Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Gạc Ma: Phải công bố sự thật lịch sử với nhân dân

Hình minh họa trên bìa sách dự kiến Gạc Ma - Vòng tròn bất tử. Nguồn: Firstnews
"Mọi sự thật trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có những câu chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa hay Gạc Ma đều rất cần thiết phải lần lượt cung cấp trung thực và đầy đủ cho nhân dân".
Ngày 14-3, trong dòng cảm xúc thương nhớ Gạc Ma, hướng về Trường Sa, về biển Đông, lại có những xôn xao khi nghe tin cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử hơn hai năm không được cấp phép xuất bản. 
Có phải vì chủ đề được xem là “nhạy cảm”? Hay các tư liệu, nội dung chưa chính xác? Hay việc biên soạn, biên tập sách chưa được chỉn chu?
Rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra, nhưng câu trả lời sẽ chỉ có khi bạn đọc được cầm quyển sách trên tay.
Tập sách gồm năm chương: Tháng ba khắc khoải; Máu nhuộm bãi đá san hô; Nước mắt hào hùng, nước mắt đau thương; Gạc Ma ngày nay và chiến thuật leo thang trên biển của Trung Quốc và Dư luận. 
Ngoài ra còn có bài tựa của James G. Zumwalt – tác giả quyển Bare Feet, Iron Will – Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields (Chân trần chí thép), lời bạt của nhà sử học Dương Trung Quốc và lời giới thiệu của thiếu tướng - Anh hùng LLVT Lê Mã Lương cùng một số phụ lục: Danh sách 64 liệt sĩ hy sinh, mất tích ngày 14-3-1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa; Danh sách 9 chiến sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị Trung Quốc bắt làm tù binh…
Nhân câu chuyện này, Tuổi Trẻ trao đổi với ông VŨ NGỌC HOÀNG - phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương - xung quanh việc công bố những sự thật lịch sử trên thông tin đại chúng.
* Dư luận đang ồn ào, bức xúc về việc cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử không được cấp giấy phép xuất bản, thêm vào đó là việc sách giáo khoa chỉ có 11 dòng về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... Là người làm công tác tuyên giáo, ông nghĩ gì về việc công bố những sự thật lịch sử, xuất bản sách viết về lịch sử? Việc dạy và học sử trong nhà trường?
-  Theo quan điểm của tôi, việc viết và xuất bản sách về lịch sử Việt Nam, cũng như việc dạy và học lịch sử trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, đó là một phần quan trọng trong giữ gìn và xây dựng văn hóa và lòng yêu nước trong mỗi người.
Tất nhiên trong đó có cả câu chuyện bi tráng ở bãi đá Gạc Ma. Đây là công việc văn hóa, giữ nước, vì sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
Sách giáo khoa chưa đề cập hoặc viết quá ít về chiến tranh giữ nước ở biên giới cũng là chưa đúng. Tôi cho rằng: nhân dân chứ không phải ai khác mới chính là những người trực tiếp giữ lấy đất nước của mình và viết tiếp những trang sử mới.
Mọi sự thật trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có những câu chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa hay Gạc Ma đều rất cần thiết phải lần lượt cung cấp trung thực và đầy đủ cho nhân dân, để nhân dân ta hiểu bản chất của vấn đề, để tiếp tục giữ nước và ứng xử phù hợp trong mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc.
Tôi chưa rõ lý do cụ thể khiến cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử chưa được cấp giấy phép xuất bản, nhưng tôi cho rằng không phải vì lý do nhạy cảm.


Ông Vũ Ngọc Hoàng: "Việc cung cấp thông tin, sự thật đầy đủ và chính xác 
cho nhân dân là trách nhiệm của giới truyền thông, của các nhà xuất bản 
và cả của hệ thống chính trị nữa! Chuyện ở bãi đá Gạc Ma mấy chục năm rồi
 mà nhân dân chưa biết nhiều về sự thật của nó là đáng trách"  - Ảnh: Tự Trung

