Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

CAN ĐẢM VÀ SÁNG SUỐT

* NGUYỄN HƯNG QUỐC
Qua báo chí, trong mấy ngày vừa qua, tôi bắt gặp nhiều lời phát biểu rất can đảm và sáng suốt của một số đại biểu Quốc hội trong nước.

 Trước hết là bài phát biểu của bà Võ Thị Dung tại phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 28 tháng 3. Bà Dung nêu lên “7 điều lo và 3 điều ước”.

Bảy điều lo ấy, theo thứ tự là:
Thứ nhất, nạn ngoại xâm từ Trung Quốc, kẻ, trước đây đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, nay lại bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa để mưu toan lấn chiếm cả Biển Đông của Việt Nam.
Thứ hai là vấn đề tham nhũng, lót tay, lại quả, phong bì rất phổ biến tại Việt Nam. Bà Dung gọi đó là nạn “nội xâm” hay “quốc nạ
Đại biểu Võ Thị Dung
Thứ ba là sự suy thoái về đạo đức xã hội. Theo bà Dung, đạo đức giả càng ngày càng lấn át đạo đức thật; chủ nghĩa thực dụng càng ngày càng lan tràn; ở đâu cũng bắt gặp sự tham lam, ích kỷ, dối trá, lừa đảo, cướp giật; an toàn thực phẩm bị đe doạ nghiêm trọng.
Thứ tư là sự tụt hậu về kinh tế: Năng suất lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên bị huỷ hoại, ngân sách thiếu hụt trầm trọng. 
Thứ năm là nợ công càng ngày càng chồng chất, việc tiêu xài quá lãng phí.
Thứ sáu là văn hoá càng lúc càng suy đồi, các giá trị truyền thống bị mai một hoặc xuống cấp.
Thứ bảy là hiện tượng thiếu kỷ cương và kỷ luật trong việc điều hành của bộ máy công quyền làm giảm lòng tin của dân chúng và cũng giảm động lực phát triển của xã hội.
Còn ba điều ước của bà là: Một, bộ máy công quyền thực sự dân chủ; hai là đất nước bình yên và phát triển; và ba là văn hoá ngày càng tốt đẹp.
Bài phát biểu 7 phút của ông Trương Trọng Nghĩa tại phiên họp sáng ngày 1 tháng 4 cũng khá hay. Cũng giống bà Võ Thị Dung, ông Nghĩa cho rằng Việt Nam hiện đang phải đối đầu với cả ngoại xâm lẫn nội xâm. Không nêu đích danh kẻ ngoại xâm là Trung Quốc, ông Nghĩa chỉ đặt vấn đề: cần phải xác định lại các khái niệm “ta”, “bạn” và “thù”. Trước đây, dựa trên ý thức hệ Mác xít, người ta xem “bạn” là tất cả các quốc gia cùng theo chủ nghĩa xã hội và “thù” là các quốc gia tư bản – thường được gọi là “đế quốc”. Tình hình chính trị hiện nay khác hẳn. Theo ông Nghĩa, hiện nay, “Bạn là những ai ủng hộ nước Việt Nam độc lập chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Còn thù là những thế lực thù địch cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn và an ninh đất nước.” Ông Nghĩa nhấn mạnh, việc xác định không đúng ta và bạn – thù có thể xảy ra tình hình là thay vì thêm bạn bớt thù thì lại thêm thù, bớt bạn hoặc coi bạn là thù và coi thù là bạn. “Thay vì đánh vào địch thì lại đánh vào ta, thay vì tăng cường đoàn kết thì lại làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc”. Không đi vào chi tiết, nhưng qua lời phát biểu dẫn trên, chúng ta đều hiểu ông Nghĩa xem ai là “bạn” và ai là “thù” của Việt Nam.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa của TP.HCM kêu gọi
phải xác định cho đúng khái niệm ta – bạn – thù. Ông còn mượn thơ để nói thay lời rằng:
 “Nỏ thần chớ để sa tay giặc. Mất cả đất liền, cả biển sâu”.
Về nội xâm, ông Trương Trọng Nghĩa cũng nói đến tham nhũng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nhiều hơn vào ý này: Phải làm sao cho đất nước trở thành một nơi đáng sống. Ông ghi nhận hiện nay nhiều trí thức giỏi không muốn về Việt Nam làm việc trong khi nhiều người khác, kể cả các doanh nhân và cán bộ, tìm cách ra nước ngoài định cư. Tại sao? Ông giải đáp: “Không phải vì nghèo về tiền mà cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không đảm bảo đầy đủ, lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy và cũng biết.”
Cuối bài phát biểu, ông Trương Trọng Nghĩa nhắc lại hai câu thơ của Tố Hữu được sáng tác từ năm 1967 về chuyện Mỵ Châu và Trọng Thuỷ: “Nỏ thần vô ý trao tay giặc/Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”; rồi ông sửa lại cho hợp với hoàn cảnh hôm nay: “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu”. Qua chi tiết “mất cả đất liền, cả biển sâu”, chúng ta có thể hiểu ngay kẻ nào bị ông Nghĩa xem là “giặc”.
              Bài phát biểu cuối cùng tôi rất tâm đắc là của ông Lê Văn Lai. Liên quan đến Biển Đông, ông Lai “ngạc nhiên” và không đồng ý với các báo cáo của chính quyền Việt Nam khi cho, ở đó, Việt Nam vẫn “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Theo ông, cách đánh giá ấy không đúng. Trên thực tế, “người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận”. Ông thú nhận là ông tự “ép suy nghĩ” của mình để đồng thuận với cách đánh giá của chính phủ nhưng “nói thật là tôi ép không nổi”. Lý do:
“Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không?” Ông Lai trăn trở.
Với những lời phát biểu của ba đại biểu Quốc Hội dẫn trên, tôi chỉ xin nhận xét vắn tắt:
Thứ nhất, cả ba đều rất can đảm vượt qua những điều cấm kỵ lâu nay để nói lên những lời tâm huyết của những kẻ không nguôi đau đáu về hiện tình của đất nước. Can đảm ở chỗ họ thẳng thắn xem Trung Quốc là “giặc” và xem tham nhũng là một “quốc nạn” của Việt Nam.
Thứ hai, họ nhận diện được chính xác và đầy đủ các hiểm hoạ mà Việt Nam đang phải đối đầu.
Điều duy nhất chúng ta có thể bổ sung vào những lời phát biểu của họ là một vấn đề liên quan đến nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng ấy: sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam. Không thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân này, người ta khó tìm được biện pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề họ nêu lên. Tuy nhiên, tôi biết, đòi hỏi như vậy là quá nhiều so với tư cách đại biểu Quốc hội của họ. Dù sao, so với trước, những lời phát biểu can đảm và sáng suốt của họ cũng là một bước tiến bộ rất đáng kể.
------------

