Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

NƯỚC ƠI !

Chủ đề của năm 2016 là “Nước và Việc làm” (Water and Jobs) - tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.

Ngày Nước Thế giới hay Ngày Nước sạch Thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm. Ngày lễ quốc tế này được Liên Hiệp Quốc chọn từ năm 1993 trong Nghị quyết A/RES/47/193 của Đại Hội đồng.
Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brasil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Những ngày hành động vì môi trường này đã trở thành một xu hướng ủng hộ phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook.
Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên dành ngày này để thực hiện các khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong quốc gia của họ liên quan đến tài nguyên nước của thế giới. Mỗi năm, một trong những cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về nước dẫn đầu trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động quốc tế cho Ngày Nước Thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Ủy ban nước LHQ (UN-Water) có trách nhiệm lựa chọn chủ đề, thông điệp và lãnh đạo cơ quan của Liên Hợp Quốc cho Ngày Thế giới về nước.
Ngoài các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, một số các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước đã sử dụng Ngày Thế giới về Nước như là một khoảng thời gian để tập trung sự chú ý của công chúng về các vấn đề quan trọng của nước trong thời đại.
Ví dụ, ba năm một lần kể từ năm 1997, Hội đồng Nước Thế giới đã thu hút hàng ngàn người tham gia trong Diễn đàn Nước Thế giới trong tuần lễ của Ngày Nước Thế giới. Những cơ quan tham gia và các tổ chức phi chính phủ đã nêu bật các vấn đề như một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch để uống và vai trò của giới tính trong gia đình ảnh hưởng tới việc tiếp cận với nước sạch.
Trong năm 2003, 2006 và 2009, Liên Hiệp Quốc đưa ra "Báo cáo phát triển nước thế giới" nhân dịp Ngày Nước Thế giới. Báo cáo thứ tư dự kiến ​​sẽ được phát hành khoảng ngày 22 tháng 3 năm 2012.
Được điều phối bởi UN-HABITAT. Nhận diện hình ảnh và chiến dịch truyền thông do Bộ phận chuyên trách về Nước của FAO tiến hành.
2010: Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh
Được điều phối bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Truyền thông và nhận diện hình ảnh do Bộ phận chuyên trách về Nước của FAO tiến hành .
Bộ phận chuyên trách về Nước của Liên hợp quốc dành Ngày Nước Thế giới năm 2010 cho chủ đề về chất lượng nước, phản ánh tầm quan trọng của nước cùng chất lượng của tài nguyên này trong việc quản lý nước.
Nước sạch và chiến tranh: trong thời điểm chiến tranh, việc sử dụng nước sạch thường bị hạn chế do nguồn cung nước hoặc các hệ thống lọc bị phá hủy, do những nguồn dự trữ nước nằm ở những khu vực đang trở nên nguy hiểm hoặc do sự di chuyển diện rộng. Do đó, con người phải tìm đến những nguồn nước có rủi ro cao về sức khỏe và nhiều người mắc phải những căn bệnh từ nước uống.
2009: Trans Waters
Được điều phối bởi UNESCO, với sự hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE) và Ban chuyên trách về Nước của FAO.
Trong dịp Ngày Nước Thế giới năm 2009, Hội Chữ Thập Đỏ Thế giới (ICRC) kêu họi các chính phủ đảm bảo nước an toàn và vệ sinh hợp lý cho cư dân ở những vùng xung đột. Trong nhiều cuộc xuong đột, bệnh tật giết chết nhiều dân thường hơn là bom đạn.
2008: Vệ sinh
Được điều phối bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngày Nước Thế giới năm 2008 còn trùng với Năm Quốc tế về Vệ sinh (2008), được tổ chức bởi Ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) kết hợp với Nhóm Công tác về Vệ sinh của Ban chuyên trách về Nước của Liên hợp quốc.
2007: Đối phó với nạn khan hiếm nước
Được điều phối bởi FAO. Chủ đề năm 2007 nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của sự khan hiếm nước trên toàn thế giới và nhu cầu tăng cường hội nhập và hợp tác để đảm bảo quản lý bền vững, hiệu quả và công bằng cho tài nguyên nước, ở cấp độ quốc tế lẫn địa phương.
2006: Nước và văn hóa
Được điều phối bởi UNESCO. Chủ đề 'Nước và văn hóa của năm 2006 hướng sự chú ý đến một thực tế là những cách để xem xét, sử dụng và tán dương nước cũng nhiều như những truyền thống văn hóa trên toàn thế giới.
2005: Nước cho cuộc sống từ 2005–2015
Được điều phối bởi Liên hợp quốc. Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp thứ 58 vào tháng 12 năm 2003 đã thỏa thuận tuyên bố các năm từ 2005 đến 2015 là Thập kỷ Hành động Quốc tế, "Nước cho Cuộc sống" (Thập kỷ Nước cho cuộc sống), và bắt đầu bằng Ngày Nước Thế giới, 22 tháng 3 năm 2005. Thập kỷ Nước cho Cuộc sống đặt ra những mục tiêu của thế giới lên "sự tập trung lớn hơn về những vấn đề liên quan đến nước, đồng thời phấn đầu để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào những nỗ lực phát triển liên quan đến nước, và hợp tác hơn nữa ở tất cả các cấp độ để đạt được những mục tiêu về nước của Tuyên bố Thiên niên kỷ, Kế hoạch Johannesburg về Triển khai Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững và Chương trình Nghị sự 21."
