Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Vịn vào nhạc Trịnh, vươn hái niềm tự tin

* GS. TƯƠNG LAI
Khi đặt tay trên bàn phím để viết một cái gì đó vào những ngày giàu cảm xúc này chẳng hiểu sao trong đầu cứ ong ong lời nhắn gửi “Thôi về đi. Đường trần đâu có gì. Tóc xanh mấy mùa [Phôi pha]” để “chợt một chiều tóc trắng như vôi [Cát bụi]. Một thoáng u hoài, “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
Trong ám ảnh nặng nề nỗi buồn “mênh mông thế sự”, niềm bi phẫn về buổi nhiễu nhương của sự bão hoà những lời nói dối và quá hiếm hoi những lời nói thật ngày ngày đập vào mắt, dội vào tai, thì chuyện người nghệ sĩ thiên tài ấy từ bỏ trần gian đúng vào “ngày cá tháng Tư - ngày nói dối”, vẫn cứ là một sự thật đau đớn cho cuộc đời vốn khát khao cái thật cái thiện và cái đẹp.
Đó là nỗi khát khao cháy bỏng được “thấy trên lá khô một dòng suối” như người nghệ sĩ tài hoa ấy đã từng thấy. Thấy như anh đã từng cảm nhận và chuyển tải đến cho cuộc đời, cho những thân phận để “giúp cho con người được cứu rỗi ra khỏi vòng đai tục luỵ” [Hồi ức. Thế giới âm nhạc. 3/1997]! Nói dối càng tràn lan, từ dưới đáy xã hội lên đến thượng tầng, khởi đầu từ sự dối trá lớn nhất kéo dài lê thê. Để rồi khi niềm tin bị bục vỡ, kéo theo nó là sự xuống cấp của văn hoá mà sự băng hoại của đạo lý là điều đáng sợ nhất, thì sự khát khao nói trên càng mãnh liệt. Như “Đêm chờ ánh sáng. Mưa đòi cơn nắng. Mặt trời lấp lánh trên cao. Vừa xa vừa gần”[Bốn mùa thay lá]. Chính từ sự khát khao đó mà người ta tìm đến nhạc Trịnh. Người ta muốn tìm lại trong tim mình những rung động chân thực về cuộc đời, về con người, về thân phận… từ cảm hứng nhân văn “vừa xa vừa gần” ấy.
Cứ ngỡ như giai điệu và ca từ của người nhạc sĩ tài hoa ấy có “đôi tay thật dài, ôm quanh tình người” [Giọt lệ thiên thu], tiếp thêm nghị lực sống cho con người.  Cho dù “đường trần đâu có gì”? Ấy vậy mà “người nằm xuống [vẫn] nghe tiếng ru, cuộc đời có bao lâu mà hững hờ”? [Mưa hồng].  Cho dù “Trời cao đất rộng. Một mình tôi đi. Một mình tôi đi. Đời như vô tận. Một mình tôi về. Một mình tôi về. Với tôi” [Lặng lẽ nơi này], cho dù “Đôi khi ta lắng nghe ta. Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá. Hồn ta gió cát phù du bay về” [Tình xa] thì khát vọng sống vẫn như mầm cây bật dậy từ những khô cằn của đất đá vùi lấp. Vì “…trên những nụ cười vẫn “còn rạng rỡ mặt trời” [Nghe tiếng muôn trùng].
Và vì “bên trời còn nắng, lá trời còn xanh” [Hãy cứ vui như mọi ngày], cho nên không “lên núi nằm xuống”[Tự tình khúc] nữa,  không “về bên núi đợi, ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay”[Chiếc lá thu phải] , mà “tìm về biển xanh, nói thầm về đời mình, ăn năn dấu rêu phong”[Lời của dòng sông], để mà khắc khoải, mà giục giã “Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi. Đừng xô tôi ngã dưới chân người…Biển sóng biển sóng đừng xô tôi. Đừng xô tôi ngã giữa tim người ” [Sóng về đâu].
Quả như ai đó nhận xét "Nhạc Trịnh viết về thế giới con người, đi qua “cái” một người đến với mọi người, một thời đến với mọi thời, một nơi nói đến mọi nơi". Với 600 ca khúc trong đó hàng trăm bài được mọi người thuộc và hát, hàng chục bài bất hủ, hoàn toàn có thể làm từ điển ca từ nhạc Trịnh với các trạng huống của con người, từ lúc chưa đẻ đến khi nằm xuống. [Anh Ngọc].
GS. Tương Lai trong "Đêm nhạc 15 năm nhớ Trịnh"
