Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Ý kiến cựu chiến binh, lão thành cách mạng về vấn đề Formosa.

        Tình hình liên quan đến nhà máy thép Formosa Vũng Áng gần đây vẫn không giảm bớt căng thẳng và phức tạp, tuy thảm họa do Formosa gây ra đã hơn một năm và nhà máy đã được phép đi vào chính thức hoạt động.
Vẫn liên tục có những cuộc tập họp của những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đòi giải quyết những quyền lợi chính đáng. của họ. Bên cạnh đó, cũng đã có những cuộc biểu tình do chính quyền địa phương tổ chức cùng những cuộc đấu tố, phá phách của một số lực lượng không rõ tông tích, thể hiện ý đồ răn đe, đàn áp giáo dân, linh mục mà chính quyền, công an không xử lý.
      Là những cán bộ, quân nhân lâu năm, đã từng tham gia nhiều công việc lớn nhỏ của đất nước trong thời gian dài (chí ít là từ những năm 40 của thế kỷ trước ), trước tình hình đó, chúng tôi không thể không suy nghĩ, thấy cần phải phát biểu chính kiến.
      Từ hơn một năm trước, vào ngày 01-7- 2016, khi vừa công bố đích danh thủ phạm  gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung và nhận tiền đền bù 500 triệu usd từ Formosa, thì chính phủ đã thể hiện không coi những người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế là nạn nhân, đối tượng chính của việc đền bù. Tuy số tiền 500 triệu cũng đã là “rất nhỏ vì mới tính được thiệt hại sơ bộ về kinh tế của người dân” như lời nhận xét của Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn chỉ đạo: “ Tiền đó còn phân về Quỹ hỗ trợ môi trường để khôi phục biển đã bị xâm hại. Ngoài ra, cần tính toán phần để hỗ trợ trực tiếp cho những người dân bị thiệt hại qua sự cố” (Theo trang Báo Mới ngày 01-7- 2016). Đã vậy, hơn một năm qua,việc đền bù hay như Thủ tướng chỉ coi là “hỗ trợ” lại chỉ được tiến hành hết sức chậm  chạp và nhỏ giọt. Hơn nữa, cũng đã cả năm qua, chưa hề thấy một động tác nào của “Quỹ hỗ trợ môi trường” đã làm để khôi phục biển bị xâm hại như lời Thủ tướng nói. Một tin mới gần đây cho biết: ngư dân xã Quảng Minh- thị xã Ba Đồn đã buộc lòng phải cùng nhau xuống đường đòi hỏi phải minh bạch việc đền bù, vì dân trong xã đã nộp 2000 hồ sơ kê khai thiệt hại, nhưng đến ngày 03-7- 2017 “ trên” mới giải quyết cho 04 hồ sơ, còn 1996 gia đình có hồ sơ chưa hề được xem xét  và thông tin gì.
     Ngư dân Quỳnh Lưu-Nghệ An cũng là nạn nhân của thảm họa môi trường biển không kém gì tất cả ngư dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, nhưng lại bị bỏ ra ngoài danh sách, không được đền bù gì cả.
    Một năm qua, nhân dân 4 tỉnh ven biển miền Trung đã chịu biết bao thiệt thòi, khổ cực, khó khăn chỉ vì việc giải quyết đền bù chậm trễ và không thỏa đáng (kể cả đối với ngư dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản và các bộ phận dân phụ thuộc biển như làm nước mắm, muối, thu mua phân phối hải sản, làm du lịch ven biển…). Thử hỏi, người dân đâu phải là thánh thần mà có thể chịu đựng mãi, có ai lại không bức xúc? Bởi vậy, tất nhiên người dân phải cùng nhau đi khiếu kiện, đi yêu cầu đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
    Phải thấy đáng mừng là, những hành động của nhân dân đã được tổ chức dẫn dắt để luôn giữ được trật tự ôn hòa, nhất là trước sự phá đám, đàn áp, đe dọa, khiêu khích vô lý của các lực lượng cả phía chính quyền và một số lực lượng gọi là “ quần chúng tự phát”. Chúng tôi đồng tình thông cảm với nhân dân, và cả các linh mục thuộc giáo phận Vinh đã giúp giữ được sự ôn hòa trật tự cần thiết.
     Dưới con mắt của cựu chiến binh đã nhiều năm tham gia lĩnh vực quân sự, quốc phòng, chúng tôi thực sự lo lắng, bất bình trước những động thái tỏ rõ sự thiên vị  đối với sự tồn tại của Formosa tại Vũng Áng Hà Tĩnh. Ở vị trí đó, nó thực sự là “một vết chém thấu tim dân tộc”. Chúng tôi cho rằng: hiện nay, ngòai việc phải tiến hành đền bù một cách nhanh chóng và thỏa đáng hơn, khắc phục ngay tình trạng quá chậm trễ và nhỏ giọt; thì việc trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam vẫn luôn là việc trọng tâm, cấp thiết nhất đẻ cứu lấy sự sống còn của đất nước, dân tộc. Được biết, gần đây, qua báo Tuổi trẻ, ông Phó chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã bình luận: “ Formosa để lại bài học đau xót về nhân tai”. Ông ấy còn nói: “ tôi muốn đặt một câu hỏi trước tiên rằng, giải quyết như vậy đã triệt để chưa? Theo tôi là vẫn chưa triệt để. Bởi việc xử lý mới dừng lại ở cấp Bộ đối với cá nhân.. Và ở cấp tỉnh là ông Võ Kim Cự
   Đồng tình với ý kiến của ông Phó chủ tịch trên, chúng tôi thấy đây là một siêu dự án, giá trị nhiều tỷ USD, nhiều vấn đề phải được  quyết định ở cấp chính phủ. Vậy Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2015 có trách nhiệm gì? Trách nhiệm đến mức nào? Có đáng phải xử lý không?
     Cũng vấn đề này, trong chúng tôi đã có người viết bài cho báo Tuổi trẻ đề cập rõ trách nhiệm người đứng đầu: đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Nhất là Hoàng Trung Hải khi đó đặc trách về kinh tế. Tại sao đến nay vẫn chưa được đưa ra xem xét, kiểm điểm?
      Một điều phải nói đén là: xem trên các phương tiện tuyên truyền chính thống, chúng tôi được biết: đã có các cựu chiến binh ở Nghệ An tham gia biểu tình đấu tố các linh mục, gây chia rẽ lương giáo. Lý do chính để gây ra các phản ứng có vẻ rầm rộ như vậy là vì đã có vị linh mục phát biểu với giáo dân một cách nhìn, cách nghĩ khác biệt về ngày 30 tháng 4 năm 1975. Là những người đã từng tham gia làm nên ngày 30-4 đó, nghe những ý kiến khác biệt như vậy, ngay lập tức chúng tôi cũng cảm thấy xót xa, tiếc cho công sưc và xương máu của mình đã bỏ ra. Nhưng bình tĩnh nghĩ lại thì thấy đó mới là những phát ngôn thể hiện thái độ và quan điểm, vì vậy nhận xét đúng sai ra sao  nên dựa trên sự đối thoại để làm rõ, cũng chưa có gì đáng phải phản ứng quá gay gắt đến như vậy. Chúng ta có thể thuyết phục lẫn nhau để nhận định toàn diện và sâu sắc hơn về một sự kiện lịch sử đã có đủ thời gian lùi xa cần thiết để đánh giá. Là người một nước, chung tiếng nói, sao không thể đối thoại? Sao phải vội dùng gậy gộc, thậm chí súng đạn (dưới danh nghĩa diễn tập, cả danh nghĩa côn đồ) để đe loi, phá phách, đấu tố người khác chính kiến? hành xử như thế trái với cả luật pháp hiện hành, nó khiến người ta lien tưởng đền kiểu đấu tố thời cách mạng còn ấu trĩ, kiểu cải cách ruộng đất năm sáu chục năm về trước.Còn nhớ các cuộc đấu tố đó đã khiến hang vạn người chết oan chết uổng, đã khiến người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc đó phải đau xót rơi nước mắ.
      Chẳng lẽ các cựu chiến binh, phụ nữ, và các trẻ em được huy động đi biểu tình ở đó lại hoàn toàn không có người thân nào phải chịu ảnh hưởng của thảm họa FORMOSA? Chẳng lẽ không mảy may biết gì về sự nguy hiểm đối với đất nước ta khi FORMOSA đứng chân ở Vũng Áng? Tại sao cả một năm qua, thế giới nguowif ta đã biết rất nhiều về thảm họa Formosa mà chính ta là người Việt Nam lại không nghe, không biết, không tìm hiểu gì về thảm họa ngay dưới chân mình? Sao lại nỡ thờ ơ với quê hương Tổ quốc mình đến thế ?   
  Tháng 7- 2017. 
 Nhóm Cựu chiến binh- lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa ở Hà Nội.
    /From Nguyen Binh Nguyennguyenbinh.translator@gmail.com – gửi BVB/       
----------------

