Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Sở 44 sếp, 2 nhân viên: ‘Rất không bình thường’

“Cấp dưới làm sai, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm. Ví như vụ việc ở Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Hải Dương, đó là hiện tượng rất không bình thường” – ông Vũ Mão.
Những chỉ đạo sát sao và kịp thời của người đứng đầu Chính phủ thời gian qua đã tạo nên hình ảnh người lãnh đạo gần dân, sát dân, quan tâm đến muôn mặt của đời sống. Tuy vậy, cũng không ít băn khoăn đặt ra: tại sao một nền hành chính luôn cần có sự thôi thúc, chỉ đạo, yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ mới chuyển động được?
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.
PV: Thưa ông, việc Thủ tướng Chính phủ liên tục có những yêu cầu chỉ đạo xem xét hàng loạt sự việc xảy ra thời gian nói lên điều gì?
Ông Vũ Mão: Theo tôi, điều đó nói lên tình trạng trì trệ trong nền hành chính của chúng ta rất nghiêm trọng. Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải trực tiếp chỉ đạo cả việc lớn lẫn việc nhỏ cho thấy ông bức xúc thế nào trước sự trì trệ của nền hành chính. Những chỉ đạo của Thủ tướng theo tôi là việc làm cần thiết.
Cách đây hơn 30 năm khi tiến hành đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử đất nước với loạt 27 bài báo “Những việc cần làm ngay” gây chấn động dư luận. Liên hệ với cách làm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện nay, tôi thấy cũng theo phong cách đó, một việc làm cần thiết khi đất nước gặp khó khăn, nền hành chính quá trì trệ.
Các cơ quan có trách nhiệm chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng phải ý thức được và phải tìm ra nguyên nhân, giải pháp để giải quyết hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng.
PV: Trong báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, chúng ta luôn thấy thừa quyết tâm cải cách hành chính nhưng khi có sự việc xảy ra thì không thấy trách nhiệm công vụ mà chỉ thấy sự đổ lỗi. Ông cắt nghĩa điều này như thế nào?
Ông Vũ Mão: Tôi cho đây là sự trì trệ rất lớn về mặt nhận thức, tư tưởng, đạo đức của công chức. Rõ ràng sự trì trệ này xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm đồng thời là sự thiếu sót từ pháp luật, cho nên người ta mới có thể tùy tiện đổ lỗi. Nếu các văn bản pháp luật quy định một cách chặt chẽ chức trách của từng loại công vụ, công chức sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm được. Tôi cho đây là vấn đề rất đáng lưu tâm, cần suy nghĩ để cải cách pháp luật sao cho phù hợp với một nền hành chính mới.
PV: Chúng ta nhìn thấy trước được điều gì khi một bộ máy Nhà nước luôn cần sự hối thúc mới chuyển động?
Ông Vũ Mão: Một nền hành chính quốc gia bình thường là phải được vận hành thường xuyên, đều đặn; tất cả những vấn đề xảy ra trong xã hội đều phải được xử lý theo đúng pháp luật, đúng chức trách của những người có trách nhiệm.
Nhưng bây giờ nền hành chính ấy đang không bình thường, quá trì trệ, vì vậy cần phải thiết lập lại kỷ cương, trật tự. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói pháp luật là thượng tôn, hàng đầu. Pháp luật của ta chưa ổn, thông tư của các Bộ quá nhiều, các nghị định của Chính phủ cũng chưa hẳn đã hoàn thiện, luật vẫn còn chung chung. Những hạn chế đó buộc chúng ta phải rà soát lại các văn bản pháp luật, để tìm được căn nguyên, gốc rễ rồi từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng theo tinh thần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Thứ hai, việc tổ chức chỉ đạo trì trệ, ở các cấp đều trì trệ làm ảnh hưởng đến bộ máy. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cải cách hành chính của ta trên trường quốc tế rất thấp. Thực tế này buộc chúng ta phải có cách khắc phục.
Thứ ba, đạo đức công chức đang xuống cấp, có lẽ một phần do sự tự rèn luyện, kiểm tra kiểm soát quyền lực quá kém.
Thứ tư, chúng ta chưa cảnh giác hết yếu tố cơ chế thị trường. Chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường là cần thiết để phát triển kinh tế, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động vào khiến người ta chạy theo lợi nhuận, lợi ích cá nhân, trong khi chúng ta lại không có giáo dục, kiểm tra, kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả như vậy.
PV: Phải chăng đây là do khái niệm trách nhiệm công vụ ở từng vị trí công tác vẫn còn tù mù từ trong văn bản cho đến nhận thức, thực thi?
Ông Vũ Mão: Tôi nghĩ dùng từ “tù mù” ở đây là rất đúng, bởi những quy định của chúng ta đều có cả, lâu nay ta đều nói đúng quy trình nhưng trong quy trình đó có khiếm khuyết, mà dựa vào đó để nói đúng quy trình là không ổn. Pháp luật của chúng ta cũng còn nhiều điểm không rõ ràng, không quy định rõ trách nhiệm. Muốn sửa nó, phải nghiên cứu lại hệ thống văn bản pháp luật.
Điểm đáng nói nữa là trách nhiệm công vụ của công chức, đặc biệt của người có chức quyền, cần phải rõ ràng hơn, phải quy trách nhiệm đến cùng khi xem xét xử lý công việc. Cấp dưới làm sai, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm. Ví như vụ việc ở Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Hải Dương, đó là hiện tượng rất không bình thường. Chủ tịch tỉnh này nói đây là việc lớn nhưng giao cho Phó Chủ tịch giải quyết vì mới đi công tác về. Nếu nói đơn giản như vậy thì dễ dàng quá. Đây là công việc của tỉnh, trong khi mình là lãnh đạo tỉnh, phải chịu trách nhiệm giải quyết. Có thể không trực tiếp, nhưng phải giám sát, theo dõi, kiểm tra xem vụ việc được giao cho Phó Chủ tịch có được thực hiện không.
Trong khi đó lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh-Xã hội nói rằng đây là việc của người tiền nhiệm để lại, nói như vậy thì lãnh đạo Sở đương nhiệm phải chăng bất lực?
PV: Người dân vẫn đang chờ đợi xem mọi việc sẽ chuyển động ra sao sau khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Chúng ta phải gỡ từ đâu nếu cứ mãi đổ lỗi cho nhau, thưa ông?
Ông Vũ Mão: Thủ tướng đã chỉ đạo, các cơ quan có trách nhiệm phải vận hành. Không chỉ bộ, ngành địa phương phải vào cuộc, mà cơ quan trung ương với trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình cũng phải có trách nhiệm chỉ đạo, để có kết luận rõ ràng.
Nền hành chính của chúng ta đã trì trệ quá lâu rồi, bây giờ sửa đổi một cách quyết liệt sẽ rất vất vả, mất công, thậm chí mất lòng nhưng vì sự phát triển của đất nước, để xây dựng một nền hành chính, một nền công vụ hiệu quả, hiện đại thì đó là việc cần làm.
PV: Xin cảm ơn ông./.
(*) - Ảnh đầu bài: Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng trách nhiệm công vụ của công chức cần phải rõ ràng. Ảnh: Phượng Hòa/VOV
Hà Thanh-Ngọc Chi/ VnN (theo VOV.VN)
--------------