2004: Nước và thiên tai
Được điều phối bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chiến lược Quốc tế của Liên hợp quốc về Giảm nhẹ Thiên tai (ISDR). Thông điệp của ngày này là: Thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước có thể có tác động hủy hoại cho phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của nhân loại. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, những sự kiện liên quan đến thời tiết và khí hậu như vòi rồng, sấm sét, bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán, chiếm gần 75 phần trăm toàn bộ thiên tai. Chúng gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh to lớn về sự đau khổ, tổn thất sinh mạng và thiệt hại kinh tế của con người. Giám sát những sự kiện này, dự đoán những biến động của chúng và đưa ra những cảnh báo kịp thời là rất cần thiết để giảm thiểu tác động thảm khốc của những sự kiện đó đến người dân và nền kinh tế.
2003: Nước cho tương lai
Được điều phối bởi the Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Chủ đề Nước cho tương lai của Ngày Nước Thế giới năm 2003 kêu gọi mỗi chúng ta duy trì và cải thiện chất lượng của nước sạch cho các thế hệ tương lai. Mục tiêu là để gây cảm hứng chính trị và cho hành động của cộng đồng và khuyến khích sự hiểu biết rộng hơn trên toàn cầu về nhu cầu sử dụng và bảo vệ nguồn nước có trách nhiệm hơn.
2002: Nước cho phát triển
Được điều phối bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Chủ đề cho năm 2002, 'Nước cho phát triển,' mang thông điệp rằng tình trạng nghèo nàn và xấu đi của nguồn tài nguyên nước ở nhiều nơi trên thế giới đòi hỏi việc quy hoạch và quản lý tài nguyên nước tổng hợp.
2001: Nước cho sức khỏe
Được điều phối by the Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thông điệp cho ngày này là: "Những nỗ lực cụ thể là cần thiết để mang lại nước uống sạch và cải thiện sức khỏe cũng như tăng nhận thức trên toàn thế giới về các vẫn đề và giải pháp. Ngày 22 tháng 3 là một dịp để nhắc nhở tất cả mọi người rằng các giải pháp là khả thi. Hãy sử dụng mọi tài nguyên trực tuyến để giúp biến lời nói thành cam kết và hành động chính trị."
2000: Nước cho thế kỷ 21
Được điều phối bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
1999: Tất cả mọi người sống ở hạ lưu sông
Được điều phối bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Ngày Nước Thế giới năm 1999 có thông điệp chính là, khi nói đến việc sử dụng nước ngọt, con người, dù sống ở nông thôn hay siêu đô thị, không thể cô lập chính mình với hàng xóm láng giềng. Hơn nữa, có những mokois liên kết và phụ thuộc căn bản giữa những người sử dụng nước và việc sử dụng nước trong một lưu vực thoát nước sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong lưu vực đó.
1998: Nước ngầm – Nguồn tài nguyên vô hình
Được điều phối bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Gần một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào các nguồn nước ngầm để lấy nguồn cung nước uống và các nhu cầu sử dụng khác. Liên hợp quốc lo ngại về ba lỗ hổng lớn về quản lý nước ngầm có quan hệ rất lớn cho sự phát triển bền vững: (1) Sự xuống cấp nhanh chóng của các hệ thống nước ngầm, do ô nhiễm các bể chứa. (2) Sự thiếu hụt nhận thức chuyên môn và của công chúng về việc sử dụng bền vững và tầm quan trọng về kinh tế của nguồn tài nguyên nước ngầm nói chung. (3) Các mối quan hệ kinh tế của việc không giải quyết được nhu cầu và quản lý nguồn cung nước ngầm.
1997: Nước của thế giới: Liệu có đủ không?
Được điều phối bởi UNESCO và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Thông điệp của Ngày Nước Thế giới năm 1997 là: nước là nhu cầu căn bản cho cả cuộc đời, nhưng tài nguyên nước đang gặp phải nhu cầu ngày càng nhiều hơn và sự cạnh tranh giữa những người sử dụng.
1996: Nước cho các thành phố khát
Ngày Nước thế giới năm 1996 nhấn mạnh về khủng hoảng nước đang tăng lên mà các thành phố khắp thế giới đang gặp phải, đe dọa sự bền vững của xã hội và phát triển kinh tế.
1995: Phụ nữ và nước
1994: Chăm sóc tài nguyên nước là công việc của tất cả mọi người
Mỗi năm, ngày Nước thế giới nhấn mạnh một khía cạnh cụ thể của nước ngọt. Trải qua 24 năm, ngày này đã qua rất nhiều chủ đề. Trong đó, năm 2015 là Nước và phát triển bền vững, 2014 - Nước và năng lượng, 2013 - Hợp tác vì nước, 2012 - Nước và an ninh lương thực, 2011 - Nước cho phát triển đô thị, 2010 - Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh...
Chủ đề của năm 2016 là “Nước và Việc làm” (Water and Jobs) - tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.
Nếu nhìn rộng ở tầm vĩ mô, mọi ngành nghề đều cần đến nguồn tài nguyên quý giá này, nhưng xét ở quy mô nhỏ hơn, đó là sức khỏe của con người thì cũng có sự liên hệ mật thiết tới nước. Theo kết luận của các nhà khoa học, nước chiếm 70% khối lượng của cơ thể.