* Đã không ít lần báo chí cũng như ngành xuất bản vấp phải những cảnh báo “nhạy cảm” khi công bố thông tin. Ông có thể cho biết những vấn đề nào được coi là nhạy cảm, cần hạn chế thông tin? Quan điểm của ông về vấn đề này?
-  Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm, nên làm rõ ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin.
Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.
Càng “nhạy cảm” thì càng phải chú ý cung cấp thông tin trên kênh chính thống, đừng để người khác lợi dụng úp mở để xuyên tạc hoặc là nhân dân hiểu không đúng như sự thật vốn có.
Phạm vi vấn đề “nhạy cảm”, không được cung cấp thông tin rộng rãi, nếu có, chỉ nên rất ít thôi, chủ yếu là để bảo vệ các bí mật quốc gia.
Còn lại, nói chung, mọi việc đều có thể thông tin miễn là trung thực và có trách nhiệm với dân với nước.
* Trong thời đại thông tin này, hạn chế thông tin trên kênh chính thống không chỉ là vẽ đường vòng để thông tin ấy đến với độc giả, mà khi đó nó có thể bị trộn lẫn một cách vô tình hay cố ý với những thông tin sai lạc khác, chưa kể sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực, chán nản, mất niềm tin trong người dân. Theo ông, chúng ta sẽ phải giải quyết việc này như thế nào?
- Các kênh ấy có điều kiện thuận lợi hơn, gần hơn với các nguồn thông tin từ bộ máy, vậy mà cách làm lâu nay không phát huy lợi thế này, để các kênh chính thống bị thụ động và “phải” chậm chạp lại.-  Tôi cũng nghĩ như vậy. Các phương tiện truyền thông chính thống nên chủ động, và nên được tạo điều kiện, để đưa thông tin đầy đủ và sớm nhất.
Nếu cứ chậm hơn hoặc là không cung cấp thông tin (vì sợ nhạy cảm) cũng có nghĩa là tự làm giảm vai trò, tác dụng của mình, mất thị trường và mất công chúng.
* Trở lại cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, người dân đã phải chờ đợi quá lâu để có được những câu chuyện về sự thật lịch sử những gì diễn ra ở bãi đá Gạc Ma trên sách báo chính thống. Nếu nội dung cuốn sách được biên soạn chưa tốt, chưa thật sự chính xác, theo ông nên giải quyết thế nào? Việc cuốn sách phải đi “chu du” qua mười mấy nhà xuất bản trong hơn hai năm có hợp lý không?
- Tôi xin khẳng định lại: việc cung cấp thông tin, sự thật đầy đủ và chính xác cho nhân dân là trách nhiệm của giới truyền thông, của các nhà xuất bản và cả của hệ thống chính trị nữa! 
Chuyện ở bãi đá Gạc Ma mấy chục năm rồi mà nhân dân chưa biết nhiều về sự thật của nó là đáng trách.
Trong khi đó, phía Trung Quốc đưa tin nhiều rồi và không loại trừ có những thông tin không chuẩn, không đúng sự thật, rất cần nói lại để nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật, mà cả nhân dân thế giới cũng cần biết rõ.
Nếu bản thảo có những nội dung chưa thật sự chính xác thì các nhà xuất bản có thể nhờ các cơ quan có trách nhiệm thẩm định độ chính xác của vấn đề, góp ý cho tác giả hoàn thiện để có thể xuất bản sớm nhất nhằm cung cấp thông tin cho nhân dân.
Phạm Vũ thực hiện (phamvu@tuoitre.com.vn)/(Tuổi Trẻ)
-----------

8 nhận xét:

  1. Bài viết này của báo TT nhưng không có trên báo in mà chỉ có trên online thôi, tại sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời



    1. Hoàng Sa hỡi ! Trường Sa ơi !


      Tam Sa : Lưu huyết Hận Trường ca
      Hải đảo - Quần đảo máu thịt ta !
      Mỗi bước ngoại giao như lùi lại
      Biển Lớn lệ rơi .. .. ra khơi xa .. ..
      Muốn đạp đầu Sóng thần bão táp !
      Trèo non lội Bản Giốc sơn hà
      Biên giới Bắc muôn trùng truyền kiếp !
      Sao chúng ta còn trơ chết trong ta ?

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Xóa
  2. Hôm nay tháng 3 ngày 14 , hệ số Pi ( 3,14 ) của " vòng tròn bất tử " ! Liệu mọi người có nhận được lời giải chính xác ? ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng ? chắc câu hỏi này không có lời giải ! Kết quả về vòng tròn bí ẩn này rồi cũng chỉ tương đối như 3,14 !

    CCB79.

