Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.
Những tín hiệu đồng pha
Từ trung tuần tháng 11/2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là Chủ tịch Quảng Nam cho đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.
Cùng thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội đòi lật lại vụ Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.
Đáng chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những nguồn tin từ nội bộ đảng.
Trong lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương.
Theo tướng Lê Quý Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol Quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Các thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!
Tuy nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol Quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công an vẫn không biết được Interpol Quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?
Những bài viết công kích mới nhất đối với Thủ tướng Phúc trên mạng xã hội cũng có một màu sắc na ná với những bài viết từng công kích ông Phúc trên trang mạng Chân Dung Quyền Lực - trang mạng nặc danh đã làm chấn động dư luận không chỉ trong chính trường mà còn cả trong gần như toàn bộ xã hội Việt Nam vào thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015 với vụ “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” - và sau đó công kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó đặc biệt công kích Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau chiến dịch tổng công kích ấy, Chân Dung Quyền Lực đột ngột biến mất không để lại bất kỳ tung tích nào từ đó đến nay.
Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp Quốc hội, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.
Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận thình lình rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra nộp mình, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam…
Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời.
Sắp đột biến?
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thường có thể rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột rằng một chiến dịch công kích các quan chức cao cấp rất hay diễn ra trước khi nổ ra một biến động lớn trong đảng. Cuối năm 2012, mạng xã hội sôi động trước khi xảy ra biến động tại Hội nghị Trung ương 6 với ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2014, Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Trung ương 10 về việc thăm dò uy tín các ủy viên Bộ Chính trị cho chức vụ tổng bí thư. Cuối năm 2015, dư luận bùng nổ trên một số trang mạng xã hội về “đời tư” của một số ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội XII của đảng cầm quyền. Cứ theo lẽ đó và với một ít bài công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ giữa tháng 11/2016, cùng bóng ma của Chân Dung Quyền Lực đang thấp thoáng ở đâu đó, người ta có thể cảm nhận sẽ diễn ra một biến động nào đó đủ lớn trong đảng trong thời gian tới.
Biến động đó là gì? “Tái sắp xếp nhân sự” như thường lệ hay còn nguyên do nào khác? Liệu có liên quan gì với vai trò mới nổi của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh - người đang được giới phân tích xem là sẽ “nối dõi” Tổng Bí thư Trọng? Hay có liên đới gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh?
Nhiều người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều “chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ hơn 3.000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ”, mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.
Cũng đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo...”
Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6/2016.
Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.
Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.
Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí thư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt”. Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Đình Duy - một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng - cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế”.
Một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng Bí thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh”.
Kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.
Thêm một yếu tố nữa: nếu trước Đại hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị, thì từ sau Đại hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở thành… tổng bí thư.
Hoặc nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.
Nếu Tổng Bí thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Đánh tham nhũng là ta tự đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ”, thậm chí còn có thể sớm hơn nữa.
Bầu không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.
Phạm Chí Dũng /(VOA)
----------------

8 nhận xét:

  1. Bàn về đám csVN làm này làm nọ? Thật mất thời gian!
    Tôi đang đỏ mắt trông chờ một minh quân Dân Chủ mới...

    Trả lờiXóa
  2. Mầm loạn từ đầu não lãnh đạo đảng quá rõ ràng chẳng che dấu được . Một kẻ muốn trèo lên ắt có sẵn chục tên muốn kéo xuống .

    Đợt rồi ông Trọng muốn ở lại chức TBT , ông Quang muốn tiến lên ghế chủ tịch nước , cả hai đều ma giáo và trắng trợn phạm luật .

    Quyết nghị đảng , nguyên tắc đảng chẳng được tôn trọng vô giá trị tại con số giáp cuối cùng , tròn một chục mười hai trong mua bán , khác chi điềm báo đảng tận .

    Đảng tự vỡ ngay trong năm con Khỉ cho đúng mệnh trời chẳng có gì lạ .

    Trả lờiXóa
  3. TRỊNH- NGUYỄN PHÂN TRANH thể kỷ 21,vở tuồng mới dàn dựng,nhiều tích trò hay đã và sẽ được trình diễn trên toàn quốc,do đoàn chèo BA ĐÌNH thể hiện với các diễn viên gạo cội,mời đồng bào đón coi....

    Trả lờiXóa
  4. Đảng ta đã hoàn toàn thất bại trong mọi cương lĩnh ,chủ trương đường lối,các nghị quyết của 12 kỳ đại hội đảng . Qua sự lãnh đạo toàn diện ,tuyệt đối của đảng suốt 86 năm qua để lại một di sản cực kỳ tàn tạ ,một xã hội tha hóa toàn diện tha hóa tuyệt đối ,một đất nuoc chỉ có những cái xấu xa nhất ,những thứ bỉ ổi nhất.Den nay dang hoan toan mat het niem tin cua nhan dan ,tro thanh dang ban nuoc-hai dan vi dai nhat -tro thanh ke thu cua dan toc can loai tru .Oi/ Dang cua toi oi -hay ket thuc cuoc doi day toi ac cua dang di cho dan nho .

    Trả lờiXóa
  5. Phạm Chí Dũng theo nghề bà đồng cốt.
    ĐCSVN không có thể xảy ra biến động đâu em Dũng à.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ có tín hiệu uýnh nhau , đục nhau , như bầy ong đang đợi giờ vỡ tổ . Chẳng có tín hiệu gì để hy vọng cho VN ngoài đợi chờ một thảm kịch không biết sẽ đến từ đâu ? Từ chính trị , từ kinh tế , từ ngoại bang , từ nhân dân ?

    Tất cả đều có thể , đều dẫn đến một hỗn loạn khi lãnh đạo đang hủ hoá , bất lực , ngu dốt và tham lam .

    Trả lờiXóa
  7. “Phần Lan hóa ” VN sẽ bị Trung cộng nuốt dần.

    - Về đối ngoại. Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất mềm dẻo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung Lập đúng nghĩa mà luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất từ điện Kremlin. Chẳng hạn, khi đại sứ Phần Lan Max Jakobson được đề cử vào chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Liên Xô chẳng những không ủng hộ mà còn dùng quyền phủ quyết để bác bỏ vì không muốn thấy một chính khách Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong tổ chức chính trị thế giới.

    - Về đối nội. Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô. Theo tài liệu của CIA, Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách thân Liên Xô đứng đầu là Tổng thống Juho Kusti Paasikivi (1870-1956) và sau đó là Tổng thống Urho Kekkonen (1900-1986). Liên Xô có quyền phủ quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan qua trung gian đảng CS Phần Lan, Liên Đoàn Dân Chủ Nhân Dân, Quốc Hội Phần Lan với đa số thuộc cánh tả.

    - Về văn hóa giáo dục. Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên Xô. Trên 1700 cuốn sách có nội dung chống Liên Xô trước đó bị xếp vào thể loại “sách bị cấm”. Các phim ảnh không có lợi cho Liên Xô như The Manchurian Candidate, One Day in the Life of Ivan Denisovich v.v. đều không được phép chiếu.

    - Về quốc phòng. Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan-Liên Xô năm 1948 (Finno-Soviet Pact of Friendship, Cooperation and Mutual Assistance) quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang qua ngả Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô. Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước, Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô.

    Nhắc đến “Phần Lan hóa” không thể bỏ qua vai trò của Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen, người lèo lái chính sách này trong suốt 26 năm làm tổng thống. Những người phê bình Urho Kekkonen cho rằng ông ta là con cờ của Liên Xô trong khi những người ủng hộ xem ông như là một trong những anh hùng của Phần Lan vì đã bảo vệ được chủ quyền Phần Lan trong một hoàn cảnh chính trị thế giới vô cùng khó khăn.

    Công tâm mà nói, trong suốt dòng lịch sử, lãnh thổ Phần Lan là bãi chiến trường cho các tham vọng bành trướng của Thụy Điển và sau đó là Nga Hoàng. Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia vùng Baltic và Balkan đều nằm trong quỹ đạo Liên Bang Sô Viết. Lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của quốc gia này đều bị xóa bỏ. Ý thức được điều đó, mục tiêu hàng đầu của Kekkonen là bảo vệ chủ quyền Phần Lan, bảo vệ nền Cộng Hòa Phần Lan bằng mọi giá, không thể để Phần Lan trở thành một xứ tự trị như thời Nga Hoàng hay một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” của Stalin. Mặc dù nhân nhượng Liên Xô rất nhiều trong các lãnh vực chính trị, quốc phòng Phần Lan cũng có lợi về kinh tế vì Liên Xô là quốc gia nhập cảng lớn nhất sản phẩm của Phần Lan. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra những suy thoái kinh tế trầm trọng tại Phần Lan. Sau giai đoạn phục hồi, Phần Lan đã phát triển một cách vượt bực. Ngày nay Phần Lan hội nhập cao vào nền kinh tế thế giới và là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới.

    quan hệ Trung Cộng và CS Việt Nam trong cái nhìn so sánh giữa Liên Xô và Phần Lan: VN SẼ BỊ TÀU CỘNG NUỐT DẦN ĐẤT ĐAI BIÊN GIỚI VÀ ĐẢO BIỂN NHƯ PHẦN LAN BỞI MỘT GIÀN LÃNH ĐẠO HÈN VỚI GIẶC NHƯNG ÁC VỚI DÂN, LÀM TAY SAI CHO CSTQ

    Trả lờiXóa
  8. Trong lúc Quang còn đang công du Apec, Cuba, Italia. Ở nhà Trọng xui thiếu tướng Bạch Thành Định , phó gíam đốc Công An Hà Nội lập ra cái gọi là Hội Đồng Lý Luận Công An Thành Phố Hà Nội. Bản tin trên báo công an cho biết.

    - Được sự đồng ý của Bộ Công An và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, công an TP Hà Nội đã làm lễ công bố quyết định và ra mắt Hội đồng lý luậnCATP Hà Nội do đồng chí Bạch Thành Định làm chủ tịch.

    Từ mẩu tin này, cho thấy BCA hay UBNDTP Hà Nội chỉ là người chấp nhận, hai cơ quan này không phải là người đưa ra ý kiến thành lập hội đồng. Trong cương vị là TBT, kiêm uỷ viên đảng uỷ BCA và từng là chủ tịch Hội Đồng Lý Luận trung ương nhiều năm, Trọng đã nghĩ ra một mưu kế chưa từng có. Đó là đẻ ra Hội Đồng Lý Luận Công An TPHN, bước đầu là giám sát mọi hoạt động của CATP Hà Nội, tiến tới là lập Hội Đồng Lý Luận BCA để giám sát bộ này. Ý đồ này bộc lộ trong phần giới thiệu nhiệm vụ của Hội Đồng, đó là tư vấn cho công an TPHN, tham mưu cho Đảng uỷ Bộ Công An.

    Nên nhớ rõ tham mưu cho đảng uỷ BCA, chứ không phải cho BCA. Có nghĩa những báo cáo, đề nghị của hội đồng này sẽ tới đảng uỷ BCA nơi có Nguyễn Phú Trọng ngồi đó.

    Hà Nội là trung tâm đầu não thủ đỏ, nơi tập trung những cơ quan chính trị quan trọng nhất nước. Công an Hà Nội dưới quyền của giám đốc Đoàn Hữu Khương. Ông Khương nguyên là trợ lý nhiều năm của Trần Đại Quang. Trước một tháng rởi chức Bộ trưởng BCA lên làm chủ tịch nước, ông Quang đã đích thân ký quyết định phong Khương làm giám đốc CAHN.

    Bằng một đòn thâm hiểm, Nguyễn Phú Trọng đã kiểm soát được CATP Hà Nội, đưa giám đốc Đoàn Duy Khương thành nhân vật bù nhìn.

    Trả lờiXóa