Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

TPP không còn là lời hứa?

Các lãnh đạo trên bàn đàm phán Hiệp định TPP đầu tháng 10/2015
Thứ Năm tuần này (ngày 4/2), đoàn Việt Nam sẽ có mặt tại Auckland (New Zealand) để đặt bút ký chính thức vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng 11 thành viên.
Cho dù sẽ có khoảng chờ 2 năm để các nước thành viên hoàn tất thủ tục trong nước trước khi TPP chính thức có hiệu lực, thì mọi hành động để hiện thực hóa các cơ hội hay giải tỏa các thách thức từ TPP cũng không thể chần chừ thêm.
Nỗi lo khó kiếm được “miếng bánh” từ TPP của doanh nghiệp Việt Nam lại lớn lên. Lo vì việc tìm hiểu và tận dụng được các cam kết này vẫn là thách thức lớn nhất. Đặc biệt, doanh nghiệp sợ cô đơn trong chặng đường tìm kiếm các cơ hội trong TPP. Có thể nhìn thấy điều này ngay trong nỗ lực rất lớn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi công bố cuốn Cẩm nang Tóm lược TPP dày 160 trang đúng 1 tuần trước thời điểm lịch sử trên.
So với gần 6.000 trang văn bản bằng tiếng Anh của một hiệp định có khối lượng cam kết lớn nhất, phức tạp nhất mà Việt Nam từng tham gia cho tới thời điểm này, thì cuốn cẩm nang này là quá mỏng.         
Nhưng đúng như các chuyên gia về hội nhập của VCCI đã nói, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, không cần việc công bố cả ngàn trang cam kết, mà họ cần những nội dung dùng được để vạch con đường đi ngay trong năm nay, trong vòng vài năm tới và các chiến lược xa hơn. Đây là lý do cuốn cẩm nang được đón nhận.
Song cũng phải khẳng định, một mình VCCI sẽ không thể giải tỏa được thách thức này.
Thứ nhất, chỉ tính riêng 8 nội dung mà VCCI cho rằng, doanh nghiệp cần phải chú ý trong TPP (các vấn đề chung về TPP; cam kết TPP về thuế quan và mở cửa thị trường đối với hàng hóa; cam kết về dịch vụ và đầu tư; mua sắm công và doanh nghiệp nhà nước; sở hữu trí tuệ; lao động và môi trường; chính sách cạnh tranh - thương mại điện tử - doanh nghiệp nhỏ và vừa; minh bạch, chống tham nhũng và giải quyết tranh chấp), có thể thấy tầm phủ rất rộng.
Để có được những lưu ý cụ thể đối với doanh nghiệp, thiết thực theo từng ngành, lĩnh vực, đòi hỏi các chuyên gia tham gia nghiên cứu phải có chuyên môn sâu. Ở đây, vai trò của các hiệp hội ngành hàng đặc biệt quan trọng trong mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cũng không nhỏ. Lý do là, trong quá trình đàm phán, các phương án tác động, các kịch bản đối phó đã được đưa ra trước khi đi đến đồng thuận về nội dung chính thức.
Nếu doanh nghiệp nắm được các bước đi này, chiến lược không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào dù nhỏ nhất sẽ thực hiện được. Hơn thế, giới hoạch định chính sách chung cũng sẽ nhìn thấy đường hướng để thay đổi cả tư duy lẫn hành động theo các kịch bản tốt nhất được được dự liệu.
Thứ hai, trong hội nhập, bỏ lỡ cơ hội cũng là một thách thức. Một doanh nghiệp, một hộ kinh doanh không thể đối chọi được với đùi gà của Mỹ hay thịt bò từ Australia, dù họ có nỗ lực thế nào. Một lần nữa, vai trò của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp được nhấn mạnh không chỉ với tư cách đại diện, mà còn là cầu nối đưa các ý kiến, kiến nghị từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tới các cơ quan hoạch định chính sách.
Hơn thế, vai trò trong đề xuất chính sách của các hiệp hội ngành hàng đang vô cùng cần thiết khi các tác động của TPP sẽ đến theo từng ngành hàng, từng lĩnh vực cả ở chiều sâu lẫn chiều rộng. Tới đây, nếu không nắm rõ, hiểu sâu các nội dung cam kết, nhất là những nội dung lâu nay doanh nghiệp Việt Nam vẫn cố tình né tranh như sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường…, thì khả năng doanh nghiệp Việt Nam rơi vào các vòng kiện tụng sẽ không hề nhỏ. Khi đó, không chỉ là không còn cơ hội, mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đẩy ra ngoài rìa cơn sóng hội nhập.
Thứ ba, trong các thách thức này, vai trò của khu vực nhà nước vô cùng lớn, đó là cải cách, thay đổi thể chế phù hợp với các cam kết, với luật chơi và người chơi mới. Nếu bước thay đổi này chậm, thiếu quyết tâm và không đúng theo chuẩn mực, thì cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam từ TPP cũng sẽ tuột dần, tức là cơ hội của nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị bỏ lỡ.
Khánh An/ĐTO
-------------