12 nhận xét:

  1. Ngày xưa, thời ông Hùng ( tên thân mật gọi là Hùng Hói) còn làm Chủ Quốc ( hay Quốc Chủ gì đó)có những nét rất diển hình: Dễ dãi, xuề xòa, duy tình...đặc biệt là rất thương cán bộ. Câu nói nổi thiếng của Ổng , đại để là: Nếu cán bộ có khuyết điểm một tý mà kỷ luật thì lấy ai làm cán bộ bây giờ (?!). Ý của Ổng là nếu cán bộ có suy thoái về đạo đức lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật cũng phải giơ cao đánh khẽ, nhắc nhở, động viên thôi, nếu kỷ luật thì phải kỷ luật hết, sẽ không còn cán bộ đâu để duy trì bộ máy cai trị.Đại đa số cán bộ từ TW đến bản làng đều thế cả. Vì vậy cán bộ ta được nuông chiều nó quen mất rồi, trở thành thâm căn cố đế mất rồi, dễ gì vài ba nhiệm kỳ ĐH đảng hay CP mà giải quyết được.
    Nếu đảng có sách thì họ sẽ có cách. Đảng có cách thì họ có sách; cũng thiên biến vạn hóa lắm. Nếu nâng lên thành cuộc chiến thì: Ta lại đánh Ta, đành hòa cả làng, đó là điều không tránh khỏi.
    Nếu cơ chế CP có 3 Thủ tướng: Thủ tướng A phụ trách miền Bắc; Thủ tướng B phụ trách miền Trung và Thủ tướng C phụ trách miền Nam đều tài ba như bác Phúc cả, thì vẫn rất khó lay chuyển tình hình với cái đám cán bộ đã thấm sâu lý luận " Lợi ích nhóm" và " Ăn cắp của dân không chừa một thứ gì". Phải hông các bác , hề?

