Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

"Đổi mới lần hai" hay "Đổi cũ"

* TRƯƠNG NHÂN TUẤN
Các bạn facebooks có nghĩ rằng CSVN sẽ tiến hành "cuộc đổi mới lần hai" hay không ? Một số bài viết của các trí thức tiêu biểu trong nước vừa lên tiếng về sự cần thiết của một cuộc "đổi mới lần hai". Mục đích để "bảo vệ thành quả phát triển" đã đạt được từ 30 năm đổi mới đang bị đe dọa tan thành bọt biển.
Cá nhân tôi cho rằng sẽ không có cuộc "đổi mới lần hai", mà chỉ có một cuộc "đổi cũ" trở lại, như chưa bao giờ có "đổi mới".
Dấu hiệu của việc "đổi cũ", trước hết là ngừng việc "xây dựng một nhà nước trên nền tảng luật lệ" (mà trong nước gọi là "nhà nước pháp quyền hiện đại). Tức là lãnh đạo nhà nước sẽ không sử dụng luật lệ để quản trị đất nước, mà sử dụng các biện pháp "cách mạng".
Thí dụ trong việc "giải phóng vỉa hè" tại Q1 Sài gòn. Báo chí nói về "cuộc cách mạng của TP HCM".
Thực ra cách tổ chức nhà nước VN hiện nay không giống với tổ chức của các quốc gia "bình thường" trong khu vực hay trên thế giới. UBND các cấp của thành phố ở VN quả thực là "không giống ai".
UBND là "cơ quan chấp hành" của Hội đồng nhân dân và do cơ quan này bầu ra. Nó là "cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân".
Vậy thì quyền lực của các UBND thuộc về "hành pháp", "tư pháp" hay "lập pháp"?
Nếu nó là "cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương" thì nó thuộc về "hành pháp". Nhưng nếu nó "đại diện cho ý chí, nguyện vọng" của nhân dân thì quyền lực của UBND thuộc về "lập pháp", tức quốc hội. Và khi nó "đại diện cho quyền làm chủ" của nhân dân thì UBND vừa có quyền "hành pháp" lẫn "lập pháp".
Tức là UBND vừa có quyền của công an, của quân đội (đại diện quyền lực của nhà nước), có quyền của quốc hội (đại diện ý chí, nguyện vọng của người dân).
Tức là UBND là một hình thức của "chính quyền cách mạng" mà hình thức sinh hoạt là "dân chủ tập trung". Việc gì cũng nói là ý chí của "nhân dân" nhưng thực ra là "ý chí" của lãnh đạo.
Ông phó quận ra "lệnh miệng " cẩu những chiếc xe đậu trái phép. Ông này đã "vượt" qua thẩm quyền của công an. Vì chỉ có công an giao thông mới có thẩm quyền lập văn bản vi phạm. Ông phó quận cũng ra "lệnh miệng" để "hốt của" của những người bán hàng lấn vỉa hè. Ông này đã "vượt" qua thẩm quyền của tư pháp, nơi duy nhứt có thẩm quyền "truất quyền sở hữu" của cá nhân. Ông cũng ra lệnh đập phá tứ tung những công trình xây dựng lấn vỉa hè, bất kể có phép hay không có phép, bất kể thuộc diện "an ninh quốc phòng" ...
Không ai phản đối việc lấy lại trật tự đường phố, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Người ta phản đối là cách làm của ông phó quận.
Ông phó quận đã làm việc theo "tinh thần cách mạng" chớ không tuân theo luật lệ.
Mô hình phân bổ quyền lực của VN, như cái gọi là UBND, là một hình thức của "chính quyền cách mạng".
Hình thức "chính quyền" này tưởng rằng đã dẹp bỏ từ đầu thập niên 90, lúc QH xây dựng "nhà nước pháp quyền XHCN" để VN vào WTO. Vì khi vào WTO, VN phải tuân thủ "luật chơi quốc tế", trong đó quan trọng hơn hết là "nhìn nhận quyền tư hữu" của cá nhân.
Hiến pháp và Luật dân sự VN sau này nhìn nhận "tư hữu" là một "quyền" được pháp luật bảo vệ.
Nếu theo đà "cách mạng TP HCM", lan ra ở các tỉnh thành khác, thì điều chắc chắn là VN trở về thời "chính quyền cách mạng". Ý chí của lãnh đạo là ý của trời.
Vấn đề là Hà Nội làm khác Sài gòn. Lãnh đạo Hà Nội làm việc "có lý có tình", đề ra hết những khó khăn "nội tại" của Hà Nội, sau đó lần lượt giải quyết "theo pháp luật".
Vấn đề "lấn vỉa hè", nhờ lãnh đạo Hà Nội lên tiếng, ta biết nguyên nhân là do "bảo kê" của các thế lực "đen". Vì người dân nào dám lấn vỉa hè, "giỡn mặt" với chính quyền cách mạng ?
Ở Hà Nội, 187 quán bia thì có 150 quán có bảo kê của công an. Có nói ra mới biết được nguyên nhân. Biết được "bệnh" ở đâu thì nặng mấy cũng có phương pháp chữa trị.
Còn Sài gòn, ai bảo kê?
Thì ra những chuyện ở Sài gòn là chuyện "tranh giành" để "bảo kê". Phe này lên thì muốn "hạ" phe kia xuống. Chớ chẳng có đổi mới đổi cũ gì. Nhưng từ luật pháp xuống xài "luật rừng", rõ ràng Sài gòn đi khác đường Hà Nội trong vấn đề "đổi cũ" trở lại.
Sài gòn cương quyết không "đổi mới" cái gì hết.
 Trương Nhân Tuấn /(FB Trương Nhân Tuấn )
-------------

