Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Không thể “một mình một chợ”!

* HỮU NGUYÊN
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc. 
Trưa, tôi gởi bài ra tòa soạn, khoảng hơn 2 tiếng sau tôi nhận được một cú điện thoại do một lãnh đạo tòa soạn cho biết “do có chỉ đạo ngưng đăng bài về vụ này nên ban biên tập bảo phải gác lại bài viết của anh”.
Hehehe… gác thì gác. Nhưng bảo có chỉ đạo ngưng thông tin về vụ kiện thì tôi ngạc nhiên quá. 
Ai chỉ đạo? Nếu có thì chỉ đạo như thế nào? Đúng là “thắc mắc biết hỏi ai?”.
Toàn văn bài viết đã gửi cho BBT báo ĐĐK và bị gác lại như sau:
Thời luận:
Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration “PCA”) ở The Hague (Hà Lan) hôm 12/7 về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc được xem như là bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ tối đa cơ chế trọng tài và luật pháp quốc tế.
Phán quyết cuối cùng của PCA tuyên bố yêu sách “đường lưỡi bò” bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, các đòi hỏi về “quyền lịch sử” trên vùng biển này của Trung Quốc cũng không được chấp nhận. Toà kết luận không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng.
Kết luận này của PCA đã làm rõ yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò” (còn gọi là “đường chín đoạn”) của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, qua đó giúp làm sáng tỏ và thu hẹp các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông, chấm dứt được tình trạng mập mờ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột và leo thang tranh chấp ở Biển Đông.
PCA cũng tuyên bố Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Phillippines thông qua việc: Can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí của Philippines;  Xây dựng các đảo nhân tạo;  Không ngăn được các ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng EEZ của Philippines.
Đồng thời xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trên 7 cấu trúc của quần đảo Trường Sa gần đây, PCA nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.
Rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã được làm sáng tỏ trong phán quyết. Nếu các nước thiện chí thực hiện và tuân thủ phán quyết thì đây là cơ hội tốt để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay, ra tuyên bố chỉ vài phút sau khi PCA ra phán quyết rằng “Philippines hoan nghênh phán quyết mang tính lịch sử”. Ông Yasay “kêu gọi các bên kiềm chế và tỉnh táo”, đồng thời khẳng định Philippines cam kết sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
UNCLOS quy định phán quyết của PCA là có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên trong tranh chấp. Việc không thực thi phán quyết được coi là hành vi vi phạm luật quốc tế. Trung Quốc là thành viên của UNCLOS do đó quốc gia này có nghĩa vụ phải tuân thủ và thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII.
Thế nhưng, trước và sau phán quyết của PCA, Bắc Kinh liên tục đưa ra các tuyên bố  không thừa nhận PCA cũng như không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài được thành lập theo quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là một thành viên.
Ngay sau phán quyết của PCA, Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng “chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA”. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng thời cũng xác nhận, “quyền chủ quyền và quyền lãnh thổ” của nước này tại khu vực Biển Đông “không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA”. Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ khiếu nại hay hành động nào dựa trên phán quyết của PCA.
Mặc dù tuyên bố phản đối và không tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của PCA được thành lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc, song Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cho rằng: “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Thậm chí, Bắc Kinh còn tiếp tục khẳng định cái mà họ gọi là  “chủ quyền trên tất cả các vùng biển Nam Hải (Biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc) từ hơn 2.000 năm qua” (!). Họ quên rằng chỉ mới đây, trước 1974 quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã do người Việt Nam làm chủ; trước năm 1988 tại quần đảo Trường sa không có chỗ nào cho người Trung Quốc. Họ chỉ chiếm đóng được những vùng đảo đá đó bằng vũ lực, cưỡng chiếm bằng sức mạnh quân sự một cách trái phép, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
Tuy vậy, các tuyên bố mới đây của Bắc Kinh đã chẳng dám nhắc đến cái gọi là “đường chín đoạn” (tức “đường lưỡi bò”) mà dư luận thế giới từ lâu đã không công nhận và vừa bị PCA phản bác thẳng thừng. Nhưng họ lại vòng vèo bằng cách khẳng định các đảo “Nam Hải” có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; có quyền lợi lịch sử ở “Nam Hải”…  Bắc Kinh gần như  ngay lập tức, tiếp tục nói ngược lại tất cả những điều mà PCA vừa tuyên bố bác bỏ. Tuyên bố bất chấp luật pháp quốc tế như thế, Bắc Kinh liệu có thể làm cho người ta tin được rằng “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”?
Bằng sự từ chối các phán quyết quốc tế, Trung Quốc tự đặt mình ra khỏi luật chơi chung của nhân loại và về lâu dài có thể sẽ gặp phải tình trạng “gậy ông đập lưng ông” trong các tình huống tương tự với các quốc gia khác. Là quốc gia với địa dư chia sẻ nhiều đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, Trung Quốc đã và đang phải tìm kiếm các mô thức hợp lý để giải quyết một cách hòa bình với 19 quốc gia láng giềng. Luật pháp quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế là những công cụ “an toàn” và “kinh tế” nhất đối với Trung Quốc để bảo vệ mình tại đấu trường toàn cầu, vốn ngày càng đa dạng và phức tạp.
Bất chấp sự vắng mặt của Trung Quốc tại tòa, cũng như các lập luận phủ định “thẩm quyền” của Tòa trọng tài hay cho rằng phán quyết của tòa sẽ không có ý nghĩa gì với Bắc Kinh, Tòa PCA khẳng định phán quyết của tòa mang giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các bên và Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS không là ngoại lệ.
Với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
HN /BS
------------