6 nhận xét:

  1. Điều đáng mừng là đã có một số CCB không nhỏ ,đã nhận thấy vấn đề Đại thảm họa Formosa .Đáng tiếc là đảng ta :đảng CSVN vẫn cố tình đui mù không thấy được thảm họa này ;có tính bao che ,dung dưỡng cho Formosa tàn phá,giết hại,đầu độc dân tộc mình .Khốn nạn đến thế là cùng ./

    Trả lờiXóa
  2. Thưa các đ/c CCB lão thành , là 1 CCB thời chống Mỹ và Ponpot, tôi xin tán thành ý kiến của các Cụ. Nhưng rất tiếc, tôi không tin các đ/c lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước quan tâm đến bức tâm thư này .Bởi các lãnh đạo hiện nay đang lo giữ khối tài sản họ đã vơ vét được của nhân dân ( trong đó có xương máu của các thế hệ CCB ). Nếu có quan tâm cũng chỉ là nửa vời hoặc đối phó dư luận của XH. Formosa chưa hết tàn dư chất độc ở biển bắc miền Trung thì nay lại đến 1 triệu tấn bùn thải nhà máy nhiệt điện Hàm Tân, Bình Thuận " được phép" dìm xuống biển nam miền Trung. Đó là chưa nói đến nhà máy thép của Tôn Hoa Sen sắp khởi công xây dựng ở Ninh Thuận..Ai cũng biết , hễ có dự án đầu tư nước ngoài là có hoa hồng " lại quả " từ nhà đầu tư, thi công..Dự án càng to thì chữ ký càng lên cấp to và tỉ lệ thuận với "hoa hồng" to tương ứng. Tiền lại quả đó chảy vào túi ai , chắc ai cũng biết . Chữ ký có "lợi nhuận" rất lớn nếu so với 1 đồng vốn thực tế vào SX KD. Trong các triều đại nhà nước VN chưa có thời nào làm quan sẽ gặt hái nhiều bổng, lộc như nhà nước VN hiện nay. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng cảnh báo trong tác phẩm " sống chết mặc bay" từ thế kỷ trước nay đã tái hiện càng đậm nét hơn bao giờ hết. Tôi không hy vọng các lãnh đạo đảng và chính phủ hồi âm và hồi tâm sau bức tâm thư chứa chan tình người, đầy ắp đạo lý của các đ/c lão thành C/m và CCB Hà Nội. Tiếc thay, buồn thay!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu tôi nhớ không lầm thì"Sống chết mặc bay" là của nhà văn
      Phạm Duy Tốn,chứ không phải của NCH.thưa bác.