Nước là dung môi của các phản ứng hóa học xảy ra bên trong con người, có tác dụng bôi trơn quan trọng. Nước là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng… điều hòa nhiệt độ và là nguồn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Vì vậy, nguồn nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng. Đó phải là nguồn nước sạch, đảm bảo, để không những giúp cho con người khỏe mạnh, mà còn phòng tránh những bệnh tật đến từ nguồn nước chưa đảm bảo.
Cùng hưởng ứng ngày Nước thế giới năm 2016, chương trình "Tận tâm vì tương lai Việt", do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế cùng Công ty CP Karofi Việt Nam phối hợp thực hiện đã được triển khai tại xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên toàn quốc.
Dịp này, 30 chiếc máy lọc nước Karofi dành tặng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Đại An cũng như các trường học trên địa bàn xã, giúp người dân và các em học sinh có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo.
Cũng trong chương trình, ban tổ chức đã tuyên truyền và phát động nhân dân địa phương cùng hòa chung với toàn thế giới cùng hưởng ứng ngày Nước thế giới thông qua việc nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Trong vòng 5 năm từ tháng 8/2015 đến hết 2020, 300 máy lọc nước Karofi 7 cấp lọc sẽ được lắp đặt, vận hành và duy trì, nhằm mang đến 75 triệu lít nước tinh khiết cho các vùng ô nhiễm trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Tất cả máy lọc nước được kiểm tra và đánh giá bởi Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường kiểm nghiệm. Tổng giá trị tài trợ khoảng 5 tỷ đồng.
Hiện chương trình đã đến với 5 điểm nóng ô nhiễm, hoàn thiện lắp đặt và bàn giao 140 máy lọc nước Karofi. Ước tính có khoảng gần 7.000 học sinh và khoảng 600 người dân nghèo hưởng lợi từ chương trình. Bước đầu, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế đã cấp chứng nhận nước lọc qua máy lọc nước Karofi đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).
Mới đây, hưởng ứng ngày nước thế giới 2016, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) tổ chức họp báo thường kỳ để giới thiệu về kế hoạch tổ chức ngày Nước thế giới 22/3.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu: “Các hoạt động này nhắm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà tài trợ, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân về tầm quan trọng và giá trị của nước đối với đời sống”.
Cũng theo Bộ TN&MT, lễ kỷ niệm và các hoạt động hưởng ứng ngày Nước Thế Giới đã được Bộ tổ chức nhiều năm qua, trở thành một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa, góp phần nhân cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò và tâm quan trọng của nước đối với việc phát triển về các mặt kinh tế - xã hội và công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Năm nay, chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Nước Thế Giới 2016 sẽ được Bộ TN&MT tổ chức bắt đầu từ ngày 17/3 và kéo dài đến ngày 24/3/2016 tại TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) với chủ đề: “Nước và việc làm” (Water and Jobs).
Trong đó, hoạt động chính của chuỗi sự kiện là “Lễ Mít-tinh quốc gia hưởng ứng ngày Nước thế giới năm 2016”. Ước tính, có khoảng 3.500 đại biểu đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương, địa phương và rất nhiều người dân tỉnh Thanh Hóa tham gia.
Cũng trong chuỗi sự kiện, còn có nhiều hoạt động khác như Triển lãm ảnh chào mừng ngày Nước Thế Giới; Hội thảo khoa học với chủ đề “Nước và Việc làm”; Hội thảo “Đổi mới công nghệ gắn với sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả”…
Ngoài ra, còn có các hoạt động song song như phát Trailer tuyên truyền, quảng bá Ngày Nước Thế giới năm 2016 trên VTV1, VTC14 và Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương, treo băng rôn, phướn, áp phích về Ngày nước thế giới tại các tuyến đường chính của Thanh Hóa cả 63 tỉnh thành.
Sự kiện  Ngày Nước thế giới diễn ra đúng vào thời điểm các tỉnh ĐBSCL đang chịu thiệt hại nặng nề do hạn hán, nước biển xâm thực ở mức độ chưa từng có trong lịch sử.
Do đó, ngoài ý nghĩa là sự kiện mang tính hưởng ứng, đây là cơ hội để các cơ quan hữu quan cùng thảo luận tìm ra những giải pháp căn cơ, ứng phó hiệu quả với những diễn biến khó lường của thiên tai, đặc biệt là những tác động tiêu cực của biến đối khí hậu và nước biển dâng.
Trịnh Duyên (Tổng hợp)/Tác giả gửi BVB/
**
 1. Nước là cốt lõi của phát triển bền vững
2. Nước giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
3. Nước đảm bảo đa dạng sinh học
4. Nước đảm bảo cho quá trình đô thị hóa thành công
5. Càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, càng cần nhiều nước.
6. Nước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
7. Để có hai miếng bít tết cần 15.000 lít nước
8. Phụ nữ tốn hàng triệu giờ cho việc lấy nước mỗi ngày.
----------

