Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Lee & Man Hậu Giang - hậu quả chẳng cần chờ hậu kiểm

 * TÔ VĂN TRƯỜNG
Có thể nói sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), trong đó sông Hậu chảy qua tỉnh Hậu Giang là một trong những nguồn nước quan trọng nhất nuôi sống cộng đồng cư dân Việt " từ thuở  mang gươm đi mở cõi" và biến đồng bằng Nam bộ thành vựa lúa lớn nhất đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hoang mang, lo ngại đã gửi văn bản cầu cứu Quốc hội và Chính phủ về Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong).
Phạm luật và nguy cơ gây ô nhiễm đã được cảnh báo
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không có quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.
Dự án Lee & Man Việt nam bao gồm 2 hạng mục chính: nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm, đặt tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tổng lượng nước thải của nhà máy bột giấy là 143,478 m3/ngày đêm, nhà máy giấy bao bì là 79.130 m3/ngày đêm. Nhà máy phải cần NaOH trong qui trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn/ngày.  Để sản xuất ra 330 ngàn tấn bột giấy năm thì phải trồng rừng, qui mô cũng phải trên 600 ha.
Năm 2007 dự án đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường (BVMT) và được UBND huyện Châu Thành cấp Giấy xác nhận đăng ký cam kết BVMT cho cả 2 hạng mục (theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005).
Các nhà máy sản xuất giấy, hóa chất, thép vv…được xếp vào loại báo động vì chất xả thải độc hại ra môi trường. Công nghiệp giấy được xếp vào loại gây ô nhiễm còn hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi vì phải khai thác các nguồn selulo tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy (độc hại) trong quá trình sản xuất ("xeo") và đặc biệt việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại và nguy hiểm.
Theo tôi hiểu nhà máy giấy thì tùy theo loại hình sản xuất. Nếu nhà máy có hệ thống nấu sản xuất bột giấy thì ô nhiễm môi trường lớn nhất là dung dịch đen (Black liquor) thải ra môi trường dưới dạng nước thải. Dịch đen chứa nhiều hóa chất độc hại tuy nhiên thường các nhà máy lớn phải có lò hơi đốt dịch đen để thu hồi hóa chất. Cái này, cũng cần kiểm soát kỹ vì nhiều trường hợp nồi hơi trục trặc là nhà máy thải ngay dịch đen ra môi trường vì không có chỗ chứa. Dịch đen có mùi hôi đặc trưng gây ô nhiễm mùi cho môi trường xung quanh còn nếu thải ra nguồn nước thì gây ô nhiễm nước tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Còn quá trình sản xuất giấy thì công đoạn tẩy trắng cũng dùng nhiều hóa chất độc hại cần xử lý trước khi thải ra môi trường nước. Ngoài ra, còn phải kiểm soát thêm môi trường khí thải của lò hơi. Nhà máy lớn thì lò hơi lớn nên ô nhiễm môi trường cũng phải kiểm soát chặt chẽ vv...
Trớ trêu là ngay từ khi thành lập dự án nhà máy giấy Lee & Man đã không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà chỉ làm bản cam kết bảo vệ môi trường!  Năm 2008, tuân thủ quy định của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP dự án nhà máy giấy Lee & Man phải làm báo cáo ĐTM.
Bài học kinh nghiệm
Nhà máy giấy An Hòa ở Tuyên Quang của ông Vũ Văn Tiền (mệnh danh ông Nhiều Tiền), tập đoàn Geleximco, công suất 130.000 đến 140.000 tấn/năm, đầu tư 250 triệu US$, thiết bị sản xuất chủ yếu từ Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng từ khi đi vào sản xuất đến nay luôn bị ‘thổi còi” vì xả trộm nước thải, và nguồn nước thải không đạt tiêu chuẩn mặc dù có hệ thống xử lý, mùi hôi thối bay xa tới hơn cây số vẫn ngửi thấy mùi. Bộ TN-MT đã xử phát nhiều lần, nhưng nhà máy giấy cứ tiếp tục xả. Người ta còn nói ông Tiền ‘bức tử sông Lô’ với mức xả 7.500 m3/ngày, nước mầu đỏ sậm.
Còn nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang chắc chắn là công nghệ, thiết bị và quản lý của Trung Quốc lạc hậu, kém xa Thụy Điển và Phần Lan.
Với những nhà máy giấy, hoá chất, đáng lo ngại nhất là phát thải dioxin và các chất giống dioxin. Quản lý dioxin và các chất giống dioxin ở VN  còn rất yếu kém. Báo cáo ĐTM của những nhà mày này cần phải làm rất cẩn thận. Trong Luật BVMT 2014 đã có những quy định mới về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định và người ký duyệt ĐTM.
Giải pháp
Nhà đầu tư Trung Quốc về nhà máy giấy Lee & Man phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đã được duyệt trước khi vận hành và bắt đầu vận hành. Theo luật BVMT nhà máy đã dừng hoạt động sau 2 năm thì phải làm lại báo cáo ĐTM nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật bổ sung ĐTM cho nên Chính phủ có đủ lý do chính đáng để “thồi còi” cho dừng lại dự án “nhậy cảm” này để kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải, và cơ chế giám sát môi trường vv...
Thay cho lời kết
Người dân có quyền đặt câu hỏi với những gì đã được cảnh báo, với những gì đang diễn ra, có cần phải chờ hậu qủa xảy ra rồi mới tiến hành  hậu kiểm, như nguời ta đã làm với rất nhiều công trình, dự án làm nghèo đất nước hay không?"
TVT (Tác giả gửi BVB)
-------------