      Xóa
  3. "nếu formosa còn tiếp tục xả thải gây nguy hại ,tôi ( thủ tướng ) sẻ cho đóng cửa formosa " và ông ta đả làm gì ,họ đả khắc phục được gì < ấy vậy mà vẩn tiếp tục hoạt động <nên lảnh đạo thời nay đừng tin ai ! chưa hết xả thải Vỉnh tân <bình thuận < thứ trường cho đổ cà tháng nay ,còn bộ trường ( CHƯA CHO PHÉP ,KHÔNG BIẾT GÌ CẢ ? Ơ HAY ,CHỈ CÙNG 1 KHUÔN VIÊN MÀ THÔNG TIN ÔNG TRƯỞNG KHÔNG BIÊT ? VẬY HÀNG TUẦN CÁC ÔNG GIAO BAN HAY MỘT NĂM GIAO BAN 1 LẦN ) còn đánh gía tác động môi trường thì y như quân xanh quân đỏ ! mập mờ đánh lận dư luận ! chính ông chủ nhiệm nằm trong bộ tài nguyên môi trường cũng là giám đốc cty thuê làm dự án đánh giá môi trường ! và đưa tên 2 ,3 nhà khoa học nổi tiếng không tham gia vào đánh giá dự án củng ghi tên vào ( LẠI DO THẰNG ĐÁNH MÁY NHẰM ) tôi nói các bác đừng cố chấp đừng vì cái sổ hưu dăm ba đồng bạc ,VN sẻ tan nát dưới sự điều hành của chế độ nầy ! mấy hôm nay ở Vũng tàu giàn khoan thứ 2 đang uy hiếp vùng biển Vũng tàu ( lô 136-03 ) nhưng KHÔNG CÓ BẤT KỲ 1 TỜ BÁO NÀO TRONG 700 TỜ BÁO CỦA ĐẢNG DÁM ĐĂNG ! QUÂN ĐỘI THÌ CO KÉO VÒI VĨNH LÀM KINH TẾ SÂN GOLF ,DÂN KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐI KẸT XE MỔI NGÀY CẢ NGÀN CON NGƯỜI ĐỘI NẮNG DẦM MƯA THÌ TRONG SÂN BAY MẤY ÔNG ĐỂ SÂN GOLF VÀ KHÁCH SẠN THẢNH THƠI KINH DOANH ! AI RA ĐÁNH TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC ! tàu ngầm 6 cái mới mua đi đâu ? pháo hạm khủng gegard 4,5 cái làm gì ? hoả tiền P400 khũng < hoả tiển siêu thanh Bation,! Bramos để ở đâu ! tầm bắn 4,5 000m cơ mà ? hay lại mua thứ đồ bỏ đi như cái ụ tàu của vinashine vinaline của ông dương chí dũng ? NHƯNG DÂN ĐỪNG NGHE MÀ ĐI BIỂU TÌNH NHE ! ĐẢ CÓ NHÀ NƯỚC LO ! XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG DÀN KHOAN CHỐNG TRUNG CHỆT LÀ CÔN ĐỒ CÔNG AN NÓ ĐẬP NÁT BƯU RA ĐẤY ! đảng đu dây hay lắm ! CÁI CÔNG HÀM pHẠM VĂN đỒNG NAY TÁC DỤNG CÒN RÕ HƠN 12 HẢI LÝ ? THỬ XEM CÔNG NHẬN 12 HẢI LÝ ĐẾN ĐÂU ? THẢO NÀO CHÚNG CỨ ĐEM QUÂN SANG ĐÒI HOÀI MÀ KHÔNG DÁM ĐƯA RA LHQ HAY TOÀ ÁN LA HAYE ( các bác cứ tự sướng với nhau là ngoại giao khôn khéo ? là thắng lợi .bây giờ mới lòi ra 12 hải lý có cả một số đảo của VN trong đó cũng ký công nhận luôn ,tan nat ,chỉ giỏi xây biệt phủ . quảng trường ,tượng đài là giỏi để bỏ tiền vào túi ,

    Trả lờiXóa
  4. TỰ TIỆN ĂN CẮP TIỀN CỦA DÂN ĐỂ ĐEM CHO CAMPUCHIA? AI CHO PHÉP TRỌNG LÀM VIỆC NÀY?:
    ngày 20/7, trong chuyến đi và gặp gỡ Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Nguyễn Phú Trọng đã nhân danh đảng trưởng đảng cộng sản VN để vung tay "tặng" 25 triệu USD cho đảng cầm quyền Campuchia xây Công trình Nhà làm việc của Ban Thư ký và các Ủy ban của Quốc hội Campuchia.

    Nhân danh ai để ông Trọng lấy tiền mồ hôi, nước mắt của dân để tặng cho một đảng cầm quyền ở Campuchia?
    http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07/nguyen-phu-trong-cap-25-trieu-o-tien.html

    Trả lờiXóa
  5. Theo cách nào đó, Formosa VN là 1 đòn mà csVN tự đấm vào hạ bộ của mình!

    Trả lờiXóa