Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Một kỳ họp thất bại về ‘tìm nguồn lực phù hợp’

Một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa chụp hôm 20/10/2016. 
Kỳ họp Quốc Hội Việt Nam kết thúc vào Tháng Mười Một, tuy vẫn được giới tuyên giáo và một số tờ báo nhà nước không ngượng miệng nói “đã thành công tốt đẹp,” nhưng lại ghi dấu một thất bại ê chề trong việc “tìm nguồn lực phù hợp".
“Nguồn lực phù hợp”
“Nguồn lực phù hợp” có thể được ghi nhận như một phát kiến mới về tính khái niệm của giới chuyên gia chính sách tài chính – những người cho đến giờ vẫn chẳng biết con số xác thực về nợ công quốc gia và nợ xấu ngân hàng là bao nhiêu.
Gần cuối kỳ họp Quốc Hội vào cuối năm 2016, một bản nghị quyết được phát ra với một kết luận rất mơ hồ: “Tìm nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu.”
Trước đó, Nghị Quyết 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương, ban hành ngày 1 Tháng Mười Một, cũng đã “định hướng” cho Quốc Hội là sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để giải quyết nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế. Cho tới nay vẫn chưa có diễn giải cụ thể nào được công bố về nguồn lực phù hợp là gì và làm thế nào để tìm ra nó.
Tuy nhiên cũng tại kỳ họp trên, Quốc Hội lại có một bản nghị quyết khác về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Dường như đang có một mâu thuẫn khó giải thích, và mang “mùi” nhóm lợi ích kim tiền giữa hai bản nghị quyết của cùng một quốc hội.
Cần nhắc lại, trước khi Quốc Hội bước vào kỳ họp trên, một chiến dịch vận động quyết liệt dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu” đã được nhóm lợi ích của nhiều ngân hàng thương mại cùng công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) tổ chức. Một số chuyên gia ngân hàng và cả quan chức Quốc Hội đã đăng đàn để hô hào rằng “Có những nước phải mất đến 10-15% GDP để xử lý nợ xấu,” “Có thể bố trí từ 5,000 tỷ đến 10,000 tỷ để xử lý nợ xấu,” “Cứu ngân hàng cũng là cứu nền kinh tế…”
Trong khi đó, một số chuyên gia phản bác mạnh mẽ, cho rằng dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!
Cho tới nay, cách nói nước đôi về nợ xấu của giới quan chức Quốc Hội càng cho thấy chỉ cần chính phủ có tiền thì tất sẽ được Quốc Hội duyệt chi để mua lại nợ xấu, bất chấp nguồn gốc tiền đó là từ đóng thuế của hàng chục triệu người dân.
Vào “triều đại” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình, Ngân Hàng Nhà Nước đã giang tay ôm thẳng ba ngân hàng có tổng nợ xấu gấp đôi vốn điều lệ là Ngân Hàng Xây Dựng, Ngân Hàng Đại Dương và Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu, trên danh nghĩa là các ngân hàng này được mua lại với giá 0 đồng. Thế nhưng người ta lại quá nghi ngờ rằng phía sau cái giá 0 đồng ấy, Ngân Hàng Nhà Nước đã trút ra một số tiền lớn để bù đắp cho các khoản nợ xấu mà suýt chút nữa khiến ba ngân hàng này sập tiệm.
Tại đại hội 12, trong khi Thủ Tướng Dũng bất ngờ “rớt đài” thì Thống Đốc Bình đột ngột được thăng chức vào Bộ Chính Trị. Nhưng cho tới nay vẫn không có một báo cáo hay con số nào được công bố về việc Ngân Hàng Nhà Nước thời Thống Đốc Bình đã dùng “nguồn lực phù hợp” nào để cứu vãn ba ngân hàng suýt phá sản, trong lúc nhiều thông tin cho biết ông Bình đã chỉ đạo Ngân Hàng Nhà Nước dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân, để “giải tỏa” cho ba ngân hàng này.
Cũng cho tới nay, hoàn toàn không thấy Quốc Hội, hay chính xác hơn là Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, nêu thắc mắc hay giải thích gì về sự việc gây nghi ngờ quá lớn trên.
Nhưng dù cho Quốc Hội có nắm được thực chất của sự việc trên nhưng vẫn giấu biệt trước công luận, một thực tại ngồi trên chảo lửa là chính phủ của người dân vẫn có thể bị xem là “tân Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc” đang không thể làm gì hơn để cứu vãn một nền tài chính và ngân sách vừa suy sụp vừa kiệt quệ do đời thủ tướng trước di họa.