19 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 17:05 1 tháng 2, 2016

    Thực ra những nỗ lực suốt mấy năm qua để có cơ hội bước vào HĐ TPP hiện thực như hôm nay là cố gắng của VCCI và nhiều chuyên gia thương mại & ngoại giao chứ không phải của ông 3D, nhưng với phong cách linh hoạt và cách ăn nói của ông cũng ít nhiều làm cho Mỹ và các nước thành viên tin cậy. Hôm nay vẫn còn là TT, chắc chắn ông 3D vẫn đóng tốt vai trò của mình. Nhưng Không rõ đến lúc ông Nguyễn Xuân Phúc làm TT thì ông ta có nói được câu nào gẫy gọn hay không? Và TPP tuột dần khỏi VN sẽ là một tội lớn.
    Một đất nước có một TT rất quan trọng.
    Thật buồn NPT lại "cơ cấu" bộ mặt xôi thịt như ông NXP này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái gì có lợi cho dân thì hại cho quan

      Xóa
    2. TTP chỉ là một phần quy định, luật pháp của VN.
      Sống theo điều 4 hiến pháp, trên Luật pháp, còn có "lực lượng lãnh đạo nhà nước". Lo gì!
      Đ mẹ cái điều 4 hiến pháp!

      Xóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 20:12 1 tháng 2, 2016

    Triết Học Duy Vật Biện Chứng cho rằng:"Vật chất quyết định ý thức".
    Chĩ có 2 cách:
    1/-Bế quan tỏa cảng chịu nghèo khổ như Bắc Hàn để có chế độ tập trung CS. Hoặc:
    2/-Có tiền sung túc thì phải có chế độ Dân Chủ.
    VN chắc chắn phải có thể chế Tự Do.Vật chất quyết định ý thức mà.Làm gì có chuyện vật chất tư bản mà ý thức lại CS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cộng sản không dân chủ
      có dân chủ không cộng sản

      Xóa
  3. Lời hứa cuội trước cộng dồng quốc tế đó là nghề của CSVN

    Trả lờiXóa
  4. Ký là ký,tuột sao được.
    HĐ TPP sẽ là cơ sở cho các nhà kinh doanh phát triển được nội lực chứ.
    Cũng là cơ sở để Nhà nước xoay chuyển các chính sách đầu tư,chính sách thuế,từ đó nâng cao đời sống chứ.
    Lo gì đùi gà,thịt bò...
    Cái đáng lo nhất làm cho hồn ma bóng quỷ hết mơ ngày giành chính quyền.Vì Mỹ gác thẳng tay,phủi tay.
    Lo thứ nhì,trong ĐCSVN đám cơ hội hết chỗ dựa,chắc chắc bung,lại bất mãn ra réo trên diễn đàn.
    Lo thứ ba là đám buôn gian bán lận với Trung quốc hết tò te.
    Lo thứ tư là chào vĩnh biệt anh bạn Trung quốc.
    Khá khen MỸ biết chọn bạn mà chơi dù hơi muộn.
    Ai biết được anh Trọng lại đề cử người khác và quốc hội chọn Thủ Tướng cho rành nước cản,khi mà TPP đòi hỏi .
    Một đảng viên CS chưa tốt vẫn tốt hơn hẳn bạn nào đó hết lãnh lương Pháp lại lương MỸ ,rồi cắm đầu xuống đất làm cha thiên hạ.
    Ngày xưa,tình báo Mỹ và CIA nó ghét hết chỗ ghét,dù là đối phương nhưng 2 bên chúng mình lại rất lịch sự nhau.
    Ai can thiệp Pôn -Pót thả nhà báo kiêm tình báo,chỉ có Việt Cộng mới có cái quyền uy đó.CIA biết tổng nhưng lại phục,và cờ đã tàn,chỉ mong về.
    Đâu có vụ hằm hằm chống cộng mấy chục năm,mà thân tàn ma dại ra thế.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Số 1 giáo điều bảo thủ là "tổng bí Trọng lú"
      còn số 2 là Công Sơn,không trật đi đâu được !

      Xóa
  5. Ông chưa lên CT nước mà đã cho csgt được quyền bắt người, tịch thu tài sản...còn các ông khác thì sao? quyền to hơn chắc được phép bắn giết....một chế độ hà khắc săp lên ngôi.

    Trả lờiXóa
  6. Thực sự các vị đắc cử Bộ Chính trị vừa qua, nếu chúng ta cầu thị, cầu toàn thì sắp xếp như sau : Lão Trọng thì cứ TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Phạm Bình Minh..... thì sẽ là 1 đội bóng mạnh . Quí vị nghĩ sao ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là đội bóng lúc nào cũng "Thua trong thế thắng!"???

      Xóa
  7. Hứa cho nhiều , rồi lại quên …biết tin ai bây giờ …
    Khi Thằng Ba Trợn hứa gì gì đó với Obama , để rồi có câu thơ Kiều đợm đầy mùi thơm và hoa mỹ vang lên :
    Trời còn để có hôm nay
    Tan sương đầu ngỏ , vén mây giữa trời .
    Làm cho dân Việt ngất ngây mơ màng một chân trời mới ước hẹn sẽ xuất hiện .
    Nhưng rồi ,nổi thất vọng của những người tù đấu tranh cho nước Việt mong một tương lai tươi sáng , ngày càng bi quan hơn .
    Giống như vậy , kết quả sau bầu cử làm cho người Việt buồn , thất vọng , chỉ 1 tia sáng le lói , mong manh mơ hồ cuối đường hầm cũng tắt ngấm .
    Tội nghiệp cho một dân tộc cứ mãi điêu linh từ ngàn năm . Cã ngàn năm bị nô lệ , khổ và nhục .
    Còn thời đại bây giờ , nô lệ thì chưa thấy tới nhưng mấy chục năm nay , bị gạt gẩm là điều ray rứt đau buồn . Gạt do bị xão ngôn , hứa cuội , hứa lèo . Không những hứa xạo dân trong nước , mà lại hứa bậy với ngoại quốc luôn .

    Tương lai tới đây , 10 nước khác trong TTP sẽ từ từ nhăn mặt , khó chịu và chiêm nghiệm khi làm ăn chung với 1 nước Cộng Sản duy nhất trong nhóm .
    Và dân VN sẽ thấy TTP có lợi cho TQ như thế nào khi TQ không cần vào TTP mà vẫn bán hàng ồ ạt nhờ đàn em tay trong .
    Kế tiếp , đứa con hoang càng bị vòng kim cô siết chặc kỹ thêm nữa cũng vì TTP : Mày mà làm không đúng những gì cha đẻ ra mày chỉ bảo , chỉ cần tao bỏ những chất độc vào hàng xuất cảng đi TTP là mày bị phạt , mất uy tín , chết dở ngay .

    Thế thì những hứa hẹn kinh tế tươi sáng hơn ,nhờ vào TTP , sẽ là những quả bồ hòn cho dân Việt . Mẹ khiếp , nhìn những người dẫn đường thấy mà kinh , cứ nhất quyết kiên định tiến theo con đường kinh dị mà thế giới đã quăng vào sọt rác từ lâu đời , lại nữa có ông Côn An lầm lì với cây súng chỉa vào người dân ra lịnh phải đi đúng đường về Thành Đô : Thế nên , còn cơ chế cướp sạch thì đời sống của dân Việt chỉ là làm mọi cho người ta thôi , tuy TTP sẽ làm thay đổi đời sống kinh tế phần nào nhưng kết quả chỉ là nhỏ nhoi giống như khi xưa 1986 , CSVN bỏ ngăn sông cấm chợ mà thôi .

    TTP cũng chỉ như một chén cơm có đầy canh , thịt cho 1 người tù trước khi ra pháp trường . Chỉ khi nào dân VN bị sáp nhập vào TQ , lúc đó , nhìn lại TTP của thời bây giờ mới thấy đó chỉ là viên thuốc á phiện cho người bị ung thư giai đoạn cuối mà thôi .

    Trả lờiXóa
  8. Mặt thằng cha Nguyễn xuan phúc này trong hãm lắm nó hãm như cái chế độ độc tài đang giãy chết

    Trả lờiXóa
  9. Phàm là người đã được bầu chọn vô BCT ắt phải là người có "lập trường kiên định", nỏ sợ có dây dưa với "thế lực thù địch".
    Hãy chọn cái đ/c nào bảnh trai, đẹp gái, ăn nói đĩnh đạc một chút (tất nhiên cũng phải thông thái càng nhiều càng tốt, nếu dốt thì bớt nói) để làm PR (cả đối nội lẫn đối ngoại). Trong BCT kỳ này, thấy cũng nhiều đ/c đạt được tiêu chuẩn này đấy.
    Chứ mà mấy đ/c làm các công việc PR mà mặt mũi hãm tài, ăn nói lúng ba lúng búng thì đảng ta, nhân dân ta sinh mắc cỡ với thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khả năng hùng biện thuyết phục của người Việt là rất kém.
      Đành xoay ra "giải quyết vấn đề" bằng cách hối lộ, tầm cỡ thế giới luôn!

      Xóa
  10. Đúng là Cộng sản độc tài,nhưng thua xa Việt Nam cộng hoà mà chỉ đọc các hồi ký của các sĩ quan và nhà chính trị VNCH thì rõ.
    Đến cụ Thiệu còn chịu hết nỗi.Thâm chí đến gặp tại Mỹ mà còn dỡ thói côn đồ với ngay cả cụ Thiệu ????
    Dù Phúc cù lần thì thay người khác chứ khó gì.
    Trần Đại Quang chắc gì làm chủ tịch nước,thường trực đảng thì sao.
    Mía sâu có đốt,nhà dột có nơi.
    Hồ đồ quá không tốt,nên nhớ câu ca này,
    Thương đao cắt ruột da còn xót,
    Lời nặng đau lòng giận khó nguôi.
    Đất nước vài thằng điên và vài nhóm khùng là quá ngán rồi.TPP có ký gì nữa thì còn muôn vàng khó khăn.Vấn đề còn lớn hơn sự TPP đó,hiểu chưa ?
    Mỹ có trăm ngàn cách đẩy hàng Việt về nước hoặc bỏ.
    Hàng Trung quốc vào Mỹ ngon ơ,có TPP đâu.
    Xin lỗi nói leo một chút,vì nhiều bạn cứ sống trong mơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu là Cong Son, có vẻ đang tỉnh ra nhỉ?

      Xóa
    2. Mỗi ngày vào trang BuiVanBong mấy lượt mà không thấy chán. Đọc bài xong lại tìm nhận xét của ông Công Sơn để đọc. Thật hấp dẫn.

      Xóa
  11. TPP với VNcs?
    Chiếc áo không làm nên thầy tu!

    Trả lờiXóa