Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Trước năm 1975, kinh tế Nam Việt Nam có thực sự đứng đầu Asean

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Khu phố Raffles Singapore năm 1920.
Chúng ta thường được nghe nhiều về thời kỳ huy hoàng của kinh tế Nam Việt Nam trước năm 1975, thời mà Nam Việt Nam phát triển vượt xa Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore. Rất tiếc những con số thống kê của Ngân hàng thế giới World Bank lại phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Các bạn xem bảng thống kê GDP trên người của WB kèm theo thì thấy rõ (số màu đen là GDP kém Nam Việt Nam, số màu xanh là GDP hơn Nam Việt Nam). Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các quốc gia láng giềng (trừ Laos) là một sự thật, một giọt đắng mà chúng ta buộc phải nuốt.
Trên nhiều diễn đàn, có rất nhiều người đưa những thông tin sau:
[1] Những năm 1960 kinh tế Nam Việt Nam đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản. Nếu Nam Việt Nam thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia không thể sánh bằng.
[2] Trước năm 1975 người Hàn Quốc còn sang Nam Việt Nam làm thuê.
[3] Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.
[4] Sài gòn là hòn ngọc viễn đông, các công tử con nhà giầu Malaysia, Singapore, Thái Lan toàn sang Sài Gòn du học và nghỉ cuối tuần.
Nếu quả thật Nam Việt Nam đã có một thời kinh tế phát triển rực rỡ, vượt trội Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines… chỉ kém duy nhất Nhật Bản thì thật đáng mừng cho dân tộc Việt, bởi dân tộc Việt không chỉ có những tố chất thông minh vượt trội như nhiều người đánh giá mà thực tế đã từng làm được việc đưa kinh tế đất nước, dù chì là một nửa nước phát triển hơn các dân tộc khác ở Đông Nam Á và Châu Á.
Với nhận thức “Muốn thành công thì phải thấu hiểu bản thân, phải thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của mình” tôi đi tìm câu trả lời bằng những số liệu cụ thể chứ không thể dựa vào những “truyền thuyết” không có bằng chứng khách quan.
Rất tiếc những con số thống kê của Ngân hàng thế giới World Bank lại phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Các bạn xem bảng thống kê GDP trên người của WB kèm theo thì thấy rõ (số màu đen là GDP kém Nam Việt Nam, số màu xanh là GDP hơn Nam Việt Nam):

Không có văn bản thay thế tự động nào.
[1] Năm 1960 GDP đầu người của Nam Việt Nam quả có hơn Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia (Indonesia không có số liệu nhưng chắc chắn kém), nhưng lại kém xa Malaysia, chỉ bằng nửa Singapore, Hồng Kong, Nhật Bản, Brunei.
[2] Đến năm 1965 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ hơn Indonesia, kém Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines; Bị Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Brunei bỏ cách nhiều lần.
[3] Đến năm 1969 GDP đầu người của Nam Việt Nam đứng thấp nhất 10 nước, kém xa Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia; chỉ bằng 1/7 Hồng Kông, Singapore; chỉ bằng 1/10 Nhật Bản, Brunei.
[4] Đến năm 1973 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ bằng 1/3 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/4 Hàn Quốc, 1/8 Malaysia; 1/21 Hồng Kông, Singapore; 1/33 Brunei, 1/43 Nhật Bản.
[5] Đến năm 1975 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ bằng 1/8 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/14 Hàn Quốc, 1/18 Malaysia; 1/50 Hồng Kông, Singapore; 1/170 Brunei, 1/100 Nhật Bản.
Chưa hết, GDP của Nam Việt Nam trước năm 1975 không phải hoàn toàn do Nam Việt Nam tạo ra mà còn có khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế của Mỹ, 16 tỷ USD viện trợ Quân sự của Mỹ và khoảng 10 tỷ USD do hơn 600.000 lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan tiêu ở Nam Việt Nam.
Riêng việc Sài Gòn là hòn ngọc viễn đông và công tử nhà giàu Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan sang Sài Gòn ăn chơi thì có vẻ đúng vì chỉ riêng lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan tiêu 10 tỷ USD thì chắc chắn Sài Gòn phải là hòn ngọc viễn đông, là chốn ăn chơi nhất châu Á.
Về thể thao cũng vậy trong tất cả các kỳ Seagame, Nam Việt Nam chưa bao giờ lọt vào top 3 trên bảng tổng sắp huy chương, thường xuyên đứng thứ 4, thứ 5; riêng Seagame 1973 còn đứng thứ 6, thua cả Myanmar và Cambodia.

