Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Đồng Tâm: "Công lý hay Pháp quyền"

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng và ngoài trời
Cổng làng Hoành, xã Đồng Tâm
VTC1 vừa phát đi phóng sự trực tiếp từ thôn Hoành, ngay tại hiện trường, những người phụ nữ đậm chất miền quê Bắc bộ, khuôn mặt ngơ ngác và sợ hãi trước ống kính, tất tả nấu nướng bữa trưa cho những người đang bị giam giữ trong một diễn biến bất ngờ mấy ngày qua. Họ, xét về mặt nào đó, cùng với hàng ngàn người dân xã này, với hành vi bắt người trái phép, đã vi phạm những quy định của pháp luật. Nhưng, khó có thể cho rằng, họ là tội phạm.
Ông Ba, phó trưởng thôn, người đại diện cho nhân dân trong làng, trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại, chúng tôi biết sai, nhưng chúng tôi chỉ mong nhà nước không truy cứu trách nhiệm, không điều tra người dân vì sự việc này. Có lẽ, ông hiểu rằng, sự việc đã được đẩy đi quá xa, và bản thân dân làng cũng không biết làm cách nào để giải thoát khỏi tình cảnh trớ trêu này.
Về phía chính quyền, ông Chung, Chủ tịch thành phố cũng không dưới một lần nhấn mạnh là không coi bà con là tội phạm, ông sẵn sàng đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân. Nhưng chắc chắn, ông Chung, một cấp quan đầu tỉnh, chỉ dám hứa những gì trong thẩm quyền của ông, ông không thể hứa với bà con thôn Hoành điều bà con mong muốn nhất lúc này – không điều tra và truy cứu trách nhiệm.
Bản chất của sự việc này, ông Chung hiểu, người dân trong làng hiểu, những người ngoài cuộc cũng hiểu. Nhưng tất cả đều vướng trong một mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa hai khái niệm mà nhiều người đã nhắc đến từ vài ngày qua, có lẽ để cởi nút thắt này, chính quyền cần phải chọn ra một để hành xử.

"Công lý hay Pháp quyền"

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Ông Lê Đình Ba phó trưởng thôn
Theo định nghĩa, Công lý là một khái niệm đúng đắn luân lý dựa trên nền tảng đạo đức, tính hợp lý, pháp luật, quy luật tự nhiên, tôn giáo, sự tương đối hay công bằng, cũng như việc quản lý của pháp luật, có tính đến quyền bất khả nhượng và bẩm sinh của tất cả mọi người và công dân, quyền của tất cả mọi người, cá nhân để bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, của các quyền dân sự của họ, mà không phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, định hướng giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, tuổi tác, hoặc các đặc tính khác, và hơn nữa, coi như là bao gồm các luật công bằng xã hội.
Còn Pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn.
Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng, chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý.
Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ.
Xử lý sự việc không khó, giải pháp tất cả đều sẵn có, dù mong muốn, nhưng ông Chung, bà con thôn Hoành, hay bất cứ người dân nào cũng khó có thể quyết định được.
Xử lý theo Công lý hay Pháp quyền? Có chăng, phải là những vị ở trên cao, rất cao. Mới quyết được.
Nguyễn Thị Thảo/(FB Nguyễn Thị Thao)
-----------

3 nhận xét:

  1. Làm gì có Pháp luật tại 1 nứơc có chế độ cộng sản? Hay, như báo Tuổi Trẻ hơn 10 năm trứơc đã dũng cảm phán xét, "Tham nhũng là thể chế [cộng sản]!"

    Trả lờiXóa
  2. Ở ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM XHCN NÀY CÔNG LÝ VÀ PHÁP QUYỀN XHCN CHỈ phục vụ cho đảng CSVN và các quan chức của đảng mà thôi /Đừng tưởng bở mà đòi hỏi nhân dân nhé ./

    Trả lờiXóa
  3. Dân đen nghĩ, phải theo dõi Đồng Tâm. Hôm nay thấy báo lề phải hân hoan như hội với hình ảnh tươi cười, không truy xét hình sự, ... Nghiễm nhiên với thông tin này, đã thừa nhận không có pháp luật nào ở đây, vì chưa thấy ai có phát ngôn gì về sau đó ngoài lời hứa sau 45 ngày. 45 ngày, một cái quy trình sẽ lại một lần nữa đánh tráo nhiều thứ như bỏ qua cuộc duyệt quân bắt cụ Kình, làm chấn thương người đàn ông 80 tuổi này, rồi đoàn người bị dân Đồng Tâm bắt giam 1 tuần,...
    Ngay cả những người chỉ đọc báo lề phải, thì với lý luận logic thông thường, cũng chẳng ai có cái nhìn tốt đẹp gì cho cái 45 ngày. Vì sao, vì động tới cuộc thanh tra này, nhất định phải có mạng người.
    Đảng tự cắt thịt mình để chứng tỏ trung trinh với nhân dân? Chuyện đùa kéo dài từ thế kỉ 20 sang 21 cũng làm người ta bật cười.

    Trả lờiXóa