31 nhận xét:

  1. Xin ĐCSVN QH của Đ + Chính phủ cũng của Đ hãy Tỉnh táo lại nên bỏ các dự án giết dần giết mòn Nhân Dân Việt Nam hiện tại và nhiều thế hệ tiếp theo .... mà chỉ có lợi cho nước ngoài cụ thể là Tàu Cộng . Bọn này có Âm mưu thâm độc nhất thế giới .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi ráng đi con, má lở lấy tiền rồi !

      Xóa
    2. Sao lại kêu gọi nhũng kẻ bán nước tỉnh táo?
      Bọn này đang là tập đoàn phản động của nhân dân VN, tay sai của Bắc Kinh, đối với bọn CSVN bây giờ chỉ còn có thể dùng bạo lực cách mạng chống lại chuyên chính vô sản của chúng thôi!

      Xóa
    3. Cái đảng cộng sản, có biết gì về công nghệ và sản xuất đâu, mà kêu gọi.
      Ông tổng là nghề viết, ông phó thủ là công an, ông bộ trưởng quốc phòng là lính chính trị, ông chánh án tòa tôi cao, cũng là dân công an, ông phó thủ, là dân ông sách đọc bài cho sinh viên, chưa từng lãnh đạo doanh nghiệp.

      Xóa
    4. Thấy tiền thì mắt sáng rỡ rồi! Tỉnh cái con tiều!

      Xóa
    5. Tôi tán thành còm 19.26.Đây là cách duy nhất để cứu nước.

      Xóa
    6. Đ đang xây dựng thiên đường xhcn đấy, nó là như vậy nên bọn dân ngu ku đen được huy động đánh mĩ đến người vn cuối cùng

      Xóa
  2. Đúng đấy, các tài liệu khoa học đều cảnh báo sản phẩm của nhà máy giấy rất độc hại đến con người và sinh vật kể cả cảnh quan môi trường thực vật. Xử lý triệt để rất tốn kém nên các nhà đầu tư thường tìm đủ cách lách né về quy định bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn đại tá BVB đã kịp thời thông tin cảnh báo về ô nhiễm môi trường đã nhìn thấy trước. Thảm họa cá chết ở miền Trung còn đang ngậm hột thị vì há miệng mắc quai lại thêm dự án nhà máy giấy Hậu Giang không có trong quy hoạch, không cập nhật báo cáo đánh giá tác động môi trường thế mà vẫn ngang nhiên tồn tại ở nơi có nền sản xuất rất nhậy cảm với môi trường nước. Thật hết biết

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đã đọc bài viết của Ts Tô Văn Trường trên báo Người lao động "Đừng để Lee & Man bức tử sông Hậu" . Bài viết trên trang blog của nhà báo Bùi Văn Bồng đăng đầy đủ hơn. Hoan hô công luận bất cứ "lề nào" miễn sao phản ánh thực tế tiếng nói trăn trở, bức xúc của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  5. Cảnh báo không nghe đến khi chết ngắc ngoải còn hậu kiểm cái gì? Ngu đốt tham lam đẻ ra các cái đầu quái thai nhiệm kỳ thế đấy!

