Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Những lời tiên tri nói đúng tương lai từ 40 năm trước


Image copyrigImage capt

Peter Finch vào vai một người dẫn chương trình tin thời sự kỳ cựu,
khi đang lên sóng đã tuyên bố sẽ tự sát trong buổi lên hình cuối cùng của mình
Khi Network lên sóng vào 40 năm trước, áp-phích quảng cáo của phim này cảnh báo khán giả hãy sẵn sàng cho một 'tác phẩm điện ảnh ngông cuồng'.
Kịch bản phim được viết bởi Paddy Chayevsky và do Sidney Lumet làm đạo diễn. Cả hai đều nổi tiếng với các tác phẩm truyền hình trong thập niên 1950, và cả hai đều tin rằng ngành điện ảnh cũng như nhân loại đang ngày càng xuống cấp kể từ đó.
Network là lời phản đối mạnh mẽ của họ. Nó là một bộ hài kịch đen xuất sắc, mang về bốn giải Oscar và được đề cử cho hai giải Oscar khác.
Vào năm 2006, kịch bản phim của Chayevsky được tổ chức Writer Guilds of America chọn là một trong 10 kịch bản xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Năm ngoái, bộ phim đứng thứ 73 trên danh sách 100 phim xuất sắc nhất của điện ảnh Hoa Kỳ trong cuộc khảo sát của BBC Culture.
Thế nhưng nó có thực sự 'ngông cuồng' không? Ta dễ dàng nhận thấy cái nhìn bi quan của Chayevsky và Lumet là sự bỉ ổi và vô trách nhiệm của truyền hình thật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên ngày nay, khi ta xem lại Network, những điều đó dường như không còn chút ngông cuồng nào.
Những dự đoán trong bộ phim chính xác đến nỗi ngay cả những sự tưởng tượng trào phúng nhất cũng trở nên rất quen thuộc trong thế giới ngày nay.
Bộ phim mở màn với Howard Beale (do Peter Finch thủ vai - ông đã qua đời ngay sau khi bộ phim đóng máy, và đã được một giải Oscar dành cho người quá cố), một người dẫn chương trình kỳ cựu tại một đài truyền hình hư cấu đóng tại New York có tên UBS.
Khi ông bị cho nghỉ việc, chỉ được báo trước hai tuần, do chương trình bị khán giả đánh giá là đi xuống, ông đã thông báo ngay trên sóng truyền hình về ý định tự sát. Thế nhưng các nhà sản xuất chương trình quá bận tán gẫu với nhau nên không để ý.
Beale sau đó định thần lại và quyết định không tự sát nữa. Thế nhưng ông sẽ nói ra tất cả những gì mình nghĩ. Điều này làm cho khán giả trở nên thích thú.
Thay vì sa thải ông, đài UBS sau đó gắn cho ông biệt hiệu 'nhà tiên tri điên rồ trên sóng truyền hình' và khuyến khích ông nói ra tất cả những điều khiến mình bức xúc trong chương trình.
Max Schumacher (do William Holden đóng), chủ tịch của bộ phận tin thời sự của hãng truyền hình, cảm thấy phiền lòng khi hội chứng suy nhược thần kinh của Howard lại bị lợi dụng để tăng độ hút khách.

NetworkImage copyrightALAMY
Image captionFaye Dunaway đảm nhận vai diễn nhà sản xuất đầy tham vọng Diana Christiansen, người không từ thủ đoạn nào miễn đạt mục tiêu tăng điểm xếp hạng cho các chương trình phát sóng

Tuy nhiên một nhà sản xuất nhiều tham vọng, Diana Christiansen (Faye Dunaway thủ vai), đã đưa ra một định dạng chương trình mới cho Beale - một nửa thời sự, một nửa tạp kỹ - nhằm cạnh tranh với Sybil the Soothsayer - người dự đoán tin tức của tối hôm sau, và Miss Mata Hari, người chuyên dẫn chương trình tán gẫu.
Christiansen cho rằng Howard có thể không thực sự thông minh hay thậm chí bình thường, thế nhưng ông "nói lên sự bức xúc chung của số đông". Câu nói cửa miệng của nhân vật này hiện xếp vị trí thứ 19 trong những câu nói nổi tiếng nhất trong phim ảnh do American Film Institute bình chọn: "Tôi đang tức muốn điên, và tôi không chịu nổi nữa!"
'Như lời tiên tri'
"Một phần tư thế kỷ sau", bộ phim "giống như một lời tiên tri", Roger Ebert viết trên tờ Chicago Sun-Times năm 2000.
"Khi Chayevsky tạo ra nhân vật Howard Beale, có lẽ nào ông đã hình dung ra Jerry Springer, Howard Stern và World Wrestling Federation?"
16 năm sau đó, thật khó để không tự hỏi rằng liệu Chayevsky khi đó có đang tưởng tượng ra ngành truyền thông của ngày nay hoặc những chính trị gia thuyết phục cử tri bằng cách 'nói lên nỗi bức xúc chung' không khác gì Howard? Chayevsky và Lumet có lẽ có nhiều điểm tương đồng với nhân vật Sybil - người dự đoán tương lai - hơn họ tưởng.
Bộ phim cũng dự đoán chính xác những lĩnh vực khác. Sau khi Howard lên sóng truyền hình để khẳng định rằng các doanh nghiệp Mỹ phải do người Mỹ sở hữu, ông bị chủ đài truyền hình, Arthur Jensen (Ned Beatty đóng), gọi lên phòng họp để nghe thuyết giảng về chủ nghĩa tư bản. "Ông là một ông già suy nghĩ bó buộc trong phạm vi đất nước và dân tộc," Jensen nói.
"Không có cái gọi là đất nước hay dân tộc... Chỉ có IBM, ITT, AT&T, DuPont, Dow, Union Carbide và Exxon. Đó là những quốc gia trên thế giới ngày nay. Cả thế giới là một tập hợp những tập đoàn."
Có ngông cuồng hay không? Hoàn toàn ngược lại. Đến năm 2016, phân tích kinh tế của Beatty không gây ra phản ứng nào khác ngoài một cú gật đầu. "Thật đáng buồn nhưng đó là sự thật."
Thế nhưng nhân vật Howard không phải là điểm nhấn cho giá trị tiên tri của Network. Bên cạnh nhân vật chính, Diana còn có một chương trình phụ với tên gọi Giờ Mao Trạch Đông.

