Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Sự thật sau kỷ lục 4 tỷ USD nhập thép Trung Quốc

Năm 2016, Việt Nam chi gần 11 tỷ USD nhập khẩu sắt thép các loại.
Năm qua, Trung Quốc đã bán được gần 11 triệu tấn thép cho Việt Nam, thu về 4,45 tỷ USD. Công nghiệp thép Việt, nếu có các "anh cả” tức là các tập đoàn, doanh nghiệp thép quy mô lớn, sử dụng công nghệ lò cao hiện đại sẽ đủ sức cạnh tranh kể cả có áp thuế tự vệ hay không.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 18,4 triệu tấn sắt thép, trị giá hơn 8 tỷ USD, tăng 18,4% về lượng và 7,2% về trị giá so với năm trước. Việt Nam còn chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép.
Như vậy, tổng cộng, năm 2016, Việt Nam chi gần 11 tỷ USD nhập khẩu sắt thép các loại. Con số này đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại chỉ khiêm tốn ở mức 3,9 tỷ USD.
Việt Nam đã nhập siêu gần 7 tỷ USD sắt thép trong năm nay.
Năm qua, sắt thép từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam với gần 11 triệu tấn, trị giá 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước. Đây là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Việt Nam.
Đáng chú ý, nhập khẩu thép năm 2016 đã vượt qua tổng sản xuất thép trong nước. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2016, tổng các loại sản phẩm thép trong nước sản xuất chỉ đạt 17,5 triệu tấn, tăng 16,8%, trong đó, lượng tiêu thụ đạt 15,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với năm 2015.
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), ông Trương Thanh Hoài cho biết, nhập khẩu sắt thép đạt kỷ lục cho thấy nhu cầu trong nước rất lớn. Theo Quy hoạch thép cho đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô, đến năm 2025 thiếu 20 triệu tấn.
Thép thuộc top 5 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, việc nhập siêu quá lớn kéo dài nhiều năm liền sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô đất nước.
Ông Hoài cho rằng công nghiệp thép Việt nếu có các "anh cả” tức là các tập đoàn, doanh nghiệp thép quy mô lớn, sử dụng công nghệ lò cao hiện đại sẽ đủ sức cạnh tranh kể cả có áp thuế tự vệ hay không.
"Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam chủ yếu được sản xuất ở các nhà máy ven biển của Trung Quốc. Nhóm này mới có khả năng cạnh tranh với Việt Nam bởi chi phí vận chuyển bằng đường biển rẻ và thuận tiện. Các dự án thép trong nội địa Trung Quốc không thể cạnh tranh được bởi chi phí vận chuyển trên bộ vô cùng đắt đỏ”, ông Hoài nói.
Theo ông Hoài, phát triển công nghiệp là một quá trình dài tích tụ tài sản từ thấp đến cao. Khi chuỗi giá trị toàn cầu đã được xác lập, việc chen chân vào chuỗi giá trị ở phân khúc cao rất khó. Ông nhận định, công nghiệp Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra cũng một phần đặt ra mục tiêu quá cao, vì vậy nên phát triển những ngành phù hợp với khả năng của mình rồi dần hướng đến các giá trị cao. Trước mắt, cần sản xuất thép công suất lớn, công nghệ hiện đại để giải quyết bài toán nhập siêu cũng như xuất khẩu.
“ASEAN không có nhiều thép, thị trường tiêu thụ rất rộng mở. Bản thân Hoà Phát khi đầu tư 60.000 tỷ vào dự án ở Dung Quất cũng chuyển đổi cơ cấu sang sản xuất thép chất lượng cao, thép chế tạo phục vụ công nghiệp. Đây là những loại thị trường đang rất thiếu”, ông Hoài nói.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Việt Nam.
Làm gì khi chủ nghĩa bảo bộ bao trùm thế giới?
Trước bối cảnh thép ngoại ồ ạt và có nhiều biểu biện gian lận, bán phá giá, ngày 7/3/2016, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, với mức thuế lần lượt là 15,4% đối với thép dài và 23,3% đối với phôi thép.
Tuy nhiên, thép ngoại đã tìm mọi cách lẩn tránh thuế tự vệ bằng cách kê khai các mặt hàng thép cuộn sang những mã HS khác để lách thuế. Do đó, 18 doanh nghiệp thép trong nước đã có đơn kiến nghị lên Bộ Công Thương đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ thương mại, kiểm soát chặt việc lách thuế.
Về việc này, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết sẽ xem xét trên cơ sở ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp và trình lên Chính phủ. Cục này cũng sẽ cân nhắc việc thành lập các đoàn thanh, kiểm tra trên cơ sở đánh giá kỹ nhu cầu trong nước.
Về phía doanh nghiệp, ông Mai Văn Hà, Giám đốc Công ty Thép Hoà Phát, khẳng định, cả thế giới đang dựng những rào cản tối đa để ngăn chặn thép bán giá rẻ của Trung Quốc, nhằm tránh khỏi nguy cơ đổ vỡ. Mỹ đã áp thuế lên đến 200-300% với một số sản phẩm thép từ Trung Quốc.
Ông Hà khẳng định bảo hộ không phải là kéo dài mãi mãi, đến khi thép ngoại thôi việc bán dưới giá thành sản xuất thì sẽ xoá bỏ, khi đó ngành sản xuất thép 20 năm của Việt Nam phát triển và người dân cũng được lợi.
Chủ nghĩa bảo hộ đang bao trùm toàn thế giới, đặc biệt từ khi Tổng thống Donald Trump trúng cử. Mới đây, khi phát biểu ở hội nghị tổng kết năm 2016 của ngành Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc bảo hộ thị trường 100 triệu dân và khẳng định không có lợi ích nhóm nào trong việc này.
"Cần có hàng rào thương mại để bảo vệ thị trường nội địa, cần có không gian phát triển cho doanh nghiệp tư nhân trong nước mà không vi phạm các cam kết hội nhập. Việt Nam bao năm qua xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp đủ các cản trở, rào cản kỹ thuật, mất bao năm để bán được các loại trái cây tốt”, Thủ tướng nói.
Theo chỉ đạo trên, dự thảo Quy hoạch thép đến năm 2025 đã xác định sẽ tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép, để đảm bảo sức cạnh tranh cho ngành thép trong nước. Ông Hoài tiết lộ, các hàng rào kỹ thuật đã được Bộ Công Thương tính đến và đảm bảo không vi phạm các cam kết hội nhập của Việt Nam.
Thanh Hà/VnN_Tuanvietnam
---------/
>Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
-------------

