Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

“Chủ nghĩa lý lịch” khởi nguồn từ đâu

Việt Nam ngày nay vẫn duy trì “Chủ nghĩa lý lịch”, là viên chức bình thường thì không nặng về lý lịch lắm, nhưng nếu muốn tiến vào hàng ngũ lãnh đạo cao hơn thì lý lịch được đặt rất nặng.

Chủ nghĩa lý lịch được xem là rào cản lớn khiến nhiều tài năng không sao phát triển được, nhiều người phải ra nước ngoài để phát huy tài năng. Để hiểu rõ về chủ nghĩa lý lịch này cần bắt đầu từ nơi khởi nguồn sinh ra nó.
Đi ngược dòng lịch sử, chúng tôi phát hiện rằng chủ nghĩa lý lịch không phải khởi nguồn từ dân hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà khởi nguồn của nó lại là ở một quốc gia khác hẳn. Vậy bạn đoán thử xem, đó là quốc gia nào? Đó chính là …. Trung Quốc vào thập niên 40 của thế kỷ trước
Bối cảnh lịch sử
Trong cuộc chiến 8 năm kháng nhật của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7/1937. Lực lượng của ĐCSTQ lúc này còn rất yếu, đến nỗi chỉ cần một trận đánh sẽ tan rã ngay.
Chính vì thế Mao Trạch Đông đã phải hợp tác cùng Tưởng Giới Thạch chống Nhật, rồi rút quân về Diên An, và nơi đây đã trở thành chiếc nôi bao bọc cho ĐCS Trung Quốc phá triển. Trong lúc quân Quốc Dân Đảng ra sức chặn bước tiến quân Nhật, thì quân của ĐCS trú tại Diên An củng cố và phát triển lực lượng.
ĐCSTQ nêu cao danh nghĩa chống Nhật để phát triển lực lượng, nhiều thanh niên đến Diên An gia nhập ĐCS với mong muốn góp sức chống Nhật.
Tại đây ĐCS Trung Quốc đã thực hiện cuộc “chỉnh phong” (tức chỉnh đốn nội bộ) bắt đầu từ những năm 1940
Chỉnh phong tại Diên An – chủ nghĩa lý lịch được hình thành
Lấy danh nghĩa là dọn sạch nọc độc của chủ nghĩa tư bản, cũng như làm trong sạch nội bộ. Cuộc chỉnh phong được thực hiện lần lượt qua các bước
Theo 'Lý lịch' mà thanh trừng
Bước một là lập hồ sơ nhân sự cho từng người, gồm có (1) lý lịch tự thuật, (2) niên phổ văn hoá chính trị ghi chép toàn bộ quá trình hoạt động chính trị và đào tạo, (3) quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, (4) tự thuật của cá nhân về quá trình phát triển lý tưởng, và (5) kiểm thảo đảng tính là hồ sơ ghi chép nhận xét về lòng trung thành với Đảng.
Trong đó lý lịch tự thuật, cũng như quá trình công tác của từng người được Đảng soi xét rất kỹ lưỡng, bất cứ một dấu hiệu hay vấn đề nào dù nhỏ đến mấy cũng được phát hiện.
Quá trình sinh hoạt hàng ngày như thế nào, nói những gì, tiếp xúc với những ai đều phải khai đi khai lại, nếu ai gia nhập Đảng thì càng phải khai đi khai lại về nhận thức ra sao đối với xã hội.
Quan trọng nhất là bản kiểm thảo đảng tính, nó đánh giá đảng tính của từng cá nhân thông qua nhận thức và ý thức tư tưởng, lời nói hành vi, thái độ công tác, sinh hoạt hàng ngày, cho đến mọi giao tiếp, tất cả là để đánh giá xem cá nhân đó có biểu hiện gì phản đối Đảng hay không. Tìm tòi kiểm tra xem sau khi vào Đảng hoặc nhập ngũ rồi có theo đuổi lợi ích cá nhân gì không, có lợi dụng công tác cho lợi ích riêng hay không, có dao động nghi ngờ tiền đồ cách mạng hay không, có sợ chết khi ra trận không, cho đến việc có nhớ nhà nhớ mẹ không.
Ai không đọc 'Trước tác Mao Trạch Đông' bị chụp tội phản
Với việc xoi mói như thế thì hầu như ai cũng bị phát hiện có vấn đề. Khai thẩm tra nếu ai có biểu hiện không đồng ý, hay không khai báo đầy đủ thì sử dụng bức cung hay các biện pháp thanh trừ gian tế nội bộ. Vì thế mà xảy ra rất nhiều oan sai, nhiều người bị hành quyết.
Trong sinh hoạt thường ngày ai cũng có nếp nghĩ, cách cư xử thường tình đầy nhân tính của mình. Nhưng Đảng lại yêu cầu “nhân tính” phải phục tùng “Đảng tính”
Hoàn cảnh Diên An thật đáng sợ, người ta không dám suy nghĩ hay nói thật với lòng mình, mà tất cả lời nói cho đến hành vi đều phải phục tùng theo “Đảng tính”. Diên An được coi là một “nhà ngục tẩy tính người”.
Một tổ công tác từ trường Đại học Kháng Nhật và Chính trị được đưa đến để thẩm tra cán bộ, gây một cuộc khủng bố đẫm máu suốt hai tháng. Đủ các thủ đoạn vô nhân tính.
Cá nhân sau khi tự khai lý lịch bản thân, lại phải đứng trước tổ công tác để nói lời khai lý lịch, hay tự khai trước mặt người khác. Khuyến cáo theo nhóm, khi trong giờ công tác thì giành ra 5 phút để khuyến cáo lẫn nhau, thậm chí mở hội báo cáo.
Nhiệm vụ của tổ công tác này là lần tìm cho ra những cán bộ có đấu hiệu nghi vấn, tìm ra càng nhiều thì thành tích càng xuất sắc.
Ngay cả những đại biểu quốc tế cộng sản khi tới đây cũng nhận xét rằng: tình hình Diên An quá khủng khiếp. Người ta không ai dám giao tiếp với ai, bụng đầy quỷ kế. Ai cũng căng thẳng và lo sợ, thậm chí thấy bạn bị phỉ báng chịu oan cũng không dám hé miệng nói một lời. Chỉ lo cho tính mạng của mình thôi đã khó. Kẻ côn đồ vô lại a dua nịnh hót, nhục mạ đồng chí, lươn lẹo lừa dối mặc sức hoành hành. Sống ở Diên An thật là tủi nhục. Con người bị áp lực gần như phát điên, chỉ biết lo cho tính mạng và bát cơm của mình, quên cả liêm sỉ, quên cả bạn bè đồng chí, không còn dám hé răng nói gì khác ngoài tụng đi tụng lại những bài viết của lãnh tụ Đảng.
Cuộc chỉnh phong tại Diên An làm chết rất nhiều người, mà hầu như họ đều bị oan, những sống sót đều đã bị ‘đảng tính’ tẩy sạch ‘nhân tính’, quá sợ hãi chỉ biết phục tùng theo mệnh lệnh của Đảng như một con rối, đó là cách mà ĐCSTQ dùng để chỉnh đốn Đảng. Các cuộc vận động sau này của Trung Quốc đều lấy chỉnh phong Diên An làm gương.
Việt Nam học “Chủ nghĩa lý lịch” của Trung Quốc
Sau đó ĐCS Việt Nam đã cử các cán bộ đảng viên sang Trung Quốc để học tập về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Và tất nhiên học được rất nhiều từ cuộc chỉnh phong Diên An, và đem về áp dụng tại Việt Nam. Lý lịch cũng như các lá đơn tự khai, tự nhận xét của các cán bộ được xem xét rất kỹ, nếu viết không cẩn thận, có chi tiết nào hớ hênh là có thể xem là phần tử “chống đảng”, “phản cách mạng” hay “thành phần xét lại”. Và thế là chủ nghĩa là lịch có nguồn gốc từ Diên An được truyền đến Việt Nam theo con đường này.
Trước đây để làm cán bộ hay kết nạp Đảng thì lý lịch được xem hết sức kỹ lưỡng, các ‘đơn xin’ hay ‘đơn xin kết nạp’ phải qua nhiều cấp thẩm định, cũng có cấp thẩm định về tận địa phương để xác minh xuất thân gia đình, từ lúc sinh ra, rồi đi học cho đến nay thì tư tưởng như thế nào, có gì bất thường không. Và phải thuộc thành phần ‘bần cố nông’ và 3 đời lý lịch ‘trong sạch’  mới được cất nhắc.
Ngày nay ở hàng ngũ viên chức cấp thấp thì việc xem xét lý lịch xem ra đã thoáng hơn trước, nhưng ở hàng ngũ chức vụ cao hơn thì rất chú trọng lý lịch, chức vụ càng cao thì lý lịch càng được xem xét rất kỹ và là tiêu chí quan trọng hàng đầu để cất nhắc.
Việc thẩm định lý lịch sẽ có bận phận kiểm tra ở tận địa phương, xem 3 đời xuất thân thế nào, tại các cơ quan công tác thì tư tưởng ra sao, v.v…
Còn “Chủ nghĩa lý lịch” thì Việt Nam sẽ chẳng thể có đổi mối
“Chủ nghĩa lý lịch” không chỉ khiến nhiều người tài không được trọng dụng, mà lý lịch cũng có thể biến thành cái cớ để đấu đá loại trừ nhau.
Mỗi khi ở Việt Nam tiến hành đại hội Đảng, nhiều người quan tâm vận mệnh của đất nước đều có dự đoán riêng mình rằng ai sẽ là người nắm các chức vụ cao nhất trong bộ máy chính quyền, nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ thở dài vì thấy rằng ai lên cũng thế cả mà thôi. Bởi họ là đều cùng tư tưởng, cùng một chuẩn mực lý lịch mà được cất nhắc lên, thì ai lên cũng thế cả và cũng chẳng có gì đổi mới. Còn những ai có tư tưởng, cái nhìn đổi mới khác đi thì đã bị xem là tư tưởng không trong sạch và không đạt chuẩn để cất nhắc từ các cấp phía dưới rồi.
Ánh Sáng/Tindachieu
----------

8 nhận xét:

  1. Đảng gì mà có một quá khứ độc hại, vô dân chủ thế này, trên thế giới không có một đảng chình trị nào kinh tởm như vây! Không ngạc nhiện một khi nó đào tạo ra những con người như ta thấy hiện nay

    Trả lờiXóa
  2. Mấy chục năm nay tôi vẫn "tâm tư" với câu " có lý lịch rõ ràng"? Chẳng nhấn mạnh là "tốt" hay "xấu"?! À, "rõ ràng" là kiểu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", "đồng bọn".

    Trả lờiXóa
  3. xin kể hầu quí ví một số hoàn cảnh vì lý lịc:Trong chiến trường miền nam, có một người là Lại Văn Áp, quê Nam Định. Anh này chiến đấu nhiều năm ở chiến trường nhưng may mắn không chết. Đến thời điểm 1970 anh đã lập công gồm 17 huân huy chương và dũng sĩ diệt Mỹ.thế nhưng cấp bậc chỉ là Trung đội phó. Nếu người khác ít nhất phải tiến đến Trung đoàn phó hoặc ít là tiểu đoàn trưởng. Khổ thay anh lại con nhà bị qui thành phần trong cải cách ruộng đất, về sau mãi họ cho anh chức đại đội phó. theo qui định anh ta không thể làm cấp trưởng.
    Câu chuyện thứ hai: một giáo viên đi bộ đội, anh là con nhà nòi võ nghệ nên được tuyển vào binh chủng đặc công. Lập nhiều chiến công, có nhiều huân chương, đến nỗi phía Mỹ và quân lực cộng hòa treo giải ai giết hoặc bắt được thì thưởng hàng triệu đô la.Nhưng khi đơn vị về địa phương xác minh lý lịch để tặng danh hiêu anh hùng thì tịt luôn. Nguyên nhân gia đình trong cải cách ruộng đât bị qui sai thành phần.
    Câu chuyên thứ ba: Một người có mẹ là lão thành cách mạng, bố chết khi anh ta còn ẵm ngữa.Ngày học cấp cấp 3 anh đã bộc lộ tài năng , là học sinh giỏi, viết văn được giải thưởng hẳn hoi, hết cấp ba anh được cho đi Liên Xô đào tạo ngành luật. Anh tốt nghiệp loại giỏi nên được về công tac sở cơ quan trung ương. Đến khi xét kết nạp đảng anh ta không thể được vì bố trước là Tri huyện, nhiều năm sau anh ta mới được kết nạp nhưng cơ quan không bố trí mà đưa vào Nam làm cấp phó một ngành cấp tỉnh, cuộc đời anh này sau quả là khổ ( anh này dịch tiếng Nga khá giỏi và còn viết một vài cuốn sách về hoạt động luật pháp).Nay anh đã chết , cũng may con cái đã trưởng thành ở xa quê.
    Nếu kể ra còn nhiều, nhiều nữa và có lẽ ai đang ở độ tuổi U 70 trở lên sẽ không thiếu chuyện này. Tôi nghĩ miễn bình thêm . Vấn đề là ai sẽ giải quyết chuyện này? tôi tin ông Dũng có làm TBT cũng không bỏ đâu bởi lẽ tài ông ta không đến mức làm ra một học thuyết mà chỉ tháu cáy với đồng chí của ông mà thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Chủ nghĩa của bọn ĐCS toàn thế giới trong đó có Việt Nam chúng duy trì cái chủ nghĩa Khốn nạn để Thống trị theo kiểu cha truyền con nối , làm hại đất nước làm khổ Nhân Dân . ĐCS là tội Ác của loài Người . Đến nay ĐCS Việt Nam vẫn duy trì C N lý lịch Tội Ác này .

    Trả lờiXóa
  5. Nói về chủ nghĩa lý lịch đâu xa mới đây trong vòng 2 tháng trước, cán bộ trên phường tôi ở, đưa về cho gia đình tôi mỗi một người một tờ khai lý lịch trong đó có mục ghi: Thành phần xuất thân (Tư sản, mại bản, địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông , cố nông, trí thức, ngụy quyền v. v. ) thật chẳng hiểu ở thời này mà vẫn còn phân biệt lý lịch. Căn cứ vào lý lịch này mà từ thời có cách mạng đến nay đã trên 70 năm nhân dân đại đa số điêu đứng với cuộc sống dựa vào lý lịch xét 3 đời, nào những người tài đức có dính đến lý lịch mà ĐCS cho là xấu không được bố trí làm những việc tương xứng với tài năng của họ, họ hàng của tôi có bao anh chị nói riêng và cả nước này nói chung vì lý lịch con "ngụy quân, ngụy quyền" nói trên mà chẳng được làm việc dù có học giỏi đạo đức tốt vì xét lý lịch qua chính quyền thậm chí đi thi đại học. Bởi vậy hàng ngàn hàng triệu người phải từ bỏ quê hương ra đi tìm một thế giới mới văn minh, điều này thật đáng buồn và bi thương cho dân tộc, ngược lại một số con ông cháu cha bất tài, lười học, đạo đức kém thậm chí côn đồ hống hách, ỷ lại quyền, tiền mà coi khinh người thì làm những việc quyền cao chức trọng, không phải vì nhân dân đất nước mà vì tiền... Xin lỗi! cũng có một số người tốt nhưng nói chung thực trạng là như vậy, thì làm sao xã hội này phát triển sao được khi người tài đức không được trọng dụng, những người làm trên bộ máy lãnh đạo không tài thất đức thì thử hỏi sẽ phát triển sẽ như thế nào, chỉ theo luật rừng, côn đồ mà thôi. xin cảm ơn Đại tá Bùi Văn Bồng!

    Trả lờiXóa
  6. từ sự ngu dốt

    Trả lờiXóa
  7. Cái "chủ nghĩa lý lịch" này khá phổ biến. Điều cần quan tâm là
    1.Nội dung của nó.
    2.Những kẻ đưa ra nội dung ấy, bản thân lý lịch của họ có đáp ứng được nội dung mà họ quy định không?

    Trả lờiXóa
  8. Đảng Cộng Sản tự biến mình thành một thứ 'Tôn giáo' cực đoan , hơn cả Hồi giáo cực đoan như Taliban, Is... Tuy nhiên, ngày nay đã biến thể nhiều, chỉ cần chung đủ 'cơ số đạn' là được trở thành tín đồ. Sau khi vào đươc, muốn leo cao thì yếu tố lý lịch được đem ra mặc cả và...tiếp tục chung tiền . Vì vậy mới có tình trạng sắp đến kỳ ĐH là bới ( đống shit) ra để triệt hạ nhau.

    Trả lờiXóa