Đó cũng là nguồn cơn chính yếu dẫn đến lời biểu dương “chính phủ dũng cảm và sáng suốt dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận” – đúng theo lối tuyên giáo “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” – tại kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2016.
Thậm chí một chuyên gia thuộc nhóm “phản biện trung thành” còn cảm xúc “Thật hạnh phúc khi chính phủ dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận!”
Nhưng vì sao “dũng cảm và sáng suốt?”
Hết tiền!
Dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận đã được Quốc Hội thông qua từ Tháng Mười Một, 2009 với hai nhà máy tổng công suất 4,000 MW được xây dựng ở Ninh Thuận. Từ đó tới nay giới khoa học đã bày tỏ nhiều quan ngại về vấn đề an toàn hạt nhân, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine và tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật được viện dẫn để cảnh báo. Giới khoa học cũng đề cập tới xu hướng ở nhiều nước tiến tới giảm dần điện hạt nhân.
Mới đầu, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự trù tổng vốn đầu tư đến 200,000 tỷ đồng. Nhưng đến gần đây, dù chưa làm gì cả, đã đội vốn gấp đôi.
Cùng thời gian dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bị bác bỏ, một dự án khổng lồ khác là dự án đường cao tốc Bắc – Nam với ước toán lên đến 230,000 tỷ đồng do Bộ Giao Thông Vận Tải “vẽ,” bị Bộ Tài Chính bác do không thể tìm được nguồn tiền.
Khác hẳn vài năm trước, ngân sách trung ương đang cực kỳ khốn quẫn. Ngân sách này chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn. Rất dễ hiểu là nếu chấp nhận dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ngân sách sẽ phải cắm đầu vay vốn nước ngoài với lãi suất cao và do đó sẽ càng làm nặng gánh nợ công quốc gia – vốn đang phi mã đến hàng trăm phần trăm GDP.
Giờ đây đang rộ lên quá nhiều tán thán kêu gào trong Quốc Hội về tình trạng ngân sách cực kỳ khó khăn. Tin tức ngoài hành lang Quốc Hội đáng tin cậy cho biết rất nhiều khả năng là ngân sách không còn bất cứ khoản kết dư nào để “xử lý nợ xấu.” Càng không thể nói đến chuyện tung ra vài ba tỷ đô la ban đầu để làm dự án điện hạt nhân.
Và đó cũng là nguồn cơn vì sao trong suốt kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2016, đã không có bất kỳ một lời tán thưởng hay dù chỉ là động viên nào dành cho “kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế.”
---------/
>> Xin mời quý độc giả xem VideoHiện tượng Vlog “Dưa leo” sử dụng quyền tự do biểu đạt, một thách thức lớn với Ban Tuyên giáo TW :
/-----------
 Hãy hoài niệm về thời gian gần sát đại hội 12 vào cuối năm 2015. Khi đó, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang như “lên ruột” trước các đòn tấn công liên tiếp và sâu hiểm của đối thủ chính trị. Một trong những đòn phép lấy điểm chính trị mà ông Dũng không ngần ngại lặp lại là tung ra một kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế có giá trị đến $3 tỷ. Tương tự vài lần trong quá khứ, kế hoạch này cũng được Quốc Hội mau chóng “gật vô thức” mà chẳng cần biết tính khả thi đến đâu. Nhưng sau đại hội 12, khi ông Nguyễn Tấn Dũng “không còn nữa,” lại chẳng thấy ai nhắc nhở đến kế hoạch phát hành trái phiếu kia. Chỉ đến giữa năm 2016, Bộ Tài Chính mới gián tiếp xác nhận kế hoạch phát hành trái phiếu đó bị hoãn lại “vô thời hạn.” Hẳn nhiên, ai cũng biết kế hoạch này đã phá sản.
Thậm chí phá sản từ trong trứng nước.
Không tìm ra bất kỳ phương cách nào để “xử lý nợ xấu,” cũng chẳng phát kiến được bất cứ phương án nào để tìm ra “nguồn lực phù hợp” cho các dự án chỉ thấy bóng không thấy hình, thành công lớn nhất của kỳ họp Quốc Hội Việt Nam cuối năm 2016 có lẽ chỉ còn được thốt lên bởi hai chữ “Hết tiền!”
Phạm Chí Dũng/(Người Việt)
---------------

