Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

“Vị thế đặc biệt” của Việt Nam thông qua chuyến công du của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu 5 đề xuất tại APEC 2016

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu 5 đề xuất tại APEC 2016
Ngay điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình xuyên ba châu lục, trước sự đón tiếp nồng hậu, đậm tình anh em của nước bạn Cuba. Chủ tịch nước Trần Đại Quang không chỉ nỗ lực tăng cường thắt chặt mối quan hệ đa phương với các nước lớn, mà còn giúp Việt Nam có được vị trí đặc biệt đối với các nước bạn bè truyền thống như Cuba, thể hiện rõ qua cuộc tiếp xúc kéo dài suốt một giờ đồng hồ với ngài Fidel Castro trong khoảng thời gian cuối đời. Cùng với đó, Hội đồng nhà nước Cuba đã trao tặng Chủ tịch nước Trần Đại Quang huân chương José Marti, phần thưởng cao quý nhất của nhà nước Cuba, nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của Chủ tịch nước vào việc không ngừng phát triển mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Cuba và Việt Nam.
Đến Peru, trong vai trò nước chủ nhà APEC năm 2017, đoàn Việt Nam đã tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 24 với một “vị thế đặc biệt”. Tại Phiên họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cho rằng, biến đổi khí hậu cùng với thiên tai đã tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và an ninh lương thực. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, một vựa lúa quan trọng của thế giới, đang chịu hạn hán và xâm ngập mặn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của hàng chục triệu người dân. Từ đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đưa ra năm đề xuất: APEC cần có quyết tâm chính trị và thực hiện các thoả thuận khí hậu; Phát triển nông nghiệp bền vững, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trên các cấp độ; Triển khai Khuôn khổ giảm nhẹ rủi ro thiên tai APEC; Nỗ lực kết nối vùng sâu, vùng xa, tăng cường đối tác công-tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng; APEC cần nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh đến việc gắn kết các chương trình kết nối khu vực, trong đó có kết nối của ASEAN và các chương trình kết nối tiểu vùng Mekong.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị APEC CEO ở Peru ngày 20/11 (Photo:VNA)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị APEC CEO ở Peru ngày 20/11 (Photo:VNA)
Bên cạnh các cuộc họp Cấp cao TPP, Đối thoại Cấp cao với Liên minh Thái Bình Dương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang còn tiến hành hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương với Nguyên thủ, Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Tổng thống nước chủ nhà Peru, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Nga, Hoa Kỳ, Chile, Quốc vương Brunei, các Thủ tướng Nhật Bản, Australia, Canada, Singapore, Papua New Guinea, Phó Tổng thống Indonesia… Điểm chung toát lên từ các cuộc gặp gỡ là vị thế của Việt Nam ngày càng tăng, nhiều lãnh đạo thế giới liên tục bày tỏ mong muốn tăng cường và nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như đánh giá cao bản lĩnh đối ngoại độc lập, tự chủ và những thành công mang đậm dấu ấn Việt Nam trong các sự kiện chính trị quốc tế.
Trước sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, với tư cách lãnh đạo nền kinh tế chủ nhà APEC năm tiếp theo với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định “đăng cai năm APEC 2017 là trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và Việt Nam sẽ làm tốt nhất vai trò này, đóng góp tích cực vào tiến trình APEC, góp phần đưa châu Á – Thái Bình Dương ngày càng phát triển, thịnh vượng”. Việc Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà năm APEC 2017 thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về tương lai châu Á – TBD.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama.
Chủ tịch nước cho rằng, năm APEC 2017 cần chuyển thành cơ hội thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội Đảng 12 đã đề ra, tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chủ tịch nước kêu gọi sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân cả nước để các thành viên APEC và bạn bè quốc tế cảm nhận sâu sắc về một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển đầy năng động, con người Việt Nam giàu tình nghĩa, nhân văn và mến khách.
