Trang BVB1

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

> THỦ TƯỚNG ĐÃ LÀM VẬY, SẼ VẪN LÀM NHƯ VẬY!


                          Bongbvth - Hôm qua (14-11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.  Nổi bật tại phiên chất vấn Thủ tướng là câu hỏi của Đại biểu Dương Trung Quốc về việc Thủ tướng có nên "làm gương" về việc từ chức "như ở các nước tiên tiến" thay vì xin lỗi như cách hành xử "quen thuộc" của quan chức Việt Nam thời gian vừa qua…
“… Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?”, ông Quốc nói.
        Thủ tướng trả lời:
-  Về câu hỏi có nghĩ đến từ chức, đối với tôi, còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng giao phó. Là một cán bộ, đảng viên, tôi đã báo cáo nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, tâm tư nguyện vọng và Đảng lãnh đạo quản lý trực tiếp tôi và quyết định phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định của Đảng đối với tôi. Gần suốt cả cuộc đời theo Đảng, tôi không chạy, không xin, không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt hơn 50 năm qua. (báo Đất Việt).
         Khi chất vấn Thủ tướng, ông Dương Trung Quốc nói rằng: ''Thủ tướng có nên 'làm gương' về việc từ chức "như ở các nước tiên tiến" thay vì xin lỗi"... Về cá gọi là 'văn hóa từ chức' nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tiền nhiệm đã "làm gương" rồi, vấn đề là hậu nhiệm có làm theo hay không lại là chuyện khác.
        Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều  hành nền kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyến  Tấn Dũng đã  có nhiều khuyết điểm, đã xin lỗi dân. Mà nếu có chịu thì chỉ chịu trách nhiệm chính trị. Trách nhiệm chính trị trước hết là kỷ luật về Đảng. Nhưng chí ít là khiển trách thì Đảng cũng bỏ qua cho rồi. Coi như Thủ tướng đã ghi bàn thắng, nay tiếp tục xông tới... Khi đã giành được "thế thượng phong", trả lời trước Quốc hội, Thủ tướng lại nói: …“Tôi sẽ tiếp tục thực hiện như đã làm trong suốt hơn 50 năm qua”.  Vậy là không sửa sai chứ gì? Thế có nghĩa là, trước có làm sai, nay cũng sẽ làm vậy hay sao?  Theo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội: "175 phiếu chất vấn với 247 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 05 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ đã uỷ nhiệm và yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội".  Kỳ họp này của Quốc hội công khai thì có nhưng dứt khoát không ai chịu minh bạch. Cũng như không, "dzậy là guề", vẫn là 'hòa cả làng'!!
Dân hỏi, nhưng Thủ tướng đã ủy quyền cho cấp dưới trả lời thay rồi, thế cũng coi như cầu thị, chu đáo! Cuối bài giải trình, Thủ tướng nói: "Chính phủ xin trân trọng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát và trên cương vị công tác của mình, mỗi vị đại biểu Quốc hội có những đóng góp thiết thực...". Vậy là dân không được Thủ tướng yêu cầu, đề nghị góp ý, ai không biết mà hăng hái đưa 'vũ khí dân chủ' ra góp ý, không khéo bị quy chụp là "nói xấu, bôi nhọ, làm mất uy tín lãnh đạo, là có thế lực thù địch xui khiến"...  thì nguy. 
          Nhân đây, trang BVB xin giới thiệu bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Chiến Thắng, đăng trên báo Cứu Quốc số 46, ngày 19/9/1945:

Chính phủ là công bộc của dân
    
 Hồ Chủ tịch xin lỗi toàn Đảng, toàn dân
về sai lầm trong Cải cách ruộng đất.
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Nhân Dân
                 Non hai tháng trước đây (7/1945), trước cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, nói tới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảng cướp nguy hiểm, xảo quyệt.
               Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người "anh cả" trong gia đình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gửi số mệnh vào.
                Người xưa nói: Quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: "Chính phủ là công bộc của dân" vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.
                    Các Uỷ ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Uỷ ban đó.
                    Uỷ ban nhân dân làng trái với các hội đồng kỳ mục cũ thối nát, sẽ làm những việc có lợi cho dân, không phạm vào công lý, vào tự do của dân chúng. Nó hết sức tránh cuộc bắt bớ đánh đập độc đoán, những cuộc tịch thu tài sản không đúng lý. Uỷ ban nhân dân thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ, không dám tuỳ tiêu tiền vào những việc xa hoa lãng phí như ăn uống.
                 Những nhân viên Uỷ ban sẽ không lợi dụng danh nghĩa Uỷ ban để gây bè tìm cánh, đưa người "trong nhà trong họ" vào làm việc với mình.
               Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Uỷ ban nhân dân bây giờ.
                   Uỷ ban nhân dân là Uỷ ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó.
                                               Chiến Thắng
                (Báo Cứu quốc, số 46, ngày 19-9-1945)
-----------------------

2 nhận xét:

  1. Bác Dương Trung quốc Thật tuyệt vời! Cảm ơn, Kính phục Bác Cùng Đại biểu Tuyết và Đại biểu Trần Du lịch.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức vì đã quá nhiều sai lầm, gây quá nhiều hậu quả rất nghiêm trọng; hơn nữa VN hiện không chỉ có mình ông Dũng mới làm được thủ tướng. Không nên nhẹ dạ cả tin, dễ dàng chấp nhận 1 câu nhận lỗi như thế. Nếu như vậy 1 lần thượng cấp nhận lỗi VN sẽ tụt hậu ít nhất 20 năm - dân sẽ có hàng triệu người phải mang họa - rồi dân tộc VN sẽ đi về đâu? Người này nhận lỗi, được Đảng cho tại vị làm thêm vài nhiệm kỳ nữa, thì người khác cũng vậy. Tiền lệ rất xấu xuất hiện và cứ thế kéo dài mãi mãi. "Đảng CSVN là đội tiên phong" làm "Quyết Liệt", "Đảng có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh" là văn bản dối trá, mị dân hay sao???

    Trả lờiXóa
  2. nếu TT mà từ chức thì mọi công lao ông ấy làm cho dòng tộc sẽ mất hết à

    Trả lờiXóa