3 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 02:34 22 tháng 3, 2016

    Nhà Văn Nguyên Ngọc từng viết một bài rất hay, tựa đề : NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNG, đăng trên Hiệu Minh Blog vào tháng 6 năm ngoái, mọi người có thể "gõ" mấy chữa đó trên google hoặc bác đại tá "bứng" về đây cho mọi người đọc thì tốt quá.
    Rất CON NGƯỜI và cũng rất KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

    Trả lờiXóa


  2. Paris - Em lại hồi sinh tiền vệ nhiệt tình tiên phong lên đường



    https://yt3.ggpht.com/-YDeebLdnKD8/AAAAAAAAAAI/AAAAAAAAAAA/ANSdw-AvBbk/s900-c-k-no/photo.jpg




    "Live simply, so that others may simply live....Earth provides enough to satisfy every man's need but not every man's greed"

    Gandhi




    Paris - Em còn trầm trọng vết tích chấn thương
    Nhưng Paris lại hồi sinh tiền vệ tiên phong lên đường
    Loài Người trông nhờ vào Em, Ngọn cờ đầu Nhân loại
    Paris suy tưởng suy tư tìm đáp án cho Trái Đất Mẹ tang thương
    Bọn Nhà nước vừa ăn vừa nhậu vừa thải như bầy lợn trong chuồng
    Trái Đất Mẹ từng nôi sinh chúng ô nhiễm trầm trọng
    Paris suy tưởng suy tư tìm lối thoát tai ương
    Paris Nôi sinh bao Giòng Trào lưu Tư tưởng
    Paris - Em còn trầm trọng vết tích chấn thương
    Nhưng Sáng mai Paris lại hồi sinh tiền vệ lên đường



    https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/63/af/8d/63af8d7a44a52db9c98fcf3d2e7bf9ff.gif


    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    cảm tác nhân Sáng mai 30 tháng 11 năm 2015, Paris - là nơi Hội ngộ của hơn 150
    Nguyên thủ Quốc gia và 194 Nước về Hội nghị COP21 về Môi trường Môi sinh
    ***





    Paris vừa mới trọng thương tang tóc như Tháp Eiffel vút Trời xanh Paris lại
    Hồi sinh !