Chủ tịch nước và Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto.
Chủ tịch nước và Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto.
Nếu như việc tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 24 tại Peru có thể khẳng định vị thế đặc biệt của Việt Nam trên trường quốc tế, thì chuyến công du của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Madagascar tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 lại trở thành “chuyến thăm lịch sử, đây là lần đầu tiên chúng tôi được vinh dự đón tiếp người đứng đầu Nhà nước Việt Nam”, như lời nhấn mạnh của Tổng thống Cộng hoà Madagascar Hery Ra jaonarimampiania.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Nga Putin
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Nga Putin
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp gỡ Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp gỡ Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Việc trở thành đại diện duy nhất đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu trong Lễ Khai mạc Hội nghị cũng thể hiện sự tín nhiệm cao và vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với Cộng đồng Pháp ngữ. Bài phát biểu của Chủ tịch nước không chỉ đóng góp tích cực vào tất cả các vấn đề lớn của Cộng đồng Pháp ngữ, mà còn khéo léo gắn những lợi ích sát sườn, thiết thân của Việt Nam vào mối quan tâm chung của Cộng đồng, đặc biệt là thúc đẩy thực hiện Chiến lược Kinh tế Pháp ngữ, hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực – năng lượng, thậm chí là vấn đề Biển Đông. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cầu nối của Cộng đồng Pháp ngữ với Cộng đồng ASEAN và châu Á – Thái Bình Dương để cùng chung sức, đồng lòng vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16. Ảnh: TTXVN
Nói về ý nghĩa việc tham gia Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 26-27/11, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định: “Việc mời Chủ tịch nước ta là đại diện duy nhất đến từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu tại Lễ Khai mạc và trông đợi những đóng góp cụ thể của Việt Nam tại Hội nghị cho thấy Cộng đồng Pháp ngữ rất coi trọng vai trò và đóng góp của Việt Nam.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại hội nghị. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại hội nghị. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)
Bên cạnh các họat động chính trị dày đặc, trong các diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức xuyên suốt chuyến công du, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu bật quan điểm Việt Nam luôn mở cửa chào đón và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư. Nhiều văn kiện hợp tác, biên bản ghi nhớ và cam kết hỗ trợ đầu tư cũng được phía Việt Nam và các nước ký kết, điển hình như Cuba cam kết hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam các dự án thăm dò dầu khí, hỗ trợ dự án liên doanh xây dựng khách sạn của Tổng công ty Hanel, xây dựng nhà máy sản xuất gốm sứ, gạch lát của Tổng công ty Viglacera và một số dự án khác trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, phụ tùng ô tô; hay một loạt Bản ghi nhớ hợp tác phát triển ngành đánh bắt cá; Thỏa thuận hợp tác văn hóa với Peru; chưa kể nhiều hợp đồng kinh tế được đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng phái đoàn tranh thủ ký kết bên lề chuyến công du này.
Có thể nói, chuyến công du của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đạt những kết quả toàn diện và thực chất, gắn chặt ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, góp phần khẳng định vị thế đặc biệt của Việt Nam không chỉ trong khu vực mà trên thế giới. Các chuyến thăm đã thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước nói chung và Chủ tịch nước nói riêng trong việc củng cố, tăng cường và thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tin cậy, đồng thời khẳng định nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam đối với tiến trình phát triển chung toàn cầu, là bước triển khai chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả đối ngoại đa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã đề ra.
Hoàng Anh/ToLam.org
--------------

