Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.
Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:
- Bác sĩ ơi cấp cứu!...
Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:
- Sao vậy?
- Thằng bé bị tai nạn giao thông!
- Anh là bố nó à?
- Không, tôi lái xe ôm…
- Thế còn cô kia?
Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?...” -Cô y tá nghĩ. Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.
Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:
- À! Cô này…
Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:
- Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.
Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:
- Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…
Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:
- Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?...
- Dạ… thằng nhỏ mà!...
- Thằng nhỏ à?... Anh là gì của nó?
- Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.
- Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?
Gã xe ôm nói lắp bắp:
- Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!
- Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.
- … Bao nhiêu chị?
- Hai triệu.
Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:
- Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.
- Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?
- Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!...
- Đã bảo không được! - Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc - Bệnh viện đã quy định.
Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:
- Cô có tiền không?...
Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!...
- Bi nhiêu nhằm nhò gì? - Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.
Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:
- Đêm qua mưa… tôi không có khách…
Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.
Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:
- Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!...
Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…
Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:
- Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.
Cô gái điếm lau nước mắt:
- Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?
Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:
- Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…
Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.
Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim - ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:
- Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.
Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.
Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.
… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa là cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ hai của cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.
Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.
Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:
- Nam mô A Di Đà Phật!...
Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:
- Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…
Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm - họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…
Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! - Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.
Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:
- Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…
- Trời! - Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…
Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. “Cô gái điếm bỗng” lên tiếng:
- Máu O à!?... Tôi nhóm máu O!...
Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…
Nửa giờ sau gã xe ôm dìu “cô gái điếm ra”. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.
MD
Tôi đọc nhiều bài của MD, phần lớn là viết về thực tế, chân thực, sống động. Nhưng tôi mạn phép nghĩ truyện này mang tính hư cấu nhiều, có thể còn có những người bác sỹ vô cảm nhưng như thế này thì chắc không còn (vì ít nhiều dân tình bây giờ cũng biết lên tiếng). Mong rằng sẽ có ngày tươi sáng hơn đến trong truyện ngắn của MD
Trả lờiXóaTôi đã một lần chứng kiến một gia đình với một xấp tiền 50 ngàn cỡ gang tay dúi vào tay bác sĩ. Đó là lần đầu tiên tôi đươc "" mở mắt"" õ thế giới bên ngoài cũng là lúc tôi từ một thằng nhà quê chỉ biết lời hay lẽ phải từ ghé nhà trường để bắt đàu giảng đường ĐH với bao ước mơ hoài bảo..nhưng.....
XóaBài này có pha văn nghệ văn gừng mà không mấy sâu sắc, cái chất Minh Diện có phần pha loãng. Sao mà anh Diện lại gửi đến trang báo mạng của anh Bồng một bài viết hơi bị "đuối tầm Minh Diện" thế? Mong đọc bài mới của nhà báo lão thành tranh đấu vì công lý và bàn chuyện đại sự của xã hội!
Trả lờiXóaTôi nghĩ đây là một trong những câu chuyện thật! Và bạn Lan ơi, đây khôg phải là chuyện "đại sự" của xã hội ta hay sao?
XóaMột năm qua báo chí đã phản ảnh biết bao nhiêu cái chết "lãng nhách" từ các bệnh viện! Bao nhiêu cái chết oan uổng bất ngờ từ các đồn công an...mà do thiếu trách nhiệm...hoặc "vươt quá trách nhiệm"?
Chuyện Biển Đông là đại sự nhưng có “Đảng và nhà nước lo rồi!" 700 tờ báo "lề đảng"với hàng ngàn nhà báo ăn cơm dân...không dám hé răng!Những chuyện như trên nếu các báo lề đảng muốn viết thì phải được chỉ đạo..!
Ngày xưa ông Tố Hữu dấn thân làm cách mạng bởi vì nghịch cảnh:
"Rứa là hết chiều nay em đi mãi...
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
......................
......................
Để mai kia thêm...Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng!"
Thì bây giờ nhiều chuyên còn hơn thế nữa..và càng thôi thúc đặt ra cho dân tộc cần một sự thay đổi tất yếu!