18 nhận xét:

  1. Một Cuốc hội bù nhìn và cùng một ổ chuột với tay Hoàng, ngay cả kỷ luật tạy Vũ huy hoàng mà cũng không dám quyết: Hoãn xem xét dự thảo nghị quyết xử lý cán bộ về hưu, ngày 19 tháng 12 năm 2016. Dự thảo nghị quyết xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, đã được rút ra khỏi nội dung kỳ họp thứ 5 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
    Có nghĩa là phải kỳ họp sang năm mới xem xét và để lâu cứt trâu hóa bùn, tay Hoàng sẽ thoát tội.
    Tại sao Cuốc hội lại không làm, vì tay nghị gật nào cũng nhúng chàm cả, nếu ra cái nghị quyết xử lý cán bộ về hưu thì đến phiên những tay này về hưu cũng sẽ bị đưa xét xử, thế là tốt nhất cho chìm xuồng cái nghị quyết này là yên chuyện hết.
    Đúng là Cuốc hội của những kẻ tham nhũng và hối lộ, đó là những đồng chí CHƯA BỊ LỘ VÀ RẤT SỢ BỊ LỘ!!!
    http://m.tienphong.vn/xa-hoi/hoan-xem-xet-du-thao-nghi-quyet-xu-ly-can-bo-ve-huu-1085454.tpo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tìm nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu."

      Bao giờ tìm được nguồn này
      Nợ xấu sẽ biến mất ngay tức thì
      Bây giờ hãy cố tìm đi?

      Xóa
    2. Chính xác gọi Đảng hội,chứ tuyệt đối không phải Quốc Hội
      (một cơ cấu dân chủ cần thiết nhất thuộc về toàn dân để
      có chính danh trong việc trị nước).
      Kêu ca "không có nguồn lực" chắc hẳn là màn dạo đầu để
      thăm dò "cho có lệ" trước khi được giặc Tàu mở hầu bao
      ra để bảo kê cho đám đàn em tay sai của mình !