25 nhận xét:

  1. "Chủ tịch nước có 5 đề xuất : APEC cần có quyết tâm chính trị..."
    Có lẽ,tay Quang tưởng mình vẫn còn đang phát biểu tại...Cuba.
    Xem ra,chuyến đi Cuba đã để lại ấn tượng quá sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  2. Nhà báo Hoàng Anh đang ngáo đá ,nổ như pháo .Cứ bơm -bơm nữa bơm mai khi nào nó tan xác pháo mới biết đâu là sự thật /

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà báo Hoàng Anh định nịnh quang để nhằm chức trợ lý trưởng ban tuyên láo chăng? Vô liêm sỷ dần để được kêt nạp vao hệ thống hả?
      Nếu quang tài thì làm gì phải khai gian lý lịch (nhỏ tuổi hơn cả thằng em ruột là Trần quốc Tỏ-bí thư tỉnh Thái Nguyên?

      Xóa
  3. Cuba chỉ hơn VN về quyền tự chủ , còn về mặt đời sống xã hội vẫn thua VN về mặt phồn vinh giả tạo , còn nghèo hơn VN , bề mặt xã hội rách rưới thê thảm hon VN .

    Đời sống dân Cuba chỉ có thể so sánh với Haiti .

    Nói vậy để bà con thấy cái vụ mèo khen mèo dài đuôi của bài viết này .

    Đầu óc của đa số người Việt thì vượt xa khối dân tộc gọi là Pháp ngữ . Chúng ta chỉ thua họ ở mức độ tự do & dân chủ .

    Còn chuyện kết quả của ông Quang chủ tịch sau các chuyến xuất ngoại trên bình diện ngoại giao chưa thể xét đoán là thành hay bại . Có nước nào khen như Obama đã đến VN chưa ? Thành bại không ở ký kết ba cái chuyện làm ăn bá vơ kinh tế được bàn thảo trước . Thành bại theo kiểu VN sang Trung Quốc lúc nào cũng cho là thắng lợi để rồi bị lệ thuộc về chính trị , quân sự lẫn kinh tế thì chả còn gì bố láo và lố bịch cho bằng .

    Viết một bài báo cho dân đọc , dân tin , dân góp ý không dễ . Nếu viết để cho xong chuyện , vừa đọc đã muốn chưởi thì tốt nhất đừng xưng tên họ bồi bút , chỉ đề tên tờ báo là đủ rồi .

    Trả lờiXóa
  4. Cuba chỉ hơn VN về quyền tự chủ , còn về mặt đời sống xã hội vẫn thua VN về mặt phồn vinh giả tạo , còn nghèo hơn VN , bề mặt xã hội rách rưới thê thảm hon VN .

    Đời sống dân Cuba chỉ có thể so sánh với Haiti .

    Nói vậy để bà con thấy cái vụ mèo khen mèo dài đuôi của bài viết này .

    Đầu óc của đa số người Việt thì vượt xa khối dân tộc gọi là Pháp ngữ . Chúng ta chỉ thua họ ở mức độ tự do & dân chủ .

    Còn chuyện kết quả của ông Quang chủ tịch sau các chuyến xuất ngoại trên bình diện ngoại giao chưa thể xét đoán là thành hay bại . Có nước nào khen như Obama đã đến VN chưa ? Thành bại không ở ký kết ba cái chuyện làm ăn bá vơ kinh tế được bàn thảo trước . Thành bại theo kiểu VN sang Trung Quốc lúc nào cũng cho là thắng lợi để rồi bị lệ thuộc về chính trị , quân sự lẫn kinh tế thì chả còn gì bố láo và lố bịch cho bằng .

    Viết một bài báo cho dân đọc , dân tin , dân góp ý không dễ . Nếu viết để cho xong chuyện , vừa đọc đã muốn chưởi thì tốt nhất đừng xưng tên họ bồi bút , chỉ đề tên tờ báo là đủ rồi .

    Thức tỉnh

    Trả lờiXóa
  5. Chủ tịch nước nào vậy? Ai bầu cho ông ta thế?
    Sàm kinh!

    Trả lờiXóa
  6. Dân lương thiệnlúc 07:34 7 tháng 12, 2016

    Với tình đất nước hiện nay, Trần Đại Quang đang ở thế có lợi nhất.
    1- Đã nắm cả Quân đội và Công an, Quang không sợ bất cứ một đòn đánh lén nào của Trọng của Huynh, thậm chí Quang không cần cái chức TBT ĐCS mà chúng nó đang dền dứ trước mặt Quang.
    2- Giả thử có khởi nghĩa đảo chính của quân đội, thì đối tượng để họ lật đổ là 1A Đường Hùng Vương, Tổng Trọng và Đinh Thế Huynh sẽ bị tiêu diệt đầu tiên, còn Quang vẫn điều khiển được đất nước về hình thức và khi đó TQ có xông vào gây sức ép, thì Quang vẫn đủ tư cách đứng ra yêu vầu thế giới can thiệp.
    Tất nhiên chuyến đi vừa rồi của Quang là một công đôi ba chuyện. Thăm Fiden để vĩnh biệt lực lượng CS từ bên kia Thái Bình Dương chỉ càng làm cho Quang thêm quyết tâm "Tự diệt" mà thôi.
    Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ như hai con rối, nhưng rồi chính phủ và quốc hội sẽ phải đổ.
    Gian nan, hy vọng mong manh, nhưng lúc này Quang đang thuận lợi nhất.