Chuyện người nghèo bị đối xử tệ như thế có từ lâu rồi ạ. Vào bệnh viện công mà cái gì cũng tiền. Bệnh nặng cũng phải chờ tiền mới chữa khiếp chưa. Kêu trời không thấu chú diện ạ!
Trả lờiXóaChuyện người nghèo bị đối xử tệ như thế có từ lâu rồi ạ. Vào bệnh viện công mà cái gì cũng tiền. Bệnh nặng cũng phải chờ tiền mới chữa khiếp chưa. Kêu trời không thấu chú diện ạ!
Trả lờiXóaHiện trạng này cũng giống như vỉa hè buôn bán tùm lum, làm mất mỹ quan, nói hoài từ lâu rồi.Bác Thạnh năm nay 81 tuổi, thấy hết. Chú viết bài này chưa xứng tầm cây bút Minh Diện vốn sâu sắc, thâm thúy, khắc họa vấn đề lớn đang đặt ra đương đại.
Trả lờiXóaCảm ơn nhà báo MD về bài viết rất hay và sâu sắc. Với bút pháp điêu luyện và tinh tế, sử dụng những nhân vật và nhiều hình ảnh tương phản, tác giả đã lột tả tình trạng khá phổ biến ở rất nhiều bệnh viện Việt Nam hiện nay với rất rất nhiều y bác sỹ bị đồng tiền làm tha hóa đến mức không còn tình người. Bài viết này gửi một thông điệp rất manh về cái gọi là "bản chất tôt đẹp của xã hôi XHCN" mà ĐCS VN đang hiện thực hóa trên đất nước VN đấy. Đọc bài này có lẽ ai cũng thấy đau lòng và không thể chấp nhận được cái xã hội đó. Chảng nhẽ chúng ta phải chờ nhà báo viết toẹt ra rằng mọi người hãy đứng lên đập tan cái thể chế đã và đang làm băng hoại xã hội VN có truyền thống văn hiến mấy nghìn năm đầy nhân bản.
Trả lờiXóaTôi nghĩ đây là câu chuyện gần thật.., những câu chuyện đau lòng như vậy vẫn đang diễn ra..trong một năm qua báo chí đã phản ảnh rất nhiều bênh nhân-đặc biệt là nhiều sản phụ và tre em đã chết do sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của một số y bác sĩ!Lỗi nầy kô chỉ do y bác sĩ mà còn là trách nhiệm của chính quyền quản lý trực tiếp và gián tiếp!Khi lương tâm con người bị...chó tha! "Tiền là tiên là phật!" thì người nghèo càng dễ phải gánh bất hạnh.
Trả lờiXóaTôi không biết có bệnh viện nhà nước nào phục vụ tốt hơn không? Hãy đến BV Đà Khoa Đà Nẵng, đặc biệt tại phòng Cấp Cứu, ở đây việc cấp cứu không có chuyện chờ đợi như câu chuyện ở trên!Cứu người ntrước hết! Thủ tục đi sau! Tại sao ở BV nầy lại làm được như vậy?
Cám ơn anh Minh Diện! Chúng ta không nên đòi hỏi quá đáng với một cây bút. "Góc riêng vô cảm", tuy là chuyện đã và vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, nhưng có mấy ai đưa thành truyện để mọi người cùng nhâm nhi nỗi buồn nhân tình ? Sao lại cứ phải đòi hỏi MD phải " khắc họa những vấn đề ...lớn đương đại"? Chuyện cứu sống, hay thơ ơ bỏ mặc cho chết một con người mà là nhỏ sao?
