Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Hậu Formosa: Cuộc chiến của lương tâm

Ngay sau khi nguyên nhân cá chết được công bố, dư luận cả nước không thôi bàn luận về vấn đề của Formosa. Mặc dù truyền thông nhà nước đã có hẳn một chiến dịch định hướng dư luận và kêu gọi sự tha thứ của người dân cho những sót của formosa, nhưng có lẽ không mấy người đồng tình. Người dân không cần số tiền 500 triệu USD bởi nó quá rẻ mạt so với hậu quả mà Formosa gây ra. Người dân, họ chỉ cần biển trở lại như xưa, họ muốn được ra khơi đánh cá, muốn vậy Formosa phải ra đi.

Như chúng ta đã biết trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ phát quang, chỉ sau cuộc chiến chúng ta mới thấy được hậu quả của nó - nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn còn đó những nỗi đau Nhưng hậu quả của Formosa không phải đợi sau này mới thấy mà nó hiện hữu ngay trước mắt, nếu chúng ta im lặng là chấp nhận án tử hình. Nơi nào Formosa đặt nhà máy nơi đó sẽ trở thành vùng đất ô nhiễm, người dân chết dần, chết mòn vì ung thư. Formosa ở Hà Tĩnh mới chạy thử đã gây thảm họa như vậy, nếu nó vận hành hết công xuất thì không ai dám bảo đảm điều gì.
Nỗi đau mất chồng của chị Nguyễn Thị Thương
                                                                             (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xâu chuỗi các sự kiện chúng ta nhận thấy rằng sự đầu độc biển miền Trung là có chủ đích, một âm mưu rất thâm độc. Nó vừa hủy hoại môi trường, vừa phá kinh tế, lại vừa loại bỏ được ngư dân.
Vấn đề không phải là xin lỗi, đền bù, hay tha thứ mà là phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của miền trung mới có thể phục hồi. Một sự thật quá quá khủng kiếp. Sự thật đó nó khiến ngay cả những người lâu nay có thái độ ôn hòa cũng phải lên tiếng. Đã đến lúc không thể im lặng, hãy nói tiếng nói của lương tri, của trách nhiệm.
Rồi đây cuộc sống của hàng triệu người sống nhờ vào biển sẽ đối diện với một tương lai bất định. Những con thuyền sẽ không bao giờ ra khơi trở lại, ngư dân bỏ biển, những đứa trẻ không được đến trường. Tiếc thay biển mấy ngàn năm cha ông giữ gìn nay đành phải bông bỏ, tiếng sóng sẽ không còn dì dào như ngày xưa mà sẽ gào thét trách móc.
Tương lai nào cho ngư dân vùng biển miền trung? Có lẽ câu trả lời phỏng vấn báo Infonet ngày 26/4 của ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã nói lên tất cả: “Ngoài kia thì giàn khoan, đảo nhân tạo, căn cứ quân sự, ra là bị bụp. Trong bờ thì không còn cá, không còn san hô. Vậy thì ngư dân chỉ còn nước úp thúng mà thôi".
Không chỉ có ngư dân đi biển treo tàu, hàng ngàn người nuôi hải sản rơi vào cảnh trắng tay, cá nuôi sắp đến ngày thu hoạch lăn ra chết hàng loạt. Hãy nghe tâm sự của một người dân nuôi hải sản ở Hà Tĩnh để thấy được tình cảnh xót xa như thế nào: “Mất trắng rồi anh ạ. 38 ao nuôi chỉ còn chừng chưa đầy tháng nữa là cho thu hoạch, với nguồn thu dự kiến trên 25 tỷ đồng. Nhưng thật không thể đau xót hơn, khi chỉ sau một đêm sau khi bơm nước biển vào, phần lớn ao nuôi trong số đó chết sạch. Nuôi con tôm chúng tôi đếm bằng giờ, bằng ngày, lăn lộn trên ao nuôi không ngưng nghỉ để kiểm soát dịch bệnh, xem con tôm lớn, nên khi phải tự tay xúc từng bao tôm đi tiêu hủy, chúng tôi xót vô cùng” (theo Dân trí 05/07/2016)
Còn về du lịch biển thì coi như bị xóa xổ là chắc chắn. Không ai dại gì tắm biển mà biết nước biển độc, không ai dám ăn con cá, con tôm vùng biển nhiễm độc.
Chính vì vậy, khách quan mà nói với 500 triệu USD sẽ không thấm vào đâu so với thiệt hại mà Formosa gây ra cho người dân ven biển miền Trung. Còn chi phí để làm sạch được môi trường biển lấy đâu? Một sự thiệt hại quá lớn.
Bài học đau xót của thảm họa Minamata ở Nhật Bản không ai không biết. Dù đã hơn 50 năm nhưng hậu quả kinh hoành của nó vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Với lượng độc như hiện nay rất có thể biển miền Trung sẽ là Minamata thứ hai.
Chúng ta đừng nghĩ rằng biển miền Trung nhiễm độc không liên quan tới mình, đó không phải là câu chuyện của mình vì chúng ta không ở đó. Thói quen thờ ơ trước các vấn đề xã hội, vấn đề của đất nước sẽ có lúc chúng ta phải trả giá. Vậy nên đừng sống im lặng, hãy có ý thức về việc chung của đất nước. Đừng để cái đầu bị chưng dụng, đừng hành động như những con rối.
Đất nước này không của riêng ai, chúng ta lên tiếng không có nghĩa là chống đối, là phản động mà chúng ta chống lại cái ác, cái xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta lên tiếng là đấu tranh cho những điều mang lại lợi ích chung cho cả dân tộc để có một tương lai tươi sáng.
Lã Yên/(Dân Luận)
---------------