    Trả lờiXóa
  7. Chú Quang có cống hiến gì cho mối quan hệ "Thắt chặt tình đoàn kết" với Cuba mà mấy ông nhà sản CuBa lại biếu không cho chú Quang một tấm Hôdê Mácty,quả là ĐẶC BIỆT vì không ở đâu lại lắm thứ đó như mấy nước nhà sản.Chuyến này chắc vợ chú Quang thích chí lắm ...

    Trả lờiXóa
  8. Đây là 1 bài viết hay, lời lẽ , từ ngữ được dùng chừng mực vừa phải, và quan trọng nhất là dựa trên những dữ liệu từ thực tế đã và đang diễn ra, tức là dựa trên Sự thật. Không nghi ngờ gì nữa, xét trên mọi mặt, trong đó có Quan hệ đối ngoại, rõ ràng vị thế đặc biệt của Việt Nam ngày càng được nâng cao và sẽ ngày càng được nâng cao. Đây là 1 xu thế dù muốn hay không cũng không thể phủ nhận được.
    Trong quan hệ quốc tế , VN có quan hệ tốt với hầu hết các nước, hay khối các nước từ bình thường đến quan trọng hay rất quan trọng, thí dụ : Nga, Trung Quốc, Ấn độ, Mỹ , khối EU,..
    Để có cái nhìn về vị thế đặc biệt của Việt Nam hôm nay, để có cái nhìn so sánh tương đối, có lẽ ta nên nhìn lại cũng Việt Nam khoảng hơn 30 năm trước...
    Đó là cái nhìn toàn diện, tổng thể ,khách quan, có tính xây dựng.
    trên góc nhìn của 1 quốc gia.
    - Nếu gọi là 'nhìn nhận đánh giá 1 quốc gia', nhưng chỉ bằng góc nhìn qua "lỗ khóa nhà tắm", phiến diện, chủ quan hay thậm chí hằn học, hận thù,.. thì chắc chắn không bao giờ đem lại kết luận trung thực .
    Thực tế mọi mặt đã cho thấy Vị thế đặc biệt của Việt Nam, được Quốc tế và phần lớn người dân VN nhìn nhận, việc ai đó cố tình đặt cụm từ đó trong ngoặc kép cũng không có nhiều ý nghĩa .

    Note : Không ai ấu trĩ, ngây thơ khi đánh giá nước Mỹ (chẳng hạn) đại khái chỉ qua những hình ảnh về vô số người gọi là Homeless, những khu ổ chuột, đến sự bất công (với xu hướng ngày càng gia tăng), đến sự phân hóa giầu nghèo cao độ, đến sự phân biệt chủng tộc đen, vàng hay Mễ,.. - Mà người ta cũng còn thấy nước Mỹ qua những tòa nhà chọc trời, những xa lộ thẳng tắp, những cái hay,,... - Văn minh và không văn minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế tại sao LHQ, cũng như rất nhiều các tổ chức quốc tế có uy tín khác, liên tục xếp VN(cs) vào loại "Chả ra làm sao!"?
      Thực ra, bạn là Lê Trọng Thắng hay Lê Trọng Lú?
      Mình thấy Công Sơn còn sạch nước cản hơn bạn đấy.
      Haizzz...

      Xóa
    2. Nặc danh 17:28 : tôi nói chuyện bằng lý lẽ, nhã nhặn, nhưng giọng lưỡi bạn thì lại có phần xách mé , thiếu văn hóa, hình như giọng lưỡi này bạn quen dùng ở nhà bạn lắm phải không ?. Tôi nghĩ chủ nhà dù thế nào , chắc cũng không tán thành kiểu nói năng như bạn đâu.
      Nhìn đoạn còm của bạn, mọi người có thể hình dung được phần nào con người bạn.Bạn đang làm xấu mặt chủ nhà đấy.

      Xóa
    3. "Bạn đang làm xấu mặt chủ nhà đấy."?
      Sao ông có thể nói năng tầm bậy như thế? Đại tá BVB là thần tượng của tôi đấy.
      Bớt nói bậy giùm đi. Cám ơn.
      Tôi chả để ý những loại như ông "Thắng", nhưng kéo Đại tá BVB vào để phục vụ ý đồ cá nhân xấu xa của ông thì tôi thấy ông nhảm nhí quá!
      Nhân tiện, tôi rất căm ghét những thằng bơm đít cho lũ tham nhũng! Và tôi không mệt mỏi để đối thoại với chúng đâu.
      Nào, mời ông tiếp tục...