Thôi thì tạm dừng lại một vài sự kiện đang diễn ra nhân kỷ niệm 15 năm người nghệ sĩ tài hoa đó nằm xuống. Tuyệt đối nằm xuống, chứ không chỉ là “một hôm buồn lên núi nằm xuống” theo tiếng gọi của thiên thu [Lời thiên thu gọi], không là “người đã đến và người sẽ về bên kia núi” để rồi chỉ “còn lại tiếng cười khóc giữa đời” cho “cỏ xót xa đưa” như tên của ca khúc! Báo chí đã đưa khá đủ những hoạt động kỷ niệm ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Đà Lạt và niều nới khác trên khắp cả nước, đặc biệt là những sinh hoạt cộng đồng giàu tính tự nguyện, tự phát như buổi hơn 300 người ngồi gần suốt đêm 1.4 bên mộ nhạc sĩ của họ, hay buổi trình diễn trên đường sách Sài Gòn các ngày 28.3 và 1.4 của phần lớn những ca sĩ nghiệp dư xen kẽ với những ca sĩ chuyên nghiệp trước đông đảo khán thính giả đường phố thật cảm động. Xem ra cũng không cần phải viết thêm nữa. Có chăng chỉ xin chép lại đây một đoạn trong lá thư riêng từ Huế gửi vào Sài Gòn mà chắc là chưa tìm thấy trên báo chí về một “sáng kiến của Tạp chí Sông Hương, Bảo tàng Văn hóa Huế, nhóm Cựu Học sinh Huế” khiến cho “Những anh chị em yêu Trịnh Công Sơn ở Huế đã có một buổi chiều cuối xuân giàu cảm xúc khi ngồi bên sông Hương ngắm dòng nước trôi đi và nhắc lại những gì nhạc sĩ thân thiết và tài hoa của chúng ta đã để lại sau 15 năm đi xa.  Đoàn nữ sinh áo trắng nay đã có tuổi hát những bản hợp ca của anh Sơn, xuất hiện lui tới từ đầu cho đến cuối như dàn đồng ca trong một vở bi kịch cổ điển, làm nền cho tâm hồn nhớ thương của Huế. Anh Bửu Ý…nói về tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Chị Thái Kim Lan mới từ Đức về nói về chất thiền học và chất Huế trong nhạc Trịnh. Và rất nhiều bài hát đan xen. Đến bài "Cuối cùng cho một tình yêu" ( Túy Như ) thì một người có tuổi như tôi cũng không cầm được nước mắt thương anh và cảm phục tâm hồn độ lượng của anh.
Chúng ta đã có nhiều cách giới thiệu nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng với cách giới thiệu anh Sơn do những anh chị em ở Huế đã làm thì anh Sơn thật thân thiết, gần gủi, tràn ngập cả đất trời quê hương những nuối tiếc, thương mến không nguôi…
Rõ ràng Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo trong đời sống đương đại. Ca khúc và giai điệu Trịnh đã đi vào tâm hồn của mấy thế hệ tính từ những năm 50 của thế kỷ trước cho đến hôm nay. Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Càng không nên xếp hạng trên dưới của những cây đại thụ trong ngôi ngôi vườn âm nhạc Việt Nam. Vì, làm sao biết đủ độ rộng hẹp, nông sâu của những đại thụ đó đã rủ bóng xuống tâm hồn nhiều thế hệ Việt Nam. Cho dù thế, thì vẫn không thể phủ nhận được một sự thật là tác phẩm của Trịnh Công Sơn đã và đang xác lập một vị thế ngày càng vững chắc trong đời sống tinh thần xã hội. Một xã hội mà sự xuống cấp của văn hoá đang làm băng hoại từng mảng, từng mảng của hệ thống giá trị, đòi hỏi cần phải tìm một điểm tựa mà cố vực dậy. Liệu có phải, bằng sự lan toả kỳ lạ của sức rung cảm nghệ thuật ngày càng rộng càng sâu, vượt qua mọi rào cản, nhạc Trịnh đang góp phần tạo nên điểm tựa đó.
Nhà thơ Phùng Quán, người đồng hương của Trịnh từng bộc bạch “có những phút ngã lòng, tôi vịn câu thơ và đứng dậy”. Phải chăng, nhạc Trịnh cũng đang thực thi sứ mệnh cao đẹp đó. Lớp trẻ, đương nhiên không chỉ lớp trẻ, đang “vịn” vào nhạc Trịnh, vịn vào ca từ và giai điệu Trịnh mà đứng dậy, mà đi tới, mà dấn bước đạp bằng mọi chướng ngại đang giăng ra trên từng bước chân của họ? Vì, ai bảo ca từ và giai điệu của Trịnh không là thơ?
