Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

‘Sướng’ rồi thì cho ... 'rút ra’!

Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang
đều xin rút lui khỏi danh sách đề cử,
nhưng việc cho rút hay không sẽ do Đại hội quyết định
Công tác kiểm phiếu chọn các ứng viên được giới thiệu bổ sung tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được thực hiện tại Hà Nội chiều 25/1.
Trước đó, việc các đại biểu bỏ phiếu đối với 29 trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử đã diễn ra vào lúc 5 giờ chiều 25/1.
Trong danh sách các ứng viên cuối cùng, có 221 người do Ban Chấp hành khóa cũ giới thiệu đã chắc chắn có mặt.
"Đại hội quyết định"
Số lượng nhân sự ứng cử, đề cử bổ sung sẽ không được vượt quá 36 người để bầu cử ủy viên chính thức.
Tính đến sáng 25/1, có 62 người được Đại hội đề cử vào danh sách ứng cử viên chính thức và khoảng 30 người vào danh sách bầu ủy viên dự khuyết.
Đã có 23 người xin rút khỏi danh sách đề cử ứng viên chính thức, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang và toàn bộ bảy ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 khác, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường được trang tin VnExpress dẫn lời.
Hiện công tác kiểm phiếu được thực hiện đối với 23 trường hợp xin rút này, cùng 6 trường hợp xin rút khỏi trong danh sách đề cử ứng viên vị trí ủy viên dự khuyết, để xác định xem "nguyện vọng xin rút" của họ có được Đại hội chấp nhận không.
Những người nhận được trên 50% số phiếu "không cho rút" sẽ được gộp vào danh sách các ứng viên được đề cử và không xin rút; tất cả sẽ qua một vòng bỏ phiếu nữa để chọn 36 đại diện.
Trong vòng bỏ phiếu thứ hai, các gương mặt được chọn sẽ tính theo thứ tự số phiếu cao nhất tính từ trên xuống, không nhất thiết phải đạt quá bán hay đa số tối đa.
Danh sách ứng viên chính thức, gồm 221 người do Ban Chấp hành cũ đề cử, và 36 người do Đại hội chọn ra sau hai phiên bỏ phiếu chiều tối nay, sẽ được chốt lại để Đại hội bầu vào Ban Chấp hành mới.
Việc bầu Ban Chấp hành mới sẽ được tiến hành vào sáng 26/1.(BBC)

*       *       *

Tối 25/1, Đại hội đã đồng ý cho 29 ứng viên rút khỏi đề cử Ban chấp hành trung ương khóa XII, trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
29 ứng viên được cho rút gồm 23 nhân sự đề cử ủy viên chính thức và 6 nhân sự đề cử ủy viên dự khuyết. Trong 23 nhân sự đề cử ủy viên chính thức được Đại hội đồng ý cho rút tối nay, có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số Ủy viên Bộ Chính trị.
Trước đó, 17h chiều nay, Đại hội tiến hành bỏ phiếu về việc có cho phép 29 nhân sự xin rút hay không. Ban kiểm phiếu gồm 25 thành viên, do ông Nguyễn Thế Trung, Phó ban Dân vận Trung ương làm Trưởng ban kiểm phiếu.
Danh sách bầu cử chính thức sẽ gồm 221 trường hợp do Ban chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu và các trường hợp đề cử bổ sung tại đại hội. 
Phóng viên trong nước và quốc tế chờ kết quả kiểm phiếu
trước hội trường lớn. Ảnh: Hoàng Hà.
9h30 sáng mai (26/1), các đại biểu tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban chấp hành trung ương khóa XII tại hội trường. Chiều cùng ngày, ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
Ngày 27/1, Ban chấp hành Trung ương khóa mới sẽ họp hội nghị lần thứ nhất để bầu các chức danh chủ chốt: Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Kết quả bầu cử sẽ được báo cáo đại hội chuẩn thuận ngày 28/1. Sau đó Ban chấp hành Trung ương khóa mới sẽ ra mắt đại hội tại phiên bế mạc.
Phương Loan - Minh Quan/(Zing)

