Trang BVB1

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

> Ôi, DÂN ĐƯỢC "ĐỔI ĐỜI" !

* Minh Diện
 
                 Trên quốc lộ 22 đoạn gần cầu An Hạ, có hai tấm Pano, một tấm bên phải, một tấm bên trái, mỗi tấm cao bằng một bức tường ngôi nhà hai tầng, khung thép lợp tôn, nghênh ngang giữa trời đất.
Hai tấm Pano vĩ đại ấy vẽ một khu đô thị mới, gọi là “Khu đô thị An Phú Hưng”, với những tòa nhà cao chót vót, những khu phố tuyệt đẹp. Phía dưới bức tranh lộng lẫy ấy ghi rõ: Đơn vị chủ đầu tư, Công trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú, đơn vị thiết kế thi công Mỹ, đơn vị hợp tác Trung Quốc, tổng diện tích 923ha…
                   Một buổi sáng cách đây năm năm, hàng trăm hộ dân hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì được mời đến hội trường Uỷ ban nhân dân để nghe triển khai xây dựng khu đô thị này. Ông Võ Thành Hùng (+), Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú (*), trực thuộc Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ vào mô hình khu đô thị mới làm bằng chất dẻo và mút xốp, nói với dân nguyên văn như sau: “Công ty An Phú là một công ty của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ làm cho bà con đổi đời!”.
 
                   Sau lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột ấy, người ta chở những chiếc cọc bê tông hình vuông, cao hơn một mét, đầu sơn đỏ, khắc chìm ba chữ KQH (khu quy hoạch) đóng khắp nơi trên vùng đất rộng gần 1000 ha thuộc hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì. Đất ruộng, đất vườn, nhà ở, xưởng máy, chùa chiền, nhà thờ…không kể là đất của ai, đóng cọc KQH tranh phần tuốt. Cứ theo bản đồ quy hoạch mà đóng cọc “chủ quyền” của Công ty An Phú. Có những cái cọc đóng phập xuống giữa nhà dân, như cái đinh đóng giữa ngực người ta vậy. Không ai dám phản đối nửa lời, bởi đi theo đội quân đóng cọc là dân phòng, công an, là chính quyền đầy quyền uy thực thi các quyết định từ trên đưa xuống, có 'quyền' là ngang nhiên 'hành' dân.
Sau khi những cái cọc bê tông giữ “chủ quyền” đất đai được đóng xuống, người dân có ruộng, vườn nhà cửa trong khu quy hoạch  phải photocopy hộ khẩu, chứng minh nhân dân, văn bản thừa kế, giấy tờ mua bán…và làm bản kê khai nộp cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn. Một lần, hai lần, ba, bốn lần gọi lên gọi xuống, vẫn chưa xong, tốn bao nhiêu tiền bạc, công sức. Rồi đo, vẽ bản đồ hiện trạng, rồi kê khai hoa màu, rồi so sánh diện đối chiếu diện tích. Người dân bị xoay như cái chong chóng, nhưng không hề được biết giá bồi thường một mét vuông đất ruộng, đất ở, một căn nhà sẽ bị giài tỏa  bao nhiêu tiền, bao giờ thì bồi thường? Hỏi không ai trả lời. Người dân có nhà, có đất bỗng dưng biến thành kẻ ăn nhờ ở tạm, vì không biết lúc nào sẽ phải ra đi giao đất cho Công ty “nhớn” của Trung ương Đảng?
                  Không chỉ từ năm 2007, khi ông Võ Thành Hùng tuyên bố bắt đầu thực hiện dự án Khu đô thị An Phú Hưng, mà trước đó, từ năm 2003, gần 1000 ha đất của dân  hai xã Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Hóc Môn, đã là vùng bất khả xâm phạm, án binh bất động. Người dân không được sang nhượng quyền sử dụng đất, không được thực hiện thừa kế, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được sửa chữa nhà cửa…nghĩa là không có bất kỳ quyền hành gì dù nhỏ nhất trên mảnh đất được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Sở hữu toàn dân là thế, đã có kèm theo "Nhà nước thống nhất quản lý" trong luật thì ông chính quyền, lão đại gia nào muốn chiếm đâu cứ coi như mặc nhiên. Hóa ra, ai được quyền quản lý thì coi như được sở hữu luôn, dù là đất chan đẫm máu, mồ hôi, nước mắt do tổ tiên, ông bà từ xa xưa để lại (?!). Chỉ cần dựng một mái tôn che tạm mưa nắng, sửa một căn bếp dột, thậm chí sửa cái hố xí, cộng tác viên thanh tra xây dựng sẽ ập tới liền. Bọn cộng tác viên này có sáng kiến ém  ở các cửa hàng vật liệu xây dưng, thấy chở xi măng, gạch, cát đi đâu là bám theo. Biên bản nộp phạt, buộc tháo dỡ, kèm theo là những cái lệnh cưỡng chế tàn bạo. Chưa ở đâu  người dân bị o ép như vậy.
 