    Trả lờiXóa
  2. Anh Phúc maze mới lên cũng nhiều cái hăng ra phết. Nhưng ông có nhà bên Mỹ thì có gọi ông là liêm chính không? cứ cho là ông không xài đến lương, mà chỉ tiết kiêm thì bao nhiêu năm thủ tướng mới mua được căn hộ chung cư ở Hà nội hay Sài gòn, chứ đừng nói đến việc mua biệt thự bên Mỹ. Vụ này thì ông Thành Sacom biết rõ.

    Trả lờiXóa
  3. Con người mới XHCN - khác với con người bình thường.
    Đạo đức cách mạng - khác với đạo đức không cách mạng (đạo đức truyền thống của nhân loại).
    Có công với cách mạng - khác với có công với đất nước.
    RẤT KHÔNG BÌNH THƯỜNG!!!
    (Là loài nghiệt súc!)

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cho là bình thường. Đại học hóa cán bộ, cán bộ hóa nhân viên, nhân viên hóa dân tộc là chủ trương lớn của đảng mà

    Trả lờiXóa
  5. Làm xếp sướng hơn làm nhân viên, từ quyền uy đến tiền bạc. Mà làm xếp tiếng khó nhưng lại dễ, nếu chịu bỏ tiền mua. Vậy thì có điên không mà không làm xếp. Thiếu tiền chạy ư, cứ giật mượn tạm, làm xếp có trả lại ngay. Tôi cũng thích đây này

    Trả lờiXóa
  6. Sai bét thì nói mẹ cho rồi. "Rất không bình thường", bộ phận không nhỏ, tham nhũng thì hết "ổn định" đến phức tạp tinh vi... Quăng hết cái thứ ngôn ngữ ba phải, mơ hồ đó vào sọt rác.

    Trả lờiXóa
  7. Ông nào cũng ngoạc mồm ra nói nó sai , nó " lạm quyền " , nhưng NÓ vẫn tồn tại một cách ngang nhiên trước bàn dân thiên hạ , các ông chẳng làm chó gì được NÓ ! NÓ là sản phẩm do chính chế độ đảng trị , độc đảng của cái đảng CSVN sản sinh ra , các ông cứ như trên trời rơi xuống , ra vẻ ngạc nhiên , thôi cái trò giả vờ giả vịt đó đi , thưa các ông !

    Trả lờiXóa
  8. Ông nào cũng ngoạc mồm ra nói nó sai , nó " lạm quyền " , nhưng NÓ vẫn tồn tại một cách ngang nhiên trước bàn dân thiên hạ , các ông chẳng làm chó gì được NÓ ! NÓ là sản phẩm do chính chế độ đảng trị , độc đảng của cái đảng CSVN sản sinh ra , các ông cứ như trên trời rơi xuống , ra vẻ ngạc nhiên , thôi cái trò giả vờ giả vịt đó đi , thưa các ông !

    Trả lờiXóa
  9. Một gã ngu đần và lú lẫn như Trọng mà lại cầm đầu đảng mới là điều "không bình thường" lớn nhất,ông Mão ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất "bình thường" LT ạ - vì đcsVN vốn ngu đần và lú lẫn, nhưng khốn nạn thay, rất tham tàn!

      Xóa
  10. Còn hai nhân viên tôi đề nghị một ông làm trưởng phòng bảo vệ, một làm phó phòng cho cơ quan toàn tòng cán bộ như thế mới trách nhiệm tợn.

    Trả lờiXóa
  11. Thực ra thì mô hình này cũng hay, giám đốc (hoặc PGĐ được phân công) sẽ chỉ đạo trực tiếp nhân viên (mình ko kêu là "sếp" vì đã ko còn lính thì sếp với ai), như vậy rất tiện lợi cho đám dân đen khi phải tới chốn công đường. Chứ mà thêm một cấp "chuyên viên" nữa, nhất là khi một công việc có liên quan với nhiều phòng, nhiêu chuyên viên thì chỉ có ...sặc máu.
    Mỗi tội cái hệ số lương của các vị được thêm 0,3 - 0,4 gì đó, làm cho "ông" bảo hiểm phải cõng cho đến ...chết là ăn thêm vào túi tiền dân góp mà thôi!

    Trả lờiXóa