Nói như Trần Đăng Khoa “Còn hơn thơ ấy chứ… Thậm chí có những ca từ của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nỗi đâu”. Chính vì thế mà Anh Ngọc, một nhà thơ và là một người lính đã viết về người nghệ sĩ của lòng mình: “Một trái tim quá yêu thương, đồng cảm với người khác, nên trái tim đó cháy sáng lên, như Maxim Gorky từng nói: “đốt cháy trái tim lên thành trí tuệ'”. Trái tim ấy luôn nhìn thấy hai mặt của cuộc đời này. Đẹp và buồn, yêu và đau. Nhạc Trịnh Công Sơn vĩ đại chỗ đó, phản ứng trung thực nhiều bình diện của cuộc sống. Có thể gọi đó là tập đại thành về cõi đời này".
Thì Trịnh cũng đã nói đấy thôi: “Đường phố này một chiều tôi tới Đi thong dong tôi chào vẫy mọi người…Đường rất tình, một đường rất tình. Đường rất gần một một ngày xưa lắm. Khi chân qua bỗng nghe đầy tiếng chim. Đường trái tim ” [Có những con đường].
“Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về quê hương, tình yêu và thân phận con người ... đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực” đó là lời bình của nhạc sĩ Phạm Duy, một cây đại thụ trong vườn âm nhạc Việt. Quả đúng vậy, như ai đó đã đưa ra nhận xét: “Không nghi ngờ gì nữa: chúng ta có một Trịnh Công Sơn - Họa Sĩ đã ít nhiều giấu mình sau một Trịnh Công Sơn - Nhạc Sĩ”. Và rồi, cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Duy có ý nghĩa như một đúc kết “Tầm vóc một con người được xác định bằng tầm vang của trái tim người ấy…Anh là người có tiếng vang vô tận – tiếng vang của trái tim thiên tài. Một thiên tài không có tuổi”.
Đúng vậy. Trịnh Công Sơn đã có những dự cảm thiên tài. Khi cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ bắt gặp được nguồn mạch của đời sống dân tộc và thời đại, vượt khỏi những ràng buộc chật chội và đầy rẫy định kiến của ý thức hệ mang tính áp đặt, thì giá trị của tác phẩm do họ tạo ra đạt tới tầm vóc vượt xa dự định sáng tác của chính họ. Khi anh viết “Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ. Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ. Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu. Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù " thì phải chăng đây là “chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu” và “chờ tim người không còn nuôi những hờn căm”.
Đó là nỗi chờ mong từ hơn nửa thế kỷ trước đây và nay đã trở thành một khát vọng của dân tộc mỗi lúc mỗi nung nấu mãnh liệt. Và người nghệ sĩ ấy nói về sự đợi chờ ấy bằng một dự cảm trong “tiếng vang của trái tim thiên tài” như cảm nhận Nguyễn Duy: “Có điều gì bất tường đang chớm trong lịch sử” [Sài Gòn tháng 11.1972. Lời mở đầu Phụ khúc Da vàng”]. Đây không có bóng dáng của “Đợi chờ Godot” trong vở kịch lừng danh của Samuel Beckett nhà văn Pháp, giải thưởng Nobel, từng có tác động không nhỏ đến lớp nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn buổi ấy.
Beckett thuộc trường phải hiện sinh (existentialism), cùng với Camus, Sartre, Kafka, Dostoyevsky… có ảnh hưởng lớn đến giới trí thức và sinh viên Sài Gòn và các đô thị miền Nam. [Vắn tắt nội dung vở kịch như sau: Dưới gốc cây sồi, hai lãng tử nghèo khổ đang chờ đợi Godot. Godot là ai? Đó là một cái tên không tồn tại. Godot không đến. Và hai lãng tử cũng không rõ là Godot có hứa đến hay không nữa, cũng chẳng rõ mình chờ đợi ở Godot điều gì. Ngày hôm sau, cảnh chờ đợi lại tiếp diễn. Godot vẫn không đến và không bao giờ đến. Thế là họ đợi chờ trong nỗi khắc khoải bất tận].
Vở kịch nói về cuộc sống trống rỗng, vô nghĩa và không có lối thoát. Con người đang muốn gì cũng không rõ, muốn giải thoát ư? Thì lại không dám hành động... Samuel Beckett thúc giục con người phải giật mình, chiêm nghiệm lại cuộc sống và suy nghĩ lại cách sống của mình. Vở “Chờ đợi Godo” đã được trình diễn lần đầu vào năm 1953 và sau đó được dàn dựng ở hầu khắp sân khấu thế giới. Chắc là Sơn cũng đã đọc hoặc xem vở kịch hiện sinh đó.