                  Nhưng, kéo rê suốt 10 năm, kể từ khi có quyết định giao  đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú của Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng, 5 năm, kể từ khi triển khai dự án Khu đô thị An Phú Hưng với lời tuyên bố hùng hồn giúp dân "đổi đời", đất vẫn bỏ hoang, chưa  có một nhát cuốc động thổ, người dân chưa nhận được một xu bồi thường. Những chiếc cọc bê tông, bây giờ cỏ mọc trùm kím, tấm Pano hoành tráng ngày nào,  gió mưa đã làm trôi tuột bức tranh nhà cửa, phố xá, trơ lại cái khung sắt và mấy tấm tôn hoen rỉ. Nó trôi tuột đi, như lời hứa hão của Tổng giám đốc Võ Thành Hùng. Mang cái danh là Công ty thuộc Trung ương Đảng thì to quyền lắm. Cái quy hoạch người ta thích vẽ kiểu gì thì cứ vẽ, có khi xuyên qua cả phòng ngủ, nhà bếp của người dân mà không cần hỏi ý kiến ai. Dễ gì mà có "công khai hóa, bàn bạc dân chủ?". Nếu cơn sốt thị trường BĐS chưa hạ nhiệt, thấy có thể vơ lợi nhét túi thì làm hồ sơ “chuyển rmục đích sử dụng”, rồi gia tăng chặt nền, cắt đoạn bán, không lợi thì bỏ hoang rồi cho trôi tuột luôn. Nông dân thì bị giam đất trong quy hoạch, đói; còn ông Võ Thành Hùng nay là Phó Chủ tịch HĐQT - Ngân hàng TMCP Sài Gòn...


Trận đồ bát quái của khu Quy hoạch

                Vừa qua Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thu lại quyết định giao đất cho Công ty TNHH một thành viên An Phú. Vậy là hàng trăm tỷ đồng của nhà nước bỏ ra  thuê thiết kế, lập dự án, đă trôi theo lời hứa hão mất rồi! Có ai nhận lỗi không? Và, có ai quan tâm tới những mất mát, thiệt thòi, mà hàng trăm hộ dân Tân Thới Nhì, Tân Hiệp đã phải gánh chịu suốt mười năm, đất dai bị hoang hóa mà dân không có đất canh tác?
               Tôi hỏi ông Mến, người được Công ty An Phú giao nhiệm vụ phụ trách  đền bù giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị An Phú Hưng, rằng bây giờ sẽ xử lý ra sao cái dự án quy mô này? Ông Mến cho biết: Công ty TNHH một thành viên An Phú không thực hiện dự án nữa. Có thể nay mai, Công ty cổ phần An Phú mới được tái cơ cấu 12-2009 sẽ tiếp quản dự án đó.
              Nay mai là bao lâu nhỉ? Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, hay lại năm năm, mười năm? Càng kéo dài thì đương nhiên dân càng được "đổi đời", từ có đất thành trắng tay, đổi nhanh từ hộ khá hoặc đủ ăn thành hộ nghèo. Một công ty của Đảng, nhân danh Đảng hứa trước dân, rồi để trôi tuột đi như thế, hỏi dân tin vào ai?

M.D 
-------------------------/
> (*) - CN-C.TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN AN PHÚ

Cấp đăng ký:Cơ bản (tham gia ngày 09/12/2009)
Loại công ty:
Hình thức công ty:Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Mã số thuế:0300509849-002
Địa chỉ:43 Đường Thảo Điền, P. Thảo Điền, Q. 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8991999;8190285;8190286;8190287;08.37444479; - Fax: 08.37444075;
Website: http://www.anphu.com.vn;
Email: apsc@hcm.vnn.vn
Năm thành lập:2007
Mô tả:
Xây dựng nhà ở, nhà làm việc, cửa hàng, kho bãi cho thuê. Ðầu tư các dự án khu công nghiệp, khu biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch của Nhà nước. Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ bổ sung: vận chuyển hành khách, mua bán thuốc lá điếu sản xuất trong nước, mua bán rượu, bia, gaz. Kinh doanh nhà hàng ăn uống. Dịch vụ giải khát .
 
