Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Trận chiến tự sát của Trump với báo chí

Donald Trump đã và đang có quan hệ với giới truyền thông đại chúng trong gần cả cuộc đời, nhiều hơn nhiều so với một người trung bình đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Như nhật báo The New York Times gần đây đã giải thích, với thời gian Trump đã học được cách kiềm chế và thao túng loại báo lá cải của New York. Đôi khi ông ta đã dùng những cuộc họp mặt không ghi lại với các phóng viên, có lúc dùng đòn phép cà rốt và cây gậy, và những lần khác, ông thực sự trở thành người phát ngôn cho mình, tự gọi mình là John Baron hay John Miller, để đồn thổi những điều ông muốn, thường liên quan đến khả năng chăn gối của ông. Tuy nhiên, những chiêu bài này là một bí mật ai ở New York cũng biết, nhưng chúng đã làm lợi cho tất cả mọi người liên hệ.Nhưng báo giới chính trị khác nhiều so với những tờ báo lá cải, vì họ quan tâm đến những vấn đề như nhân cách và chính sách của một chính khách chứ không chỉ đăng những tin đồn và những trò hề của một người nổi tiếng. Trump chưa điều chỉnh để đối phó với báo chí chính trị. Thật vậy, mối quan hệ gập ghềnh của ông trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, và sau cuộc tổng tuyển cử, đã công nhiên thành thù địch, và ông đã để giới truyền thông trong một khu rào kín ở hậu trường trong những cuộc hội họp của ông và Trump thường khuyến khích những cử tri ủng hộ của ông la ó phản đối họ. Nhưng mối quan hệ này bây giờ còn tồi hơn nữa khi ông là tổng thống.
Ví dụ, cuộc họp báo dài 77 phút của Trump tại Toà Bạch Ốc vào ngày 17 tháng 2 đã hạ sự đứng đắn của những cuộc họp báo như thế xuống mức thấp lịch sử, khi ứng xử của Trump vừa hiếu chiến và giễu dở không giống như bất cứ điều gì người ta đã chứng kiến trước đây.
 
Charlie Rose nói chuyện với Jeff Bezos, chủ nhân của The Washington Post, tại Câu lạc bộ Kinh tế New York vào ngày 27 tháng 10 năm 2016. John Dean viết, giống như Richard Nixon, Donald Trump đang đào hồ chứa đầy hờn oán với giới truyền thông chính trị.
Nếu Trump nghĩ rằng họ đang làm khó ông ta, Dean nói, Trump không tưởng được họ
đối xử thế nào nếu ông ta gặp rắc rối. Họ sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.