**         **         **
20h10’  25-1, BBC tiếp tục cập nhật:
Báo Việt Nam nói Đại hội 12 chấp nhận thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch QH nhiệm kỳ Đại hội 11 rút khỏi danh sách ứng cử viên Trung ương khóa tới.
Công tác kiểm phiếu chọn các ứng viên được giới thiệu bổ sung tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được thực hiện tại Hà Nội chiều 25/1.
Trước đó, việc các đại biểu bỏ phiếu đối với 29 trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử đã diễn ra vào lúc 5 giờ chiều 25/1.
Trong danh sách các ứng viên cuối cùng, có 221 người do Ban Chấp hành khóa cũ giới thiệu đã chắc chắn có mặt.
Vào lúc 20 giờ giờ Hà Nội, báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam đăng tin rằng "đa số đại biểu của Đại hội XII đã đồng ý cho 29 ứng cử viên (23 chính thức và 6 dự khuyết) rút khỏi danh sách bầu cử".
Đó là những ứng cử viên được giới thiệu (ngoài danh sách đề cử của Trung ương khoá XI) và đã xin rút trước đó.
Họ gồm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải và một số người khác.
Truyền thông tiếng Anh cũng vừa có tin về sự kiện Thủ tướng Dũng không còn 'trong cuộc chạy đua'.
Reuters viết rằng Đại hội Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã chấp nhận "đơn xin rút" của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, hãng tin này trích lời bình của nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, ông David Brown nói "cách vận hành của bộ máy quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam quả là gây chóng mặt".
Ông Brown cũng nói "đây quả là một cuộc thi đấu" (contest) và người ta có những sự lựa chọn khác nhau".
Điều này khiến Đại hội Đảng CSVN lần này khác với những lần trước khi mọi việc chỉ là "buồn tẻ và chia lại ghế".
"Đại hội quyết định"
Số lượng nhân sự ứng cử, đề cử bổ sung sẽ không được vượt quá 36 người để bầu cử ủy viên chính thức.
Tính đến sáng 25/1, có 62 người được Đại hội đề cử vào danh sách ứng cử viên chính thức và khoảng 30 người vào danh sách bầu ủy viên dự khuyết.
Đã có 23 người xin rút khỏi danh sách đề cử ứng viên chính thức, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang và toàn bộ bảy ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 khác, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường được trang tin VnExpress dẫn lời.
Những người nhận được trên 50% số phiếu "không cho rút" sẽ được gộp vào danh sách các ứng viên được đề cử và không xin rút; tất cả sẽ qua một vòng bỏ phiếu nữa để chọn 36 đại diện.
Trong vòng bỏ phiếu thứ hai, các gương mặt được chọn sẽ tính theo thứ tự số phiếu cao nhất tính từ trên xuống, không nhất thiết phải đạt quá bán hay đa số tối đa.
Danh sách ứng viên chính thức, gồm 221 người do Ban Chấp hành cũ đề cử, và 36 người do Đại hội chọn ra sau hai phiên bỏ phiếu chiều tối nay, sẽ được chốt lại để Đại hội bầu vào Ban Chấp hành mới.
Việc bầu Ban Chấp hành mới sẽ được tiến hành vào sáng 26/1.(BBC)

#        #
Theo 2 PV Đà Trang và V.V. Thành (Tuổi trẻ): Thông tin cập nhật về kết quả bỏ phiếu cho biết đa số đại biểu của Đại hội XII đã đồng ý cho 29 ứng cử viên (23 chính thức và 6 dự khuyết) rút khỏi danh sách bầu cử. 
Đây là những ứng cử viên được giới thiệu (ngoài danh sách đề cử của Trung ương khoá XI) và đã xin rút trước đó.
Như tin đã đưa, tất cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư không nằm trong danh sách đề cử của Ban chấp hành Trung ương khoá XI đều xin rút.
Trong số này có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải.
Với kết quả bỏ phiếu đồng ý cho các ứng cử viên xin rút nêu trên, danh sách đề cử ủy viên Trung ương chính thức đã đáp ứng yêu cầu có số dư không quá tối đa 30%.
Riêng đối với danh sách đề cử ủy viên Trung ương dự khuyết, do vẫn có số dư vượt quá 30% nên đại hội phải bỏ phiếu để rút gọn danh sách. Cuộc bỏ phiếu này diễn ra ngay trong tối nay theo cách lấy người có số phiếu cao từ trên xuống (không cần quá bán) cho đến khi danh sách có đủ số dư tối đa 30%. Sau đó, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử chính thức để sáng mai 26-1 bỏ phiếu và chiều cùng ngày công bố danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
-----------