Nói lên điều này để hiểu sâu hơn tầm vóc của dự cảm Trịnh Công Sơn khi anh viết: "đã thấy thấp thoáng dưới những trũng mắt sâu của tuổi trẻ chiến trường chập chờn những mối tư nghị… Không phải chúng ta thiếu lòng tin, nhưng tôi tự hỏi, chúng ta sẽ còn thấy điều gì trong những ngày sắp tới" …"Người ta đánh bóng sự đổ vỡ và gọi đó là niềm bi tráng của phận người. Dự phóng càng lớn, càng dài càng xa cách con người. Và tất nhiên càng mở rộng hố thẳm. Đến lúc đạt được đỉnh cao thì chính là lúc kề cận nhất với vực sâu" [Sài Gòn tháng 11.1972]….
Và nhà nghệ sĩ tài hoa ấy đưa ra một phán xét thật mạnh mẽ, dứt khoát: "Chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng hát nói về sự sinh nở tốt đẹp của hận thù". Vì vậy Anh quyết liệt đòi hỏi: "Hãy bắt đầu phá bỏ đấu trường. Phá bỏ sân khấu. Vở tuồng đã quá dài. Bao nhiêu năm nay, chúng ta đã nuôi nấng tình cảm nhân loại bằng tấn thảm kịch quá lớn. Không thể tiếp tục làm những diễn viên giác đấu nữa"! Với một dự cảm thiên tài, Trịnh cảnh báo: "Những thiệt thòi đã đủ lớn lao . Điều cần nhớ là đừng để cả một dân tộc bị hụt hơi vì vô vọng". [Sài Gòn 1973]. "Trịnh Công Sơn. Tôi là ai.". NXB TRẺ. 4.2011, tr.41-43].
Những lời tự sự của tác giả được trích dẫn ở trên cho thấy chiều sâu những dự cảm của người nhạc sĩ trẻ xứ Huế buổi ấy đã lòng tự nhủ lòng "Nếu đủ sức giương cung, hãy chọn mũi tên định mệnh" [nt, tr.41] . Mũi tên ấy đã có sức bay xa đến cỡ nào? Sự đợi chờ, “chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu” và “chờ tim người không còn nuôi những hờn căm”, một khát vọng của dân tộc được tuyên ngôn từ hơn nửa thế kỷ trước. Và rồi giờ đây khát vọng ấy càng mỗi lúc mỗi nung nấu mãnh liệt.
Bằng dự cảm thiên tài đó, người nhạc sĩ trẻ tuổi buổi ấy đã dõng dạc cảnh báo: "Những thiệt thòi đã đủ lớn lao. Điều cần nhớ là đừng để cả một dân tộc bị hụt hơi vì vô vọng". [Sài Gòn 1973. "Trịnh Công Sơn. Tôi là ai.". NXB TRẺ. 4.2011, tr.41-43]. Tuyên ngôn quyết liệt ấy khởi nguồn từ những "Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm. Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong” [Nước mắt cho quê hương]. Tình yêu quê hương đất nước kết đọng thành "giọt nước mắt trong tim, lai láng chảy vào hồn" người nghệ sĩ.  Những giọt nước mắt ấy cũng “lai láng chảy” vào tâm hồn Việt Nam đang cháy bỏng khát vọng hòa bình, khát vọng hòa hợp dân tộc.
Có thể chính Trịnh Công Sơn cũng không dự liệu được hết tác động thật mãnh liệt, thật dữ dội và cũng thật da diết của những ca từ và giai điệu của mình. Điều này chẳng có gì khó hiểu. Khi cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ bắt gặp được nguồn mạch của đời sống dân tộc và thời đại, vượt lên khỏi những khuôn thức sáo mòn dối trá, thì giá trị của tác phẩm do họ tạo ra có ý nghĩa vượt xa dự định sáng tác của người nghệ sĩ. Nguồn mạch ấy không khởi nguồn từ một ý thức hệ mà vượt lên trên nó, nguồn mạch dân tộc. Vì thế nó bắt gặp được nhịp đập của trái tim Việt Nam, “trái tim dân tộc còn đâu những vết thương” [Chưa mất niềm tin. Phụ khúc Da vàng]. Không chịu bất cứ một áp đặt nào ngoài nhịp đập tự do của trái tim người nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật đích thực sẽ tạo nên một đời sống riêng, có sức lay động mãnh liệt với sự cộng hưởng và lan toả ngày càng mạnh mẽ từ trái tim đến trái tim.
Phải chăng đó là nguyên nhân của hiện tượng Trịnh Công Sơn với những tác phẩm bất tử ghi đậm dấu ấn thiên tài, vừa thân thiết vừa độc đáo .
Sài Gòn ngày 2.4.2016
T.L (Tác giả gửi BVB)
------------