    Trả lờiXóa
  6. bọn ngu tầu cộng cố tình tàn phá môi trường và giết dân việt

    Trả lờiXóa
  7. Hậu Giang là đồng bằng, không có vùng trồng cây nguyên liệu cho việc sản xuất giấy sao lại cho xây nhà máy giấy? Phải chăng TQ nó tìm mọi cách rải đều lwkc lượng của nó trên khắp lãnh thổ VN bang việc đầu tư xây nhà máy?

    Trả lờiXóa
  8. Ở bất cứ đâu có bàn tay của Tầu đều gây hại về chính trị kinh tế xã hội môi trường. Dự án lúc bỏ thầu thật rẻ nhưng khi thực hiện đội giá lên cao, kéo dài thi công, công nghệ lạc hậu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ở đâu có Dcs vaf tiền thì ở đó có tàu ..

      Xóa
  9. Hậu quả dân gánh chịu, quan lại tham nhũng rủng rỉnh dầy túi vì bọn Trung Quốc nổi tiếng là đi đêm gầm bàn.

    Trả lờiXóa
  10. Âm mưu thâm độc của bọn Tàu cộng là : chúng biết lãnh đạo Việt Nam hiện nay từ dưới lên trên đều là THAM và NGU + DỐT . chúng gọi là đầu tư để phá hại xong là THÔN TÍNH đất nước chữ S triệt tiêu MÔI TRƯỜNG SỐNG của Nhân Dân như:Tàn sát núi Rừng , làm biển tiêu tan không còn Tôm Cá trở thành Biển Độc . Nay lại đến lượt chúng giết chết tất cả nguồn sống của đồng bằng Sông cửu Long là vựa lúa , tôm cá trái cây và nhiều cái tốt đẹp của miền Nam .
    Chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa Miền Nam trước đây cũng không Ngu , Tham Ác như các ông hiên nay XIN các ông hãy DỪNG ngay tay bẩn lại cho Nhân Dân SỐNG .

    Trả lờiXóa
  11. Tất cả do ngu dốt và tham lam của quan chức có trách nhiệm liên quan đến việc ủng hộ nhà máy giấy của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  12. Dự án Formosa Hà Tĩnh, dự án bô xit Tây Nguyên thấy rõ chỉ có lỗ về kinh tế nhưng vì sao TQ vẫn cứ làm vì mục đích gì? Chắc chắn là vì chính trị và quân sự. Nhà máy giấy này công suất lớn nhất vùng Đông Nam Á nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã thấy trước. Bàn tay thâm độc của Trung Quốc đang ra sức tàn phá nền kinh tế môi trường sống của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  13. Trình độ của cán bộ cấp huyện yếu kém đã đành nhưng cán bộ lãnh đạo tỉnh rồi trung ương mà không thấy nguy hại của nhà máy giấy Hậu Giang thì chỉ còn biết botay.kom huhu

    Trả lờiXóa
  14. Khắc Sáng nhận xét rất chính xác

    Trả lờiXóa
  15. CSVN đã bán đứng đất nước này cho tụi Tàu phù rồi!!!: Rừng biên giới phía Bắc, biển miền Trung, Hoàng Sa và Trường Sa, Tây Nguyên và bây giờ là đồng bằng sông Cửu Long.
    Tụi tàu rải quân đều khắp VN rồi. Chuẩn bị lo mà chạy tỵ nạn sang Mỹ như hồi 1975 thôi bà con ơi!

    Trả lờiXóa
  16. Gia đình con cháu của mấy tay phê duyệt dự án này đều ăn uống đồ nhập khẩu cả nên chẳng ảnh hưởng gì đến sợi lông của bọn chúng.
    Mấy chất độc đó chỉ hành hạ ông chủ nhân dân thôi,còn lâu mới ảnh hưởng đến bọn đầy tớ chóp bu đãng và đám con cháu.

    Trả lờiXóa
  17. Trung Cộng tìm mọi cách đuổi Dân Việt sang Mỹ Úc định cư,nên nó bày lắm trò ma hại cả nước.
    Có khi lại di dân lần nữa.2000 năm rồi,lại tái diễn.