      Xóa
    4. Lê Trọng Thắng chắc ngồi trong nhà viết còm , hãy cố gắng đi ra khỏi biên giới để nhìn thấy " vị thế đặc biệt của Việt Nam " từ xa . Hồi TT Nguyễn Tấn Dũng đi công vụ một số nước châu Âu mà truyền hình và báo chí của họ cũng chẳng thèm đăng về người đứng đầu chính phủ VN đang ở thăm .
      Vị thế gì , chẳng qua VN là cái chợ nhân công loại secondhand nên họ săn đón , tung hô , nhưng lãnh đạo lại ngồ nghê nghĩ " mình phải thế nào thì họ mới mời chứ " ! VN chỉ là chú gà đáng thương để cho thiên hạ vặt đến trụi lông mà thôi ! Kinh tế tư bản là vậy , có lợi thì nắm , không lợi là buông , không " hữu nghị " tào lao , tốn tiền mất thời gian . VN có đề nghị với một số nước tổ chức kỷ niệm ngày đặt quan hế ngoại giao nhưng nhận được câu trả lời thẳng cánh : chúng tôi không có thời gian và chi tiền cho công việc vô bổ ! Bạn có thấy " vị thế VN " bị một gáo nước lạnh không ? muốn nhập hội thì phải chấp nhận đau đớn , còn hội nhập thì VN chưa đủ đẳng cấp đâu ! VN đã có những thành tựu khoa học , công nghệ , sản phẩm có thương hiệu nào xứng tầm quốc tế ?.
      Người VN vẫn nghiện đi tàu bay giấy , chẳng có " vị thế đặc biệt " nào cả , đây chẳng qua là nhan đề tự sướng mà thôi . Tỉnh lại đi , tỉnh lại đi hỡi bạn Lê Trọng Thắng !
      Tôi không hề phản đối quan điểm của bạn , tin ai là quyền của bạn , nhưng muốn biết vị thế của VN thì phải có cái nhìn 3D bạn thân mến ạ ! Chào !

      Người đang quan sát VN từ khoảng cách 15000km .

      Xóa
    5. Bạn Nặc 19:01 đang 1 lần nữa thể hiện con người...của mình. Bạn hãy xem kỹ lại cách bạn vào nói chuyện với tôi, lời bạn nói,.. và người ta hay gọi đó là hiện tượng : khi bạn vừa nói xong và lập tức lấy tay của bạn tát vào chính cái mồm bạn vừa nói ra.
      Nghĩ kỹ tôi nói có oan không ?
      Vậy nha.

      Xóa
    6. "Lê Trọng Thắng" đang muốn đối thoại với tôi?
      Vậy tôi phải chọn một cái tên thật - "Căm Thù csVN Tham Nhũng!".
      Tiếp tục đối thoại ở các bài sau nhe, ông DLV Thắng!
      (1901)

      Xóa
    7. Người luôn nói sự thật.lúc 10:30 8 tháng 12, 2016

      Còm của Lệ Thuỷ hay và đúng thực tế.
      Lê trọng Thắng có biết,hễ lãnh đạo csvn ra nước ngoài là xin được công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường-Là nước có nền KTTT,tất nhiên các nước khác giao thương trên cái nền đó việc gì phải đề nghị+xin xỏ.
      Cs là lãnh đạo thiên tài,thế mà nãnh đạo cs đi nước ngoài luôn ngửa tay ăn xin vì VN là 1 nước còn nghèo.
      Chỉ duy nhất còm của Lệ Thuỷ,đã nói rõ cái vị thế VN cạn sõng
      Xin lỗi ông có cùng 1 địa chỉ với Công sơn không? Trâu quỳ đó.