12 nhận xét:

  1. Lã Yên là ai.tôi không biết nên chuyện chất độc da cam ông nói,tôi không biết đánh giá ông như thế nào.
    Chất da cam là chất diệt cỏ do quân đội Mỹ rải những vùng rừng núi từ vĩ tuyến 17 trở vào.Nơi tồn trữ là phi trường Biên hoà,Phù cát(gò Quánh),Đà nẵng.Quân đội Mỹ rải chất khai quang nơi núi rừng nơi có khả năng lính Bắc Việt ẩn núp,cũng là nơi các cộng đồng dân tộc thiểu số VN cư ngụ.
    Nhưng rất tiếc,di chứng da cam thì người thiểu số sống với núi rừng cùng với cư dân quanh sân bay không bị mà người bị phơi nhiễm lại là lính cụ Hồ từ bắc VN vào.
    Hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục,đừng đổ vấy,cái gì cũng do Mỹ cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tòa quốc tế đã bác đơn kiện chất độc da cam vì không có lý do thuyết phục. Họ thấy bằng chứng của bên bị đưa ra đúng hơn của bên nguyên.
      Ông thẩm phán của Tòa này đương nhiên không phải đảng viên Việt Tân để đổ thùa.

      Xóa
    2. Cảm ơn bạn vì cập nhật thông tin tốt.

      Xóa
  2. Để phát triển kinh tế, đa phần các nước phải trải qua thời kỳ CNH, và như vậy ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải, làm sao vừa phát triển được kinh tế vừa bảo vệ được môi trường đây, hãy đóng góp những giải pháp theo hướng đó, chính là một công dân có trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  3. TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ chứng minh bằng số liệu thuyết phục rằng, Formosa Hà Tĩnh gây thiệt hại 1.000 tỉ USD!
    http://boxitvn.blogspot.com/2016/07/formosa-can-boi-thuong-1000-ty-usd-va.html

    Trong khi Nguyễn Công Hoàng, chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản cho biết Hà Tĩnh đánh giá thiệt hại sau vụ này khoảng 1.000 tỉ đồng? Trên 0,04 tỉ USD? Chó má thật!
    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160704/cong-an-ha-tinh-vao-cuoc-dieu-tra-vu-formosa-xa-thai/1131622.html

    Trả lờiXóa
  4. Formosa là dự án của những kẻ thần kinh , kẻ khốn nạn vì tiền mà bán rẻ quê hương xứ sở.

    Trả lờiXóa
  5. Lã Yên Nói rất đúng , Nhưng những kẻ nhân danh phát triển đất nước rước một công ty đã bị từ chối trên quê hương nó và trên thế giới vào nước mình ,gây thảm họa lâu dài cho dân việt thì vẫn xưng xưng bảo vệ nó .tại sao vẫn có những kẻ về hùa với chúng .chuyện này thấy rõ việc chúng đâu có vì dân

    Trả lờiXóa
  6. 500M USD không là gì để làm sạch môi trường, đền bù thiệt hại về kinh tế nói chung và đời sống nói dân chúng .... nhưng quá nhiều để các quan cho con đi du học ....thế nên xin các bác niệm tình đảng chỉ đạo mà tha thứ cho formosa, chứ đuổi formosa thi con các quan ..thất học hết !!!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi ủng hộ bài viết của Lã Uyên!
    5 Tỉ USD cũng chưa cải thiện được hậu quả trước mắt. Về hậu quả lâu dài thì
    50 tỷ USD cũng không ổn
    Mặt khác, về an ninh quốc phòng nữa, thì ĐCS VN- Nhà nước VN tính sao đây ?
    ĐCS VN- Nhà nước VN có tội rất lớn với dân

