Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988

Gạc Ma 1988, súng phải bắn 'chỉ thiên' không được bắn giặc xâm lược!?
* LÊ PHƯƠNG DUNG
Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988. Tổ quốc và Nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của các anh. 64 đóa hoa bất tử, 64 Hương hồn Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh ngày này cách đây 28 năm trước.
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn. 
Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.
Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.
Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.
Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu được hối hả chuyển lên đảo.
6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Tôi đếm có 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.
Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò.
Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn.
3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.
Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch.
  Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604.
Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.
12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: 'Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.
 (FB Lê Phương Dung)
-----------

5 nhận xét:






  1. Quần đảo có tên gọi thương yêu: Hoàng Sa ....
    *****************************************


    http://www.hanoiparis.com/img_poeme/402.jpg

    Kính tặng Anh Hùng Ngụy Văn Thà

    Ngồi trên bãi biển Mỹ Khê
    Trăng treo trên Cửa Đại ánh tràn trề
    Đối diện là đại dương mênh mông trùng khơi
    Người quả phụ khăn sô trầm tư
    Như Hòn Vọng Phu
    Hòn Chồng Hòn Vợ
    Người góa phụ nghĩ gì nghĩ gì
    Thả toàn tâm hồn theo sóng trùng dương
    Hòn Vọng Phu nghĩ về Quần đảo Hoàng Sa
    Trận hải chiến năm xưa chưa thể xóa nhòa
    Hoàng Sa ơi ! Quần đảo vẫn mãi mãi thương nàng
    Người quả phụ khăn sô trầm tư
    Người góa phụ nghĩ gì nghĩ gì
    Như Hòn Vọng Phu
    Hòn Vợ đợi mãi mãi Hòn Chồng

    * * *

    Ngồi trên bãi biển Mỹ Khê
    Trăng treo trên Cửa Đại ánh tràn trề
    Đối diện là đại dương mênh mông trùng khơi
    Người quả phụ khăn sô trầm tư
    Như Hòn Vọng Phu
    Hòn Chồng Hòn Vợ
    Người góa phụ nghĩ gì nghĩ gì
    Thả toàn yêu thương theo sóng trùng dương
    Biển cả không còn như thuở ban đầu
    Ngàn Hoa Biển trắng đội tang
    Ngàn sóng biển vọng âm âm vang
    Bên bờ đá trắng Hòn Vọng Phu
    Hòn Vợ Hòn Chồng
    Giặc phương Bắc hoàng hành Biển Đông
    Ngàn sóng biển hàng hàng lớp lớp âm vang

    * * *

    Ngồi trên bãi biển Mỹ Khê
    Trăng treo trên Cửa Đại ánh tràn trề
    Đối diện là đại dương mênh mông trùng khơi
    Người quả phụ khăn sô trầm tư
    Như Hòn Vọng Phu
    Nàng mơ mộng Hòa Bình muôn thuở
    Kiếm cung súng đạn phai mờ
    Nàng mơ mòng ngày nào Quần đảo Hoàng Sa
    Trở về lại Quê Nhà
    Chôn lại đắp lại mộ Chàng
    Người Hạm trưởng Anh hùng năm xưa
    Ngụy Văn Thà cùng đồng đội tử thủ hải đảo
    Pàng pàng pàng
    Biển cả đất liền không bao giờ chôn vùi thây giặc
    Rợ phương Bắc truyền kiếp lấn đất giành biển
    Gây chiến tranh thường trực triền miên
    Nàng hồn núi vọng phu chờ vô vọng chồng
    Nàng vọng phu trầm tưởng trước đại dương
    Ngọn sóng biển xanh dạt dào bạt ngàn vỗ triền
    Ru chàng vào giấc thụy miên miên viễn
    Nàng nghĩ đến Quần đảo Hoàng Sa
    Nơi chàng từng tử chiến sinh tồn
    Hoàng Sa ! Trường Sa !
    Thiên Anh Hùng Ca Thế kỷ 21
    Đang đứng dậy đạp tung xiềng xích
    Hoàng Sa yêu dấu ! Nửa Trường Sa dấu yêu !
    Thiên Anh Hùng Ca hải đăng trong Sử Việt
    Hải đảo dấu yêu ơi bàn tay dài trìu mến
    Vuốt ve thương yêu bao người quả phụ thương binh
    Thầm gọi liệt sĩ tử sĩ cùng đồng đội
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?
    Ai yêu Hòa Bình như người dân Quê tôi ???

    Triệu Lương Dân Nguyễn Hữu Viện

    http://www.youtube.com/watch?v=6zDf4LYygWM#t=15


    Hoàng Sa ơi ! Trường Sa ơi !
    *******************************


    Mười sáu (1) chữ vàng: đồ hàng mã
    Chúng vừa thành lập phố (2) Tam Sa !
    Hoàng Sa Trường Sa như máu thịt
    Vùng trời vùng biển thiêng liêng ta
    Nhập nhằng thuộc Hải Nam chúng láo
    Vạn lý Trường Sa (3) góc quê nhà
    Kẻ thù truyền kiếp loài Đại Hán
    Đến Thiên kỷ này vẫn lũ ma !

    Nguyễn Hữu Viện

    http://www.youtube.com/watch?v=I-HkAXyy-kQ

    (1) 16 chữ vàng:
    " Láng giềng hữu nghị
    Hợp tác toàn diện
    ổn định lâu dài
    Hướng tới tương lai"


    Thực sự là :

    Láng Giềng Khốn Nạn
    Lấn Biển Lâu Dài
    Khợp Đất Toàn Diện
    Thôn Tính Tương Lai


    (2) Quốc vụ viện Trung Quốc vừa thành lập “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    (3) Vạn lý Trường Sa là tên gọi chung cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo bản đồ được vẽ thời Minh Mạng trong tập Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ

    Trả lờiXóa
  2. "Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch (Trung Cộng)"!
    Có tên "thế lực thù địch" cụ thể rồi nhé, cả nước ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Chuẩn đô đốc HQVN Lê Kế Lâm nói việc người trẻ không biết gì về trận Gạc Ma là “một sự buồn” và ông gọi đây là một cuộc “thảm sát” của TC với người VN!
    Người VN biết danh dự không cần lết qua TC!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Người VN biết danh dự không cần lết qua TC!"
      đúng như thế, chỉ có những kẻ bán nước, những kẻ thiếu suy nghĩ thiếu tự trọng mới đến TQ.
      hãy tẩy chay Du lịch TQ

      Xóa
    2. 'Tẩy chay Du lịch', nhưng các vị lãnh đạo lại thường xuyên nhảy sang bắt tay, ôm hôn thắm thiết vì 16+4, lại xin ý kiến, chỉ thị của "Thiên triều", lại cử đoàn sang tập huấn Quân sự, tập huấn về công tác đảng CS...Chán mớ đời!

      Xóa