Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Việt Nam, những tâm hồn hung hãn

Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Có một bình luận trên VOA ở bài viết kỳ trước khiến tôi suy nghĩ khi người đọc bị bất ngờ trước một câu viết của tôi rằng “Thật khó để Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ.” Thật ra tôi cũng rất đắn đo khi có suy nghĩ như vậy, nhưng bởi bản thân tôi cũng giật mình trước thái độ của dân chúng đối với sự có mặt của Tổng thống Obama tại đất nước mình trong những ngày vừa qua.
Tôi rất muốn đặt một câu hỏi thẳng thắn rằng: “Sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam?”. Hay tất cả chúng ta rồi sẽ quay lại cuộc sống bình thường như vừa đón đưa xong một ban nhạc thần tượng Hàn Quốc? Liệu có ai để ý xem  báo chí quốc tế nhận định gì về cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ hay chỉ đơn giản lướt qua vài cái tít tâng bốc của truyền thông trong nước? Dân Việt hồ hởi bởi sự có mặt của tổng thống Mỹ vì lẽ gì? Vì nước Mỹ giàu có? Vì nước Mỹ thân thiện? Sự thịnh vượng lên xuống theo thời. Nếu nói về phát triển kinh tế, chính Hoa Kỳ đang cực kỳ e ngại cường quốc Trung Hoa. Sự thân thiện? Đó là một chiêu bài PR không hơn không kém. Chưa kể nếu các bạn muốn tìm hiểu về chính trị Mỹ, họ luôn muốn hướng tới hình ảnh của một đất nước thích khoa trương về sức mạnh. Chính vì vậy, sự thân thiện của Obama trở thành một hiện tượng và không ít người Mỹ tỏ ra bất đồng với sự nhún nhường quá mức của ông.
Dân chúng Việt niềm nở với Obama, chứ không phải Bush hay Clinton, bởi ông là người quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong khi không làm như vậy với Trung Quốc. Vậy là đa số chúng ta hả hê nghĩ rằng không còn phải sợ tay Tập Cận Bình dòm ngó đến biển đông nữa bởi Việt Nam giờ đã có Obama làm bạn, đã có Obama hỗ trợ, đã có vũ khí từ đất nước hùng cường bậc nhất thế giời. Chúng ta hồ hởi với Mỹ để xù lông hung hãn với nước láng giềng. Nên nhớ, nước Mỹ luôn luôn là đất nước hai mặt. Nếu trong số các bạn có đọc về thể chế tư bản, thì Hoa Kỳ là một quốc gia đầy cơ hội. Chính nước Mỹ quay lưng lại với đồng minh Anh Quốc trong cuộc tranh chấp kênh đào Suez giữa Anh và Ai Cập năm 1956 để dễ dàng tiếp cận với lượng dầu khổng lồ tại Saudi Arabia.
Báo The New York Times ngày 24 tháng 5 có đăng bài với tựa đề “As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting”. Trong bài báo đưa rất rõ ràng cụ thể về 3 nhà hoạt động nhân quyền có tiếng nói tại Việt Nam mà tôi cũng đã đề cập đến trong một bài viết trước bao gồm ông Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang, và luật sư Hà Huy Sơn. Ông John Sifton của Human Right Watch nhận định rằng sự cấm đoán hay ngăn cản các nhà hoạt động xã hội đến gặp với Tổng thống Obama không chỉ là hành động xúc phạm đến ông mà còn là xâm phạm đến quyền con người khi tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến cá nhân. Bài báo không chỉ đơn giản là đưa thông tin, 2 tác giả Gardiner Harris và Jane Perlez tỏ rõ thái độ và quan điểm qua từng câu chữ. Họ tường trình về 2.300 thính giả ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ghế nhung đỏ và chắc chắn hầu hết đã được chính phủ sàng lọc, reo hò mừng rỡ khi Obama xuất hiện. Họ reo lên một lần nữa khi ông nói: “Việt Nam là một đất nước độc lập tự chủ, và không một đất nước nào có thể thay đổi điều đó,” như một ám chỉ liên quan đến Trung Quốc, đã từng tự tuyên bố chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, cả khán phòng im bặt khi ông đề cập các chủ đề về thực thi chủ quyền.
Chúng ta im lặng, bởi hoặc là chúng ta không biết, hoặc không ai quan tâm, hoặc quá mơ hồ về vấn đề đó. Obama cũng nói một câu rất tâm đắc rằng “Đất nước các bạn phải dựa vào chính mình.” Nhưng có vẻ lời nói ngắn ngủi ấy vẫn chưa đủ thấm. Với một đất nước mà nhân quyền còn là một vấn đề nhức nhối thì việc tự do mua bán vũ khí sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại hơn vui mừng. Tôi nhấn mạnh lại câu hỏi của mình một lần nữa, rằng sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước mình, sau khi Obama rời khỏi Việt Nam? Khi mà chính quyền đã tự chứng minh rằng họ không xứng đáng với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ bằng những hành động cấm đoán như trên, và bản thân dân chúng thì hung hãn vô cùng trong những lời chê bai cô bé sinh viên trẻ tuổi mặc áo dài vàng cầm đóa hoa thập cẩm tặng ngài tổng thống, hay chỉ trích ông cán bộ nhà nước đi công được bác bảo vệ cõng qua làn nước ngập mùa mưa Hà Nội?
Hoàng Giang/(Blog VOA)
------------