16 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 11:12 15 tháng 7, 2016

    Hèn với giặc
    Ác với dân.
    Đó là đặc tính của đảng quang vinh.

    Càng ngày càng khốn nạn,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể chuẩn hơn

      Xóa
    2. Đó là đặc tính của đảng quáng gà!

      Xóa
    3. khốn nạn đến thế là cùng, viết về bọn cướp mà khống dám cho đăng, cả thế giới nguyền rủa, hèn còn hơn bọn Polpot, campuchia

      Xóa
  2. Chỉ mới năm 1951 , có mặt 51 nước hội nghị đã chứng nhận HS-TS là của VN :

    http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/kho-tu-lieu/hoi-nghi-san-francisco-nam-1951-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam/679.010.html

    Năm 1974 , TQ chiếm HS bằng vũ lực trước mặt của Hạm đội 7 , chiếm TS 1988 , thế mà gian dối quá , đúng là giọng điệu của nòi CS . Hùng hổ giống như Hiler , coi trời bằng vung .

    “ Nói cho tôi biết bạn của anh là ai , rồi tôi sẽ nói anh là người như thế nào “ .



    Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau hôm nay, 14/7, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) ở thủ đô của Mông Cổ, hai ngày sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Bắc Kinh.

    Thủ tướng Việt Nam được trích lời nói thêm rằng Hà Nội “kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế”, đồng thời “coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc”.

    http://www.tintuchangngayonline.com/2016/07/thu-tuong-vn-va-tq-hoi-am-sau-phan.html

    2 Đảng CS tuy 2 mà 1 , xem ra hai chử VN khó tồn tại trên bản đồ thế giới .

    Chỉ còn mong chờ ở Mỹ , nhưng mọi người nói : dân mình phải tự lực là chính , ngồi chờ sung rụng thì không biết số phận sẽ đưa đẩy về bến mô .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi hoàn toàn không hy vọng chính quyền này sẽ đâm đơn kiện Trung Quốc vì những lý do mà chúng ta đã thấy , đã biết . Tuy nhiên một hướng mà nhân dân Việt Nam ( Lấy các trí thức làm nòng cốt ) hãy nghiên cứu một cơ chế nào đó để toàn thể nhân dân dân VN có thể đâm đơn kiện ra tòa án quốc tế , bỏ qua cái chính quyền bù nhìn này đi .Nếu cứ lần lữa biểu tình , kêu gọi suông , chính quyền vẫn ỳ ra đấy thì làm gì được chúng . Phải đổi hướng thôi các vị ạ . Mong các trí thức có uy tín trong và ngoài nước hãy nghiên cứu và liên hệ với các cường quốc thông qua các cuộc tiếp xúc , các đại sứ quán để tìm cho nhân dân VN một cơ chế ấy . Tôi nhắc lại một lần nữa rằng cần phải làm gấp và coi như cái chính quyền này đã chết đưới bàn tay điều khiển của tàu rồi . Cảm ơn các vị .

      Trần Thắng CCB 312

      Xóa
    2. Bạn phải hành động - mới có được đồng minh!

      Xóa
  3. xuống đuường biểu tình chủ nhật 17/7 để ủng hộ phán quyết của Tòa án quốc tế, yêu cầu bố đẻ csVN là cs Tàu hãy cút xéo khỏi Biển Đông- thằng nào mà đàn áp dân biểu tình chống TQ xâm lược biển đảo thì thằng đó đích thực là tay sai Tàu, cần phải kiên quyết lên án.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó vẫn cứ đàn áp thôi, dưới chiêu bài "Lợi dụng biểu tình để lật đổ chế độ (tham nhũng)".

