, rất mơ hồ và ảo tưởng, muốn giúp đỡ đồng chí mình sửa đổi trên tinh thần thương yêu đồng chí, chủ yếu là cảnh tỉnh, răn đe, giáo dục là chính, ngây thơ đến mức cho rằng hễ đảng nhận ra sai lầm và hứa sửa chữa thì nhân dân lại tiếp tục thương yêu đảng, lại tiếp tục theo đảng, có vị lại ca ngợi lòng bao dung của nhân dân. Trong khi đó phe tham nhũng bây giờ thì quá đầy đủ nanh vuốt, thủ đoạn đối phó và sự ngoan cố, trơ lỳ, trong mong vào việc dùng đạo lý để thay đổi bọn chúng là chuyện không tưởng Thực tế hiện nay tuyệt đại đa số người dân đã không còn tin vào đảng, tư tưởng họ không theo đảng từ lâu rồi, nên bây giờ đảng có nhận lỗi, hứa thay đổi sửa chữa gì gì đi nữa thì người ta cũng chẳng quan tâm.

    Trả lờiXóa
  5. Đảng là của NHân Dân,
    QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN là con của nhân dân,
    Hôm nào Em mời các SẾP vào họp,
    EM bắt chúng từ chức cho các Bác,
    Làm y chan khi bắt Khơ -Krusp-Sốp ở Liên Xô
    Để vừa lòng nhân dân và các bác,
    Thiếu gì người TÀI ĐỨC vạn lần các cha nội nầy.

    Trả lờiXóa
  6. Nói láo, hứa hão, ăn tham, kéo bè kết đảng, bịt miệng dân chúng là đặc điểm của bất kỳ chính quyền độc tài toàn trị nào. Hậu quả là những kẻ cầm quyền độc tài đó sẽ phải ra đi và máu và nước mắt của dân tộc sẽ tuôn chảy. Bởi vậy nhân dân không bao giờ nên dung dưỡng các chế độ đọc tài.

    Trả lờiXóa
  7. Nhung ke tham nhung ko biet xau ho,nhuc nha,van dang tai vi,co bam lay quyen luc,tham quyen co vi!Vi chung biet,neu co quyen luc trong tay,chung se ko so ai,ko ai dam dong den chung!Chung lai tiep tuc tham nhung,bon vet,boc lot quoc kho,tien bac of nhan dan!Ngoai mieng chung van lu loa:
    Toi ko xin viec,ko xin chuc,ma la Dang giao cho toi lam,toi tuan lenh Dang,toi trung thanh voi Dang...!Vay la xong!Chung dac y cuoi nhan dan ko lam gi dc chung!Nhung chung nham,chi 1 ngay ko xa nua thoi!
    "Day thuyen di cung la dan!Lam lat thuyen cung la dan!".....

    Trả lờiXóa