---------------------
   > (+) --

Ông VÕ THÀNH HÙNG

Chức vụ hiện tại: Phó Chủ tịch HĐQT - Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Năm sinh 1953

Trình độ chuyên môn

  • Cử nhân toán – Đại học Quốc gia Belorussia (Cộng hòa Liên bang Nga)
  • Thạc sỹ khoa học toán-lý – Đại học Quốc gia Belorussia (Cộng hòa Liên bang Nga)
  • Thực tập Công nghệ thông tin trong quản lý xí nghiệp – Viện Đại học CNAM (Paris – Pháp)
  • Chứng chỉ Chương trình kế hoạch và Thị trường chứng khoán – Công ty Phát triển kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Chứng chỉ Chương trình Thương mại và Tài chính cho Cán bộ quản lý – Học viện Thương mại Quốc tế Singapore
  • Chứng chỉ Chương trình mini MBA cho cán bộ quản lý – Viện Đại học CNAM (Paris – Pháp)
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Nga
Chức vụ từng đảm nhiệm:
  • Từ năm 1976 đến năm 1987: Giảng viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM
  • Từ năm 1987 đến năm 1988: Thực tập sinh Viện CNAM – Paris
  • Từ năm 1988 đến năm 1989: Quản lý XNK Công ty Lương thực TPHCM
  • Từ năm 1989 đến năm 2004: Tổng giám đốc Công ty CP An Phú
  • Từ tháng 04/2007 đến tháng 10/2010: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP An Phú
  • Từ tháng 10/2010 đến tháng 09/2011: Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phú
  • Từ tháng 09/2011 đến ngày 23/12/2011: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP An Phú
  • Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 16/06/2012: Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
  • Từ ngày 17/06/2012 đến nay: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn
----------------------------------------------------------------/

> AI TRỘM CỦA AI ?

Sâu trộm tiền Nhà nước,
 rồi sâu nói: "Làm ăn thua
'nỗ', sinh ra nhiều 'lợ xấu',
nhà 'lước' phải kiếm tiền bù vào để
"té co kéo nghen hèng"-dzậy đó (?!)
  Xã hội vẫn có những người quen cái thói cho rằng: Ta là trong sạch, là giỏi giang, ai nói xấu ta là người đó xấu, cần chặn họng họ lại  để giữ "tiếng thơm" cho mình. Nghĩ rằng thiên hạ xấu cả, chỉ có ta mới tốt, mới trong sạch, dù chính mình là kẻ ăn trộm chuyên nghiệp. Ai nói xấu mình thì trừng trị ngay, nhằm cố thể hiện là mình trong sạch, là tốt mà không tự kiểm tra chính mình, không tự hiểu mình đến mức không còn lòng tự trọng.
                Trong cuộc sống, đôi khi ta có thể gây ra những hiểu lầm mà sau này ân hận cũng đã muộn. GA- NEWS giới thiệu sau đây một câu chuyện như thế: A COOKIE THIEF của Valerie Cox- bản dịch của Nguyễn Đại Hoàng. Nhưng có khác là cô gái nọ thực sự chỉ là sự hiểu lầm, còn trên đời không ít kẻ cố tình ăn trộm mà tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, lại tìm cách đổ vấy cho kẻ khác ăn trộm, đánh bùn sang ao.
Waiting-in-Airport-(2).jpg

              Một tối nọ, có một người phụ nữ đang chờ đợi ở phi trường, phải đến mấy giờ đồng hồ nữa mới đến chuyến bay của cô.Cô đến cửa hàng kiếm mua một cuốn sách, một hộp bánh quy, rồi tìm chỗ ngồi nghỉ.
                 Khi cô đang chăm chú đọc sách thì xảy ra một chuyện.Là cái người đàn ông ngồi bên cạnh cô thật trơ tráo : ông ta điềm nhiên nhón lấy một cái rồi hai cái bánh quy từ hộp bánh quy để giữa hai người. Cô đã dằn lòng im lặng để tránh chuyện lôi thôi.

                 Cô đọc sách, nhai bánh quy, rồi nhìn đồng hồ, còn cái tên “ trộm bánh quy” kia vẫn tì tì chén hộp bánh quy của cô.Mỗi phút trôi qua, cô càng thấy tức lộn ruột , cô thầm nghĩ : Nếu ta mà không tốt bụng, thằng cha này sẽ bị bầm mắt ngay ! 
                   Mỗi khi cô lấy một cái bánh quy thì hắn cũng nhón lấy một cái.Khi hộp bánh quy chỉ còn một cái, cô tự hỏi không biết hắn sẽ làm gì đây.Thế rồi với một nụ cười và một cử chỉ ngượng ngập, thằng cha ấy bẻ đôi chiếc bánh cuối cùng, đưa cho cô một nửa, hắn một nửa.Cô giật phắt miếng bánh ngay trên tay hắn,và thầm nghĩ : Ơ hay cái thằng cha này, ở đâu lại có cái giống trơ trẽn và thô lổ đến vậy, tuyệt không thấy một chút hàm ơn !
                   Cô uất ức đến mức không còn biết gì nữa, và rồi cô thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng chuyến bay của cô được thông báo. Cô lập tức thu dọn đồ đạc và đi tới cửa vào, chẳng thèm nhìn lại cái tên trộm vô ơn đang còn ngồi sững ra đó.

                    Cô lên máy bay, gieo mình xuống ghế, lấy ra cuốn sách mà cô đã đọc gần xong.Rồi cô lục lại túi xách của mình và giật mình ….ồ lên kinh ngạc : Hộp bánh quy của cô vẫn còn nguyên trước mắt cô ! “ Ôi chao, nếu đây là hộp bánh quy của mình ….thì hộp bánh kia là của ông ta sao, thì ra hồi nãy ông ta đã cố gắng chia sẻ với mình đây mà ! ” cô kêu lên tuyệt vọng.
                    Giờ đây thì đã quá trễ để nói lời xin lỗi, cô hối hận nhận ra rằng, hóa ra cô mới là người khiếm nhã : Một tên trộm bánh quy !

cookie-bite-md.jpg Nguyên tác:

A COOKIE THIEF

A woman was waiting at an airport one night, with several long hours before her flight. She hunted for a book in the airport shop, bought a bag of cookies and found a place to drop.

She was engrossed in her book, but happened to see. That the man beside her, as bold as could be, grabbed a cookie or two from the bag between, which she tried to ignore, to avoid a scene.

She read, munched cookies and watched the clock, as the gutsy "cookie thief" diminished her stock.She was getting more irritated as the minutes ticked by, thinking, "If I wasn't so nice, I'd blacken his eye!"

With each cookie she took, he took one, too. When only one was left, she wondered what he'd do. With a smile on his face and a nervous laugh, he took the last cookie and broke it in half. He offered her half, as he ate the other. She snatched it from him and thought, "Oh brother, this guy has some nerve, and he's also rude. Why, he didn't even show any gratitude!"

She had never known when she had been so galled, and sighed with relief when her flight was called. She gathered her belongings and headed for the gate, refusing to look back at the "thieving ingrate." She boarded the plane and sank in her seat, then sought her book, which was almost complete. As she reached in her baggage, she gasped with surprise. There was her bag of cookies in front of her eyes! "If mine are here," she moaned with despair,"then the other were his and he tried to share!"

Too late to apologize, she realized with grief that she was the rude one, the ingrate, the thief!
Valerie Cox

> CHÙA THIÊN PHÚC

*  Vũ Văn Lẫu


alt
Xã Định Hoà, huyện Yên Định (Thanh Hoá), nơi có Điện Thừa Hoa thờ bà Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu vua Lê Thánh Tông , xưa goi là Đồng Phang , có tên Nôm là kẻ Phấng , một làng Việt Cổ xuất hiện từ thời các Vua Hùng cách nay trên dưới 2000 năm.
Đến thời Trần, dân cư phát triển đông đúc thành xã Đồng Phang, tổng Đông Lý, thuộc huyện An Định, phủ Thiệu Thiên. Đây là vùng đất có thiên nhiên đẹp "phía trước có đỉnh Non Biên, phía sau có cồn Yên Ngựa, hai bên có cồn Bút, cồn Nghiên"...

Chùa Thiên Phúc ở Định Hòa mới được xây dựng, trùng tui
Thượng thư Hoàng Phúc cũng từng bàn về địa thế vùng này "mạch đất Đồng Phang giống như bàn tay tiên, nhiều mạch nước chảy hợp lại, tám hướng gió không lay động, mạch nước từ Cữu Bao chảy qua trăm dặm, qua ruộng đưa nước về kết huyệt ở áp sông, thành đất Văn tinh..." .
                 Một chữ Văn tinh, đã thể hiện cho một vùng văn chương bậc nhất..."
                Nơi đây là mãnh đất địa linh nhân kiệt, được tạo thành bởi phù sa con sông Cầu Chày và nhánh sông Bồng Nga! Đặc biệt dải Bồng Nga chạy vòng quanh trong xã với 10 thôn sống dọc theo hai bên sông ,trông như vòng tay ôm kín mãnh đất này.
                 Chùa Thiên Phúc ở quận Thanh Xuân - Hà Nội
             Đó cũng chính là Long mạch của xã , địa mạch này khí rất thịnh ,mang nhiều quý điệu (Đuốc sáng) nên con người hào phóng ,mang hoả tính, hoả sắc, lời nói thổ lộ , thẳng thắn , đúng sai không chút lẫn lộn, cuộc đời người dân ở vùng này chỉ giữ điều nhân ,chẵng có thâm độc ...
              Nơi đây chính là quê hương bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẫu thân của vua Lê Thánh Tông, nơi thờ bà gọi là điện Thừa Hoa thường gọi là Phủ Nhì linh thiêng nổi tiếng...
                Trong quần thể di tích gọi chung là Phủ Nhì còn có ngôi chùa Thiên Phúc , ngôi chùa toạ trên khuôn viên cao , thoáng mát , phía trước là con sông Bồng Nga uốn khúc , phía đông là điện Thừa Hoa , phía Tây là dòng Hón quanh năm nước chảy mát lành ...
Sau Cách mạng năm 1945 , quần thể di tích điện Thừa Hoa và chùa Thiên Phúc bị phá huỷ hết , lấy chỗ làm cửa hàng Hợp tác xã Mua bán, trường BTVH và các công trình công công khác...theo phong trào lúc bấy giờ.
            Cộng đồng người Việt ở Ba Lan vừa khánh thành
             ngôi chùa Thiên Phúc nằm ở phía nam Warszawa.
                Vì nhiều lí do , những người tham gia phá huỷ công trình Phủ Nhì và ChùaThiên Phúc tình cờ trùng hợp ,họ đều gặp những chuyện không hay hoặc thiếu may mắn trong cuộc sống ,gây dư luận xôn xao... Nên các công trình công cộng , kể cả cửa hàng tạp hóa, trường học v v ...được di chuyển đến địa điểm mới , trả lại mặt bằng cũ cho điện Thừa Hoa và Chùa Thiên Phúc . Riêng mấy cây cổ thụ không ai dám đốn vẫn còn lại đến ngày nay như cây me 784 tuổi , cây thị gần 800 tuổi...Những năm trước tưởng chết khô .Từ ngày Chùa có Sư , các cây đều xanh lại ,cành lá xum xuê đầy sức sống.

