Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

>."Xe chính chủ - đủ giấy tờ" - Văn luật lơ tơ mơ

Như tin đã đưa, nghị định số71/2012/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành và đã có hiệu lực ngay, sửa đổi nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã và đang gây nên nhiều ý kiến dư luận trái chiều.
                  Cho dù đây không phải là một quy định hoàn toàn mới mà chủ yếu nâng mức xử phạt với những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới nhưng nó ngay lập tức có tác động dư luận rộng lớn. Ở trên diễn đàn mạng, ở từng căn nhà, khu phố, làng xóm…không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác, cả 2 ngày 10 và 11.11, chính sách trên gây bàn tán xôn xao, nhiều ý kiến bức xúc…cho nên việc đánh giá, nhìn nhận lại tính đúng đắn, khoa học của chính sách này là không thể bỏ qua.

                         "Nếu như anh đi xe Chính Chủ..." -
Phóng tác từ bài hát: "Nếu như anh đên"
 
               Nói đây không phải là chính sách mới là vì ngay tại nghị định 34/NĐ-CP trước đây, Chính phủ đã quy định mức xửphạt đối với các các nhân không chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủtục đăng ký mới. Cụ thể, tại điều 33 của nghị định này đã quy định: Phạt tiền từ 100.000đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tựmô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Còn ở trong nghị định mới-nghị định 71/CP mới ban hành, Chính phủ quy định xửphạt từ 6-10 triệu đồng/xe đối với ôtô, riêng xe máy xử phạt 1 triệu đồng đối với vi phạm trên. Và đi cùng quy định này, bộ Công an cũng đã có thông tư số 34/2012/TT-BCA quy định: các chủ xe, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
                   Như vậy, từ 2 năm trước, quy định đã có nhưng vì sao nó không tạo lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến như vậy trong mấy ngày qua ?. Phải chăng là do mức phạt trước đây quá thấp, không đủ tính răn đe hay do các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ triển khai, thực thi quy định này đã không tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, xử phạt đầy đủ để việc đi chuyển quyền sở hữu, làm thủ tục đăng ký mới không có chuyển biến, không được thực hiện đến nơi, đến chốn ?. Hay bản thân, trong chính sách, quy định cả mới và cũ, đều có những điểm bất hợp lý và nhất là nghị định mới, với mức phạt được đưa lên rất cao nhưng hướng dẫn, quy định chưa chi tiết hoặc có quy định nhưng chưa thực sựhợp lý, hợp tình để người dân đồng tình, hiểu và chấp hành quy định này ?.
                    Thực tế, cũng không phải những người có ý kiến trái chiều với việc thực thi các quy định trên đểu phản đối theo kiểu: bất chấp lý lẽ. Có thể nói, đại đa số ý kiến đều đồng ý rằng: sửdụng xe ô tô hay xe máy mà chính chủ đều là tốt nhất. Ai chẳng muốn đồ dùng của mình mang tên mình ? Không chỉ là để khẳng định quyền sở hữu, chính danh mà còn thuận tiện cho việc bảo vệ, mua bán, chuyển nhượng khi cần thiết. Không chỉ có ô tô, xe máy, mà nhiều tài sản có giá trị khác cũng vậy, đặc biệt là nhà ở, bất cứ công dân nào sở hữu một căn nhà chẳng hạn, luôn muốn mình là “chính chủ”hoặc trong mua bán, chuyển nhượng, ưu tiên số một là “sổ đỏ chính chủ” để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối với phương tiện giao thông cá nhân cũng như vậy chứ không có gì khác: việc sở hữu giấy tờ mang đích danh tên tuổi của mình bao giờ cũng là điều mà người dân mong muốn. Và thực tế, khi mua bán, chuyển nhượng, xe máy, hay ô tô chính chủ vẫn được ưu tiên hơn là xe máy, ô tôđược mua đi, bán lại qua nhiều chủ khác nhau mà chủ cuối cùng lại không đứng tên.