LỜI KẾT
Rất buồn là sự phồn vinh, phát triển kinh tế đứng đầu châu Á, chỉ thua duy nhất Nhật Bản, vượt xa Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines chỉ là trong tưởng tượng, chúng ta đã tự huyễn học chính mình.
Chúng ta đừng tiếp tục ngồi tiếc rẻ: Năm 1960 chúng ta hơn Hàn Quốc, giá mà… Năm 1960 Philippines, Malaysia còn hơn Hàn Quốc nhiều hơn Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các quốc gia láng giềng (trừ Laos) là một sự thật, một giọt đắng mà chúng ta buộc phải nuốt.
Chỉ có chấp nhận sự thật, thấu hiểu mình, thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản, điểm yếu cố hữu của mình thì chúng ta mới có quyết sách đúng, hành động đúng.
Tôi vẫn tin Việt Nam chúng ta có cơ hội phá bỏ lời nguyền của lịch sử, đưa kinh tế Việt Nam đuổi kịp và vượt Philippines, Indonesia, rút ngắn khoảng cách với Thái Lan.
----------------
Chú thích:
[1] Tôi không thống kê GDP của Bắc Việt Nam, vì hiển nhiên Bắc Việt Nam kém Nam Việt Nam và chưa có ai nói Bắc Việt Nam hơn các nước láng giềng cả.
[2] Ảnh khu phố Raffles Singapore năm 1920. Không biết 1920 Sài Gòn, Hà Nội có khu phố nào to đẹp hơn.
 Đỗ Cao Bảo/(FB Đỗ Cao Bảo)
-------------

11 nhận xét:

  1. Tôi không phải là kinh tế gia, theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi
    Danh từ GDP = Gross Domestic Product có ý nghĩa là Tổng sản lượng nội địa căn cứ vào (sản xuất) dịch vụ.. của cả nước trong một năm.
    GDP không tính ra được các loạị buôn bán hay trao đổi (ngoài luồng) sản xuất
    GNI = Gross Nation Income có ý nghĩa thu nhập riêng của mỗi công dân. Người ta lấy (GDP) tổng sản lượng cả nước rồi chia ra đầu người thì ra con số của GNI (Gross Nation Income)
    Quỹ tiền Tệ Quốc Tế 2016 xếp hạng VN đứng thứ 125 với mức thu nhập bình quân mỗi đầu người là 6.037 đô, Thực tế có rất nhiều người không kiếm ra dù chỉ 1 đô/ngày.
    Miền Nam VN vào thập niên 60-70 thoát thai từ Nộng Nghiệp, Sản xuất không được bao nhiêu , Chiến tranh triền miên, chiến tranh từ thành thị cho đến nông thôn. Như vậy làm sao mà phát triển như các nước chung quanh.
    Nội bộ chính quyền xáo trộn vì đảo chánh, mâu thuẫn nặng nề với Phật Giáo
    Ngày nay, Người ta luyến tiếc "Hòn Viễn Ngọc Đông" và lấy nó để so sánh với các nước láng giềng đẻ xoa dịu cái mặc cãm thua kém, Người ta nói với nhau một cách chua chát "Nếu CS không xâm chiếm miền Nam thì có lẽ miền Nam đã không thua gì Hàn Quốc hay Thái Lan.
    Nhưng tôi (chưa nghe) ai nói "TRƯỚC 1975 KINH TẾ MIỀN NAM KHÔNG THUA GÌ HÀN QUỐC HAY THÁI LAN"

    Trả lờiXóa
  2. Cố lên nào Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  3. thật ra lúc đó nước nào là đồng minh của Mĩ và được viện trợ và bảo vệ thì nó là nhất châu Á và sau Nhật, VNCH cũng chẳng xem Hàn quốc sing hay thái là cái đinh gì cả, chẳng có gì về vị thế kém cạnh và chẳng ngại gì họ về thể chế dân chủ tự do hay khả năng yêu cầu Mỹ hỗ trợ

    Trả lờiXóa
  4. Thành phần có hiểu biết trước 1975 sống tại Miền Nam ở lứa tuổi trên 60 hiện nay còn rất nhiều , có thể xác minh được sự so sánh theo bài viết này .

    Tuy nhiên sự phát triển của MN đã dừng lại ở giai đoạn cuối thập niên sáu mươi khi cuộc chiến MN trở nén khốc liệt .

    Sự phát triển của MN ở giai đoạn này phần lớn nhờ vào tri thức và thành phần có ăn học nắm guồng máy lãnh đạo chính quyền từ cấp quận huyện trở lên .

    Tinh thần văn hoá phát triển về mọi phương diện có thể vượt qua cả các nước lân cận trong vùng . Riêng về tinh thần tự do , dân chủ và bình đẵng trong lớp thanh niên có thể nói vượt cả Nhật , Thái .

    Điều này có được nhờ hấp thụ văn hoá Âu trong thời kỳ pháp thuộc có sàng lọc và truyền thống yêu nước chống thuộc địa , các nhóm Tự Lực Văn Đoàn cùng báo chí Việt ngữ ,

    Hãy nhìn vào những hình ảnh phố xá , trường học và cách ăn mặc của người MN trước năm 1975 sẽ dễ dàng nhận ra được vì sao người MB đã bị người MN " đồng hoá " sau 1975 .