                  Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, con cháu họ Ngô cùng nhân dân trong xã và các mạnh thường quân đã góp công sức, tiền của tôn tạo lại khu điện Thừa Hoa và chùa Thiên Phúc như hiện nay.
               Năm 2010 Phủ Nhì, đã được công nhận là Di tích Quốc gia.
            Thể theo nguyện vọng của tăng ni phật tử và đề nghị của các cấp chính quyền,ngày10 tháng 11 năm 2011 Giáo Hội Phật Giáo đã bổ nhiêm sư thầy Hoà làm trụ trì chùa Thiên Phúc , lần đầu tiên chùa đã có Sư trụ trì và đêm ngày ngan ngát khói hương ! Ngày rằm , mồng một và các ngày lễ , du khách thập phương tấp nập về lễ chùa ! Đặc biệt Hội Phủ Nhì chính lễ diễn ra vào ngày 26/3 âm lịch hàng năm , thì từ ngày 8/3 (ngày giỗ cụ Ngô Từ ) khách thập phương đã về tụ hội ... Cao điểm là từ 21/3 đến ngày 27/3 âm lịch dòng người khắp nơi tấp nập về trẩy hội và lễ chùa Thiên Phúc trong niềm tri ân và thành kính sâu sắc
              Nhân sự kiện này V V L đã tặng Sư thầy trụ trì bức lưu thơ chúc mừng và được sư thầy vui vẻ chấp nhận:

CHÚC MỪNG SƯ THẦY HOÀ
( Nhân Thầy về trụ trì chùa Thiên Phúc xã Định hoà )

Thầy về Thiên Phúc trụ trì
Vâng lời Chư Phật cũng vì muôn dân
Từ bi , bác ái , nghĩa nhân
Tiếng kinh tiếng kệ xua dần khổ đau
Dù ai đi đâu về đâu
Lời thầy chúc vẫn nhiệm màu bình an
Mát dòng sông, ấm xóm làng
Chuông chùa Thiên Phúc ngân vang đất trời
Mừng thầy xin có đôi lời
Mừng chùa Thiên Phúc được Người xứng danh !
  Thiên Phúc Định hòa
10/11/kỉ mão
VŨ VĂN LẪU
(Phó BTTT Huyện ủy Yên Định) 
                        KÍNH TẶNG
> http://huongcaublogs.vnweblogs.com/post/31267/385740
> http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-64_4-17050/
http://vannghexuthanh.vnweblogs.com/mobile.php?op=ViewArticle&blogId=1652&articleId=329885
 

> RẤT NHIỀU SÂU, RẤT NHIỀU LỢN...

              BVB - Lãng phí thì khỏi phải bàn. Người nghèo, dân lao động chỉ có ai dại mới lãng phí. Chỉ có kẻ quan tham nhũng, tiền nhiều, có quyền cao chức trọng dễ hốt của dân của nước, không do lao động mà có, mới không biết tiếc tiền, mới lãng phí, sinh hoạt, nhà cửa, biệt thự, xe cộ và cả ăn chơi, xây mộ cũng lkhông chừng mực, rất lãng phí.
            Nay tham nhũng lên ngôi, thì tham ô vặt vãnh, bớt xén này kia chỉ là thứ...chầu rìa. Ngày xưa thấy việc, hiện tượng tham  ô nó quan trọng thế, nay chẳng là gì khi người ta đã nâng cấp lên tham nhũng "đại cục"- theo cách gọi của Tàu. 
           Năm 1952, Bác Hồ nói về cán bộ tham ô: "Có đôi đảng viên như những con lợn...". Nay đâu còn chỉ là có "đôi con" nữa. Lợn nay do siêu nạc, tăng trọng, người ta đổ cho ăn thực phẩm chế biến và hóa chất Tàu. Đâu phải bỏ đói mà phải phá rau ngoài vườn, chuyện xưa rồi. Lợn nay chỉ căm cắmchúi đầu lo ăn, không thèm nghe chung quanh có chuyện gì, bị trời phạt mắc dịch "heo tai xanh", rồi cái vi rùng đó hóa ra cả rừng đầy sâu, vườn đầy sâu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói "không chỉ một con sâu, mà có cả bầy sâu". Nhưng khi hỏi, cho ví dụ một con đi, ông ta liền né tránh: "...thì...thì...như con sâu X" đó!
             Với thực trạng đó hiện nay, BVB xin giới thiệu bài viết sau đây của tác giả Đào Tuấn:
"Có đôi đảng viên như những con lợn..."        
             “Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”. Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.
              Tháng 3-1952, nhân dịp Đảng mở đợt vận động “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói quan trọng trước đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng: Thậm chí, ông Cụ đã nói rất nặng lời về việc: “Có đôi đảng viên như những con lợn (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say”. Và: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm. Vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta”.
                 Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận công khai trước ống kính truyền hình trực tiếp và sự theo dõi của hàng triệu cử tri, ĐBQH Lê Như Tiến đã nhắc lại lời cụ Hồ. Nỗi lo toan của ĐBQH Lê Như Tiến, cũng như của cử tri, của nhân dân đối với tham nhũng là không thừa. Khi mà thứ “Quốc nạn” đó có hình hài, có con số rõ ràng: Có từ 32-53% người dân được hỏi từng chứng kiến việc đưa hối lộ. 25-40% doanh nghiệp cũng thừa nhận phải trả chi phí không chính thức hàng năm hơn 2% doanh thu. Đây là con số được đưa ra 1 ngày trước (29.10), trong hội thảo “Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 11″ cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên do Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng và Đại sứ quán Anh quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Xin hãy lưu ý đến chi tiết người dân “từng chứng kiến việc đưa hối lộ”.
                  Những con sâu, những bầy sâu, rất khó phát hiện trong các cuộc kiểm thảo. Nhưng trước con mắt nhân dân, nó hiển hiện công khai trắng trợn với hình ảnh “cướp ngày” muôn năm đúng. Những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng rất khó xác định trong các cuộc chiến trên văn bản, nhưng ở ngoài đời sống, nó khôi ngô bảnh chọe và đầy quyền lực trong hình hài cụ thể là những người “có quyền và có tiền”.
                 Nhưng điều nguy hiểm không kèm mà vị dân biểu nói đến sáng nay, là thứ “anh em sinh đôi của tham nhũng”. Đó là lãng phí- cũng một kẻ thù không mang gươm, mang súng. Cặp sinh đôi này “Biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiên tư”, làm “Suy kiệt nhựa sống xã hội”. Địa chỉ cụ thể của lãng phí là các DNNN, là Vinashin với món nợ 107 ngàn tỷ đồng, là những nghiên cứu khoa học “Đóng bìa cứng mạ chữ vàng” và chết cứng trong các thư viện khi mà kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn chỉ đạt 30%. Lãng phí còn là hàng triệu tấn sắt thép, xi măng đang nằm dãi dầu mưa gió. Là hàng trăm ngàn tỷ đồng từ đất bị chôn vùi xuống đất. Là vệ tinh Vinasat trị giá 250 triệu USD, tức hơn 250 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 80% vốn vay đang chưa lấp đầy ¼ băng tần, trong khi nhiều tổng công tiếp tục xin đầu tư hạ tầng trên mặt đất.
                 Kẻ thù không mang gươm mang súng, kẻ thù vô hình trên giấy tờ nhưng trắng trợn ngoài đời sống này đang khiến các DN “đột quỵ, chết lâm sàng, mất khả năng đề kháng”, khiến hàng triệu lao động   “Ở Công ty mất việc, về quê mất đất, đi vướng núi, về vướng sông”, khiến 22 triệu lao động đang khắc khoải vì Chính phủ “xin khất tăng lương”.
              “Lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước của tập thể, thì lãng phí cũng có tội. Tham ô là trộm, cướp, lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho chính phủ, có khi còn tai hại hơn tham ô”- 60 năm trước, Cụ Hồ đã nói thế.
                  Và điều nguy hiểm nhất đó, ngày hôm nay, trong hiện tại, được dân biểu Nguyễn Như Tiến trích dẫn như một căn bệnh di căn trong tư duy quản lý: “Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”.
                  Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.
Đ.T
 

> Đừng để HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT CHỈ ‘NẰM TRÊN GIẤY’!