NetworkImage copyrightALAMY

Đây là môt loạt phim truyền hình dài tập chiếu mỗi tuần về Quân đội Giải phóng Thế giới (Ecumenical Liberation Army - ELA) - một nhóm quân nổi dậy. Chương trình này sử dụng cả những hình ảnh thật về tội ác của lực lượng ELA. Nói một cách ngắn gọn, Dinana đã phát minh ra truyền hình thực tế của thời hiện đại.
Đi trước thời đại?
Diana đã nghĩ ra ý tưởng này khi nhìn thấy một cảnh cướp ngân hàng của ELA do chính những kẻ cướp ghi lại.
Ban đầu, cô ngạc nhiên: "Bọn chúng tự quay đoạn phim này khi đang cướp ngân hàng sao?"
Ngày nay, chẳng có kẻ khủng bố nào thèm gây tội ác mà không ghi hình lại. Có đài truyền hình hay trang mạng xã hội nào mà không muốn đăng tải những hình ảnh đó.
Ý tưởng biến các đoạn video ghi lại những hành động tội ác thành loạt phim truyền hình hàng tuần nghe có vẻ điên rồ vào thời đó. Thế nhưng điều đó không ngăn American Crime Story: The People v OJ Simpson thắng bốn Giải Emmy. Network xây dựng hình ảnh Diana như là một người vô đạo đức, đầy tham vọng. Thế nhưng trên thực tế, nhân vật này là người đi trước thời đại.
Thực vậy, nếu nhiều nhân vật trong Network đã đi từ 'ngông cuồng' sang 'bình thường' trong 40 năm qua, thì Diana đã đi xa hơn. Cô đã trở thành người hùng của bộ phim.
Quả thực là cô sẵn sàng trục lợi từ vấn đề tâm lý của Howard và khi ông lại bị khán giả đánh giá thấp trở lại, cô không phản đối kế hoạch ám sát ông. Thế nhưng không ai là hoàn hảo.
Được thể hiện với vẻ tự tin hoạt bát qua diễn xuất của gương mặt xinh đẹp Dunaway, nhân vật Diana mạnh mẽ, thành thật, cởi mở về khuynh hướng tình dục của mình, và đam mê nghề nghiệp. Đó là một người phụ nữ có sự nghiệp trong thời thập niên 1970.
Chỉ có chút đáng tiếc là thay vì có một người như Cary Grant hay Alec Baldwin để đối đáp thì cô lại có chỉ có Max, một kẻ huênh hoang và ghét phụ nữ, cho nên người xem sẽ luôn thấy dễ chịu hơn khi cô xuất hiện trên màn ảnh cùng với một đầu mối liên lạc khét tiếng của mình tại ELA, một du kích cộng sản có tên Laureen Hobbs (do Marlene Warfield thủ vai).
Chúng ta có thể trở nên rầu rĩ khi xem Network ngày nay, bởi vì nó lột tả những thay đổi trong truyền thông, và đó là những thay đổi theo hướng xấu đi.
Thế nhưng chúng ta cũng có thể thấy khía cạnh lạc quan của bộ phim mỗi khi xem cảnh Diana đưa ra các sáng kiến mới, phá vỡ những lối mòn và vượt lên trên những người đàn ông lớn tuổi khác muốn cản bước mình.
Lumet và Chayevsky có lẽ không nhìn thấy bộ phim theo hướng đó, thế nhưng nếu ngày nay có nhiều phụ nữ như Diana trong ngành truyền thông hơn hồi năm 1976, có lẽ đó là một sự thay đổi theo hướng tốt hơn.
BBC Culture
/Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture./
------------

2 nhận xét:

  1. Bàn về tiên tri thường là những kẻ yếm thế.

    Trả lờiXóa
  2. Những tên khùng này ăn nói lung tung quá,chẳng đâu vào đâu !

    Trả lờiXóa