47 nhận xét:

  1. Nguyễn Hà Phươnglúc 21:14 25 tháng 1, 2016

    He...he...Tổng Lý Lù hầu như còn thấy chưa đến cực sướng, cho nên không chịu ...rút ra, mà "ngâm" tiếp.
    Điều đặc biệt hơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang được tuyên truyền là nhận sự ủng hộ cao nhất của Trung ương lại là người nhận được sự ủng hộ thấp nhất trong các cuộc “thăm dò dư luận” của các tầng lớp dân chúng.
    Ngay sau khi có kết quả đề cử, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bộ máy tuyên truyền trong nước truyền thông dày đặc theo hai hướng tôn trọng ý kiến xin nghỉ của các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với việc chỉ có duy nhất một ứng viên cho chức Tổng Bí thư là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên Đại hội đang đi theo những xu hướng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng minh.
    Trước đó, bằng cách sử dụng những quy định trái với điều lệ Đảng, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành được lợi thế tuyệt đối trong việc tranh chức Tổng bí thư. Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến… cùng nhiều đại biểu khác đã có những ý kiến gay gắt phản đối những hành động phản bội các nguyên tắc cơ bản của Đảng và yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ.
    Cũng nên nhắc lại rằng ông Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 72 tuổi và là người có số tuổi cao nhất trong Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng theo chính ông Trọng người làm Tổng Bí thư phải có yếu tố “không tham quyền cố vị”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, vì qúa tham, Tổng Trọng chưa thấy "cực sướng", chưa "đến độ" cho nên không chịu...rút ra!Ha...ha...ha!

      Xóa
    2. Đại diện đảng CS Nga đến dự Đại hội có đồng chí: Mikhaira Đútdzô Rútra. Vỗ Tay! Đại diện đảng CSTQ có nữ đồng chí Bành Tử Cung...

      Xóa
    3. Cũng dzui! Đại diện đảng CS Ấn Độ có đ/c Thôiđi Teocu! Dzỗ tai!

      Xóa
    4. Đại diện đảng NDCM Lào có đ/c "Dôdôhẳn Rarahẳn"!

      Xóa
    5. Đại diện Đảng CS Mexico có đ/c Lô đut Mô ri o ni (Lỗ đút Mô ri o ni)!

      Xóa
    6. Thế còn . . . CU BA không thấy giới thiệu ?

      Xóa
    7. Đại diện Đảng CS CHXHCN Mặt Trăng - đ/c Nói Như Cuội Làm Như Đỉa.

      Xóa
    8. RÚT RA -ĐÚT VÀO

      do dân chủ người ta.
      Bầu cử đều được “Rút ra - Đút vào”
      Ngay như cộng sản bên Lào
      Cũng được thoải mái “đút vào-rút ra”

      Fidel độc diễn Cuba
      Cũng cho dân chủ “rút ra-đút vào”
      Kế bên ta, Cộng Sản Tàu
      Không ai bị cấm “đút vào - rút ra”

      Chỉ riêng Cộng Sản nước ta.
      Đảng tìm cách cấm: Rút ra - đút vào
      Chỉ duy nhất “ông” thân Tàu.
      Ưu tiên “đặc biệt” đút vào - không ra

      Bởi vì ông khác người ta
      Thích nằm trong đó - Không ra tí nào.

      Hoàng Thanh Trúc

      Xóa
    9. ĐÚT VÀO - RÚT RA


      Đút vào rùi lại rút ra!
      Ra vào làm mãi, đảng ta đám khùng!
      Đút vào?
      Nào có ngại ngùng
      Rút ra?
      Thì mặt anh hùng để đâu?

      Ra vào mãi, thấy mà rầu!
      Vào ra liên tục, nát nhầu thân em
      Đút vào... trông thấy mà thèm
      Rút ra nỡ bỏ thân em một mình!.

      Hai đảng đã hứa chung tình
      Ra vào như thể có mình có ta
      Bên kia biên giới là nhà
      Bên nay biên giới cũng là quê hương (1)

      Đút vào thể hiện tình thương
      Rút ra em thấy vấn vương nỗi lòng
      Trung Quốc, đảng chọn làm chồng
      Rút ra, lổ bỏ trống không em buồn

      Trung Việt tình nghĩa tròn vuông
      Ra vào buôn bán, bán buôn một nhà
      Ai chửi thì mặc người ta
      Chúng mình hai đứa, cứ ra cứ vào.

      Giàn khoan, anh đút ngọt ngào
      Xem em như cái hồ ao, sân nhà
      Anh muốn qua, xin cứ qua
      Biển Đông ngầm hiến tà tà mà khoan

      Việt Nam, giờ đã không còn
      Đảng em đã nguyện làm con thiên triều
      Đút vô... hãy đút thật nhiều
      Sá gì lỗ "rốn" của Kiều Thúy Nga

      Trăm năm trong cõi ngừ ta (2)
      Của chung, anh hãy cứ ra cứ vào
      Biển Đông, thong thả mà đào
      Trung-Việt tình nghĩa bên nhau vững bền (3)

      *
      (1) "Bên kia biên giới là nhà
      Bên nay biên giới cũng là quê hương"

      Hoặc
      "Bên ni biên giới là mình
      Bên kia biên giới cũng tình quê hương…" Thơ Tố Hữu

      (2) Kiều - Nguyễn Du

      (3) 16 chữ vàng, 4 tốt

      Nguyên Thạch

      Xóa
    10. Vì lý do bận canh đằng tây nên đến muộn . Xin trân trọng giới thiệu với đại đại hội sự có mặt của đồng chí Vincente roddiget ( Xin xem đi - cu to ra phết ) . Vỗ tay ......

      Xóa
    11. Đại hội xin trân trọng giới thiệu đồng chí Tống Đào ( Tống vào ) Đặc phái viên của TBT Tập Cận Bình cũng đến dự đại hội cùng chúng ta hôm nay . Vỗ tay ........

      ĐGCĐ

      Xóa
  2. Than rằng : " CÙNG TRONG VÒNG XOÁY BA ĐÌNH
    HAI NGƯỜI TƯƠI TỈNH KHINH THẰNG MƯU MÔ ."
    -----------------
    ( Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đều cười tươi với mọi người; Nguyễn Phú Trọng thì đang cùng với
    một người khác thì thầm bàn chuyện .)

    KHỐI VUÔNG RU-BIC trên Sân khấu Ba Đình vẫn đang xoay tiếp mặt cuối cùng .

    Trả lờiXóa
  3. Lần này đại hội thấy cũng có 'gay' nhưng không bị 'cấn' vì luôn luôn có sự 'đút dzô dzút dza". Ha ...ha..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin trân trọng giới thiệu nữ đồng chí Dutzomacconzha ( Đút vô mắc không ra ) đến từ ĐCS ve ne zu e laaaaaaaaa.

      Xóa
  4. Trọng mà không đáng trọng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. muốn ng ta trọng mà lại không có sỉ

      Xóa
  5. Cũng đúng thôi, nên vậy, đừng có giữ nếp quen "giữ ghế" của đảng CS (ta và Tàu), nạp pin đủ rồi thì rút ra, để cho lớp trẻ "lên" mong nạp thêm tí điện!

    Trả lờiXóa
  6. Tham quyền cố vị phát biểu láo cá là tên npt.

    Trả lờiXóa
  7. Đoàn kịch vắng khách, phim nhạt thoét, xem chán mắt, là vì cứ cái "dàn diễn viên chính" hoán đổi thay vai. Nay 16 vị diễn viên gìa và diễn dở nghỉ hết đi, cho diễn viên trẻ lên!