      Xóa
  2. Ngân sách VN làm chó gì còn tiền nữa đâu, tụi này ăn hết rồi, cứ tham nhũng và thât thoát hàng ngàn tỷ, hàng chục ngàn tỷ đến hàng trăm ngàn tỷ thì tiền thuế của dân lấy đâu ra mà tìm nguồn lực phù hợp.
    3X dưới triều đại của Y đã làm thâm thủng hàng chục tỷ USD của ngân sách VN, khi 3X tiếp quản chính phủ VN từ thời ông Phan Văn Khải, ngân sách VN còn khoang 32 tỷ USD, nhưng qua 10 năm làm thủ tướng, hắn ta đã nướng sạch số tiền này vào các đại dự án, quả đấm thép... và trong đó đương nhiên là hắn và bè lũ đã gặm hết 30%.
    Nay đến thời ông Phúc làm TT thì VN không còn 1 đồng USD nào mà lại bị nợ nước ngoài lên đến trên 60& GDP. Cho nên phải đi tìm nguồn lực bằng cách tăng thuế, phí và cắt giảm các nguồn trợ cấp. Ngay cả chính sách khoa học công nghệ là quan trọng nhất cũng đã bị nhà nước ra một cái thông tư yêu cầu tất cả các dự án, đề tài KHCN đều phải trả lại kinh phí nghiên cứu cho nhà nước hoặc mua lại. VN sẽ tiêu tùng vì những hậu quả của 3X và bè lũ để lại với 1 dàn lãnh đạo kém cỏi. THế cho nên bây giờ chắc phải theo tụi Tàu để chúng ban phát cho 1 chút ngân sách mà làm ăn, mặc kệ biển đảo bị xâm chiếm vì Mỹ đã từ chối thẳng thừng hợp tác chiến lược với VN, châu Âu cũng không nước nào cho vay thêm nữa, Nhật thỉ vẫn cho vay ODA với điều kiện nhà thầu của Nhật với giá trên trởi.
    Chúng đang định đổi tiền dể hòng ăn cướp tiền của dân VN một lần nữa, nhưng chúng đang sợ làm quá thì chúng sẽ bị dân lật đổ nên chưa dám làm!!!
    Đúng là đất nước mà rơi vào tay những kẻ vô học, vừa ngu vừa tham như 3X thì chỉ có mạt rệp!!!
    Thêm 1 số tội ác của 3X:
    1- Đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc:
    Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Mười năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2015 thì lên tới 29,8%, với giá trị nhập siêu là 32,3 tỷ USD. Tức là, cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình và hoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn tăng lên qua từng năm.

    2. Giao 90% các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, với vô số hệ luỵ về an ninh quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).

    3. Để cho các doanh nghiệp của Hồng Kông và Đài Loan - Trung Quốc thuê dài hạn (50 - 70 năm) trên 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn tại một loạt tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương... để trồng rừng nguyên liệu; 87% con số này nằm ở những vị trí xung yếu hay giáp biên giới. Không những vậy, ông ta còn giao cho PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

    4. “Dâng” Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh cho Trung Quốc:

    Vũng Áng nằm ngay dưới chân Đèo Ngang, nơi có địa hình vừa hiểm trở vừa gần như hẹp nhất Việt Nam và chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ sức chia cắt đất nước thành hai phần. Đặc biệt, cảng nước sâu Sơn Dương được coi là một trong 4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông, cùng với Cam Ranh, Nam Du và Côn Đảo. Sơn Dương nằm cách căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam không xa, nên khi có biến, Việt Nam rất dễ bị chia cắt cả về đường bộ lẫn đường biển tại vị trí yết hầu này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế cho nên trước khi về hưu, 3X còn phát biểu một câu xanh rởn (sau khi đọc xong diễn văn ở Quốc hội: "chúc các đồng chí ở lại làm người tử tế", hắn ta nói vậy mà không hiểu rằng hắn đang tự chửi chính mình: có nghĩa là dưới thời của 3X, hắn ta và đồng bọn đều là những người "Không tử tế" có nghĩa là đám người mất dạy, du thủ du thực, đầu trộm đuôi cướp!!!
      Đúng là trình độ lớp 6 Rừng như 3X thì đến phát biểu (mà không có giấy chuẩn bị trước) cũng ngu không kém cái đầu bã đậu của hắn ta!

      Xóa
    2. 3 ếch trả lời thế nay nhé: Tất cả các việc đều là chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam chứ 3 ếch không tự nghĩ ra nhé. Các dự án đều được cuốc hội thông qua mà 3 ếch chỉ là người thực thi thôi. Bản thân các dự án đều có vấn đề từ trước nên 3 ếch tôi vô tôi. Các bạn nghĩ sao khi ếch tôi trả lời như vậy :)

      Xóa
    3. cứ đập chết đảng csVN đi là ếch nhái sâu chuột chết sạch, chẳng phải lo chống X,Y, Z tham nhũng gi.
      Đa đảng là nút thắt quyết định, còn không thì đảng csVN sẽ bán sạch VN cho Tàu để giữ chân làm thằng thái thú.