10 nhận xét:

  1. Ngày xưa trong truyện cổ tích việt Nam,khi những nhân vật nhỏ nhoi,yếm thế gặp phải hoàn cảnh éo le,trắc trở thì bỗng dưng có Ông Bụt xuất hiện.
    Thế kỷ 21 này,nếu có câu chuyên cổ tích hiên đại khi ngư dân Viêt Nam hàng ngày đi đánh cá trên Biển Đông bị Trung Quốc xua đuổi,bắt bớ,cướp hải sản,ngư cụ thì cũng chẳng ai tin nước Mỹ đã cử Ông Bụt Obama sang cứu rỗi ngư dân Việt Nam.Nhưng người Việt Nam tin Trung Quôc đang lấn chiếm biển đảo của Việt Nam thì cả thế giới biêt và nước Mỹ biêt rõ nhất.
    Dân gian Viêt Nam có câu nói này cũng hay:
    Đi với ma thì mặc áo giấy.
    Mọi người nghĩ sao,thì còn tùy vị trí,góc nhìn và cả kinh nghiệm phán đoán về thời cuộc.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyến thăm của B. Obama chỉ có tác dụng đánh bóng hình ảnh của ai đó. Nó minh họa cho sự chính danh của những người cầm quyền. Nó cảnh báo cho những "thế lực thù địch" rằng đừng có mơ tưởng Mỹ sẽ đứng về phía các anh để chống phá chúng tôi.
    Giữa nhân quyền và dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, Mỹ đã không chon nhân quyền của người Việt như đã từng cao giọng tuyên bố. Điều đó quá rõ ràng không thể biện bạch bằng bất cứ lý do nào. Nhân quyền hay chủ quyền thì: “Đất nước các bạn phải dựa vào chính mình.” Thế là quá đủ. Chỉ buồn là dân mình nhiệt tình tiếp đón ông ta quá trong khi ông ta nói rất thẳng: việc của các bạn, tôi không dây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Obama đã nói một câu rất thật tình vì chuyện của VN mà VN không dám trực tiếp đối đầu với Trung Quốc như Phi Luật Tân mà lại muốn núp đằng sau cái bóng của Mỹ để chống thì Mỹ làm sao mà giúp cho có hiệu quả được.