    Trả lờiXóa
  8. Tôi ủng hộ bài viết của Lã Uyên!
    5 Tỉ USD cũng chưa cải thiện được hậu quả trước mắt. Về hậu quả lâu dài thì
    50 tỷ USD cũng không ổn
    Mặt khác, về an ninh quốc phòng nữa, thì ĐCS VN- Nhà nước VN tính sao đây ?
    ĐCS VN- Nhà nước VN có tội rất lớn với dân

    Trả lờiXóa
  9. Phải có được 1000 tỷ USD mới khôi phục được một vùng biển sau vài ba mươi năm ! Thế đời sống tan hoang trước mắt của những gia đình ngư dân , lẫn bệnh tật đang rình rập khắp nơi trên nước Việt , liệu phải tính như thế nào ? Lấy gì có thể đền bù được đây ?

    Trong khi đó , chính quyền chỉ biết lo bảo vệ danh dự Đảng , bảo vệ an ninh địa phương nhằm giữ vững quyền lãnh đạo , đàn áp không nương tay khi nhân dân bị hại lên tiếng kêu gọi do bức xúc đòi hỏi phải đóng cửa Formosa .

    Thảm họa Formosa cho thấy bên cạnh chính quyền đầy rẫy tham nhũng hối lộ còn có sự bất lực tồi tệ về khả năng lãnh đạo của Đảng và nhà nước .

    Sự đàn áp khi người dân vạch trần những khuyết điểm của cán bộ , Đảng và nhà nước cùng những yêu cầu đòi hỏi chính đáng như đóng cửa Formosa , chắc chắn không tránh khỏi đại loạn .

    Tham nhũng hối lộ , phản chia bè phái , ăn chia câu kết tạo thành phần lợi ích nhóm , tất cả sẽ dìm dần dân tộc xuống Vũng bùn . Trước mắt là loạn nội tình , phá sản nghèo đói , ngoại bang xâm lăng , cuối cùng là cách mạng bạo động huynh đệ tương tàn .

    Đừng mong một xã hội bình yên trong tư cách yên thân , thủ phận khi chính quyền trở thành ác nhân , đàn áp dân tình , đục khoét và phá hoại đất nước .

    Chính người dân phải tự cứu mình trước khi đại biến xảy ra . Những kẻ chỉ biết an thân thủ phận , ôm chặt sổ hưu bổng , ôm chặt nhà cửa tài sản hiện có , chắc chắn sẽ nhận được kết quả ngược lại , tất cả đều sẽ mất như dân Miền Nam đã mất vào ngày 30/4/1975 , khi Việt Nam trở thành đại loạn , phá sản , lọt vào vòng kềm kẹp , thống trị và đô hộ bởi Trung Quốc .

    Phải nhanh chóng thay đổi chính quyền Đảng trị bởi một chính quyền Dân trị có ứng cử và bầu cử minh bạch . Nếu không , nhà của bạn sẽ do Tàu ở , vợ của bạn Tàu lấy và con của bạn sẽ bị Tàu bắt làm nô lệ , đất đai biển đảo VN sẽ bị Tàu sát nhập thành biên cương Trung Quốc . Cuối cùng dân tộc Việt sẽ bị diệt chùng và bị Tàu đồng hoá .

    Đừng tưởng rằng ở thế kỷ 21 tiến bộ này không có thảm cảnh tàn sát , vô nhân diệt chủng , cũng như mong có sự can thiệp trực tiếp bởi Liên hiệp Quốc . Hãy nhìn Nhà nước khủng bố Hồi Giáo ISIS Tại Trung Đông lấy bằng chứng , rút kinh nghiệm và nghỉ đến hoàn cảnh của bản thân mình cùng đất nước mình hôm nay .

    Thức tỉnh .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng ai mong có sự can thiệp trực tiếp bởi Liên hiệp Quốc đâu. Nhưng chúng ta hy vọng quân LHQ sẽ can thiệp. Như họ đang làm với nhiều mức độ khắp nơi trên thế giới.
      Đã qua rồi cái thời mà Pol Pot có thể tự tung tự tác đập đầu nhân dân.
      Bạn 0700 đừng quá nhát cáy như thế chứ!

      Xóa