                                                                      Ảnh: Drew Angerer / Getty
Trong cuộc họp báo đó Trump đã tuyên bố chiến tranh với giới truyền thông chính thống, không chỉ đơn giản gọi họ là những kẻ nói dối và những người đưa tin giả mạo mà ông còn tuyên bố họ là “kẻ thù của nhân dân Mỹ.”
Là tổng thống, Trump đang tìm cách làm mất uy tín của giới truyền thông dòng chính của Mỹ. Ông không chỉ lăng mạ mà còn không cho họ vào họp báo ở Toà Bạch Ốc trong khi thiên vị một vài cơ sở truyền thông thuộc phía bảo thủ như trang web Breitbart News chỉ viết những điều tốt đẹp về ông, về nhân viên và chính sách của ông ta.
Nỗ lực để thao túng giới truyền thông của ông sẽ không thành công – và cuối cùng chỉ gây thiệt hại cho nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Cho phép tôi giải thích ba lý do: sự rò rỉ vô tận, Tu chính Án thứ nhất vẫn có hiệu quả và Trump đang tự làm khó cho mình.
Rò rỉ vô tận
Trước khi Trump nhậm chức, tôi bắn tin (tweet) khi là tổng thống ông ta sẽ phải đối phó với những sự rò rỉ chưa từng có. Điều này rõ ràng xảy ra vì một vài lý do.
Trước tiên, ông đối xử với những người công chức đã làm việc cho chính phủ liên bang như những kẻ ngốc, người ngu trong giai đoạn vận động tranh cử tổng thống chống Washington của ông, và trong suốt quá trình chuyển giao chính phủ ông đã hoàn toàn không làm gì để xoa dịu hay dựng lại những thiệt hại, đổ vỡ ông đã gây ra. Cách vận động tranh cử chống lại Washington được lớp cử tri cơ sở ủng hộ Trump không có đủ thông tin ưa chuộng, nhưng nó xúc phạm đến hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ liên bang, đã tạo ra bầu không khí cực kỳ thù địch ở Washington đối với chính quyền Trump.
Đặc biệt, những cuộc tấn công của Trump làm mất tín nhiệm của những cơ quan tình báo vì họ đã xác định rằng chính phủ Nga đã tấn công cuộc vận động tranh cử của Hillary Clinton – Ủy ban Quốc gia Dân chủ và đặc biệt, Chủ tịch của uỷ ban này, John Podesta – và sau đó tiết lộ những thông tin lấy trộm cho WikiLeaks và những nơi khác. Trump phủ nhận những phát giác của cơ quan tình báo đã gây khó khăn cho các chuyên gia này, một số người thực sự mạo hiểm, có thể mất mạng để thu được những thông tin như vậy.
Trump đã xem những người bỏ việc lương cao đi làm công chức phục vụ quần chúng chỉ là bọn tay sai chính trị. Trong nhiều tháng, Trump từ chối chấp nhận những kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ về cuộc tấn công của Nga vào nền dân chủ của Mỹ và những nỗ lực của một trong những kẻ thù từ lâu của Mỹ để phá hoại Hillary và giúp ông.
Hơn nữa việc Trump ôm choàng Putin vào lòng cùng những chính sách thân Nga như doạ huỷ bỏ NATO; Chắc chắn những thực tế này đã làm cho cộng đồng tình báo phải nghi ngờ Trump và đội ngũ của ông một cách thích đáng. Trump không những chỉ tạo ra một kẻ thù mạnh bằng những cuộc tấn công vào cộng đồng tình báo, nhưng đó còn là những thể chế thiết yếu cho bất kỳ vị tổng thống nào cần giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề an ninh quốc gia khi đã vào làm việc trong Văn phòng Bầu dục. Giờ đây, các tổ chức này đang bị rò rỉ bởi vì họ vẫn nghi ngại đối với Trump vì ông đã không làm gì hết để xoá tan những nghi ngờ đó.
Tóm lại, bộ máy hành chính liên bang nói chung và cộng đồng tình báo nói riêng rõ ràng là chống đối Trump và phe của ông, cũng như chính sách của họ. Họ sẽ tiếp tục rò rỉ thông tin. Được biết họ cũng đang giữ lại một số thông tin, không cho Trump và trợ lý của ông biết hết vì họ không cảm thấy họ có thể tin tưởng ông với những nguồn tin tình báo (quan trọng) như vậy.
Các dân biểu Quốc hội, như Dân biểu (Dân chủ) Elijah Cummings, cho hay, công chức chuyên nghiệp thuộc chính phủ liên bang đang kín đáo đến Quốc hội để cung cấp những thông tin về chính quyền vì họ lo sợ rằng Trump có thể phá hủy các cơ chế dân chủ của Hoa Kỳ. Trump đã đẩy cuộc chiến với bộ máy hành chính xa đến mức hù dọa sẽ bỏ tù những người rò rỉ thông tin; như thế quả thật khó để thấy ông làm gì để hàn gắn những đổ vỡ.
Vì ông ta đã quá chậm trễ trong việc bổ nhiệm 4000 nhân viên chính trị hàng đầu ở cơ quan hành pháp, nhân viên của bộ máy hành chính chỉ biết những gì họ đọc trên báo, nghe trên đài, thường là những tin không được tốt.
Trump có thể muốn rút nước ra khỏi đầm lầy, nhưng ông đã tạo ra một sàng thông tin cho cơ quan hành pháp. Sự rò rỉ sẽ vẫn tiếp tục, và càng ngày càng khó giải quyết.
Tu chính Án thứ nhất
Không có điều khoản nào trong Hiến pháp của Mỹ quan trọng hơn và căn bản hơn đối với nền dân chủ Hoa Kỳ hơn là tự do báo chí và tự do ngôn luận, như được thể hiện trong Tu chính Án thứ nhất. Cũng không có bất kỳ yếu tố nào trong nền dân chủ của chúng ta có thể khiến người Mỹ trở thành khắc nghiệt đối với một chính khách hơn là sự bí mật và nhận thức rằng ông ta lừa dối hoặc thao túng họ.
Trước sau như một, các cuộc thăm dò người Mỹ cho thấy tuyệt đại đa số họ ủng hộ Tu chính Án thứ nhất và xem giới thông tin đại chúng như là một “cơ quan giám sát” và kiểm soát chính phủ. Những cuộc thăm dò ý kiến tiêu biểu cho thấy khoảng 3/4 người Mỹ luôn ủng hộ sự đảm bảo tự do ngôn luận và tự do báo chí của Tu chính Án thứ nhất.
Những nỗ lực của Trump nhằm biến người Mỹ chống lại giới truyền thông dòng chính dường như dựa trên thực tế là những cơ sở truyền thông lớn được coi là ít được quần chúng ưa chuộng hơn ông ta.
Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống với một sự chấp thuận thấp đáng kể, từ 36 đến 44 phần trăm. Giới truyền thông hiện đang không được tín nhiệm, với mức tín nhiệm trong khoảng 32 đến 40 phần trăm. Báo chí và các cơ sở thông tấn truyền hình cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp; họ đang đi tìm một mô hình kinh doanh mới thích hợp cho thời đại Internet, trong khi công chúng lại rất chậm điều chỉnh với thực tế là họ phải trả tiền mới có được thông tin có phẩm chất.
Có vẻ như Trump cảm thấy rằng bằng, những vụ tấn công vào các cơ sở truyền thông như The New York Times, The Washington Post, ABC, CNN, NBC và MSNBC – những hãng truyền thông đã tích cực đăng tải những lời dối trá nổi bật của ông với tư cách là tổng thống và giữ câu chuyện về ảnh hưởng của Nga trong cuộc bầu cử 2016 sống động – thì ông có thể bắt nạt họ phải quy phục.
May thay, ông ấy sai. Không rõ ông ấy có nhận ra rằng, trên thực tế, ông có thể đang làm cho các cơ sở truyền thông này mạnh hơn hay không.
Mặc dù hiện nay tôi chỉ có những bằng chứng giai thoại, dựa vào các cuộc trò chuyện với bạn bè, gồm cả một số trong giới truyền thông và ứng xử của chính tôi – hành động của Trump đã khiến cho nhiều người tìm đọc tin nhiều hơn trước và sẵn sàng trả tiền để đọc báo.
Trong lúc thôi không mua tờ The Wall Street Journal nữa khi biên tập viên của tạp chí này đã không tố cáo những lời nói dối của Trump, tôi đã đặt mua một vài tờ báo khác. Và khi khuyến khích người khác làm như vậy, tôi mới biết được rằng họ đang đi trước tôi rồi.
Nói tóm lại, thay vì khiến người ta chán bỏ những bài báo vững chắc của các cơ sở thông tin tốt nhất của Mỹ, Trump có thể đang làm chúng hồi sinh. Bạn bè trong giới truyền thông nói với tôi rằng vì phẩm chất của báo chí, số độc giả đang tăng, cũng như số khán giả xem truyền hình.
Tôi tin chắc rằng người Mỹ sẽ chọn quyền tự do được Tu chính Án thứ nhất bảo đảm – phát huy một nền báo chí độc lập hơn là một làng báo như những cửa hàng tuyên truyền cho Trump – trở thành tiêu chuẩn. Khi thông tin tiếp tục rò rỉ, giới truyền thông mạnh hơn sẽ đưa tin trên đài, trên báo sau khi xác minh rằng đó là thông tin xác thực.
Gây hờn oán
Đánh báo giới Mỹ đã đem lại kết quả tốt đối với khối người ủng hộ nòng cốt của Trump, cũng như cuộc vận động của ông chống lại “sự đúng đắn chính trị”, dễ hiểu hơn thuật ngữ đó có nghĩa là sự lễ độ, phép lịch sự thông thường trong ứng xử, và cuộc vận động bôi tro trát trấu của ông đã khiến ông đắc cử. Nhưng leo thang chiến tranh với báo giới vì những bài báo của những tờ báo lớn không làm ông hài lòng sẽ không giúp ông điều hành chính phủ. Ngược lại, cuối cùng nó sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiệm kỳ tổng thống của Trump.
Trump thua Hillary khoảng 3 triệu phiếu phổ thông. Chiến thắng của ông nhỏ hơn nhiều so với sự phóng đại mà ông ta thích mô tả. Chưa nói đến những người của đảng Cộng hoà ở những khu vực mà Hillary chỉ thắng hay thua vài phần trăm, những dân biểu Cộng hoà ở những khu thành trì của Cộng hoà đang phải trả lời những cử tri với những thành phần chưa bao giờ lên tiếng hoặc phản đối dân biểu của họ trong Quốc hội.
Nhiệm kỳ tổng thống của Trump đã gây ra nhiều cuộc vận động ở địa phương, rộng rãi trong quần chúng chống lại Trump và các chính sách của ông. Phần lớn những vận động này không có tổ chức. Nhưng các đảng viên Dân chủ và khối cấp tiến đang cùng nhau hành động và tổ chức ở địa phương, tiểu bang và cấp quốc gia để phản đối lại chức vụ Tổng thống của Trump. Thực tế này đã không thoát khỏi sự chú ý của đảng Cộng hòa ở Quốc hội.
Trump không phải là một nhân vật chính trị của đảng Cộng hoà, và ông đã làm lợi cho GOP hơn họ đã làm cho ông trong cuộc vận động tranh cử tổng thống. Ông và giới lãnh đạo Cộng hoà ở Quốc hội sẽ có những khác biệt, với những “nhân vật theo dân tộc chủ nghĩa kinh tế” mà ông đã tập hợp thành đội ngũ nhân viên Toà Bạch Ốc và vài niềm tin cốt lõi mà ông có trước khi trở thành tổng thống.
Những sự khác biệt này có nhiều khả năng nổ ra vào cuối năm nay, và có một số cuộc bầu cử năm 2017, chẳng hạn như ở Virginia. Nếu cuộc vận động chống Trump chuyển thành chiến thắng cho đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm nay, các thành viên của Quốc hội sẽ bắt đầu cách xa Trump. Nếu có bất kỳ cuộc điều tra nào bắt đầu với vai trò của Nga trong cuộc bầu cử, thông đồng với ban vận động tranh cử của Trump, hoặc sự bảo vệ của ông đối với Putin dựa trên nhiều hơn thứ khác hơn là sự vô minh, hoặc những ích lợi về tài chính của Trump đã chứng tỏ là có hệ luỵ với Nga – thì chức tổng thống cuả Trump có thể chóng thành mây khói.
Giống như Richard Nixon, Trump đang đào một hồ sâu đầy hờn oán đối với giới truyền thông chính trị. Nếu Trump nghĩ rằng họ đang làm khó ông ta, Trump không tưởng được họ đối xử thế nào nếu ông gặp rắc rối. Họ sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Ông ấy sẽ thấy những “kẻ thù của nhân dân Mỹ” là bạn của họ chứ không phải của ông ấy.
/John W. Dean là một cố vấn cho Tổng thống Richard Nixon. Bài này đăng lần đầu trên trang Verdict. Nguồn: Consequences of Donald Trump’s Disastrous Press Relations. JOHN DEAN. Newsweek.com, Mar 7, 2017./
John Dean | Trà Mi/DCVOnline
----------------