    Trả lờiXóa
  3. Sự thật đó là đại tướng Lê Đức Anh đã bán đứng 64 sinh mạng chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Ông ra lệnh bộ đội ta không được bắn vào quân xâm lược TQ.
    Sự thật dó là Nông Đức Mạnh đã bao che cho Lê Dức Anh khi ông Anh bị các cán bộ lão thành CM như cụ Phạm Văn Xô và nhiều người khác tố cáo là khai man lí lịch, là việc ông Anh chủ mưu hãm hại đại tướng Võ Nguyên Giáp nên đã dựng nên vụ "Sáu Sứ". Dù đã có KL của UBKT TƯ, nhưng NĐM lấy lí do giữ "ổn định" để bao che.
    Sự thật đó là suốt hai nhiệm kỳ TBT, Nông Đức Mạnh đã không làm được một cái gì khả dĩ cho đất nước, chỉ là kẻ ham ăn, ham nhậu, đam mê tửu sắc. Nhắm mắt đưa kẻ tham nhũng là Lê Thanh Hải vào BCT, không phải ngẫu nhiên mà trước khi bầu BCHTW và BCT, ngay sáng mùng một tết nguyên đán, ông Hải đã có mặt tại nhà riêng ông Mạnh ở Nà Rì để chúc tết.
    Mong rằng, TBT Nguyễn Phú Trọng lật lại những vụ này để trả lại sự công bằng, đó cũng là cách để làm cho đảng trong sạch, và cũng là cách để minh bạch lịch sử của đảng, lấy lại lòng tin của đv và nhân dân, chuộc lỗi với những chiến sĩ đã hy sinh một cách tức tưởi.

    Trả lờiXóa

  4. Trên Đảo Mộng vẫn nhớ đến Hoàng Sa ...


    Hoàng Sa chiến lược ngọn hải đăng
    Tầm mắt nhìn xa rộng cánh bằng
    Biển Đông - Thái Bình dương gió lộng
    Quần đảo sương mù Bắc Phương giăng
    Xanh dương trong vắt thôi điểm hẹn
    Du lịch sóng hè tình biển trăng
    Yết hầu chúng chiếm bầy xâm lược
    Đi vào Biển Lớn có hận chăng ???

    * * * *

    Biển Đông chắc không lâu nổi sóng ?
    Từ lâu nuôi nỗi hận đảo vong
    Lợi dụng thời cơ xua quân chiếm ... (1)
    Vẫn giặc truyền kiếp chúng lật lòng
    Lấn đất tầm thực vây kinh tế
    Niên kỷ Mới : Sử lập lại vòng ?
    Bắc phương trổi dậy như địa chấn
    Toàn dân Việt ý thức ngoài & trong ???

    Nguyễn Hữu Viện

    Bên bờ biển l'Ile de Ré (Đảo Mộng = l'Île de Rêve), nước Pháp - 24/8/2007

    1. Trong chiến cuộc Việt Nam & Nam-Bắc, Trung Cộng lợi dụng thời cơ xua hải quân xâm chiếm vùng chiến lược Quần đảo Hoàng Sa năm 1974...

    Nỗi nhục mang tên Hoàng Sa - Trường Sa


    Hàng năm chuông Quảng Đảo - Trường Kỳ
    Tưởng niệm thảm kịch buồn lâm ly
    Vết chàm tử thù khắc Lịch sử
    Đồng minh Mỹ-Nhật chẳng hỏng đi
    Bao năm núp bóng dù nguyên tử
    Khôn ngoan Lãnh đạo vì Dân vì .....
    Ngẫm người nghĩ mình buồn phận Nước
    Nỗi nhục mang tên Hoàng Sa chi ?

    * * *

    Nỗi nhục đau mang tên Hoàng Sa
    Đàn Chim Việt cất tiếng Quê Nhà
    Ý thức tự vấn vận mệnh Nước
    Đau lòng thương Lương dân xương da
    Giương cao đấu tranh dòng biểu ngữ
    Tay sai Bắc Kinh lũ gian tà
    Tấm lòng về Quê không áo gấm
    Tự do ngôn luận cất tiếng ca

    "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đuờng làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.

    Chớ coi thuờng chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghi tới chuyện khác lớn hon. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui uớc. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.

    Không thôn tính đuợc ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

    Vậy nên các nguời phải nhớ lời ta dặn:

    "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cung không đuợc để lọt vào tay kẻ khác".

    Ta để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

    Lời Di chúc của Đức Vua Trần Nhân Tông -Tinh anh và tổng lực của tộc Việt

    Ngài còn là vị lãnh đạo tối cao quân đội Ðại Việt trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ và oanh liệt đánh bại cuộc xâm lăng của chúng ghi lại chiến tích lẫy lừng nhất trong lịch sử dân tộc cũng như thế giới thời trung cổ vào các năm 1285 và 1288.