                    Người dân cũng đã hiểu rằng, tình trạng không kịp thời sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện kéo dài trong nhiều năm qua cũng gây ra những hệ lụy nhất định, nhất là trong việc bảo vệ tài sản, phương tiện của mình. Có thể dễ dàng nhận thấy, những ý kiến chỉ trích, giễu cợt chính sách mới tràn lan trên diễn đàn mạng, ở ngoài đường phố… không phải là chỉ trích, giễu cợt mục đích, ý nghĩa của 2 chữ “chính chủ” mà ở cách thức triển khai chính sách. Rõ ràng, bản nghị định số 71/NĐ-CP mới ban hành vừa có những điểm không rõ ràng, vừa có những điểm chưa hợp lý, hợp tình khiến cho dư luận nhiều người chưa đồng tình và chính nhiều tờ báo đã phản ánh: sự không rõ ràng của nó khiến ngay cả cảnh sát giao thông và báo chí cũng hiểu nhầm khi áp dụng và tuyên truyền chính sách này. Cho nên, ngay trong ngày đầu triển khai nghị định 71/NĐ-CP, cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt cũng đã phải có những giải thích về những điều chưa rõ trong các quy định của nghị định 71/NĐ-CP. Có những điều giải thích được rõ hơn nhưng có những điều, mà chính những lãnh đạo của cục này giải thích cũng lại càng không rõ ràng, hợp lý.
                 Ví dụ, trả lời về việc bị phạt khi đi xe không chính chủ, theo ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục Cảnh sátgiao thông đường bộ-đường sắt, Bộ Công an, “người điều khiển mà mượn xe thì sẽkhông bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ”.
                  Nhưng nếu quy định, như được hướng dẫn: khi dùng xe mượn của người khác phải mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… như lời ông Đào Vinh Thắng, trưởng phòng Cảnh sát giao thông, công an thành phố Hà Nội ngày 10.11 để chứng minh thì đây thực sự là điều bất hợp lý. Bởi đây là những loại giấy tờ rất cần thiết của công dân, không thuận tiện và không an toàn cho việc luôn phải mang theo bên mình để chứng minh mối quan hệ với chính chủ. Vì sử dụng liên tục như vậy dễ làm nhàu nát, mất mát…Khi trả lời báo chí về việc: các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn, ông Nguyễn Văn Tuyên cho biết là “chưa có giấy tờ nào về việc đó và sẽ có văn bản hướng dẫn việc đó. Trong trường hợp bị CSGT thổi còi thì người điều khiển phải trình bày. Nếu trình bày có lý thì anh em sẽ không phạt”.
                  Như vậy, có thể thấy, nghị định 71/NĐ-CP tuy mục đích và ý nghĩa của nó là đã khá rõ ràng và đúng đắn nhưng nó lại chưa đầy đủ, cần phải có những giải thích, hướng dẫn bằng văn bản, có thểlà bằng một bản thông tư chi tiết hơn chứ không phải là chỉ là những phát biểu, hướng dẫn của người lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ,đường sắt. Lại càng không thể chỉ dựa vào việc “người điều khiển phải trình bày. Nếu trình bày có lý thì không bị phạt”, như phát biểu của ông Cục trưởng Nguyễn Văn Tuyên bởi lẽ, như vậy, người dân vẫn không rõ là trình bày thế nào mới là “có lý” để không bị phạt.
                   Một văn bản, chính sách mà chính cơ quan tổ chức thực hiện cũng không hiểu đầy đủ, có chỗ hiểu, vận dụng chưa đúng-như nhiều cơ quan báo chí đặt vấn đề thì trách sao người dân cũng không hiểu hoặc hiểu nhầm ?