5 nhận xét:

  1. Người ta tin rằng bọn Hackers Nga Sô đã đưa Trump lên. Nên chuyện Trump bị đá đít là rất cao.

    Trả lờiXóa
  2. Dám "tự sát" vói báo chí là cực kỳ can đảm hay táo bạo (đúng hơn),
    nhưng ở đây cần phải hiều là Trump muốn nói thứ báo chí định hướng
    của giới thiên tả ở Mỹ,chứ không thể nói chung như thế được.
    Đừng tưởng chỉ có dưới chế độ XHCN.mới có báo chí định hướng mà ở
    các nước tư bản cũng có,dù mức độ không triệt để như chế độ CS.Có lẽ dân Mỹ đã chán thứ baó chí định hướng này nên Trump mới dám mở
    trận chiến chống lại họ chăng,chứ không ai "liều mình" chọc vào tổ
    kiến lửa để "tự sát" như tác giả trên nghĩ đơn giản như vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tưởng cũng nên nhắc lại là những báo mà Trump "đánh" ở trên
      có ký giả được liệt kê trong danh sách ký giả nhận tiền của Hillary Clinton gồm khoảng 12 người !
      Đó là bằng chứng không chối cãi được của thứ định hướng này.

      Xóa
    2. Báo chí ở các nước dân chủ định hướng dư luận bảo vệ những GÍA TRỊ PHỔ QUÁT ghi trong Hiến pháp.
      Ớ VN báo chí là của đảng CSVN, định hướng "yêu nước" là yêu CNXH, yêu đảng CSVN, ai đòi quyền tự do ngôn luận như được ghi trong HP là bị kết tội 'lợi dụng' để chống đảng, chống nhà nước VN.
      Không biết báo chí ở Mỹ được đảng thiên tả nào thuê để định hướng???

      Xóa
  3. Dân lương thiệnlúc 11:18 15 tháng 3, 2017

    Chiến đấu với ai Trump cũng sẽ tự sát vì chức danh Tổng thống nước Mỹ của Trump không được ghi vào sổ Nam tào thì sớm muộm Trump cũng bị đào thải.

    Trả lờiXóa