Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Trump và Putin 'cố gắng hàn gắn quan hệ', Kremlin nói

Donald Trump ca ngợi Vladimir Putin trong chiến dịch tranh cử
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng "bình thường hóa quan hệ Mỹ - Nga", điện Kremlin cho biết sau cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo.
Ông Putin chúc ông Trump "thành công trong việc thực thi các cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử".
Ông Trump, người ca ngợi ông Putin trong chiến dịch, cho biết muốn có " quan hệ bền vững với Nga".
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama cho biết ông Trump nói rằng vẫn "cam kết một Nato hùng mạnh".
Điện Kremlin cho biết ông Trump và ông Putin thảo luận về Syria và nhất trí rằng quan hệ Mỹ - Nga hiện "chưa đạt yêu cầu".
Họ cũng trao đổi về năm 2017 đánh dấu 210 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và "thúc đẩy sự hợp tác mang tính thực dụng, đôi bên cùng có lợi".
Ông Putin và ông Trump cũng đồng ý giữ liên lạc qua điện thoại và sắp xếp cuộc hội kiến, điện Kremlin nói thêm.
Điện Kremlin không nói rõ ai là người gọi điện.
Nhưng văn phòng của ông Trump cho biết Kremlin là người gọi điện và họ đã thảo luận các vấn đề như các mối đe dọa và thách thức của mỗi bên cũng như các vấn đề kinh tế chiến lược.
Họ cho hay: "Tổng thống tân cử nói với Tổng thống Putin rằng ông rất mong có mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững với Nga và người dân Nga."
Việc ông Trump thắng cử cho thấy Nga đổi giọng điệu về Mỹ, các kênh truyền hình nhà nước nhanh chóng chuyển từ cáo buộc gian lận bầu cử Mỹ sang ca ngợi chiến thắng của "nhân vật của dân Mỹ".
'Thực dụng'
Phóng viên BBC Steve Rosenberg tại Moscow nói rằng Nga xem tân tổng thống Mỹ là người thực dụng - một doanh nhân táo bạo mà Nga có thể hợp tác.
Quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi trong những năm gần đây, dù Tổng thống Obama từng bắt đầu 8 năm cầm quyền bằng cách kêu gọi "thiết lập lại quan hệ" với một trong những đối thủ lâu đời của Hoa Kỳ.
Trong khi Nga và Mỹ hợp tác về các vấn đề quốc tế như Bắc Hàn và Iran, họ đã công khai xung đột về Syria.
Ông Obama cũng đã lên án sự can thiệp của Nga với quân nổi dậy ủng hộ Nga ở miền đông Ukraine, trong khi quyết định của Moscow cho phép Edward Snowden tỵ nạn chọc giận Washington.
Đối thủ của ông Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích gay gắt cuộc bầu cử quốc hội Nga năm 2011, sau đó Tổng thống Putin cáo buộc bà kích động các cuộc biểu tình chống lại ông.
Ông Obama gặp ông Trump tuần trước và trong cuộc họp báo hôm 14/11 cho biết tổng thống đắc cử "bày tỏ sự quan tâm về việc duy trì các mối quan hệ chiến lược cốt lõi", gồm quan hệ đối tác với "Nato hùng mạnh".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã công khai chỉ trích những thành viên Nato mà ông tin rằng đã không làm việc hiệu quả và dựa quá nhiều vào Mỹ.
Ông Obama phát biểu trước chuyến công du Đức, Hy Lạp và Peru.
Ông cho biết hy vọng ông Trump sẽ "nhìn vào sự thật" của thỏa thuận hạt nhân với Iran, một hiệp ước mà tổng thống đắc cử đến thời điểm này kiên quyết phản đối.
Ông Obama nói rằng vẫn có những lo ngại về nhiệm kỳ tổng thống Trump và rằng "có một số yếu tố nhất định trong tính cách [của ông Trump] mà ông ta nên nhận ra".
Nhưng ông tin rằng Mỹ vẫn là một "trụ cột sức mạnh và là ngọn hải đăng hy vọng cho các dân tộc trên toàn thế giới".
Ông Trump sẽ nhậm chức ngày 20/1/2017.
(BBC)
--------------

5 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 15:31 23 tháng 11, 2016

    Putin trước sau vẫn là một tên cộng sản độc tài và vẫn đầy tham vọng như Liên Xô khi xưa.
    Tuy vậy vừa qua bị phương tây cô lập, nên Putin quay sang bắt tay Tập Cận Bình.
    Bây giờ Putin lại muốn ve vãn Trump.
    Vậy quan hệ "Nồng ấm" đó nếu có chỉ là một thứ giả dối thủ đoạn. Việt Nam lâu nay vẫn chơi với Putin nhưng đã cảnh giác và không tin Putin nữa.
    Thôi thì trò "Đu dây" lúc này chỉ là trò lừa đảo của bọn đĩ thõa. Cảnh giác với tất cả chúng nó.
    Quan trọng nhất vẫn là phải lật đổ bọn CS trong nước và cắt đứt hẳn với TQ.
    Mối họa Trung Hoa vẫn là nguy hiểm nhất

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn vào nước Nga hiện nay, người dân Việt Nam phải suy nghĩ về điều gì? Đó là: Nếu có thể, làm một cuộc cách mạng mới (bạo lực hay phi bạo lực tùy vào tình thế) để quyets sachaj CNCS, nhà nước cộng sản độc tài toàn trị để xây dựng một xã hội Dân chủ Thực sự, theo mô hình các nước phát triển phương Tây.Nếu chưa thể, tạm thời chấp nhận chế độ cs hiện nay, tránh cách mạng nửa vừi như Liên bang Nga, đưa đất nước đến một chế độ dộc tài khác!

    Trả lờiXóa
  3. => Putin là một con sói đói ăn,khôn đâu không thấy,nhưng chỉ thấy hắn ta tham lam ngu xuẩn và tàn độc- với ngay cả đồng bào của hắn,Trump khờ khạo sập bẫy hắn rồi sẽ hối hận lớn !

    Trả lờiXóa
  4. Đồng ý với suy nghĩ của Dân Lương Thiện 15:31 !

    Trả lờiXóa
  5. Mình rất mong các bạn như bất Thiện lật đổ chính quyền ĐCSVN....
    Khổ thay từ khi lập ra cái gọi là quốc gia VN đến nay là Việt Dỏm nào đó bên MỸ toàn là cái đám moi tiền Pháp Mỹ Nhật Tàu lung tung.
    Toàn thứ buôn ma túy ,buôn gió mà cứ đòi lật...đúng ra toàn thứ lật lọng thì có.
    Thế giới ngày nay không có ĐCS thì sao? Việt Nam không có ĐCSVN thì sao?
    Chiến tranh thế giới 2 kỳ và chiến tranh Triều Tiên,Việt Nam ai gây ra và cái đám nào tạo ra ? ĐCS thế giới và sở tại đâu có gây ?
    Ngày đêm trông các bạn lật đổ cho vui mà chờ mãi với thời gian thơ mộng.
    Chờ mãi nước MỸ giàu có viện trợ không hoàn cho các bạn ,vậy mà nay nước MỸ toàn buôn thóc lúa mì ngô đậu tương...
    Ôi nước Mỹ đi buôn và giã từ đám buon gió,buôn máu người.
    Ôi nước Nga thơ mộng dã kinh hồn khi mới liếm gót cái goi là tư bản.
    Tư bản ơi là tư bản,khi con người cũng chỉ là thứ hàng hóa như thú vật.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa