Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Trịnh Xuân Thanh – Cánh diều đứt gió và ẩn số Interpol

Kết quả hình ảnh cho Bị can Trịnh Xuân Thanh
Thông tin không thống nhất giữa Bộ Công an Việt Nam và Interpol làm cho số phận của cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh trở nên bí hiểm. Hay giữa Interpol và công an Việt Nam có quy chế đặc biệt cho phép họ truy nã quốc tế một cách bí mật, và ông Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ bị truy nã quốc tế một cách bí mật như vậy?
Từ vinh quang đến trốn chạy
Bị can Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966), cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, chính thức bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Việt Nam (C46, Bộ Công an) khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (theo Điều 165 Bộ luật hình sự) từ tối ngày 16/9 vừa rồi.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng (cha của ông Thanh, ông Trịnh Xuân Giới, từng giữ chức Hiệu trưởng trường Đoàn Trung ương), ông Trịnh Xuân Thanh đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam với tỷ lệ 75,28% số phiếu ủng hộ. 198.392 phiếu bầu cho ông là số phiếu cao nhất tại Hậu Giang trong cuộc bầu cử khóa rồi.
Ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu được công luận biết đến nhiều nhất từ đầu tháng 6 năm nay ngay sau cuộc bầu cử quốc hội, khi việc ông đi xe hơi Lexus cá nhân gắn biển số xanh dành cho xe công vụ được báo chí trong nước chú ý. Sau vụ việc này, con đường công danh của ông Thanh bị cuốn vào một xoáy trôn ốc theo chiều đi xuống.
Ngày 15/7, hơn 20 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định hủy tư cách đại biểu quốc hội của ông Thanh. Sau đó, ông Thanh xin nghỉ phép một tháng từ ngày 3/8. Các tin đồn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo điều tra ông Thanh và ông Thanh đã trốn ra nước ngoài sau đó rộ lên trên trang mạng xã hội Facebook, đặc biệt từ một nguồn tin được nhiều người theo dõi là blogger Người Buôn Gió (tên thật Bùi Thanh Hiếu).
Ngày 4/9 ông Thanh bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên báo Thanh Niên tại Cần Thơ để thông báo là ông đã xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam vì “không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng bí thư“.
Ngay từ tối ngày 16/9, khi quyết định khởi tố ông Thanh được chính thức đưa ra, truyền thông trong nước đã rầm rộ đưa tin ông Thanh bị “truy nã quốc tế”, dẫn nguồn chính thức từ cơ quan điều tra, Tuy nhiên, những trang tin lớn như VnExpress, Zing và Vietnamnet đều không giải thích cụ thể “truy nã quốc tế” nghĩa là gì.
Theo giải thích của luật sư Nguyễn Anh Thơm trên báo điện tử VnMedia, quy trình của việc truy nã quốc tế này có thể là:
“…Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì sẽ gửi Lệnh truy nã này đến Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Đây là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của Lực lượng Cảnh sát Việt Nam với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL). Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol ra quyết định truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh…”
Hiện nay có dấu hiệu là quy trình nói trên vẫn chưa được hoàn tất, không rõ lý do.

Interpol vẫn chưa đăng truy nã
Truy cập vào trang mạng đăng danh sách các cá nhân đang bị truy nã của Interpol vào lúc 11h30 tối giờ Việt Nam ngày 20/9, có thể thấy là trong danh sách này chưa có tên Trịnh Xuân Thanh. Đăng nhập tên họ Trịnh và kiểm tra toàn bộ danh sách các cá nhân đang bị chính phủ Việt Nam truy nã trên trang này đều không có kết quả Trịnh Xuân Thanh.
Dĩ nhiên là có thể giải thích sự thiếu vắng này một cách giản đơn là vì các cơ quan chức năng vẫn đang làm việc, như phóng viên Minh Đức của báo Tiền Phong cho biết:
“…Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế – Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này. Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh…”
Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử “truy nã quốc tế” gần đây của ngành công an Việt Nam, có một tiền lệ làm dấy lên nghi ngờ: trường hợp Trịnh Văn Thảo.

Truy nã Trịnh Văn Thảo
Ông Trịnh Văn Thảo từng là giám đốc của Công ty CP Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME), công ty có chủ sở hữu 100% vốn là Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC ), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phóng viên Thái Sơn trên báo Thanh Niên cho biết trong giai đoạn 2009 – 2012, dưới sự lãnh đạo của ông Thảo, PVC-ME đã “thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng”. Khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành điều tra PVC-ME vào tháng 7/2012, ông Thảo bất ngờ đi Mỹ và từ đó không trở lại. Cơ quan điều tra Việt Nam tiết lộ cho báo chí trong nước việc họ đang “truy nã quốc tế” ông Thảo từ đầu năm 2014.

Ông Trịnh Văn Thảo - Hình: Báo Lao Động
Ông Trịnh Văn Thảo – Hình: Báo Lao Động
Tới tháng 11/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố ông Thảo cùng 14 bị can khác trong vụ án “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC-ME. Ông Thảo được xác định trong cáo trạng là kẻ chủ mưu, cầm đầu tổ chức hành vi phạm tội.
Tháng 8/2015, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án PVC-ME chỉ với 14 bị can và sự vắng mặt của ông Thảo. Bản án cao nhất được phiên tòa này đưa ra là 15 năm tù. Ông Thảo vẫn tiếp tục bị truy nã để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều kỳ lạ là khi truy cập vào trang danh sách truy nã hiện nay của Interpol, không thể tìm thấy tên của ông Trịnh Văn Thảo, cho dù kiểm tra lại nội dung báo chí trong nước những ngày gần đây nhất thì ông Thảo vẫn chưa hề được xác nhận là đã bị bắt.
Việc này đặt ra một câu hỏi cần trả lời về thực tế hoạt động của quy trình “truy nã quốc tế” của cơ quan công an Việt Nam.

Sơ sót về cập nhật dữ liệu hay còn có nguyên nhân nào?
Kiểm tra danh sách toàn bộ 160 cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang truy nã trên trang Interpol, có thể thấy một nhân vật khá quen thuộc cũng bị cáo buộc tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” giống Trịnh Xuân Thanh và Trịnh Văn Thảo: Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashin Lines).
Giang Kim Đạt hiện vẫn bị Interpol đăng truy nã trong khi theo trang tin Truyền hình Công an Nhân dân, ông Đạt đã bị bắt ngày 7/7/2015 sau 5 năm trốn chạy. Ông Giang Kim Đạt theo thông tin trên trang Interpol bị truy nã từ năm 2010, như vậy là bị truy nã quốc tế trước cả ông Trịnh Văn Thảo.

Phần đăng tin truy nã Giang Kim Đạt trên trang Interpol - Cập nhật lúc 11h30 tối giờ VN
Phần đăng tin truy nã Giang Kim Đạt trên trang Interpol – Cập nhật lúc 11h30 tối giờ VN
Như vậy, có thể thấy việc cập nhật danh sách truy nã giữa hai phía công an Việt Nam và Interpol không phải thật sự nhanh chóng và kịp thời.
Theo đó, việc Trịnh Xuân Thanh chưa bị đăng truy nã có thể được giải thích là do nguyên nhân khách quan, các cơ quan chức trách cần thời gian hoàn thành thủ tục giấy tờ, chưa tới bước nhập dữ liệu, đăng hình lên trang web của Interpol, hay là bản thân những người quản trị trang web của Interpol sơ sót.
Nhưng trường hợp Trịnh Văn Thảo không có trong danh sách thì lại là một bí ẩn vì không có thông tin về việc ông Thảo bị bắt trên truyền thông Việt Nam.
Nếu không có sai sót từ một trong hai phía Interpol và công an Việt Nam thì phải chăng ông Trịnh Văn Thảo đã bị bắt nhưng thông tin này được giữ bí mật cho công tác điều tra? Hay giữa Interpol và công an Việt Nam có quy chế đặc biệt cho phép họ truy nã quốc tế một cách bí mật, và ông Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ bị truy nã quốc tế một cách bí mật như vậy?
Kiến An/(Luât Khoa)
------------

11 nhận xét:

  1. Tôi căm thù và lên án các thế lực thù địch và bọn phản động ở trong và ngoài nước đã âm thầm thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, bằng cách làm tha hóa những đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta :
    1/ Đồng chí Dương Chí Dũng.
    2/ Đồng chí Dương Tự Trọng.
    3/ Đồng chí Trịnh Xuân Thảo.
    4/ Đồng chí Giang Kim Đạt.
    5/ Đồng chí Trịnh Xuân Thanh .
    Và còn nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo trung cao ở các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước cũng đang dần dần bị bọn chúng tha hóa.
    Đặc biệt nghiêm trọng là Vụ án ở Tỉnh ủy Yên Bái khiến ba đồng chí hy sinh.
    Đảng ta đang đứng trước những nguy cơ quá lớn !

    Trả lờiXóa
  2. Interpol ở nước mà TXT ẩn náu còn lâu mới vào cuộc. Các tổ chức XHDS và NQ ở đó sẽ đưa yêu sách vấn đề NQ VN làm điều kiện hành động trao đổi.

    Trả lờiXóa
  3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Interpol
    Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự.
    Interpol không điều tra các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc...
    đcsVN nghe chửa?!
    Đừng lừa đảo chúng tớ nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Có một bộ phận không nhỏ muốn thanh và thảo mất tích mãi mãi

    Trả lờiXóa
  5. Toàn ù ù cạc cạc
    Một bầy vịt với nhau
    Lại đi bàn đại sự
    Thấy mà đau cả đầu

    Trả lờiXóa
  6. Cứ cho 3 triệu tỷ
    Với bán nước cho Tàu
    Hỏi các bác xem nhé
    Tội nào nên chặt dầu?

    Trả lờiXóa
  7. Thấy quan chức Đảng Nhà nước VN ngày càng tàn độc, hư hỏng, thất đức mà buồn

    Trả lờiXóa
  8. Một bà người Đông Âu , là nhân viên ngăn hàng , bà đã rút một số tiền lớn của khách và chạy sang Nam Phi cư ngụ , thời gian sau gửi ảnh về nước , mọi người thấy bà đang nằm ghế xích đu trước biệt thự , thảm cỏ xanh rộng như sân vận động ! Hoa trắng nở khắp nơi như mùa hoa Ban Tây Bắc ! Quốc gia Đông Âu đề nghị Nam Phi bắt bà về nước nhưng nhận được câu trả lời cứng của chính quyền Nam Phi rằng : Bà ấy là công dân Nam Phi , bà ấy không vi phạm pháp luật của Nam Phi nên chúng tôi không có quyền bắt bà ấy !!!

    Sau WW2 , tội phạm chiến tranh người Đức bỏ trốn khắp hành tinh , một tay chạy sang Brazil , sau đó lấy vợ , sinh con ở đó . Mấy chục năm trôi qua , tình cờ một lần các khách du lịch người Israel nhận diện được tay này khá giống cai ngục trại tập trung , họ liền báo cho bên an ninh quốc gia biết , sau thời gian bí mật theo dõi và điều tra thì đúng là thật , Iseael quyết định bắt về để xử nhưng có một điểm vướng khó thực hiện , luật pháp Brazil không cho phếp dẫn độ một người đàn ông đang nuôi vợ nuôi con ra khỏi lãnh thổ , vậy là an ninh Israel đã phải tổ chức bắt cóc và đưa lên máy bay " công vụ " của ngoại giao đoàn . Qua đây ta thấy Interpol không phải là tất cả , tôi thấy mấy ông tướng CAVN nói bắt TXT có vẻ nhẹ nhàng trong gió , phép vua thua lệ làng . Đúng là nói như ông tướng .

    Trả lờiXóa
  9. Bắt được Thanh hay không thì cuộc cờ cũng đã vỡ có lợi gì nữa đâu . Không khéo mang Thanh về chỉ thêm tổn quan hại tướng .

    Ông Trọng phải chui vào Ban bí thư của Bộ công An để nghe ngóng tình hình , tránh ngọn đòn giò lái Trần đại Quang .

    Hai năm như lời hứa sẽ truyền ngôi đã hết gần một nửa . Hồ sơ tham nhũng thời còn làm Bi thư Hà nội như lưỡi dao treo sẵn trên đầu ông . Không kẻ này mổ , thì kẻ khác cũng khui . Chọn ai cũng sợ cho hậu họa khi xuống ngựa .

    Có thể ông là TBT Trung ương cuối cùng vì ông chẳng tin ai do gây ân oán nhiều nhất với các Uỷ viên Trung ương .

    Ông chả tin ai , ngược lại cũng thế , chả ai dám tin ông . Ông thành công ngồi lại ghế TBT , ông muốn ngồi chiếc ghế này như Mao , như Fidel Castro , như Putin hiện tại .

    Nhưng ông đã lầm , TQ chỉ giúp ông khi xảy ra đảo chánh chứ không cản nỗi những thằng điên . Những thằng điên vì sự tồn tại bản thân xử nhau như vụ Thanh , Ngọ , Yên Bái thì cả Tàu lẫn An ninh cách mấy cũng đành bó tay .

    Cái dạng điên vì danh lợi sẵn tiền , sẵn quyền đang ở sát cạnh ông . Lực lượng này quá đông , không xử ông vì chiếc ghế TBT nhưng sẽ xử ông vì cuộc sống của họ , vì hận thù cá nhân do ông tạo nên .

    Ông Dũng xem thế mà khôn cùng lắm thì sứt mẻ chút vốn liếng . Riêng ông Trọng thì hậu họa khó lường .

    Trả lờiXóa
  10. Người biết xỉ nhụclúc 11:53 23 tháng 9, 2016

    Việc gì cũng có thể xẩy ra.
    Trịnh Xuân Thanh không phải là yếu nhân cần bảo vệ.
    Những người đang bảo về Trịnh Xuân Thanh không phải là người tốt.
    Nhưng lúc này họ đang cùng chống lại bọn bán nước Nguyễn Phú Trọng.
    Chúng ta cần ủng hộ họ Và Interpol chẳng dại gì lại tiếp tay cho kẻ tội phạm có tội ác với nhân loại

    Trả lờiXóa
  11. Chúng tôi nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh đang ẩn chốn ờ nhà Nguyễn Tấn Dũng. Sau một thời gian giàn xếp, đồng thuận giữa bên Chính phủ và bên Đảng, Trịnh Xuân Thanh sẽ xuất hiện.
    Thật khó cho Tô Lâm trong vụ việc này.

    Trả lờiXóa