Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Nhân Tổng BT lẫy Kiều : Lạm bàn về CHỮ TÂM

* NGUYỄN THÁI NGUYÊN
Ngày 8/12/2015, tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, khi nói về việc chuẩn bị nhân sự của đảng CSVN cho những năm tới thông qua Đại hội đảng lần thứ XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã khẳng định: Chọn cán bộ phải có đức có tài nhưng đức phải là gốc. Rồi tiện thể, ông Trọng đã minh họa bằng mấy câu Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ ta một vần”.
Dù ông Trọng không nói thẳng ra đức  mà ông gọi là gốc kia gồm những tiêu chuẩn gì. Nhưng với cách làm nhân sự dưới thời ông Trọng thì đại thể đó chắc chắn phải là những người kiên định với con đường xây dựng CNXH; phải tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh và đường lối của đảng; kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải trong sạch, không tham nhũng, ít nhất cũng được như đội ngũ cán bộ chủ chốt của 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015 như báo cáo của cơ quan Thanh tra của 2 thành phố này; tất nhiên họ còn là những người kiên định vững vàng trong việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và v.v..
Còn tài thì có thể hiểu được đặt ở vị trí cành nhánh gì đó, không phải chú trọng nhiều nên dễ bố trí, kể cả những vị trí như Chủ tịch thành phố Hà Nội rồi các thành viên Chính phủ trong tương lai chắc cũng vậy. Đáng tiếc, theo lối tư duy biện chứng của ông Trọng thì tầm lý luận nhân sự này còn thấp hơn cái gọi là “vừa hồng vừa chuyên” của Mao Trạch Đông 50 năm về trước. Mao nói “Hồng” thì chúng ta biết tiêu chuẩn hồng dười thời “Cách mạng Văn hóa” là thế nào rồi. Nhưng chí ít cũng là cách đặt “ngang nhau” trên lý thuyết và tuyên truyền.
Để lý giải rõ hơn quan điểm của mình về nhân sự sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng vận dụng Kiều thay cho cách diễn đạt thông thường, không dài giòng mà lại rõ hơn: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”! Như vậy là rõ, ông Trọng đã đồng nhất “chữ tâm” mà cụ Nguyễn Tiên Điền nói về nàng Kiều với cái “đức” mà ông Trọng nhấn mạnh là nền tảng trên kia và đức là quan trọng nhất, cao nhất, “bằng ba chữ tài” kia.
Duy chỉ có điều cách hiểu và “Vận Kiều” của ông Trọng trong trường hợp này là quá nhầm lẫn. Trong số 3254 câu của Truyện Kiều, mặc dù Nguyễn Du đã tả Kiều đẹp đến tầm mức như Tây Thi, người được xếp đứng đầu trong “Tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc cổ đại (“nghiêng nước nghiêng thành”), nhưng cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 câu để tả về sắc đẹp trời phú của Kiều thôi. Còn gần 100 câu thơ đẹp nhất, trang trọng nhất, đề cao nhất và nhiều tâm trạng nhất hầu như cụ Nguyễn Du để dành mô tả về tài năng kiệt xuất của nàng Kiều qua 4 lần làm thơ, 5 lần đánh đàn, một lần xử án và cách ứng xử ở nhiều cảnh ngộ phức tạp khác... Phải hai lần Nguyễn Du dùng chữ “tay tiên” khi Kiều làm thơ, còn Kim Trọng thì “khen tài nhả ngọc phun châu”. Tài đến độ quan tri huyện đang xét xử vụ kiện của Thúc ông khi Kiều và Thúc Sinh tự ý lấy nhau mà chưa được phép của bố mẹ đôi bên và chính thất là Hoạn Thư, quan cũng phải “khen rằng giá đáng thịnh Đường. Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Đến như Hoạn Thư cũng phải thốt lên: “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”. Còn 5 lần đánh đàn ở 5 cảnh huống khác nhau, thậm chí cả khi lòng dạ nàng đang tan nát, đau khổ chất chồng, có lẽ khó có một nghệ sĩ tài năng nào làm được thì Kiều vẫn mượn được “ngũ âm” trên 4 giây đàn để làm say đắm lòng người (đối với Kim Trọng), “Nỉ non thánh thót dễ say lòng người” (đối với Hoạn Thư), “khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng (đối với Thúc Sinh) hay “Bốn giây nhỏ máu trên đầu ngón tay” (đối với Hồ Tôn Hiến. Xin lưu ý: loại trọng thần xảo trá, lật lọng, chuyên nghề hối lộ và hoang dâm vô luân như Hồ Tôn Hiến mà cụ Nguyễn Du đánh giá là người “Kinh Luân gồm tài” thì đủ biết nhân sự ở cái thời Gia Tĩnh triều Minh,1522-1566, đã suy bại đến mức nào rồi).