    Trả lờiXóa
  8. Trọng cứ ở lỳ lại, nhưng bầu sẽ bị trật thôi. Cú ngã đó mới đau và nhục. Đau quá, nhục quá, phát bệnh, chết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói "chết" thì giữ gìn trong sáng tiếng Việt, nhưng quá thẳng. Phải nói "lăn kềnh ra"! Ha..ha...!

      Xóa
  9. Gần đây nhiều lần tôi có chuyện trò rất sâu về chính trị với anh Nguyễn Mạnh Can, thủ trưởng cũ của anh (N.Phú Trọng). Anh Can tâm sự: “Mình biết sức khỏe của Trọng rất kém. Nhiều khi mình chỉ sợ cậu ấy bị căng thần kinh quá mà lăn kềnh ra, thì tai hại đấy !”
    (Theo Ts. Vũ Duy Phú)

    Trả lờiXóa
  10. Quyết định là ở Bắc Kinh
    Ai đi ai ở , Ba Đình phải nghe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 02:43 26 tháng 1, 2016

      Tôi đồng ý với Bạn. Mọi chuyện đều ở Bác Kinh.

      Xóa
  11. Thượng tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, nói với báo chí trong nước: "Trung ương khoá 11 giới thiệu bốn người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là năm. Nhưng cả bốn người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đều xin rút", Ông Trung nói rằng ông Trọng là "trường hợp đặc biệt" vì “lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức Tổng Bí thư khóa XII”.
    Chính vì ông Dũng “xin rút” nên ông không có tên trong danh sách ban chấp hành trung ương khóa 12, nhưng sự đề cử của các đoàn tại đại hội đã khiến nhiều người hy vọng ông sẽ “lật ngược thế cờ”(VOA)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại biểu ấy mà, có nhiều vị còn thấy trưng ảnh ngồi ngủ gật?

      Xóa
  12. Tổng Bí ham muốn quyền lực đến mức trắng trợn trơ tráo, núp dưới cái vỏ "giữ chế độ" "giữ ổn định" giữ...đảng. Hy vọng chỉ "thuyết phục" được những kẻ ngu trung, tin rằng trong 1510 đại biểu không phải tất cả đều thế.

    Trả lờiXóa
  13. TT Nguyễn Tấn Dũng đã hết phim ...chấm dứt sự nghiệp sẽ về nghĩ ...

    Trả lờiXóa
  14. Thiều Quang Sánhlúc 22:33 25 tháng 1, 2016

    Hết phim, Dũng rút ra được rồi, khoái, khỏi lo cãi nhau, đối phó, đấu đá. Tết này bay cú sang Mỹ thăm thông gia, thăm rẻ, con gái, và bà con Việt Kiều cho vui thú, thanh thản! Để cho lão Trọng chèo chống đến kiệt sức, chết bất đắc kỳ tử!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhưng lo hết quyền, tụi nó sẽ bươi ra ...
      đấy cái lão thiến heo đấy, hết quyền rồi, chúng tìm cách bày hàng ra

      Xóa
  15. Công nhận các đ/c UVBCT, UVTW khóa XI có ý thức kỷ luật Đảng rất cao, không đ/c nào làm trái NQ244.
    Tuy nhiên, thêm hơn ba chục ứng viên "ngoài luồng" (chắc sẽ làm thay đổi 10-15% nhân sự BCHTW12 so với dự kiến của TƯ11) thì khó mà đoán trước được ông Trọng (nếu may mắn trúng tái cử) hay ông/bà nào đó sẽ lèo lái cái tập thể ...vua mới ra làm sao! Nhưng có điều chắc chắn là các nguyên tắc về dân chủ trong đảng và ngoài XH sẽ khá hơn theo cái tiền lệ mà ĐH này đã tạo ra nó.