    * Bùi Văn Bồng
          Gần cuối năm, nhiều nỗ lực của công an, tòa án ráo riết thể hiện những hành động kiên quyết đối với những ai “đụng đến Trung Quốc”.
Ngày 14-10, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại T.p HCM vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”. Ngày 30-10, phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình kết thúc cũng do hai nhạc sĩ này đã bày tỏ thái độ chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây, cũng bị quy tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Trước đó, trong mấy năm gần đây, nhiều người bày tỏ chính kiến, cả tham gia biểu tình chống Trung Quốc, vì muốn góp phần bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc, trong đó có chủ quyền biển-đảo, đều bị bắt trừng trị tội “chống phá Nhà nước”, sinh viên làm thơ phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo, kêu gọi mọi người phải nâng cao lòng yêu nước bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ cũng bị bắt…Tình trạng lờ luật để tùy tiện đe dẹp, truy bức những người dân vô tội còn xảy ra ở nhiều vụ việc khác như: Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…

Dạ! Em cũng đành phải Bó tay Chấm Com thôi ạ!

                      Bàn dân thiên hạ thấy lạ, chống Trung Quốc đưa hàng gian, hàng giả, thực phẩm độc hại sang thị trườg Việt Nam, chống Trung quốc xâm lấn biển-đảo đều có tội…phản động. Sao lạ quá, kỳ cục quá? Chống Trung Quốc mà Việt Namxử tội “chống nhà nước”. Vậy nhà nước Tàu hay Nhà nước ta? Giải quyết tranh chấp biển -đảo, biên giới bằng biện pháp hòa bình, thương lượng, tránh xung đột vũ trang không còn cách nào hơn là dập tắt sở nguyện và ý chí từ lòng yêu nước, gây mất dân chủ, bất bình trong nhan dân hay sao?


       Theo luật gia Lê Hiếu Đằng (T.p Hồ Chí Minh): “Phiên tòa xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung”.
Quốc hội đang bàn nát nước nát cái về sửa Hiến pháp và thảo luận để ban hành, sửa đổi một số luật khác. Thiết nghĩ, Hiến pháp, pháp luật đang và đã có, bổ sung nhiều lần, nhưng từ biết bao năm nay chính quyền, các cơ quan công quyền hành pháp không thực thi, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy, dù có bàn, soạn, ban hành nhiều luật đến mấy thì người dân vẫn bị oan trái, bị vi phạm dân chủ nghiêm trọng, không nhờ vào pháp luật được cái gì cả. Như luật gia Lê Hiếu Đằng đã khẳng định: Cái mất do sự bất tuân pháp luật làm liều, cố tình quy tội ‘lệch pha’, oan sai như vậy là sự trắng trợn thách thức với dư luận và công lý, mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
Hiến pháp, các bộ luật mới cho dù được cho là đầy đủ, là hay, cập nhật nhiệm vụ, tình hình, thực trạng đất nước, phù hợp thời đại đến mấy chăng nữa mà cái kiểu cứ làm theo ý chủ quan, lộng quyền, động cơ không bình thường, chất chồng oan khốc cho người dân, thẳng cánh  chà đạp lên quyền dân chủ, thì coi như vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi!

BVB
---------------------------------------------------------------

> Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!

       * Tô Văn Trường         
              Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư - khóa XIII, khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu.
Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình vv…càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.
              Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đăng trên trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của đất nước. Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên đầu ông Thủ tướng.

Thủ tướng nhận lỗi trước quốc hội



Người dân có quyền nghi ngờ các con số thống kê công khai ở xứ Đại Cồ Việt ta vì các con số nhảy múa, đá nhau, gây cảm giác khó tin cậy. Ngay cả trường hợp cho rằng con số 22 triệu người hưởng lương ngân sách là đúng cũng là quá nhiều! Trước cách mạng tháng Tám, toàn Đông Dương chỉ có 5 ngàn viên chức ăn lương chính quyền thuộc địa, còn bây giờ…Thế thì ngân sách nào chịu nổi !? Hệ thống chính trị phình lớn, quá tải, bất cập như hiện nay tất cả đều đổ lên đầu tiền thuế của người dân có trách nhiệm lớn của Đảng (lãnh đạo tối cao và toàn diện)!
Mặt khác, nếu “chẻ hoe” con số theo báo cáo của ông Vương Đình Huệ, thấy ngay sự ngụy biện, cố tình lừa Quốc hội. Nói có sách, mách có chứng, chúng ta cùng nhau xem lại bảng thống kê số người làm việc trong khu vực nhà nước in ở Niên giám thống kê 2011. Từ bảng này, có thể thấy số người ăn lương ngân sách gồm quản lý nhà nước (kể cả bộ máy Đảng, các đoàn thể), an ninh, quốc phòng , giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ, y tế, hành chính và dịch vụ hỗ trợ (1541,2+ 1731,8 + 220,2 + 480,8 + 32,3 nghìn người ), tổng cộng 4006,3 nghìn người . Xin lưu ý những người thuộc khu vực nhà nước nhưng làm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì không ăn lương từ ngân sách nhà nước.
Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân liệt sĩ vv...) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!
Ông Bộ trưởng đã quên rằng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả phần lớn, còn khoản trợ cấp cho người có công, thân nhân liệt sĩ thường là nhỏ, nếu có tăng theo tỷ lệ tăng lương cũng không bao nhiêu so với tiền lương. Vì vậy, việc nhập tất cả vào số người được tăng lương và trợ cấp, coi như nhau là một cách dùng con số không sòng phẳng, cốt gây ấn tượng và biện hộ cho chủ trương hoãn tăng lương.
Tham khảo bảng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế (trích từ số liệu thống kê trên trang mạng của Tổng cục Thống kê):