16 nhận xét:

  1. Tôi mừng vì it ra cũng có người trăn trở tình hình đất nước...

    Trả lờiXóa
  2. Được như vậy là mừng,hồng phúc của tổ quốc ta vẫn còn đấy !

    Trả lờiXóa
  3. Mong ba vị tái cử quốc hội khóa XIV.Các ứng viên độc lập nhiều tâm huyết đã bị loại ở vòng 1 hết rồi."dân chủ đến thế là cùng!"

    Trả lờiXóa
  4. Đồng bào ghi nhận thiện ý của các vị Võ Thị Dung, Trương Trọng Nghĩa, Lê Văn Lai.V.V... cũng như nhiều kiến nghị của các vị nhân sĩ trí thức đóng góp cho đất nước.
    Nhưng vấn đề ở chỗ là Cộng sản có Dám nghe, có Chịu nghe các ý kiến đó hay không. Hay là cứ Làm ngơ như nước đổ đầu vịt, hay đờn gãy tai trâu.
    Và như thế trông đợi ở sự đổi mới phát triển CHỈ LÀ MỘNG MƠ!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nghĩ rằng những phát biểu trên của các đại biểu của dân: bà Dung,ông Nghĩa,ông Lai... là bước tiến lớn trong bối cảnh độc tài đảng trị hiện nay. Hy vọng kỳ tới sẽ có nhiều hơn những phát biểu tương tự, của những ĐB khác nữa. Làm sao để những phát biểu mạnh mẽ như thế là những hoạt động thông thường vủa QH, làm nền cho những phát triển kế tiếp cung bậc cao hơn.
    CCB đáng Tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm 9.4 , " khúc ruột ngàn dặm " tổ chức biểu tình hoành tráng trước đại sứ Tàu ở Đức , có cả người Phi tham gia , còn " dạ dày quê hương " vẫn yên giấc , không có động thái gì .

      Xóa
  6. phát biểu kiểu này thì có về vườn sớm

    Trả lờiXóa
  7. Ba đại biểu dám tuyên bố, có bao nhiều đại biểu nghỉ như vậy nhưng không dám nói, có bao nhiêu người dám vỗ tay!?

    Trả lờiXóa
  8. Ngoại xâm TQ và nội loạn tham nhũng có nguyên nhân tiềm ẩn từ ngày có Đảng Cộng Sản Đông Dương . Nhưng vì ước mơ Giải Phóng Dân tộc không ai nghỉ đến hiểm họa này .

    Bây giờ đã thấy rồi , chỉ còn thiếu cái can đảm , mạnh dạn khước từ XHCN , khước từ lãnh đạo Đảng là muôn năm là xong chuyện .

    Đương nhiên không thể chỉ một hai tiếng nói lãnh đạo hay trí thức khước từ là được . Tất cả mọi người Việt phải đồng thanh khước từ thì mới có kết quả .

    Hiện nay có nhiều hình thức bầu cử trên mạng . Tuy không phải là kết quả thật áp dụng cho đời sống hiện hành . Nhưng nó vẫn được công nhận là một tiềm lực ảo để có thể tạo nén một sức mạnh thật .