12 nhận xét:

  1. Phó chủ tịch UBND? Thường "Phó" trong 1 cơ quan ở VNcs là bí thư chi bộ đcsV.

    Trả lờiXóa
  2. Còn điều 4 hiến pháp giữ độc đảng toàn trị thì có nói là đổi mới lần thứ 1000 thì mọi người dân dù không ai nói ra nhưng họ cũng thừa biết là đổi mới kiểu khốn nạn bố láo, là thứ đổi mới để ăn cắp dễ hơn,ăn cướp dễ hơn, để lừa dễ hơn, để làm tay sai phò tàu mà giữ đảng cai trị dân thôi.
    đừng lừa nữa trọng và huynh ơi, ngứa đít dân tao lắm.
    (Lù A Sếnh- CB QK2)

    Trả lờiXóa
  3. Vì sự tồi tệ mà đcsVN tạo ra cho đất nước này, một sự đau buồn bao trùm lấy tôi. Chúng ta đang trải qua những năm tháng chán nản và cô đơn. Chúng ta đang đánh mất sức mạnh nội tâm của mình, mọi lựa chọn và quyền hạn đối với cuộc đời của chúng ta đều bị từ chối. Tôi rất tức giận vì cảm thấy đó là một bất công với dân tộc Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  4. Tớ ưng CCRĐ lần 2

    Trả lờiXóa
  5. Cách đây hơn 40 năm ,Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã nói :Đừng nghe CS nói -hãy xem CS làm .Công sản nói như rồng leo ;phét lác không ai bằng ;Còn làm như mèo mửa -càng xây dựng XHCN thì đất nước càng tụt hậu ,nhân dân đói khổ . Quá đau khổ cho người dân -phải còng lưng xây dựng CNXH cho lũ bán nước tham nhũng ,làm giàu ./

    Trả lờiXóa
  6. Điện Hải 1858lúc 10:25 7 tháng 3, 2017

    Quận 1 thành phố HCM không hề có chủ trương "đổi mới" mà chỉ là "chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ" . Đây không chỉ là lần đầu tiên mà là lần quyết liệt hơn để đạt mục đích " phố thông , hè thoáng" . Mục đích đó hoàn toàn đúng đắn và hợp với nguyện vọng, lợi ích của đa số nhân dân Thành phố. Nhưng cách làm của Quận 1 thiếu chu toàn, quá cúng nhắc gây phản cảm trước con mắt của người giàu lòng nhân ái.Nên học tập cách làm của thành phố Hội An, Quảng Nam dưới thời ông Nguyễn Sự làm Chủ tịch và BT Hội An. Không nên dùng khẩu hiệu " giành giật vỉa hè" mà nên là " sắp xếp lại vỉa hè" . Bảo đảm đạt được mục đích và tạo điều kiện mưu sinh cho người dân buôn bán ở đô thị, có vậy dân mời "tâm phục khẩu phục".

    Trả lờiXóa
  7. người bán hàng ở vỉa hè đều phải nộp cho xã hội đỏ xã hội đen để được tồn tại

    Trả lờiXóa
  8. Gã lú đảng trưởng đã nói toạc móng heo rồi còn gì : Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất nhưng phải đặt...dưới đít của đảng.