      Xóa
  4. Chả thằng nào chụi được người khác chửi cha mẹ mình? Không đẻ ra nhưng cho quyền cho tiền cho ngồi trên đầu người khác không bố cũng là mẹ! Còn Tổ quốc hay tổ Cò không quan trọng HN ạ.

    Trả lờiXóa



  5. Giới hạn chiến lược cuối cùng : Đá Vành Khăn hay là Đá Mỹ Tế ? ?
    ********************************


    http://tamnhin.net/stores/news_dataimages/administrator/062015/08/10/215157909-2343-143372825620150608103856.1580350.jpg
    Đá Vành Khăn !
    Có hình Trái tim biểu tượng Tình yêu Hòa bình Nhân loại
    Đá Vành Khăn nổi lên khi thủy triều xuống lên Trăng .. ..



    Dân Phi gọi thân yêu Đá Vành Khăn
    Hải tặc Đại Hán gọi là Đá Mỹ Tế
    Nay thành đảo nhân tạo radar chằng chịt đường băng
    Trong vùng biển chiến lược đang mất quân bằng
    Đá Vành Khăn thuộc về Phi Luật Tân theo Tòa Quốc tế
    Sẽ về lại Dân Phi vấn đề này cần thời gian
    Cả Loài người tiến bộ đều thấy rõ kẻ cướp

    https://www.youtube.com/watch?v=d7fumrggKUc

    How the Philippines Lost the Mischief Reef ( Panganiban Reef ) in Spratly Islands

    Đá Vành Khăn rất xa Hoa Lục nhưng rất gần Phi Luật Tân
    Đá Vành Khăn đá ngầm chỉ là thềm lục địa
    Nổi lên khi thủy triều xuống lên Trăng
    Tòa Trọng tài bác bỏ Bắc Kinh đường chín đoạn
    Lưỡi Bò Tàu 69 năm qua lưỡi heo Khựa cắt mất rồi còn chăng ?
    Hải tặc Đại Hán gọi Điếu Ngư đảo Nhật tên Kim Các
    Dám gọi Hoàng Sa là Tây Sa đổi Trường Sa thành Nam Sa
    Bãi Cỏ Mây Bãi Cỏ Rong của Phi thành Hoàng Nham
    Phi Luật Tân ơi chớ tiến thoái lưỡng nan Giới hạn Đá Vành Khăn !
    Có hình Trái tim biểu tượng Tình yêu Hòa bình Nhân loại
    Đá Vành Khăn nổi lên khi thủy triều xuống lên Trăng .. ..



    TỶ LƯƠNG DÂN

    Đá Vành Khăn là khu vực giàu tài nguyên mà Trung Quốc chiếm giữ ở phía
    đông, cách khoảng 300 km đối với phía tây đảo Palawan của Philippines và
    cách khoảng 1.100 km từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, là khu vực nằm trọn
    vẹn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.


    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta cần phải biết kẻ ra lệnh là ai ,để sau này có cơ hội ta phải diệt ngay những tên hán gian đó

    Trả lờiXóa
  7. Tư tưởng "một mình một chợ" đâu chỉ có ở Tàu cộng, cả Việt cộng cũng thế : thể chế độc tài, độc quyền chân lý.

    Trả lờiXóa
  8. Nguoi ra linh khong cho dang bai ve phan quyet cua Toa PCA cat cai luoi bo de co loi cho VietNam la nguoi cua Trung cong cai cam chui sau leo cao vao bo may nha nuoc Vietnam

    Trả lờiXóa
  9. Có thể đấy. đó là các nước cs trước khi chết

    Trả lờiXóa
  10. Đọc toàn bộ bài viết , nội dung đề cập và phân tích rất có lý lẽ, phù hợp với tinh thần Luật biển 1982 và nguyện vọng của nhân dân VN. Nhưng " cấp trên chỉ đạo ngừng đưa tin về phán quyết của PCA" là cấp trên nào , lãnh đạo của tòa soạn , của Bộ TT&TT hay của Ban Tuyên láo TW? Lý do , động cơ nào mà "cấp trên" lại cầm đăng bài báo này? . Ai đã khiếp nhược và sợ mất lòng ông bạn "4 tốt và 16 vàng " phương Bắc đến mức đái ra quần như thế chứ. Thật nhục nhã, xấu hổ cho " cấp trên" nào ra cái lệnh ấy bán nước cầu vinh như vậy.

    Trả lờiXóa