23 nhận xét:

  1. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay....tội nghiệp lủ người khờ khạo cứ tưởng sẽ cùng nhau xây dựng đất nước cho đến lúc họ biết cái gì là kinh tế mới, trại cải tạo....
    Người ta không có thì giờ để nắm tay vì bận dọn....
    Mãi cho đến bây giờ đoạn nhạc đó vẫn là sự mai mĩa....nhạo báng....và lường gạt.... không ai thích nghe nó nữa....và những bản nhạc tình tuyệt vời khác cũng bị vạ lây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đây,phải công bằng mà thừa nhận rằng người CS.rất lọc lõi
      về tâm lý giới trẻ nên họ đã lợi dụng bằng cách GIẬT DÂY ở
      đàng sau hậu trường,trong bóng tối đầy "mưu ma chước quỷ" do
      CS.dàn dựng hết sức âm thầm,khó ai biết cho đến khi cả miền
      Nam bị cộng sản hóa hoàn toàn như miền Bắc thì kể như tất cả
      đã sập bẫy khiến nhiều người trẻ đầy lý tưởng nhưng ngây thơ vỡ mộng trong đó da số tuyệt vọng và số ít vẫn tiếp tục phản kháng dù ôn hòa chứ không hung hãn như xưa,là thời tuổi trẻ có khuynh hướng NỔI LOẠN nên dễ bị lợi dụng !

      Xóa
  2. Tôi cũng hay nghe nhạc Trịnh để tìm đến (hay tự an ủi) một niềm tin cho tương lai. Và đặc biệt ở trong ông có lời ca buồn cho nỗi bất hạnh của cả một dân tộc (đáng thương)này.Ông xứng đáng là người con có nhân cách lớn của dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ông xứng đáng là người con có nhân cách lớn của dân tộc". Tôi thật sự hoài nghi điều này bởi lẻ ông kêu gọi hòa bình thế nhưng không lẻ ông không biết rằng nếu những kẻ "tấn công" ngưng bắn giết thì hòa bình sẽ có ngay tức khắc.
      Thôi thì hảy cho rằng ông ngây thơ đến mổi không biết cái lý lẻ đơn giản đó đi và vô tình tự ru ngủ và ru ngủ người khảc.... còn hơn...

      Xóa
  3. TCS - Ông chưa bao giờ mang danh NSUT hay NSND hão huyền gì đó nhưng tên tuổi của Ông sẽ sống mãi với nền âm nhạc Việt. Người nghệ sỹ tài hoa này luôn có một mong ước : con người cần phải sống tử tế với nhau, trút bỏ mọi hận thù , ngăn cách ... Nhân cách và tính nhân văn trong tác phẩm của Ông thật tuyệt vời - một tấm gương sáng cho nhiều nhiều thế hệ nghệ sỹ noi theo. Ca từ và âm nhạc của TSC mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận đối với người thưởng thức âm nhạc...

    Trả lờiXóa
  4. Trịnh sáng tác tình ca rất hay. Nhưng nhạc xã hội của ông rất Ba Phải, bị cs đem ra làm tuyên truyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hãy nghe bài hát của ông trong bài Gia tài của mẹ:ông coi cuộc chiến tranh Bắc Nam là cuộc nội chiến giữa những đứa con máu đỏ da vàng,và mẹ Việt nam chỉ còn "một rừng xương khô,một núi đầy mồ".Tôi nghĩ ông là nhạc sĩ phản chiến đáng ngưỡng mộ

      Xóa
  5. Họ Trịnh cũng có "tội" là qúa "lý tưởng",cho nên ông không hiểu
    ra được "mầm nhân bản" mà ông gieo rắc chỉ dành cho một bên còn
    bên kia được dạy phải "căm thù" để giết được nhiều người càng tốt để cách mạng CS.mau thành công !
    Đó là 1 trong nhiều lý do góp phần làm miền Nam thua cuộc !

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thích nhạc ông ấy vì nó ngây thơ hehe