    Vua Trần nhân Tông sáng lập phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo.

    http://www.youtube.com/watch?v=hj2JpnaDHpA

    Chính MAO TRẠCH ĐÔNG chỉ huy đánh HOÀNG SA

    và chính ĐẶNG TIỂU BÌNH sau khi hắn HỖN XƯỢC "DẠY CHO VIỆT NAM bài học" và chính ĐẶNG thúc quân CHIẾM ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆTNAM 14/03/1988 GIẾT CHẾT 64 LÍNH THỦY VIỆT NAM ....Thế mà BỌN CẦM QUYỀN HÀ NỘI ngoảnh mặt làm ngơ của lòng dạ BÁN NƯỚC HẠI DÂN





    Sự Thật về Hoàng Sa - Trường Sa



    http://www.youtube.com/watch?v=tbJoJQtQn5o

    Nhân chứng sống kể về Hải Chiến Hoàng Sa 1974

    Cá mập xích xiềng - Tàu sập cửa
    Hoàng Sa : Chiến tranh Lạnh (1) bỗng bão mưa !
    Biển đã tống giam - Tàu bỏ ngục
    Trường Sa : Thời đồng chí « Bốn » lừa (2) !
    Nay lưỡi bò cửa mình thò liếm
    « Mười sáu chữ dzàng » (3) dẻo hiểu chưa ? ?
    Mỗi bước tính toán như lùi lại
    Tàu càng thừa thế cứ thế cưa !

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Thời Chiến tranh Lạnh, Trung Cộng lợi dụng Chiến lược Mỹ sau khi bắt tay ngang nhiên chiếm đóng đảo Hoàng Sa của Nam Việt Nam

    2. Láng giềng tốt
    Bạn bè tốt
    Đồng chí tốt
    Đối tác tốt

    3. Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân ngồi cùng nhau viết ra 16 chữ vàng cho 2 đất nước:

    Láng Giềng Hữu Nghị
    Phát Triển Lâu Dài
    Hợp Tác Toàn Diện
    Hướng Tới Tương Lai

    Thực sự là :

    Láng Giềng Khốn Nạn
    Lấn Biển Lâu Dài
    Khợp Đất Toàn Diện
    Thôn Tính Tương Lai

    Trả lờiXóa
  5. Năm 1973 khi ký Hiệp định Paris xong thì Hoa kỳ rút toàn bộ quân đội của họ về nươc.Năm 1975 nói giải phóng Sài Gòn,giải phóng miên Nam thì chẳng qua ngươi Viêt tự bắn nhau,tự giải phóng nhau mà thôi!Thế nhưng hàng năm cú đên ngày 30/4 thì năm nào cũng rầm rộ kỷ niêm hoành tráng nhằm khoét sâu nỗi đau Dân tộc,cho dù cư ra rả hô hào hòa hợp Dân tọc.Ngược lại năm 1974 giặc Trung Quôc cương chiếm Quần dảo Hoàng Sa,đặc biêt năm 1979 Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân ồ ạt tràn sang xâm lược tàn phá cướp bóc 6 tỉnh biên giới phía Bắc hàng vạn Đồng Bào chiên sĩ hy sinh để bảo vệTổ Quôc.Năm 1988 Trung Quốc lại xua quân ra cương chiêm đảo ở Trường Sa,ở đảo Gạc Ma bộ đội ta không một tấc săt chịu hy sinh dưới họng súng của các Đồng chí anh em Trung Quốc thì đên nay vẫn mập mờ đánh lận con đen không giám lên án bọn banh trướng xâm lươc.Lich sư thời đại này không lười biếng để hơn 200 năm sau mớ gọi Phạm Đình Trọng là giặc và Nguyễn Hữu Cầu là Anh hùng đâu nhé.Ngay bây giờ Nhân dân đang nguyền rủa bọn hèn với giăc,lịch sử đang đòi nợ những kẻ phản bội Tổ Quôc,phản bội Nhân dân.Hãy lấy gương Trần Ich Tăc,Lê Chiêu Thông mà soi,đùng đi vào ngõ cụt của kẻ bán nươc hại dân.

    Trả lờiXóa
  6. Ngưỡng mộ những người làm cuốn sách Gạc ma vòng tròn bất tử. Chính nhờ các anh đi tiên phong nên năm nay ở TP.HCM cũng đỡ đàn áp hơn hẳn mọi năm. Nếu so với Hà Nội thì Đinh La Thăng vẫn còn phải học hỏi sự cởi mở của Hoàng Trung Hải.

    Trả lờiXóa
  7. Gác ma bất tử cả trong tư liệu và sông mãi trong lòng dân tộc.

    Trả lờiXóa