    Trả lờiXóa
  16. Nói tội,
    ĐCSVN của mình nó vậy,cứ tiến lên một bước là lùi 2 bước.
    Đám lông nhông kia bề nào nó cũng bợ xuống,cuối năm là cùng.
    Dù là xe cụt,nhưng TỐT vẫn là TỐT,thí lúc nào chả hay.
    Dũng khôn lanh nên nịnh khéo để được rút.
    Chịu đựng 16 năm tại Hà Nội buồn thê thảm như vậy cũng khá.
    Nay phủi tay,đàn em ngã như rạ lại tìm đường kiếm sống.
    Phim chưa hết đâu,cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn.Dũng đi thì Dũng khác lại về,sợ nhất là vào quan như Bá Thanh nói.
    Vào quan mà do nhân định thì oan trái nhận lãnh cũng là thường.

    Trả lờiXóa
  17. Càng cao đánh lận con đen càng già
    Đễ cho một lủ thối tha cầm quyền
    Dân đen đả rỏ trắng đen thế thời
    Buồn cho dân Việt mấy đời vong nô

    Trả lờiXóa
  18. Hinh nhu nhung ai xin 'rut' thi trong buoi hop chieu 25.1 se phai cho biet ly do. Nghe dau ly do cua ong Dung xin 'rut' la vi ong thay ong Trong me cai ghe TBT nhu baby me cai bau vu me, nen ong nhuong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhường? Đúng rồi, tranh giành mà làm gì! 'Kính lão đắc thọ'. 3D còn sống dai, Trọng sẽ gục trong năm Bính Thân 2016!! Nhiều người 'bấm' thấy vậy, chờ xem!

      Xóa
  19. Hai tiếng đồng hồ trước khi có kết quả chính thức từ Đại hội khóa XII Bác sĩ Hố Hải, một trí thức luôn theo dõi và có những nhận xét về vai trò của Thủ tướng Dũng trong Ban chấp hành khóa XII này cho biết nhận xét của ông:
    “Chuyện Đại hội bắt buộc ông Nguyễn Tấn Dũng phải ngồi lại là chuyện đương nhiên phải làm bởi vì nếu ông Dũng rớt xuống thì kinh tế sẽ sụp đổ ngay. Thông tin ngày hôm qua cho biết ông Dũng được đề cử trở lại Ban chấp hành Trung ương 12 thì hôm nay chứng khoán nó lên ào ạt đặc biệt là hai mã dầu khí và ngân hàng thành ra yếu tố kinh tế nó cực kỳ quan trọng, đó là điểm thứ nhất, điểm thứ hai là điểm chính trị, theo tôi biết thì có một sự gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 2 năm 2016 sắp tới đây để mạn đàm về chuyện kinh tế và TPP. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng rớt kỳ này thì liệu rằng quan hệ giữa hai quốc gia có thể tốt hơn hay không?
    Còn việc ông nào làm Tổng Bí thư không quan trọng. Có khi ông Dũng sẽ là chú tịch nước hoặc là một chức gì đó không có nghĩa phải là Tổng bí thư nhưng phải cân bằng quyền lực giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ là quan trọng nhất. Không bao giờ trong suy nghĩ của tôi lại nghĩ rằng ông Dũng sẽ về hưu đợt này.”
    Ông Kha Lương Ngãi nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng cho biết tuy theo dõi từ đầu nhưng không thể biết gì hơn vì mọi thông tin đều bị làm cho rối loạn và không thể tiên đoán được điều gì đang xảy ra bên trong Hội nghị:
    “Tôi có theo dõi nhưng người ta dấu giếm, người ta tù mù. Lũng đoạn đủ mọi thứ cho nên tôi không biết không đoán được gì hết. Họ đưa ra quyết định 244 để lũng đoạn Bộ chính trị họ dung cái gọi là sự thống nhất của Bộ chính trị để lũng đoạn Hội nghị Trung ương 13 họ lũng đoạn Hội nghị Trung ương 14 rồi họ tiếp tục lũng đoạn đại hội, tôi thấy rõ cái đó thôi nhưng bên trong còn nhiều thứ tù mù, nhiều thủ đoạn xấu xa lắm không hiểu nỗi, không biết được.”