                     Những điểm còn chưa rõ ràng và chưa được hướng dẫn đầy đủ như vậy, cộng thêm mức phạt tăng cao đột biến nhưvậy đương nhiên sẽ gây phản ứng nhất định trong xã hội. Thậm chí, có nơi, có lúc có thể gọi là “gay gắt”, “tiêu cực”, gây ra những hiệu ứng không tốt cho việc thực thi chính sách này. Nhất là trong bối cảnh nạn thất nghiệp đang gia tăng trông thấy hàng ngày, đời sống của số đông người dân đang ngày trở lên khó khăn bởi không chỉ có các sắc thuế, phí hiện nay đã nhiều, đã cao, lạm phát kéo dài trong nhiều năm-như một loại thuếvô hình đã làm bào mòn, lấy đi những đồng tiền tích lũy cuối cùng trong quỹtiền tiêu hàng ngày... chưa kể gần đây, có nhiều loại phí mới được các cơ quan quản lý đề xuất: kể cả phí với xe đạp điện (Bộ Tài chính), phí tham gia giao thông (Bộ Giao thông vận tải) khiến nhân tâm lo lắng…thì việc đặt ra mức phạt quá cao và quyết liệt triển khai thu ngay khi nhiều điều khoản hướng dẫn chưađầy đủ, rõ ràng như vậy thì việc nhiều người dân hiểu đây như là một chính sách tận thu, gây nên sự giận dữ ở không ít người cũng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, thực tế, mức phí trước bạ hiện nay là quá cao, ở một mức rất bất hợp lý; ví dụ: một chiếc xe tầm 500 triệu đồng nhưng phí trước bạ lên tới 60 triệu đồng thì đương nhiên, nó sẽ kích thích việc người dân tránh đóng phí nếu họ còn có thể tránh được.
                   Ở đây cũng phải đặt thêm một vấnđề về tính khả thi, lỗ hổng của chính sách. Trong khi đặt ra một mức phạt rất cao với hành vi không sang tên chuyển chủ như vậy nhưng các hình phạt cho việc lợi dụng, lạm dụng chính sách lại không tăng tương ứng: ví dụ với các hành vi nhận hối lộ của chủ phương tiện cho người thực thi-cảnh sát giao thông mà không kèm theo cơ chế giám sát, hình thức xử lý mạnh kèm theo: có thể cách chức, xa thải khỏi ngành…thì rất dễ làm nảy sinh tình trạng chủ phương tiện và cảnh sát giao thông có sự trao đổi, mặc cả với nhau, có thể nhân danh câu chữ” trình bày hợp lý” để giảm mức phạt mà ngân sách vẫn thất thu.
                  Cũng có ý kiến cho rằng, với nghị định cũ-nghị định 34/2010/NĐ-CP, với quy định xử phạt dù thấp hơn nhiều về cùng một hành vi như vậy, nếu tổ chức tập thực hiện tốt nó cũng tạo nên sự chuyển biến, nâng cao ý thức về việc đăng ký, chuyển đổi chủ sở hữu. Chính vì sự lơlà, bõ bễ việc triển khai qui định này trên thực tế cho nên, quy định trên đã không được thực hiện chứ không hẳn do mức phạt thấp, không đủ răn đe. Ý kiến này cũng không phải không có cơ sở
                 Do đó, có thể nói, nghị định 71/NĐ-CP về mục đích, ý nghĩa là đúng đắn nhưng để nó triển khai thực thi được,được người dân đồng tình, thực hiện đầy đủ sẽ còn rất nhiều việc phải làm nhưcần ban hành một thông tư hướng dẫn đầu đủ hơn, chi tiết hơn nữa ngoài thông tưsố 34/2012/TT-BCA và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ…trước khi thực hiện. Do đó, có thể tạm lui thời hạn triển khai nghị định này; hoặc chí ít, cho tạm dừng thực hiện quy định xử phạt với việc sử dụng xe không chính chủ-như đềxuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để chờ có những sửa đổi, căn chỉnh lại các quy định cho chính xác, hợp lý, đồng bộ như về mức thu phí, mức xửphạt, cách thức xử phạt...để chính sách "không mới" trên thực sự khả thi.
                                                   Mạnh Quân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét