Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Vì sao Nguyễn Tấn Dũng thất bại?

Tuy chưa có một cuộc khảo sát tường tận nào nhưng có thể nói, trong mấy chóp bu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) thì có lẽ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người duy nhất biết về tác động của truyền thông, đặc biệt là truyền thông ngoại quốc trên các vấn đề. Trong mấy năm vừa qua, năm nào ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuê một vài trang mạng ngoại quốc để đăng bài bằng Anh Ngữ tâng bốc ông. Ông cũng là người kêu gọi nội các của ông phải lưu tâm đến sự tác động của mạng xã hội.
Với khả năng đó, có nhiều phần là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ít nhiều tận dụng dư luận quốc tế và dư luận Việt Nam để tác động vào cuộc “đấu vật” giữa ông và ông Nguyễn Phú Trọng để giành chiếc ghế Tổng Bí Thư. Đây là điều hoàn toàn đúng đối với bất cứ một lãnh tụ nào, nhưng với trường hợp đặc biệt của ĐCSVN thì sự tác động đó đã đưa đến sự thảm bại của chính ông Dũng.
Truyền thông ngoại quốc và ông Nguyễn Tấn Dũng
Đối với các lãnh tụ, truyền thông ngoại quốc thường để ý đến “charisma”, tạm dịch là sức thu hút, hoặc niềm tin của vị lãnh tụ đối với quần chúng. Ở phương diện này, nếu so với sự lù đù, ăn nói bảo thủ hoặc vớ vẩn của ông Nguyễn Phú Trọng, hay với cách ăn nói mang tính chất “đánh trống bỏ dùi” của ông Trương Tấn Sang, thì rõ ràng ông Nguyễn Tấn Dũng ăn đứt hai ông kia.
Không những thế, trong cương vị thủ tướng, tức người đứng đầu ngành hành pháp, ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều cơ hội đi công du, tiếp xúc với truyền thông ngoại quốc hơn những vị lãnh đạo khác. Bên cạnh đó, có thể là do được các phụ tá “gà” cho, hoặc chính do đặc tính xảo ngôn của mình, ông Dũng đã phát ngôn được một số câu rất hợp tai với truyền thông quốc tế cũng như dư luận. Chẳng hạn như “tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược” ở Hội Nghi Đối Thoại Shangri-La (2013), hay “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” ở Phillipines (2014).
Ngoài ra, đối với trong nước thì những tuyên bố hay ho, chắc nịch, khách quan thì khó ai phủ nhận được, như một số điểm trong “thông điệp đầu năm 2014 của Thủ Tướng” cũng làm nức lòng những người khó tính nhất. Hiển nhiên những tuyên bố đó đã được truyền thông ngoại quốc tiếp nhận một cách thiện cảm.
Xin được trích lại vài điểm sau đây: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh”, “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”, “Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”, “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”, “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới”, v.v….
Không thể phủ nhận được là những tuyên bố như vừa kể đã tạo được tác động rất lớn đối với truyền thông ngoại quốc (ngoại trừ tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc) cũng như dư luận dân chúng Việt Nam.
Chỉ có một điều quan trọng, nhưng hay vuột khỏi trí nhớ nhiều người (kể cả truyền thông ngoại quốc) là, với nguyên tắc “tập trung dân chủ”, phải làm theo quyết định chung của mười mấy ông bà “vua tập thể” trong Bộ Chính Trị mà hầu hết đều mang đầu óc thủ cựu (nếu có tư tưởng tiến bộ thì không thể vào cơ chế này được), sợ mất đảng hơn mất nước, cũng như sợ đất nước tiến bộ người dân sẽ đòi hỏi lắm thứ mà đảng không thể cho để vuột tầm tay được; thì dù ai có tài thánh cũng chẳng thể thi thố gì được trong cái cơ chế đó. Huống hồ là ông Nguyễn Tấn Dũng học hành thì lem nhem, kiến thức lõm bõm, nên ông ta cũng như những người khác trong đảng thực ra chỉ thi hành, nói năng những gì được đảng phân công và cho phép.
Đại Hội 12 và tác động của truyền thông
Với những điều vừa trình bày ở trên, khi đến gần cuộc đua trong Đại Hội Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng nghiễm nhiên trở thành người có uy tín nhất trong ba ông lãnh đạo đảng đối với truyền thông ngoại quốc. Dù chẳng có một bằng cớ nào chứng thực điều này, nhưng bỗng dưng Ông Nguyễn Tấn Dũng có bộ mặt chống Trung Quốc rất sáng sủa và thân thiện đối với kinh tế thị trường.
Hiển nhiên nhận thức này đã tạo tác động không nhỏ đối với dư luận Việt Nam, đặc biệt là với tâm lý “cái gì của tây cũng tốt hơn, hay hơn”. (Ngay cả sau khi Đại Hội 12 đã kết thúc thì truyền thông ngoại quốc vẫn cho là phe bảo thủ thân Trung Quốc đã thắng, phe thân Tây Phương và thân doanh nghiệp đã thua.).
Vô số việc làm “vì Tàu và cho Tàu” của Nguyễn Tấn Dũng như “Bauxite Tây Nguyên”, cho thuê rừng đầu nguồn, cho người Trung Quốc được sở hữu đất đai nhà cửa tại những nơi xung yếu như cạnh sân bay bến cảng Việt Nam, cho người lao động Trung Quốc được vào Việt Nam tràn lan, cho thương lái Trung Quốc được trực tiếp vào Việt Nam thu gom hàng hoá đầu cơ lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bán rẻ tài nguyên khoáng sản, mấy “quả đấm thép vỡ nợ”, v.v….. tất cả đều bị tâm lý không thích Trung Quốc che khuất, khi ông Nguyễn Tấn Dũng được so sánh với ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho là thân Trung Quốc.
Vì các lý do trên và cũng nhờ biết khai thác truyền thông cho cuộc chạy đua giành ghế trong Đại Hội 12, lần đầu tiên người ta đã thấy các phe nhóm trong đảng dùng báo chí và các trang mạng ngoài lề để củng cố cho vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng, tấn công ông Nguyễn Phú Trọng hoặc ngược lại. Tuy nhiên về tổng thể thì phải nói là dường như phe bênh vực ông Nguyễn Phú Trọng không có gì nhiều.
Trong khi đó thì người ta thấy vô số trang mạng ủng hộ ông Dũng. Những “nhà báo nổi tiếng”, “trí thức nổi tiếng”… trang facebook của họ có cả trăm ngàn “fan”. Một tiếng nói của họ ủng hộ ông Dũng là có cả ngàn, chục ngàn người hưởng ứng. Trang blog Nguyễn Tấn Dũng “làm mưa làm gió” trên mặt trận truyền thông, có hàng ngàn người truy cập cùng một lúc. Trong khi trang của ông Nguyễn Phú Trọng hầu như chẳng mấy ai để ý.
Có thể nói rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã rất thành công trên mặt trận truyền thông trong cuộc chạy đua giành ghế trong Đại Hội 12, và đây cũng chính là một trong những điều khiến ông thất bại trong cuộc giành ghế này. Tại sao?
Tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng thất bại?
Về lý do này thì đã có nhiều phân tích rất xác đáng, nhưng ít ai để ý đến tác động của truyền thông đối với quần chúng (không được bỏ phiếu) và đại biểu đảng (có quyền bỏ phiếu).
Cần phải nhớ lại mục tiêu bầu lãnh đạo đảng trong Đại Hội Đảng CSVN lần này thì mới thấy được một nghịch lý: Ông Nguyễn Tấn Dũng thất bại vì ông ta biết vận dụng truyền thông.
Từ nhiều tháng trước ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại tiêu chuẩn bầu chọn lãnh đạo đảng. Quan trọng nhất trong các tiêu chuẩn đó là “bảo vệ Đảng”. Đây là tiêu chuẩn được đặt lên trước việc “bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa”, cuối cùng mới đến “bảo vệ nhân dân”.
Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đặt ra một lô một lốc những tiêu chuẩn khác cho việc bầu chọn lãnh đạo đảng, phù hợp với tiêu chuẩn quan trọng nhất vừa nêu ở trên, mà dường như chỉ có một mình ông ta mới hội đủ.
Ông Trọng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (người Bắc), được nuôi dưỡng thuần tuý trong cái nôi Cộng Sản. Ông học tập dưới mái trường XHCN, học văn chương “cách mạng” ở đại học, học tiến sĩ ngành Xây Dựng Đảng ở Liên xô từ năm 80 là cái nôi của thành trì Cộng Sản. Nếu so với các Tổng Bí Thư khác từ Trần Phú, Lê Duẩn cho đến Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh…thì ông Trọng là người học hành, lý luận về Chủ Nghĩa Cộng Sản nhiều nhất, đầy đủ nhất. Ngay cả so với ông Hồ Chí Minh thì tiêu chuẩn này của ông Nguyễn Phú Trọng cũng cao hơn, vì ông Hồ đã sống ở các nước bản, chỉ được “giác ngộ” cộng sản sau này.
Qua các chức vụ trong đảng như Tổng Biên Tập Tạp Chí CS, Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, Bí Thư Hà Nội, Chủ Tịch Quốc Hội, Tổng Bí Thư Đảng, thì người ta thấy rằng con đường tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản là con đường dành riêng cho ông Trọng.
Câu nói “Đến hết thế kỷ 21 không biết có xây dựng CNXH được hay không?” tuy bị chế diễu, nhưng có lẽ đó là câu nói thật lòng của ông ta. Ở một phương diện khác, câu đó cũng cho thấy “viễn kiến” của một lãnh tụ Cộng Sản.
Năm nay ông Trọng đã hơn 70 tuổi, vài năm hay một hai thập niên nữa ông chết, xuống âm phủ chắc ông tiếp tục xây dựng XHCN ở dưới đó (nếu có cõi âm ty).
Đối với các đại biểu đảng được tham dự và bỏ phiếu trong Đại Hội 12, là những người được các cơ quan đảng lựa chọn từ trên xuống, thì ngoài sự so sánh về tiêu chuẩn lãnh đạo đảng như đã đề cập ở trên, chính những gì được loan truyền trên truyền thông tây phương và dư luận quần chúng càng khiến họ quyết tâm bảo vệ đảng hơn. Bởi vì bất cứ sự thay đổi quan trọng nào cũng có thể làm họ bị mất đi những quyền và lợi họ đang thụ hưởng nhờ đảng, kể cả cái sổ hưu. Do đó, xét cho cùng thì từ sự lựa chọn đại biểu đảng ở cấp cơ sở cho đến các tiêu chuẩn được đặt ra, đến các quy định bầu chọn trong Đại Hội, truyền thông ngoại quốc và dư luận xã hội trên các trang mạng không thể tạo được tác động nào, ngoài tác động ngược là dư luận quần chúng quá mạnh, mà đảng lãnh đạo thì không thể yếu hơn quần chúng được.
                                                                   ***
Tóm lại, ít nhiều thì cũng phải thừa nhận ông Nguyễn Tấn Dũng quả là đã tạo nên và vận dụng được sự tác động giữa truyền thông quốc tế và dư luận trong nước để khuynh loát nội bộ đảng và châm thêm vào đà tấn công phe ông Nguyễn Phú Trọng.
Hẳn nhiên những nhà bình luận nổi tiếng như Carl Thayer, Jonathan London luôn luôn có những ảnh hưởng rất lớn đối với truyền thông và dư luận. Đây là một lợi thế của ông Nguyễn Tấn Dũng nếu Việt Nam là một quốc gia bình thường như những quốc gia khác, trong đó người dân có quyền bầu chọn người lãnh đạo một cách công minh.
Tiếc rằng Việt Nam không phải là nước bình thường. Chính vì sự không bình thường đó mà Việt Nam là nước “không chịu phát triển”.
Lê Vĩnh/(CTM)
------------ 

27 nhận xét:

  1. Nếu có thật cuộc "so găng" giữa 2 người, thì ông 3D thất bại là đúng. Nhưng sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của ông Trọng mới là điều lạ!
    Cho nên chính ông Trọng cũng bị ...bất ngờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chọng Nú là kẻ đa nhân cách - xấu mà nghĩ bản thân tốt?

      Xóa
  2. Nam Bộ kêu "Xảo ngôn". Bắc Bộ gọi là "Đĩ miệng".
    Như nhau.

    Trả lờiXóa
  3. chuẩn, nhưng ông Dũng nhờ Lê đức anh can thiệp thì thua rồi, chỉ có dân mới cứu ông thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông thua vì nhờ lê đức anh làm ảnh hưởng, và để lê thanh hải lộng hành, để hoàng trung hải kí nhiều hợp đồng với tàu, ông đã quá khinh địch, tiếc quá thủ tướng ơi

      Xóa
  4. Các bạn không thấy giàn khoan và máy bay Trung quốc bay vào lãnh địa Việt nam đó à? Uỷ viên nào dám không bỏ cho ông Trọng?

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đồng tình với tác giả về nhận định trên. Bổ sung thêm với tác giả:vì ông Dũng mà ông Thayer và ông LonDon mất uy tín, nay tác giả thêm ông Dũng "biết vận dụng truyền thông kể cả ngoại quốc" thì mọi người đã rõ. Nhưng còn ông dũng có vì cái ghế TBT mà làm điều gì thất đức không? Vì người Việt Nam rất nhân hậu và nhân văn.Họ rất ghét trong thời bình mà vua chúa giết người, rất nhiều vương triều đổ vì chuyện này./.

    Trả lờiXóa
  6. lương tâm thời đạilúc 19:01 5 tháng 2, 2016

    Tác giả Lê Vĩnh diễn giải quá lòng vòng mà lẽ ra để trả lơi câu hỏi này, chỉ cần 3 câu thôi:
    1- Ông Dũng thua vì ông Dũng không được ông TBT Nguyễn Phú Trọng ưa để truyền ngôi cho.
    2- Ông Dũng không được TBT Nguyễn Phú Trọng muốn truyền ngôi mà ông vẫn tìm cách nâng cao tuyên truyền cho mình và làm ngược lại chỉ đạo của ông TBT Nguyễn Phú Trọng là ông phản đảng.
    3- Ông Dũng phản đảng thì ông Dũng phải chết
    Đó là tính ưu việt của chủ nghĩa Mac Lê

    Trả lờiXóa
  7. Ông Dũng không thua đâu! Để rồi xem!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dũng "thắng" lớn quá rồi. Còn hơn 3 người trúng xổ số gần 2 tỉ USD ở Mỹ vùa tức thời!

      Xóa
  8. " VI SAO ONG NGUYEN TAN DUNG THAT BAI ? ".

    Vi cai nay ne!
    " Don doc cua NGUYEN PHU TRONG "

    Http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2016/02/on-oc-cua-nguyen-phu

    4.2.2016 - NguoiBuonGio : DON DOC CUA NGUYEN PHU TRONG

    Trả lờiXóa
  9. Anh Dũng di tản về Sài Gòn kinh doanh sao lại thua được.
    Thời đại kinh doanh mà,Kỷ Sửu thì khôn lanh xưa nay,xét về tử vi.
    Từ vùng sâu vùng xa mà lên chức Thủ tướng là cao quá rồi.
    Mấy quả đấm anh bê từ Hàn Quốc về đến nay nó nằm ỳ ra đó,nên anh chạy làng,là thắng,bỏ của nợ cho thế gian.
    Anh Trọng bị lừa ôm quả này chắc chết.TPP thì đến 2018 mới hiệu lực,thì sao mà xở cho nổi,vã lại tình hình trung quốc nó huậy phá quá thì kinh doanh muôn vàng khó.
    Yếu tố can thiệp của Trung quốc trong nhân sự là có cả ngìn năm rồi,nhưng đâu phải họ can thiệp thành công,nếu thành thì làm gì còn Việt Nam ngày nay.
    Thật ra khôn thì anh TRọng gán nợ cho anh Dũng,nhưng cũng tại bảo thủ.Tuy nhiên giàn mới này đang bố trí cũng được,có thể xoay chuyển khỏi xuống hố.
    Thế giới sa lầy ghê gớm,đến Mỹ cũng chịu sầu,Trung quốc thì hoảng loạn,nước ta chưa ngẻo là may,đòi phát triển cái gì hơn.
    Nhìn họ rồi nhìn ta,chớ ham quá rồi hụt.
    Tập trung dân chủ là nguyên tắc cứng của ĐCSVN xưa nay,nó thực hiện từ cơ sở trở lên,do vậy có chậm nhưng thất bại ít nhất,thành công nhiều hơn.Đây cũng là nguyên tắc của hầu hết các đảng trên thế giới,nên xuyên thì xuyên chứ đừng có tạc.chỉ khác là mỗi quốc gia cách làm khác nhau thôi.
    Trong bối cảnh chung,thì anh Dũng làm TBT là tốt nhất,nhưng khổ thay anh chống Trung quốc ra mặt,vì nó xỏ anh giống như xưa nó xỏ cụ Trường Chinh vậy,làm cụ rớt đài.
    Mọi việc đã rồi,công việc chỉ còn tiến tới.
    CS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông Trọng hay hơn ông Dũng ở chỗ ông không dám khinh địch, biết mình yếu bất tài nhưng dùng người chuẩn hơn ông Dũng, ông không dùng đám họ lê để làm bạn : lê đức anh , thanh hải, và sẵn sàng để La Thăng làm bí thư saigon, quả là nước cờ cao tay và hợp lòng dân

      Xóa
    2. Nếu cho rằng "Ít xấu hơn", e rằng phải nghĩ tới Lú hơn là X...
      Buồn cho các DLV của X...

      Xóa
    3. Hợp lòng dân lắm. Ông Thăng vào tôi đồ trước tiên ông ấy cho mở dăm con đường mới là có thêm dăm trạm thu phí, hết nhiệm kì thì SG có thêm vài chục trạm nữa, tha hồ đóng thuế yêu nước nha.

      Xóa
    4. Gửi ND 09:06
      "Hợp lòng dân" ! Dân đã đc bỏ phiếu thăm dò hồi nào mà kết luận chắc như cua gạch vậy bạn DLV!?

      Xóa
    5. DLV 0906!
      La # là tay cáo già. Tôi nghĩ sau này đ/c X phải gọi hắn bằng "cụ!".

      Xóa
    6. 15:34 Ngày 06 tháng 02 năm 2016 nghĩ thế nào mà cho là thằng bán nước thì tội bé hơn thằng tham nhũng tiền bạc?
      thằng bán nước có tham nhũng không? xin thưa: nó không những tham nhũng cả tiền bạc nhưng cái nguy hiểm nhất là tham nhũng quyền lực: ngoan cố giữ quyền bất chính nên đã làm lê chiêu thống cho Tàu để nhờ nó chống lưng, do đó mà bán nước đó thôi. Đã tham nhũng quyền lực là chắc chắn là để tham nhũng tiền bạc: vụ Siputra trọng cũng đã tham gia để thất thoát hàng ngàn tỷ chứ không à? sạch với ai cái thằng lưu manh đầu bạc tay sai tàu ấy. Dân HN biết cả đấy.

      Xóa
  10. Trương Minh Tịnhlúc 21:53 5 tháng 2, 2016

    Tác giả suy luận xa vời.Thật ra rất giãn dị:Trung Quốc muốn ai thì người đó được.
    Trung Ương Đảng,Đại Hội Đảng....Ông nào cũng sợ mất chức,mất nồi cơm.......nên đều sợ.
    Sợ thì làm theo ý TQ cho chắc ăn.
    Tôi cam đoan với quý vị nhé ! 100% quyết định gì của VN cũng hỏi ý TQ.

    Trả lờiXóa
  11. ( Comt lai vi ly do sua link - xin loi )

    "Vi sao NTD that bai ?"

    Vi cai nay ne :
    " DON DOC CUA NGUYEN PHU TRONG "

    Http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2016/02/on-oc-cua-nguyen-phu-trong.html
    4.2.2016 - NBG : Don doc cua Nguyen Phu Trong

    Trả lờiXóa
  12. lương tâm thời đạilúc 07:09 6 tháng 2, 2016

    "Dậu đổ bìm leo" là một câu ví dân gian nói về bọn phù thịnh bài suy, của một số kẻ tiểu nhân, cơ hội.
    ĐCSVN từ ngày thành lập đến nay đã phạm một tội lỗi rát lớn là răm rắp nghe theo làm theo ĐCSTQ mà quên mất lời tiền nhân đã dậy về mối thù ngàn năm với bọn xâm lược đến từ Phương Bắc.
    Bởi vậy, tất cả các cán bộ cao cấp của đảng CS, ít nhiều đều làm theo lệnh của TQ. Cách mạng Tháng Tám bài trừ chính phủ Trần Trọng Kim, để vuột mất cơ hội làm đồng minh với Mỹ và đẩy đất nước rơi vào cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm là do lời xui dại của TQ, Hội nghị Geneve năm 1954 chia đất nước làm 2 miền rồi đánh nhau với Mỹ suốt 20 năm cũng vì sự can thiệp của TQ.
    Đến nay sau 40 năm đất nước thống nhất mà vẫn chia rẽ, vẫn rối bời , đến nỗi một đại hội thường kỳ 5 năm một lần mà phải súng ống rầm rập như sắp có chiến tranh và Bắc Kinh Hà Nội chạy đi chạy lại ... cũng vì ĐCSVN ngày càng phụ thuộc TQ nhiều hơn.
    Như vậy mà tác giả lại nói rằng Nguyễn Tấn Dũng và Phùng Quang Thanh âm mưu đảo chính còn Trần Đại Quang thì phát hiện và cùng Nguyễn Phú Trọng ngăn chặn âm mưu tầy trời đó.... là một suy đoán ngược đời.
    Lịch sử có những khúc quanh rất phức tạp mà lúc này chưa thể nói hết được. Nhưng những nhận định hồ đồ đổ tội cho người, để che dấu tội lỗi cho của kẻ phạm tội cũng là TỘI PHẢN QUỐC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này nói rất chính xác.
      (Cựu binh giết Tàu cộng 79, người Hà nội)

      Xóa
    2. "Cựu binh giết Tàu cộng"

      Oh, năm 79. Tới năm 84 thì đảng Cộng Sản đã rút kinh nghiệm không cho giết nữa, mà chỉ cho bộ đội nhà mình làm bia tập bắn miễn phí ở Gạc Ma thôi .

      Xóa
  13. Nó là thế này:
    Hiện nay, "lớn" cỡ mấy cũng bị nhân dân kêu bằng "Thằng" này nọ. Còn con nít được kêu bằng "Ông, Bà" mới ghê...
    "Trời làm một trận lằng nhằng
    Ông hóa ra Thằng, Thằng hóa ra Ông!"

    Trả lờiXóa
  14. Trong số Tổng bí thư ĐCSVN có 2 ông là dân tộc thiểu số đó là ông Nông Đức Mạnh dân toocjTayf và ông Lù Trọng Thắng đân tộc Mông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chàng trai Tày đẽo cày bên suối
      Cô gái Hơ Mông bên đống lửa

      Xóa
  15. Mình rất thích em Kim Ngân. Thế mới... buồn...

    Trả lờiXóa