    Trả lờiXóa
  7. Nhạc Trịnh,được tụng ca như ngày hôm nay=Gia đình nhạc sĩ họ Trịnh và những ai yêu dòng nhạc này hãy tôn vinh thể chế tự do dân chủ của VNCH.MNVN là cái nôi ươm mầm cho những tài năng Việt vươn lên thành Phù đỗng,cùng với thế giới tạo dựng phát triển thần kỳ.Dấu ấn,vết tích của người Việt khắp nơi.
    Xin hỏi,nếu TCS sinh ra và lớn lên ở MB xã nghĩa bây giờ hắn ở đâu trong chứng tích thời gian.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi người có một cảm thụ và sở thích riêng.
    Nếu xét về độ rung cảm về tình người,tình yêu quê hương một cách cụ thể thì nhạc Trần Thiện Thanh hay hơn.
    Nghe nhạc TTT,ta có cảm giác như một ngày nào đó,ta sẽ có trong nhạc của ông ấy.
    Đều là những nhạc sĩ tài hoa,nhưng số phận 2 người hoàn toàn khác biệt.
    Trưa 30-4,Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh kêu gọi mọi người đầu hàng và hợp tác với chế độ cộng sản,vì thế,hệ thống tuyên truyền của đãng đưa ông ấy lên tận mây xanh.
    Ngược lại,Trần Thiện Thanh thì sáng tác nhạc ca ngợi tình người,tình lính,tình yêu quê hương VNCH một cách ôn hoà,không sắt máu,không thù hận thì lại bị đãng vùi dập không thương tiếc,toàn bộ tài sản từ vật chất đến tinh thần,tính mạng của cha,em trai đều bị đãng tiêu diệt.
    Ôi,cũng đều là những con người tài hoa của đất nước,vậy mà "kẻ đắp chăn bông,kẻ lạnh lùng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chính xác như Lệ Thủy: NHẠC VÀ LỜI CỦA TRẦN THIỆN THANH HAY HƠN NHIỀU SO VỚI NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN: nó mượt mà hơn,nhân văn hơn, thực tế và tâm lý hơn, nên nó rung động lòng người hơn. NHƯNG NHẠC TTT KHÔNG ĐƯỢC KẺ CẦM QUYỀN CS tung hô bởi lẽ TTT không sáng tác để phục vụ chế độ vô nhân tính lấy bắn giết làm phương tiện cướp quyền như csVN.
      những bài như "chuyện hẹn hò";"gặp nhau làm ngơ";"lâu đài tình ái";"không bao giờ ngăn cách";"Hàn Mặc Tử"... thì Trịnh công Sơn cũng không thể so sánh được- những bài hát ấy đã làm rung động tình cảm của con người ngay từ lúc mới được hát ra và nó còn được mọi người VN hát xuyên qua các thế kỷ bởi tính nhân của các tác phẩm, bất kể người hát là ai, bất kể người nghe là ai, đều rung động đều cảm nhận thấy cái hay cái đẹp của nhạc Trần Thiện Thanh.

      Xóa
    2. Nhạc Trịnh nhiều nhưng không hay.
      Sao so với Trần Thiện Thanh những bài này được:
      https://www.youtube.com/watch?v=ny2rZz1VwT8

      Xóa
  9. Phải chi TCS còn sống thì đề nghị sửa lại đoạn nhạc : Từ Nam Quan , Cà Mau , từ non cao rừng sâu họp nhau cho non nước xoay cầu ..
    Bây giờ Nam Quan đã thuộc TQ rồi , từ ngàn xưa đến nay ai cũng biết Ải Nam Quan nổi danh ở địa đầu biên giới thuộc VN , nhưng nay đã không còn , thì trong bài hát cũng nên sữa đổi cho phù hợp .
    Chứ không về sau con cháu hỏi về điạ danh Ải Nam Quan trong bài hát TCS mà không có , thế có phải TCS là phản động không , đặt khống 1 đại danh của TQ trong bài hát làm cho giới trẽ hiểu lầm Đảng giao địa danh nổi tiếng , chứng tích sờ sờ Aỉ Nam Quan bán cho TQ không .
    Rồi phải chi TCS còn sống thì cũng muốn hỏi thăm xem những em bé có đôi mắt mang hình viên đạn , hiện nay sống ra sao . Đám trẽ ấy nhìn QĐ ̣VNCH và lính Mỹ một cách hận thù , như muốn đôi mắt trở thành viên đạn bắn vào kẽ thù . Không biết những đứa đó , có bao đứa may mắn trở thành cán bộ cấp cao , để hưởng cuộc sống sang giàu của CSCN , có bao đứa đi vượt biên bị hải tặc hảm hiếp , bị mất xác trên biển , rồi hiện nay đám con của họ , có bao nhiêu đứa hãnh diện được đi du học tại Mỹ , hay đi lao động XHCN , lao nô .

    Trả lờiXóa
  10. Trịnh Công Sơn mà ở Hà Nội không những không thể nổi tiếng, không thể có những tác phẩm trữ tình nổi tiếng (mà lãnh đạo CS cho là nhạc vàng), có khi ông Sơn còn phải đi tù!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ HÁT nhạc vàng trữ tình mà còn đi tù sơ sơ 5 năm,
      huống chi kêu gọi đừng giết người như mấy văn nghệ sĩ
      miền Nam hỏi vớ vẩn "giết người đi thì ta ở với ai?"
      thì tù rục xương là điều chắc chắn !
      Tại sao lại chỉ kêu gọi một bên nên làm người đạo đức
      mà bỏ súng một cách bất công như thế được cơ chứ ? Nay
      cũng đang có người cổ động không nên chống cộng vì CS.
      sẽ tự sụp đổ ! Đúng là "nằm chờ sung rụng" !
      Có bao nhiêu ngài khờ khạo để bị CS.lợi dụng nữa nhỉ ?