    Người Đảng viên không đủ khả năng để tạo thành Đảng hòm nay . Vì vậy người Đảng viên không đủ khả năng để biến cải Đảng , khi Đảng đã biến thành một đại thụ . Khả năng ngăn chận Đảng tiếp tục phát triển tạo nên nguy hiểm phải phát xuất từ ý thức ngăn chận của toàn dân .

    Với blog BVB này tạo nên sự sáng suốt ắt dẫn đến can đảm . Nhưng sự can đảm của một nhóm nhỏ không đủ tạo nên sức mạnh cần phải có .

    Không thể hy vọng cấp thời khi chưa nhìn thấy đủ sự đồng thanh tương ứng . Những người được ánh sáng chiếu rọi , cần phải tiếp nối lan tỏa ánh sáng này . Đây chính là việc mà chúng ta có thể làm với tinh thần tự giác và tự nguyện vì nhan loại , tổ quốc và gia đình , trước mối họa Cộng Sản đang tiếp diễn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng đã dùng từ "Họa..." mà sao bác Bồng k cho đăng? Tâm tư quá! Nhưng dù sao cũng cám ơn những người như bác Bồng rất nhiều, dân mình đang bớt hèn bớt sợ dần đi... Đặc biệt tôi, và k chỉ riêng tôi, rất nghiêng mình trước 3 cái tên đáng kính: VÕ THỊ DUNG, TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA, LÊ VĂN LAI đã nói những câu thật gan ruột, thật tuyệt vời! Đừng ai nói QH là những bộ não đã được "cài đặt" nữa nhé!?

      Xóa
  9. Những ý kiến lọt tai quá ít nhưng là chợ chiều , các bạn nên nhớ quốc hội này là của ĐCSVN chứ không phải Quốc hội của dân vì dân , nói và làm là một số không rất lớn , đừng kỳ vọng gì tốt đẹp khi còn ĐCS dộc trị .
    CCB

    Trả lờiXóa
  10. Một nhà hàng ở thành phố Úc Brisbane vừa phải đóng cửa do ế ẩm, vì đặt tên “Uncle Ho” (Bác Hồ). Vừa khai trương được hai tuần, nhà hàng ẩm thực Việt này đã bị cộng đồng người Việt tại thành phố biểu tình phản đối. Những người phản đối nói việc dùng tên “Bác Hồ” tại Úc là không phù hợp vì lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh là “kẻ độc tài”, khiến người tị nạn Việt Nam chạy trốn để thoát khỏi ách thống trị của những kẻ tham tàn.
    Người Úc nghi vấn rằng đây là cơ sở rửa tiền của bọn tham nhũng VN.

    Trả lờiXóa
  11. Dân lương thiệnlúc 06:13 12 tháng 4, 2016

    Hãy cảnh giác.
    Vừa lên Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc không phê duyệt cho TQ thầu đường ống nước Sông Đà, tưởng là mừng, nhưng lập tức sờ vào tội ác cực kỳ nghiêm trọng là dâng cảng Cam Ranh cho TQ?
    Dâng cả đất nước cho TQ rồi còn gì?

    Trả lờiXóa
  12. Rất đồng ý với tác giả,chỉ có điều đáng tiếc là khóa tới,họ không
    còn được phép chường mặt ra ở cái quốc hội của đảng nữa,điển hình như ông ls.đáng kính Trương Trọng Nghĩa chẳng hạn !
    Trước 1975,Cộng Sản miền Bắc cho ngươi nằm vùng ở miền Nam chưởi bới mạt sát Quốc Hội VNCH.là BÙ NHÌN nhưng thực tế rành rành là
    cái quốc hội của đảng hiện nay mới là BÙ NHÌN kiểu "thưa ông,tôi
    ở bụi này"! Chính vì không hiểu như thế mà nhiều vị dân biểu như ông Hồ Ngọc Nhuận tưởng thật nên ra sức gồng mình đánh phá chính phủ VNCH.đội lốt phe đối lập hợp pháp.

    Trả lờiXóa
  13. Ông Nặc danh 06:33 nói đúng đấy ! tôi là một chứng nhân lịch sử đây (80 tuổi rồi đây ).

    Trả lờiXóa
  14. NGAY NƯỚC PHI CHÂU da đen KENYA còn ĐUÔI CỔ ống xuất BỌN TÀU KHỰA siêu cường thứ 2 về lại nước TỀ Ngô Cẩu*

    Nghĩ mà thương số phận HÀNG TRIỆU CÔ DÂU ĐÀI LOAN

    và bọn cầm quyền HẠI DÂN BÁN NƯỚC HÀ L..ỘI



    Công dân Đài Loan 'bị Kenya đưa về TQ'

    12 tháng 4 2016

    http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160412_taiwan_china_kenya_plane

    Trung Quốc không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.
    Đài Loan cáo buộc Kenya sử dụng súng và hơi cay buộc 37 công dân Đài Loan lên một chiếc máy bay trở về Trung Quốc.

    Tám người Đài Loan khác cũng bị Kenya trục xuất về Trung Quốc vào thứ Hai. Điều này khiến phía Đài Loan cáo buộc Bắc Kinh về hành vi “bắt cóc bất hợp pháp”.

    Trả lờiXóa