    Trả lờiXóa
  20. Bầu cử Tổng thống , Quốc hội , Hội đồng nhân dân các cấp ở nước khác chỉ trong vòng 12 tiếng là xong . đại hội ĐCSVN ròng rã 1 tuần chưa kể các hội nghị trước đó ! Đúng là ĐẠI HỘI ! Hội Đền Hùng , Hội Gióng , Hội Chùa Hương , Hội đua bò Bảy núi An Giang . . . không có hội nào lại làm láo loạn cả vài chục triệu con người như cái HỘI TO của ĐCS ! Phương pháp chọn Lão làng của HỘI chắc đoạt mấy kỷ lục Guinness liền một lúc : Thời gian dài nhất ! Tốn kém nhất ! Ầm ĩ nhất ! Nhiều trò cười nhất ! Anh già cứ chơi kiểu " đặc biệt " như thế này mà xin rút các em cũng không cho rút ra thì thế nào ông thần sung sướng của CNXH cũng đến gõ cửa !
    Người ơi người ở đừng về . . .
    . . . mà này cũng có ướt đầm , ướt đầm như mưa !?

    Trả lờiXóa

  21. Không muốn thì các ông này cũng phải rút vì theo nghị đị̣nh 244 là thế rồi.

    Trả lờiXóa
  22. "Còn bạc,còn tiền còn đệ tử
    Hết cơm,hết rượu hết ông tôi"..
    .."thớt có tanh tao,ruồi đậu đến
    Gang không mật,mỡ kiến bò chi"..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về
      Đến năm Thân Dậu mọi bề sẽ yên
      Bạc đầu thân phận đão điên
      Nước nhà hưng thịnh mọi miền yên vui

      Xóa
    2. Gửi Nặc danh08:39 Ngày 26 tháng 01 năm 2016:
      Có năm Thân Dậu hả bạn?

      Xóa
    3. Năm sắp đến là Bính Thân và kế tiếp là Đinh Dậu gộp hai năm gọi tắt là Thân-Dậu; Cũng đúng như sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm :
      Thân Dậu niên lai kiến thái bình bạn nên xem sách chiêm tinh sẽ rõ hơn .

      Xóa
  23. Trần Hưng Duyênlúc 09:04 26 tháng 1, 2016

    Theo chiêm tinh gia YedthDuyhyDihu, bầu chính thức hôm nay, ông Trọng sẽ không đủ số phiếu vào BanCHTW khóa 12, hoặc số phiếu trúng gượng, quá thấp. Em Ngân sẽ làm Tổng bí thư...ha...ha...!

    Trả lờiXóa
  24. Lào thay toàn bộ lãnh đạo đảng và đang giúp Mỹ khống chế Trung Cộng. Đã có đánh bom vào người China tại Lào.

    Trả lờiXóa
  25. Nếu ông Dũng ở lại chỉ là chuyện bình thường . Nếu ông Trọng không thắng TBT cũng là chuyện bình thường .

    Ông Trọng đắc cử TBT kỳ này , đây mới là chuyện đáng đề cập đến sau đại hội Đảng XII . Từ Đảng ra đến dân sẽ lắm chuyện đổi dời , éo le , không ai lường trước được .

    Thế nên , nói ông Trọng là ngôi sao khắc tinh của Đảng csvn là chính xác nhất . Ông dứt đẹp Phùng Quang Thanh của Tàu , Nghị qua Mỹ leo cây , cho Hùng sói mang tiếng bán nước ngay trước đại hội , đá giò lái Trương tấn Sang vào phút cuối .

    Lợi dụng những thân phận trên để đối đầu với Dũng , cuối cùng đạt đến thắng lợi trước đại hội , lại cho tất cả theo Dũng về vườn . Thế còn ai tin vào Trọng ? Một TBT Trọng sẽ đơn thân độc chiến sau Đại hội thắng lợi với những hình ảnh xảo hoạt , mưu mô , lừa bịp của Trọng và Đảng ắt phải liên tục phơi bày .

    Hồi chuông báo tử của Đảng đã điểm . Dân chủ sẽ chiến thắng , độc tài sẽ tiêu vong . Ai sẽ làm việc này ? Chính tầng lớp trí thức trẻ gồm trong đảng và ngoài đảng .

    Trả lờiXóa