      Xóa
    2. Trên lãnh vực bang giao quốc tế giữa các quốc gia không có chuyện giúp nhau vì cảm tình.Mỗi quốc gia đều có vấn đề an ninh và quyền lợi riêng của mình.Nếu cùng gặp nhau trên một mẫu số chung nào đó trong một khoảng thời gian nào đó thì việc hợp tác giữa hai nước có thể hình thành và trở nên tốt đẹp.Mẫu số chung của VN và Mỹ hiện nay là hiểm họa TQ cho nên sự hợp tác giữa hai nước là điều có thể hiểu được.Tuy nhiên nếu VN khôn lỏi,không dám dứt khoát thoát khỏi ảnh hưởng của TQ và gánh chịu trách nhiệm chính vì là chuyện sống còn của mình mà chỉ lợi dụng sự hợp tác này để làm nhẹ bớt đi những áp lực của TQ hay để xoa dịu sự phản kháng trong nội bộ và của dân chúng về việc khiếp nhược của chính quyền trước những hành động ngang ngược của TQ thì tương lai của sự hợp tác này có lẽ sẽ chẳng đi đến đâu.

      Xóa
  3. Bài này bàn luận rộng lớn qúa thành ra mơ hồ,thậm chí linh tinh
    vì không thể nêu ra chủ đề hay có kết luận gi cả !
    Đứng là có sự xếp đặt những người của chế độ CS.trong cuộc nói
    chuyện của ông Obama.Và những gì Obama nói là đúng như "đất nước
    các bạn phải dựa vào chính các bạn".Nói thế là vì Mỹ không dính
    vào việc quyết định tương lai VN.Điều đó là chính xác,chứ không
    thể chỉ dựa vào Mỹ rồi ỷ lại không dám đấu tranh cho chính nước
    mình và dân tộc mình !
    Có điều là thể chế Mỹ cho phép người Mỹ phản đối,chỉ trích chính
    sách Mỹ,cho nên Obama bị phê bình như thế là đúng vì ông ta phớt
    lờ những chuyện vặt vãnh về hình thức để "hạ nhục" Mỹ của CsVN.
    khi ngăn cản những nhân vật quan trọng Obama muốn gặp.
    Vấn đề là người VN.chúng ta phải làm gì để cứu nước mình khỏi hoạ ngoại xâm rất tinh vi của giặc Tàu cộng,chứ trách Mỹ làm gì vì VN.
    không phải là đất nước của họ để họ phải "hy sinh" !

    Trả lờiXóa
  4. Mọi thái quá đều bất cập.Người Việt ngày hôm nay (nhất là tuổi trẻ) không vững vàng trong tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nông cạn trong nhận thức về những giá trị căn bản của một công dân tự do . Da số nặng tâm lý chuồng trại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong một đất nước chuyên chế độc tài thì người dân lấy được đâu ra tinh thần tự chủ và trách nhiệm ? CẤM ! Đấy cũng là lý do mà tại sao các nước cs không tiến bộ được. "Ma dzê in VN" nói sao phải nghe và nhắc lại thế rồi cùng nhau vỗ tay.

      Xóa
  5. Đúng là người VN muốn làm bạn với tất cả, nhất là với Ô Ba Má.Nhưng từ chữ, hòa nhập không hòa tan, không thể đánh mất bản sắc văn hóa Vn.

    Trả lờiXóa
  6. "..Rằng:sẽ có sự thay đổi lớn nào xảy ra tại chính đất nước minh,sau khi OBAMA rời khỏi Viêt Nam.? Đó là câu trăn trở của Hoang Giang. Riêng thiển ý nông dân tôi thì 100% không. Bỡi chế độ này quá tự tin vào công cụ rất sắc bén của họ , để đàn áp đươc mọi sự bức xúc cuồng nộ của Nhân Dân , đẻ bảo vệ họ tồn tại mãi..mãi.?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói "Chế độ này qúa tự tin..." e là xu nịnh họ qúa mà
      đúng ra phải nói là "chế độ này qúa mù quáng" vì họ
      trắng trợn đi NGƯỢC LÒNG DÂN trong việc kết bạn với
      giặc Tàu cộng,chúng đang lũng đoạn và tản phá nước ta
      về nhiều lãnh vực mà nguy hiểm nhất là chính trị,kinh
      tế như thực tế cho thấy rành rành trước mắt.

      Xóa