      Xóa
    8. Ngỡ tưởng Lê Trọng Thắng là DLV thế hệ mới , hóa ra cũng rứa , giống các DLV trước lọt vào trang này . Vẫn với lượng kiến thức về thông tin nghèo nàn , mòn cũ , đa phần trích dẫn từ những khẩu hiệu xa xưa , mớ lý luận nham nhở . Khi không trả lời được chất vấn của làng mạng và không chứng minh được điều mình viết ra , Lê Trọng Thắng cay cú , không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ thô lỗ của đường phố để phản biện . Tranh luận là để mở mang kiến thức về thông tin , trong tranh luận , muốn chiến thắng thì phải có những dẫn chứng thực , thuyết phục được người nghe . Đa phần các DLV vào đây đều không có khả năng này nên thường vòng vo , tránh né , không trả lời thẳng vào vấn đề . Đến ngay ông TBT cũng còn nghi ngờ , không dám chắc vào cái mà ông đang tôn thờ " đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã xây dựng xong CNXH " ! Vậy thì Lê Trọng Thắng bám vào cái gì để tranh luận , lấy cơ sở gì để bảo vệ quan điểm của mình . DLV chỉ là thứ công cụ thô sơ chuyên dùng để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người hoặc quyền lợi cá nhân họ chứ họ không bảo vệ một lý tưởng nào cả . CƠ hội ! Không ai có thể tiến thân bằng con đường làm DLV cả , vì họ chỉ là những anh hề hạng bét được đẩy lên sân khấu lấp chỗ trống .
      Lê Trọng Thắng lạc lõng rơi . . . TÕM . . . vào hư vô !

      Xóa
  9. May mà không Cờ Pờ Hờ Vờ

    Trả lờiXóa
  10. Cũng như con Vẹt, tập nói theo bài viết sẵn của người khác. Nhưng rù xao cũng được vài trống canh... như Cụ Tiên điền Nguyễn Du nói cách đây hơn 200 năm.

    Trả lờiXóa
  11. May quá, có 1 DLV Le Trong Thang hiếm hôi vào đây ý kiến, ý cò...

    Trả lờiXóa
  12. Gửi tay Lê trọng Thắng,rất có thể là đồng đội của Công Sơn :
    Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế :
    Xuất siêu : xuất siêu culi,xuất siêu ôsin,xuất siêu...đĩ.
    Nhập siêu : nhập siêu nợ ODA,nhập siêu viện trợ không hoàn lại (thực chất là ngữa tay đi xin),nhập siêu các khoản vay không biết bao nhiêu đời mới trả hết.
    Tiềm năng : tiềm năng dân oan,tiềm năng dân bị cướp đất,tiềm năng tù nhân lương tâm.
    Đó là những "thắng lợi này đến thắng lợi khác" từ khi đảng làm "cách mạng",làm "giải phóng" đấy.
    Nếu ông có muốn bênh đảng thì kín đáo một chút như tay Công Sơn ấy,đừng lộ liễu,trơ trẽn như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sở dĩ phải "lộ liễu,trơ trẽn như thế" thì mới được
      "vua biết mặt,chuá biết tên" mà hưởng lộc chứ bác !

      Xóa
    2. Cần học lại từ xuất siêu rồi dùng cho chính xác: Xuất siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định, đó là xuất siêu.
      Như vậy nếu VN có nhập culi, ôsin,đĩ... thì mới dùng từ xuất siêu được.
      Khái niệm nhập siêu cũng vậy, đừng lạm dụng từ chuyên môn nếu mình không ở trong lĩnh vực chuyên môn này.

      Xóa
  13. "VỊ THẾ ĐẶC BIỆT?"- có cứt đối với lãnh đạo csVN!
    đừng có hòng Trump mời tổng bí thư csVN sang thăm Mỹ nhá: mấy thằng lưu manh chúng mày có quyền gì đại diện cho quốc gia VN? ai bầu chúng bay? bạo lực bắn giết lật đổ rồi cướp quyền thì ai thèm nói chuyện với chúng bay? tao có "mời" thì mời thằng chủ tịch nước cũng đã là chiếu cố lắm rồi, chả lẽ không có người đại diện cho Việt nam để giải quyết công việc quốc gia của VN, chứ kể cả chủ tịch quốc hội và chủ tịch nước, thủ tướng của chúng bay cũng là bố láo ăn cắp, dân không bầu chọn, không cạnh tranh thi tài như tao, mà tự chúng bay tự xưng thì "nguyên thủ" cái đầu B... gì?
    (Đỗ Năm Trăm =50 lần đỗ mười)

    Trả lờiXóa