 




Nghìn người

2005
2008
2009
2010







TỔNG SỐ
4967.4
5059.3
5040.6
5107.4

NôngNông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
207.9
193.2
187.0
184.1

Khai Khai khoáng
101.3
98.1
94.4
96.6

Công Công nghiệp chế biến, chế tạo
636.7
588.2
649.4
635.4

Sản xSản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi n hơi nước và điều hòa không khí
70.0
90.4
92.4
101.2

Cung Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
25.9
31.1
31.7
33.7

Xây dXây dựng
488.8
422.0
437.8
435.2

Bán bBán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
112.2
87.8
88.1
82.7

Vận tVận tải, kho bãi
181.6
199.1
200.4
199.7

Dịch Dịch vụ lưu trú và ăn uống
34.2
38.6
40.1
38.3

ThônThông tin và truyền thông
25.3
28.4
29.3
32.6

Hoạt Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
72.7
80.5
76.1
78.0

Hoạt Hoạt động kinh doanh bất động sản
3.0
3.2
3.2
3.0

Hoạt Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
64.2
71.2
72.1
69.4

Hoạt Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
25.0
26.6
26.8
30.6

Hoạt Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hộxã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm đảm bảo xã hội bắt buộc
1568.5
1604.2
1503.8
1523.6

Giáo Giáo dục và đào tạo
1070.1
1205.2
1213.8
1251.3

Y tế Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
209.4
229.1
230.0
244.4

Nghệ Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
24.1
28.2
29.6
29.7

Hoạt Hoạt động dịch vụ khác
46.6
34.5
34.7
37.9



Trước đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.
Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay). Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.
Theo tôi hiểu, con số những người nhận lương của Nhà nước là:
1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.
2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)
3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2
4. Hưu trí: 4 triệu
Tổng cộng 7 triệu.




Cắt giảm đầu tư công: Vẫn chi hàng nghìn tỉ đồng
Đầu tư công phải ngừng vì... dàn trãi và...hụt vốn !

GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là 30%. Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64. Nếu lấy đi 20% để trả lương thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418 USD. Nếu chỉ 1/2 hay 1/4 cũng đã tốt chán.




Có nhiều giải pháp để tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết như đi nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào các công trình chưa cấp bách, hiệu quả kinh tế không rõ lại tác động lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở nơi quá cồng kềnh, chồng chéo vv…
Nhìn ra thế giới ở các nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân sách cho công chức là khu vực thực sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở ta trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể - chỉ lãnh đạo chung chung và hô khẩu hiệu ( “bình hoa tốn kém” như nhận xét của Ts Lê Đăng Doanh), nên bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần. Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất (thuộc lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách tiền lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!
Vấn đề thứ hai được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm thu hồi, ngốn hết ngân sách?. Phải chăng các công trình này chủ yếu là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân?. Trong khi đó, rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời hứa tăng Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là cách nói thiếu trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.
Trước đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau các con số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ công đại vấn đề”; “Chỉ số GDP và ICOR” vv…để thấy sự khó tin của các con số biết “nhảy múa” ở xứ ta. Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở Việt Nam vẫn còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ở đây, vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa "vụng" nên bị "lộ” hàng!


Công nhân lãng công
Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn xô đẩy nền kinh tế xã hội nghiêng ngã. Các chính sách ban hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh nghiệp, Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới, chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng miếng SJC” vv…. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn …
Viết đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn phím vì nhớ lời nhắn của Anh Bẩy Nhị, một người bạn đồng tâm: “Tôi thật thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết: động não nhiều quá, nhất là những vấn đề …thì tổn thọ ghê lắm anh Trường ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, "lừng lững" như nhà văn Nguyên Ngọc nói mà ta nóng lòng chạy trước nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích lợi gì?”.
( Theo NLG)