    Trả lờiXóa
  18. 1 tin vui nho nhỏ , cũng làm mát lòng dân 4 tỉnh biển miền Trung .

    Theo đài BBC , Toà Bạch Ốc vừa phúc đáp thỉnh nguyện thư của 142 ngàn chử ký gởi lên TT Obama về thảm hoạ môi trường biển VN .

    Hoa kỳ hứa sẽ có giúp đở dân ở đây và đang tiếp xúc với chính quyền VN để tìm biện pháp giúp đở . Nhất là ông Obama có cảm tình nhiều khi dân VN hân hoan đón tiếp tháng rồi .
    Tuy nhiên không biết VN sẽ cho phép Mỹ giúp như thế nào , như giúp tìm nguyên nhân thì đã bị từ chối . Thế nào dân cũng được giúp như thế nào đó , Mỹ đã nói thì chắc có .
    Lúc trước Philipine bị sóng thần , Mỹ đem cã Hàng không mẫu hạm tới giúp thấy đẹp mắt luôn . Máy lọc nước trên Mẫu hạm nguyên tử lọc tới cã trịệu lít mồi ngày , rồi dùng máy bay trực thăng chở nước và thực phẩm, đồ dùng tới các vùng sâu xa . Ôi , nếu tính phí tổn ra bằng tiền thì chắc lớn lắm .

    Trả lờiXóa
  19. Chẳng những Lee & Man sẽ bức tử sông Hậu, mà cả vùng sinh thái rộng lớn sẽ bị bức tử, bao gồm Nguồn nước ngầm bị thấm hóa chất độc hại, vùng đất sẽ bị nhiễm hóa chất độc và khí độc, bầu không khí sẽ pha quyện khí hóa chất. Kết quả là con người và mọi sinh vật chết dần theo thời gian cho đến lúc không thể canh tác trên đất ở đó được, nước không dùng được, ngột thở.
    Xin hãy để cho môi trường sinh thái được yên ổn cho nhân dân tồn tại trên mảnh đất của mình chứ không phải bỏ đất quê đi làm mướn qua ngày!

    Trả lờiXóa
  20. Không phải cứ có rừng thì mới cho xây dựng nhà máy sản xuất giấy.Ở Dung Quât-Quảng Ngãi có mỏ dầu đâu họ vẫn xây nhà máy lọc dầu đấy thôi.Điều cơ bản nhất là phát triển sản xuât phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.Tiến sĩ Tô Văn Trường đã phân tích một cách khoa học của công nghiệp sản xuât giây,không đình chỉ được dự án lee&Man thì phải giám sát kiểm tra chặt chẽ,thương xuyên,còn để nhà máy gây ra hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trương rồi mới xử lí thì lợi bất cập hại tốn kém vô cùng.Phải cảnh giác cao độ với công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc,kẻo rươc về kinh tế thì lụn bại môi trường sống thì cũng chết dần chết mòn,hậu quả Dân chịu 100./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà máy lọc dầu Dung Quất liệt rồi...

      Xóa
  21. Mới bẩn môi trường đã vội kêu,
    Bẩn nhiều,ông chủ lãi càng nhiều,
    Quan tham ( đầy tớ) càng đầy túi,
    "Sống chết mặc bay!"-kêu cứ kêu!

    Nhớ thuở tầm vông đứng dưới cờ,
    Thịt xương không tiếc-rõ ngu ngơ,
    Ngựa trâu vẫn cứ là trâu ngựa,
    Đất nước thành chuồng súc vật to!

    Trả lờiXóa
  22. Mấy hôm nay lo cho bác Đại tá. Chúc bác khỏe, để chúng tôi còn chút niềm tin.

    Trả lờiXóa
  23. Hàng ngàn năm Đất Việt ta trải bao thăng trầm,nhiều khi vận nước gian nan ngàn cân treo sợi tóc... Nhưng chưa bao giờ nguy khốn,tiềm chứa nhiều ẩn hoạ như cái thời của đảng thằng rửa chén cho tây. Nhất là khi thằng họ tập vừa dựng lên bốn tên tay sai gồm " điên như Quang,ngang như Lú,ngu như Ngân và đần như Phúc" để dễ bề tiêu diệt sinh lực Việt mà ông cha nhà thằng tập hàng ngàn năm không làm nổi!!!!!!!!

    Trả lờiXóa