8 nhận xét:

  1. bài viết này có phải chuẩn bị dọn đường cho cuộc tổng tuyên truyền quảng bá cho dự án Thép Cà Ná Ninh Thuận?. Nếu thế thì nó lặp lại đúng bài của ý đồ làm sân bay Long thành. Gần 10 năm trước, báo chí đồng loạt đưa tin tàu bay quân sự, dân sự bay thấp làm tốc mái nhà của dân, roi bánh xe tàu bay xuống nhà dân .. Sau đó xuất hiện dự án xây sân bay Long Thành ??. Thực tế cho thấy : Thép thế giới hiện nay vẫn đang thừa và ế ẩm, giá thành thấp so với sản xuất ở VN; Sân bay TSN vẫn có thể mở rộng đủ công suất nếu lấy đất của sân bay quân sự kề bên . Lẽ ra SB quân sự TSN nên đưa ra Biên Hòa hoặc Bình Dương. Vừa bảo đảm an toàn cho dân khi chiến tranh nổ ra . Đất SB Quân sự dùng mở rộng SB dân sự thì không cần tốn quá nhiều tiền để làm SB Long Thành, trong khi tài chính quốc gia vô cùng khó khăn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài còm này viết đúng quá.

      Xóa
    2. Để cứu sân bay Tân Sơn Nhất có thể giải tỏa bất cứ một thứ gì kể cả sân bay quân sự nhưng không được đụng đến sân golf của đồng chí Thanh với đồng chí Hải nhé.

      Xóa
    3. Trước năm 1975 sân bay TSN rộng 3.400 hecta,nay chỉ còn 1700 hecta vì chúng đã chia nhau đất làm nhà là chính,còn sân gôn chỉ là phần ít của số đất đó.

      Xóa
  2. Có khi nào đây là chiêu đánh trống khua chiêng, đánh động dư luận, để xây dựng nhà máy thép Cà Ná không vậy?

    Trả lờiXóa
  3. Đúng thế ./Đây là trò lừa đảo do Lê vô phước Vũ và Trần tuấn Anh BT bộ CT bày ra để lừa dân chúng mà thôi .Nhưng tao nói trước cho chúng mày biết trước rằng :Nếu Cả Na xảy ra như Fomosa thì cả bộ o 2 nhà máy sẽ tuyệt chủng -không sót một mống kể cả thằng cha mày là Trần đức Lương cũng thế ./

    Trả lờiXóa
  4. Đối với Nhà nước: Áp thuế bán phá giá là cách thu ngân sách ...nhẹ nhàng nhất, tội gì mà hạn chế nhập khẩu!
    Đối với doanh nghiệp thép: Áp thuế chống BPG thì đỡ phải lo cái vụ thay đổi công nghệ lạc hậu - đỡ tốn tiền, được ngày nào hay ngày ấy!
    Chỉ có người mua lãnh đủ.

    Trả lờiXóa


  5. TT TRUMP bỏ TPP là đúng thôi !!!

    Dân Việt Nam chẳng được gì vì bọn vịt cộng bóc nhãn MADE IN CHINA dán lại nhãn MADZÊ IN Vịt Nôm của FUC*K đầu Niểng để xuất cảng xuất khẩu có lợi cho ĐỒNG CHÍ TRUNG C..ỦA như trong Chiến tranh Việt Nam đánh giùm cho ĐỒNG CHÍ TRUNG C..ỦA

    https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/01/nv_170124_quanheviettrung.jpg?fit=665%2C423

    Ngành thép Việt Nam vẫn tả tơi vì thép Trung Quốc

    Năm nào các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam cũng loay hoay chống đỡ với thép Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)


    http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nganh-thep-viet-nam-van-ta-toi-vi-thep-trung-quoc/

    HÀ NỘI (NV) – Một nửa trong 22 triệu tấn sắt thép Việt Nam nhập cảng năm 2016 là từ Trung Quốc và 11 tỉ Mỹ kim chi cho nhập cảng sắt thép thì khoảng 4.5 tỉ Mỹ kim được trả cho Trung Quốc.



    Trả lờiXóa