Trả lờiXóaCon tôi là Trần Quốc Cường bị tai nạn giao thong được tài xế taxi đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Trung Vương, lúc 12gio ngày 17-5-2004 ví không mang theo tiền nên không được cấp cứu. Chiều hôm sau gia đình tôi tìm được con, đưa vào 50 tiệu đồng thì cấp cứu không kịp nữa. Dó là sự thât. Vào bệnh viện không có tiền, lại không có thân nhân thì như thằng bé nhân vật Nhà bào Minh Diện viết truyện Ngắn. Dó là phản ảnh thực trạng hiện nay. Đây là Truyện Ngắn, tác giả có quyến hư cấu, tôi nhẫn ra ý đố sâu xa của tác giả, những kè như ông bác sỹ kia cón thua cô gái điếm. Tôi thích nhất đoạn tả ba lá cờ , lá cờ đảng trê cờ tổ quốc, thâm thúy lám ( TRẦN TÁM, PHƯỜNG 11, TÂN BÌNH TPHCH)
Trả lờiXóaĐồng ý với bạn về chi tiết sâu sắc nhất.3 lá cờ,cờ đảng trên cờ nước.
XóaViệt Nam: Báo động đỏ!
Trả lờiXóaLưỡi bò và tình trạng hết sức nguy kịch của Việt Nam
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22442-li-bo-va-tinh-trng-ht-sc-nguy-kch-ca-nhan-dan-vit-nam
Nhận dạng lịch sử tội ác của đảng cộng sản Trung Hoa
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22648
Cám ơn anh Minh Diện! "Minh Diện... phản ảnh thực trạng hiện nay" những câu chuyện đau lòng như vậy vẫn đang diễn ra nếu không ở bệnh viện này thì sẽ có ở bệnh viện khác. Tất nhiên VN vẫn còn rất nhiều bác sĩ tốt luôn hết lòng vì người bệnh.
Trả lờiXóaQuê tôi có bác sĩ (tại chức là đảng viên, xin dấu tên) tán nhỏ thuốc tây thành dạng bột, trộn với nhau rồi mới trao cho bệnh nhân. Ông sợ lộ đơn thuốc điều trị sẽ có người học làm theo ảnh hưởng tới nồi cơm của gia đình ông. Trình độ tầm thường, nhưng ai nhờ điều trị ông thuyết hay lắm và thanh toán thì ông chơi giá quá trời luôn. Cũng may giời ông là các bộ phòng dịch và chẳng ai tin ông ta nữa
Trong mỗi bài viết của bác Minh Diện đều ẩn chứa những ý nghĩa thâm thúy,sâu xa và thực chất,không! Câu chuyện này không tầm thường,nó phản ánh mọt thực trạng đã và đang phổ biến ở nhiều ngành nghề vốn nhạy cảm và cần sự cứu giúp cấp thiết nhất,tuy nhiên xã hội bây giờ đầy rấy những kẻ MÁU LẠNH,vô cảm một cách đáng sợ,chỉ cần một phong bì trao tay là thấy ngay Y ĐỨC của những bác sĩ,y tá hiện nay.
Trả lờiXóaBạn Ngọc Lan trên kia có tầm nhìn thấp quá, nông quá, nên đã nghĩ rằng đây không phải là việc đại sự. Cả một tập đoàn máu lạnh, vô cảm, bất lương, khinh bạc và rẻ rúng trước mạng sống của một em bé cần được cấp cứu mà không phải là việc đại sự hay sao ? Y đức để ở đâu, lương y còn không ? Chí ít thì tình người để đâu mà nỡ nào ngoảnh mặt làm ngơ trước một sinh linh bé bỏng đang hấp hối ? Đã vậy còn vòi tiền cho được đầy đủ mới cho làm thủ tục cứu cấp ! Dã man kinh khủng ! Chúng coi mạng người như rơm rác !
Trả lờiXóaSự vụ trong chuyện này chỉ góp thêm góc nhìn phản chiếu một thực trạng rất chi là thời sự và rất rất là đại sự hiện nay, đó là, hầu hết các nhân viên công quyền đều tôn thờ đồng tiền chứ không coi trọng lương tâm, tôn thờ đảng trị chứ không nể trọng người dân, nhất là những người cùng khổ và yếu thế ! Đại hoạ hiện nay không chỉ là đại hoạ mất nước, còn là đại hoạ băng hoại nhân đức - những đại hoạ xuất phát từ thái độ VÔ CẢM của đa số người.
Những thứ máu lạnh đó thật vô cùng tanh tưởi và độc địa trước hồn thiêng sông núi và trước mạng sống con người.