      Xóa
    4. Nặc danh 2018 còm có lẽ đúng.Ai vạch ra chủ trương,không ai biết,lãnh đạo tập thể thì thằng nào cũng là vua.Quyền hạn của cs rất lớn-gần như không giới hạn.Nhưng sai thì chúng sửa,càng sửa lại càng sai,phá nát cái tổ cò mà không thằng con cs nào chịu trách nhiệm.Không riêng gì 3 Ếch mà thằng con nào,đụng chuyện cũng cãi chày cãi cối như vậy.

      Xóa
    5. Năm tới 2017 Việt Nam khủng hoảng nguồn vốn do không được tiếp cận với nguồn ODA mà phải tiếp cận với nguồn vốn thương mại.
      Nợ công lên cao khoảng 65% GDP, nợ nước ngoài của chính phủ đã lên đến 50,3% GDP, áp lực trả nợ lớn.

      Trong 63 tỉnh thành trên cả nước chỉ có 13 tỉnh thành lấy thu bù chi cân đối ngân sách cò 50 tỉnh thành còn lại thiếu hụt ngân sách phải xin trợ cấp của chính phủ.

      Xóa
  3. Thank's to ND 17:50, comt hay, có nghiên cứu khá kỹ, có lý, sâu sắc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngon" thì xử luôn 3X; cứ loăng quăng những đám tiểu yêu làm trò cười cho thiên hạ!

      Xóa
  4. Ngày nào đảng còn "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối",ngày đó chúng còn vơ vét,phá nát tài sản của đất nước.
    Boris Yeltsin : "Cộng sản không thể thay đổi,chỉ có đào thải nó".

    Trả lờiXóa
  5. hết tiền cũng là đúng quy trình rồi ... tất cả đều do cơ chế :D

    chẳng thằng naò chịu trách nhiệm hết ... vì đã có bố quy trình va mẹ cơ chế đỡ đầu rồi ..

    Trả lờiXóa
  6. Lý do kỹ thuật: các máy in tiền Polimer Hồ đã hỏng hết! Vì hoạt động quá công suất định mức!

    Trả lờiXóa
  7. Bí thư:
    - Các cậu tìm xem ai có "năng lực" thay tôi?
    - Để bồi dưỡng phát triển thay đồng chí ạ?
    - Không. Đuổi cổ nó ngay khỏi tổ chức!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Dạ không được, vì sẽ chẳng còn sót một ai để làm việc nữa

      Xóa
  8. Mình bảo các bạn hãy giữ tài sản của mình tích cóp cả đời vì thể chế này luôn rình, ngó và quyết tâm "cướp" của chúng ta? Hỏi chúng nó cướp đâu cho ra tiền nào? bán tài nguyên! tăng, bày ra các loại thuế phí, in tiền, Kiều hối, vay nước ngoài, đỏ mắt chờ ODA, Koes bọn phá hoại vào đầu tư..Mỗi người dân hãy thông minh: Không nên gửi nhiều tiền ở NH, tích trữ vàng, đô; hạn chế mua sắm, không nộp các loại phí vô bổ và đặc biệt không tin vào lời nói của chính quyền.

    Trả lờiXóa
  9. Nguồn lực phù hợp mà cũng khó sao?Theo tôi cứ gõ đầu những thằng là chu tịch quận , thị xã và các sở , ban , nghành trỏ lên , từ thời Nông đức Mạnh trở lại đây thì tôi chắc rằng con số này không hề nhỏ , chứ họp hành mãi , bóp cổ dân mãi sao ? Đảng " của dân , do dân , vì dân " và " quang vinh muôn năm " chỉ thế này thô sao ?

    Trả lờiXóa