    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/fr/8/82/Logo_COP_21_Paris_2015.png



    Vừa mới trọng thương Paris lại Hồi sinh !
    Pháp chiến thắng ngoại giao phi thường Paris hết mình
    Paris - Kiến trúc sư thành công Hội nghị Khí hậu
    Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris thật đa tài đa tình !
    Toàn thắng ngoại giao xuất sắc nhất trong hơn hai Thập kỷ
    Hội nghị Paris thỏa thuận đúng thời kịp hạn kỳ lạ tài tình !

    http://blog.alextrip.com/wp-content/uploads/2015/07/COP21-Paris.jpg


    Vì điều này chưa từng bao giờ xảy ra cả
    Chỉ có Paris thao lược chiến lược thông minh !
    Tài tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu như giải mã
    Chiếc rubik có 12 chiều Không Thời gian nguyên trinh
    Paris Thủ đô Ngoại giao con thoi của Toàn Thế giới
    Paris Thủ phủ Ngôi làng Toàn cầu trong cơn bão Hòa bình
    Paris Mắt thần Mạng lưới ngoại giao rộng lớn thứ hai Quốc tế
    Paris thuyết phục Bắc Kinh keo kiệt bần tiện đáng khinh ! (1)
    Paris tâm lý uyển chuyển biệt tài vô cùng tế vi tế nhị


    http://cleantechnica.com/files/2015/10/World-Climate-Summit-banner.png


    Bằng Tuyệt chiêu ngoại giao mời 150 lãnh đạo thân chinh
    Khai mạc Hội nghị Paris cam kết qua thông điệp
    Đặt mọi trọng trách lên vai bộ trưởng ngoại giao Nước mình
    Paris bảo đảm minh bạch tối đa trong thương thuyết
    Ngăn mọi thỏa thuận ngầm chẳng công minh

    Trả lờiXóa


  3. http://img.gal.pmdstatic.net/fit/http.3A.2F.2Fwww.2Egala.2Efr.2Fvar.2Fgal.2Fstorage.2Fimages.2Fmedia.2Fmultiupload_du_14_novembre_2015.2Flogo-paris.2F3458068-1-fre-FR.2Flogo-paris.2Ejpg/360x203/quality/80/logo-paris.jpg


    Paris vừa mới trọng thương tang thương tang tóc
    Như Tháp Eiffel vươn mình Trời xanh Paris lại Hồi sinh !
    Paris vừa cứu vớt Trái Dất như con tầu Titanic
    Bằng Phong cách ngoại giao phi thường Paris thật tài tình


    http://www.jdubuzz.com/files/2015/10/titanic-sinking.jpg


    TỶ LƯƠNG DÂN



    (1) Nước Pháp với năng lượng điện hạt nhân / đầu người đứng vào hàng thứ
    nhất thế giới hơn cả Mỹ ...vì năng lượng điện hạt nhân chiếm 81% nên mức làm ô nhiễm Trái đất Pháp chỉ chịu trách nhiệm 1 % so với 30% là Tàu cộng hàng đầu thải bẩn kế đến là Mỹ và Ấn Độ ... Trong đàm phán về Khia hậu Paris
    COP21, Tàu cộng vẫn lèng èng keo kiệt biển lận muốn thương thuyết đóng góp vào quỹ 100 tỉ đô la / hàng năm vào việc chống ô nhiễm môi trường với tư
    cách QUỐC GIA ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN mặc dù Tàu cộng là siêu cuwfng kinh tế thứ 2 thế giới ...cũng nhu wkhoong lạ gì dưới thời Tổng thống Jacques
    CHIRAC 17 mai 1995 – 16 mai 2007 Tàu cộng vẫn nhận mỗi năm 400.000.000 francs của Pháp trong chương trình tài trợ QUỐC GIA ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁT
    TRIỂN trong Khối Pháp ngữ cho việc giúp các thôn làng hẻo lánh HOA LỤC !!!!
    Cũng như hiện nay hàng năm có 300.000 sinh viên ngoại quốc du học PHÁP trong đó có 80.000 sinh viên Tàu mà PHÁP phải nuôi báo cô miễn phí vì Đại học
    Pháp gần như miễn phí...ngay giáo sư Jean TIROLE NOBEL Kinh tế 2014 đề nghị phải lấy học phí các sinh viên ngoại quốc dù không nhiều như MỸ .... để 80.000 sinh viên Tàu mà PHÁP phải nuôi báo cô miễn phí vì Đại học
    Pháp gần như miễn phí...thành bọn điệp viên kinh tế kỹ thuật !!!!

    Trả lờiXóa