    Trả lờiXóa
  5. WIKIPEDIA có ĐÁNG TIN hoàn toàn không ?
    Nhiều sự kiện và biến cố lịch sử liên quan đến một số nhân vật hoạt động ở trong nước như cố đại tá Lê Hồng Hà hay sờ sờ còn sống như Nguyễn Quang A và Nguyễn Thanh Giang v.v.đang bị sửa đổi,thậm chí vu cáo và bịa đặt để làm nhục họ chỉ vì 2 nhà trí thức này thường phê phán hay phản biện chính sách của chế độ độc tài CS.
    Dù đây là một "tổ chức" do tư nhân lập ra nhưng CS.quen thói xem
    tuyên truyền dối trá làm "nguyên tắc hành động" nên đã sai cán bộ
    tuyên truyền len lỏi vào giả vờ nghiên cứu nhưng ý đồ thực sự là đổi trắng thay đen,biến không thành có,miễn là có lợi cho họ !
    Tri thức hay kiến thức mà chỉ nghĩ lợi cho mình là cực kỳ sai lầm nhưng có đúng với sự thật hay không mới là vấn đề ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn biết rõ hơn,xin đọc bài "Wikipedia tiếng Việt phục vụ
      cho ai ?" của Lê Tùng Phan đăng trên "boxitvietnam" trong
      đó tác giả vạch mặt 2 người sửa & xoá bài người khác : đó
      là "motngindong11" và "diệpphi" !

      Xóa
  6. bài này để chạy tội cho đảng csVN hay sao?
    chỉ biết rằng, khi chúng tôi vào "giải phóng miền Nam" thì ngạc nhiên thấy đời sống dân MN từ nông thôn đến thành thị đều đầy đủ sung túc và văn minh hơn hẳn miền Bắc XHCN đói rách thiếu thốn lạc hậu- nhiều thứ chúng tôi lần đầu tiên được tiếp xúc, được thấy đến ngỡ ngàng và mình trở lên rất lạc hậu trước những thứ đó.
    nhưng chúng tôi được tuyên truyền: do đó là một xã hội tiêu thụ, sống bằng viện trợ của Mỹ (Mỹ chẳng cho không ai cái gì?-thế nó đem cái lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt giá nửa tỷ đô la lúc ấy sang VN thì có nước nào ở Đông nam Á lúc ấy có không?)...bao năm nay cs "ta" nắm quyền thì ngành công nghiệp đã làm được cái gì ra hồn chưa? trong khi Từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La Dalat tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 75%...

    Trả lờiXóa
  7. Tôi là người dân miền nam VN đã sống gần 60 tuổi đời. Tôi không biết so sánh những chỉ số đó có đúng không ? Nhưng Tôi dám khẳng định một người miền nam có công việc làm ổn định như giáo viên, y tá, công chức hành chính thậm chí người chạy xe lam, xích lô máy có thể nuôi sống được ít nhất 3-5 người trong gia đình. Ba Tôi là thợ hồ, mẹ Tôi buôn bán cà phê, ăn sáng tại nhà trong con đường nhỏ vùng ven. Tôi có tất cả 12 Anh Chị Em mọi người đều được ăn học tử tế cho tới ngày bị giải phóng. Tôi không hề nghe báo đài thời ấy nói về việc người miền nam đi xuất khẩu lao động qua các nước khác, hoặc số đông dân chúng miền nam bỏ nước ra đi định cư ở nước ngoài, tuy rằng thời ấy muốn ra nước ngoài định cư là không khó khăn gì. Vẫn còn nhiều người được coi là nghèo ở miền nam nhưng họ không gạt gẫm nhau để sống giống như tình trạng lừa đảo đáng báo động như bây giờ đâu. Con người sống có lòng tin với nhau lắm các bạn ạ ! Còn nhiều cái hay nữa, các Bác U 60 là người miền nam có thể xác nhận lời Tôi nói và có thể bổ sung thêm.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu thành tâm mà nói không chỉ miền Nam được Mỹ viện trợ, miền Bắc cũng đã được cả khối cs Nga, Tc và Đông Âu viện trợ. Thậm chí sau 73 miền Nam đã bị Mỹ cắt viện trợ nặng nề trong khi miền Bắc vẫn nhận được viện trợ để tấn đánh miền Nam. Mỹ rút khỏi miền Nam để miền Nam một mình cho toàn khối cs đánh. Đấy là sự thật về cán cân quân sự và sự xoá bỏ hiệp định Ba Lê phía cs để thanh toán miền Nam. Xin được nhắc lại câu nói chí lý của tbt Lê Duẩn rằng ta đánh miền Nam là để cho Nga và TC.
    Ta đã phải lấy 16 tấn vàng của miền Nam để trả nợ cho Nga, còn TC thì nền Độc Lập của VN như bác Hồ mơ ước nó cũng sẽ chỉ là một giấc mơ cho dân VN có thể trong 4 nghìn năm nữa ... !

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1970 GDP miền Nam là 123 tỉ (trong tình trạng chiến tranh) gần 50 năm sau GDP cả nước là 200 tỉ. Chua chát thật!

    Trả lờiXóa