      Xóa
    2. Chuyện lịch sử thật là khó bàn , dĩ nhiên 1 nhân vật nổi tiếng đó mà sống vào thời điểm khác , hoặc ở 1 địa dư khác , 1 phe phái khác thì cuộc đời , tài năng phải khác rồi .
      Ví như TCS mà sống đương thời thì sẽ được “ đặt hàng “ , sẽ làm ra những bài hát ca ngợi về Đại Cục , mà Ông Tập nhắn nhủ ở Quốc Hội VN và 500 Đại biểu của Đảng vổ tay ủng hộ ầm ầm .
      Rồi bài từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay đã xong rồi , phải làm bài hát khác hợp thời hơn : Ông Tập nói núi liền núi , sông liền sông , láng giềng hữu nghị , nên phải làm bài hát dân TQ đổ về VN nắm tay nhau thực hiện Đại Cục cho TQ .

      Xóa
  11. Ta phải nói là dù sao có một điều may mắng cho nền văn hoá nước ta là thể chể VNCH ngày xưa đã để cho những thiên tài như Trịnh Công Sơn có đất dụng võ, tự do sáng tác và để lại cho ta ngày nay một gia tài bất hủ. Nếu Trịnh thời ấy mà ở ngoài Bắc thì ta có thể tưởng tượng một mất mác lớn lao như thế nào cho nên văn học và âm nhạc cua VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "thì ta có thể tưởng tượng một mất mác lớn lao như thế nào cho nên văn học và âm nhạc cua VN"

      Nếu TCS ở miền Bắc, dân sẽ không biết tới sự tồn tại của một nhạc sĩ có tên Trịch Công Sơn . Không biết thì làm sao mà biết mất mát ?

      Nếu Trịnh Công Sơn ở ngoài Bắc, trong Nam sẽ xuất hiện 1 nhạc sĩ tương tự . Những người như Trịnh Công Sơn ở miền Nam trước 75 không thiếu .

      Xóa
  12. Nếu sống ở Miền Bắc, TCS sẽ viết nhạc như thế nào?
    Nhà văn, nhạc-sĩ đừng mong thể hiện dòng suy-tư hay ca từ theo ngôn ngữ riêng của mình...Cái bộ phận thay cho con mắt đảng, tư tưởng đảng sẽ hiểu ngôn từ, câu cú của giới văn nghệ sĩ theo một cách khác, và kinh khủng nhất là họ có toàn quyền kết tội anh theo "phân tích" kiểu "ghét (thì) cau sáu bổ ra thành...ngàn"! Bao nhiêu nạn nhân của Nhân-văn Giai-phẩm đã thống khổ dưới quyền của họ, mà trong số mửa ra khói đó là Tố-hữu ! TCS và gia-đình hãy nên biết điều đó !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc đó có lẽ TCS hát " giết, giết không một phút nghĩ..." " thương em bằng một thương Lê Nin bằng mười"...." bác Hồ là bác Mao"....!

      Xóa
  13. Nói về Trịnh công Sơn thì dài lắm,nhưng nói nhiều thì sợ mết lòng nhau,nhưng không nói thì thấy tủi hờn ! tôi không một chút tình cảm về con người này(mặc dầu công nhận người nhạc sĩ này có tài )/ nếu không nói ngược lại là căm hờn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng không thích nhạc Trịnh: không có lập trường rõ ràng, không đi vào tình cảm sâu kín của lòng người- TCS như là kẻ mộng du-so với Trần thiện Thanh thì còn kém xa.
      (CCB Hà Nội)

      Xóa