    Trả lờiXóa
  9. Đường phố không phải là tài sản của thành phố , của quận , của phường , nó là tài sản quốc gia . Vỉa hè chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là dành cho người đi bộ , tất cả những ai sử dụng vỉa hè vào mục đích khác là vi phạm pháp luật .

    Trả lờiXóa
  10. Bồi thường 10 tỷ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén, nhà tù khổng lồ này vẫn nợ hàng triệu tù nhân khác. Và tiền bồi thường chúng không lấy từ túi kẻ làm sai, mà lại móc túi người dân ra từ ngân sách để "của người, phúc ta" hưởng.
    http://danlambaovn.blogspot.com/2017/03/boi-thuong-10-ty-ong-cho-ong-huynh-van.html

    Trả lờiXóa
  11. Kinh tế thị trường (tương phản) với kinh tế tập trung theo kiểu bao cấp...quyền sở hữu cá nhân trái ngược với sở hữu tập thể.
    Cá nhân sở hữu với kinh tế thị trường đã có từ lâu đời ở các nước tư bản...Như vậy, gọi là đổi mới nhưng thực ra là "đổi cũ"
    Mới của XHCN nhưng lại cũ với tư bản... Chẳng lẽ các ộng lãnh đạo CS từ xưa tới nay phải (mất hơn 70 năm) mới khám phá ra rằng họ đang 'đổi mới' cái mà XH Tư Bản đã có từ trước ???
    Khái niệm đổi mới chỉ có ý nghĩa hoàn toàn nếu chưa từng có bất cứ quốc gia nào đã áp dụng qua.
    Quyền sở hữu cá nhân đã bắt đầu có từ những đứa bé ngây ngô mới lọt lòng mẹ...Một đứa bé đang chơi đùa với một món đồ chơi. Một người lạ mặt thử lấy đi những cái nó đang có, thì sẽ thấy nó phản ứng ngay. Sở hữu cá nhân nhất định là "bẩm sinh của loài người"
    Con người phấn đấu cật lực vì tin rằng họ sắp sửa làm chủ cái gì đó. Ví dụ: tôi làm việc ngày đêm để tôi có tiền mua nguyên vật liệu xấy cất căn nhà (cho riêng tôi) không cho ông hàng xóm.
    Mọi người làm việc năng động để đạt được mục dích riêng cho bản thân mình... vô tình trở thành động lực phát triển xã hội.
    Nhìn những gánh hàng rong cỏn con trên các vĩa hè, giá trị không đáng vài đô la USA...Tôi không làm sao hiểu họ sống bằng cách nào Thật tội nghiệp ?
    Sao chính quyền không cho người dân biết trước trong một thời hạn nào đó như 30,60 hay 90 ngày, để họ chuẩn bị... sẽ có biện pháp (legal action) nếu không chấp hành.
    Lấy đi những cái "ít ỏi" của người 'trên răng dưới d..) tức là tước đoạt sự sống của họ, có thể coi đó một sự độc ác hợp pháp có quy trình ?

    Trả lờiXóa
  12. Bản chất được định nghĩa trên hành động và thái độ với kết quả. CSvn không có cái nhiệt tình hào sảng của công nhân, cũng không có sự hiền lành cục mịch của nông dân, càng không có nét đạo mạo của trí thức và nhất định không có cái danh dự khí phách của tầng lớp tinh hoa quý tộc.
    Do vậy ngay cả cái việc đường đường chánh chánh như dọn lề đường họ cũng phải cần đến một phó chủ tịch một quận lớn tại thành phố lớn nhất nhì quốc gia và ngay cả như vậy họ vẫn làm sai pháp luật, tránh né quy trình, tránh né vấn đề căn bản. Vẫn là sợ kẻ mạnh, bắt nạt kẻ yếu, đẩy chuyện khó cho dân. Bản chất sự việc không có gì thay đổi, chỉ là một trò chơi chính trị của một đảng không giai cấp, nên cũng không có tính cách hào sảng, không hiền lành, giả mạo, và thiếu một bờ ngực tràn đầy danh dự khí phách. Loại đảng như vậy, không có căn cơ để giáo dục thế hệ sau của chính họ. Không có quy tắc, đơn giản không thành người.
    Thế mà mơ tưởng đến xây dựng xã hội của thánh nhân!

    Trả lờiXóa