Đã bàn đến Tài năng của Kiều cũng không thể không bàn đến việc Kiều làm chủ tọa phiên tòa để thưởng công và phạt tội. Đã gần 500 năm trước, Kiều làm chủ tọa một phiên tòa hoàn toàn độc lập, Từ Hải tuy đã là vua như dân Việt mình vẫn gọi nhưng không cần biết Kiều thưởng ai, kết tội ai; hoàn toàn khẳng định để Kiều “toàn quyền xét xử”. Với tư cách ấy, với uy danh của Từ Hải ngồi cùng, với “cáo trạng” khẳng định “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”... Vậy mà khi xét xử, Kiểu vẫn để cho Hoạn Thư được tự bào chữa, không ngăn cản hay cắt ngang lời của bị cáo như tòa án của Việt Nam hiện nay và lời tự bào chữa của Hoạn Thư được Kiều lắng nghe với thái độ rất khách quan và cuối cùng “Tòa” tuyên Hoạn Thư được “trắng án” là điều chưa từng xẩy ra ở các phiên tòa của Việt Nam sau 500 năm!
Với những tài năng như thế mà cụ Nguyễn Tiên Điền vần khẳng định “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là tâm gì vậy? Ở đây, hoàn toàn không thể đồng nhất chữ Tâm của Kiều với đạo đức thông thường, với Công, Dung, Ngôn, Hạnh hay những chuẩn mực nào đó mà lễ giáo phong kiến áp đặt cho người con gái. Cũng không hề là cái tâm trần thế còn chất đầy tham, sân, si; càng không thể là cái tâm của số rất đông cán bộ đảng viên có chức có quyền của đảng và nhà nước hiện nay. “Chữ tâm kia” mà Nguyễn Du bàn đến là cái tâm thánh thiện của kẻ giác ngộ, hoàn toàn vô ngã vị tha, chỉ có tình thương và lòng trắc ẩn. Cái tâm như thế không chỉ vượt lên trên tài năng thiên phú như của nàng Kiều mà còn vượt lên trên mọi chấp trước, danh lợi, sinh tử. Nguyễn Du không hề đánh giá theo kiểu tâm quan trọng hơn, cao hơn tài theo quan niệm đạo đức thông thường nên vận vào công tác nhân sự của Đại hội đảng là không đúng. Còn câu “có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” là cụ Nguyễn Du luận về thuyết “Tài Mệnh tương đố”, là việc của Trời hay của đấng siêu nhiên nào đó chứ không phải việc của người nên vận vào đây càng vô duyên hơn.
Tuy cụ Nguyễn Du bàn đến cái Tâm theo quan niệm Phật giáo, nhưng ngay cả quan niệm của đạo Phật thì cái tâm ấy không hề là một cái gì đó huyền bí mà rất đỗi gần gũi với cuộc sống đời thường. Chính Đức Phật đã từng dạy rằng: “Quay đầu lại là bờ”, “buông dao giết người xuống là thành Phật”... Với tư cách là người nắm quyền lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN và cũng là của đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể trải lòng mình cùng dân tộc, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết, dám từ bỏ những thứ “kim chỉ Nam” đã tỏ ra lỗi thời và thất bại trong thực tiễn như chủ nghĩa Mác-Lênin, như “học thuyết” về xây dựng CNXH, khởi xướng để toàn đảng và toàn dân tộc thực hiện cuộc cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị toàn diện, phù hợp với thực tiễn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân nhằm tạo ra bước ngoặt cho một tiến trình phát triển mới, cao hơn, hiệu quả hơn cho đất nước thì cái tâm ấy chẳng phải mới đúng là “bằng ba chữ tài” hay sao. Vẫn biết rằng các đảng cộng sản nắm quyền cai trị theo nguyên tắc “lãnh đạo tập thể” nhưng vai trò của Tổng Bí thư luôn luôn có một vị thế rất quan trọng nếu không nói là quyết định còn cao hơn cả các nguyên thủ quốc gia khác.
Thein Sein chẳng phải đã đem cái tâm “giác ngộ” của mình dâng hiến cho đất nước Myanma khi ông quyết tâm từ bỏ quyền lực của cá nhân mình, nêu gương và thuyết phục cả bộ máy quân sự độc tài dứt khoát từ bỏ con đường cũ để đưa đất nước bước sang thời kỳ mới một cách thành công thì tôi tin Việt nam cũng không phải khó đến mức không chuyển đổi được sang thể chế dân chủ một cách chủ động. Vấn đề ở đây đúng như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu người khác. Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”.
Trong thời và thế hiện nay của vận nước, “Một người” vẫn có vai trò quan trọng đến như thế đấy thưa Tổng Bí thư!
Hà Nội, 12/12/2015.
NTNg (Tác giả gửi BVB)
-----------

13 nhận xét:

  1. Bác Tổng đưa TÂM của bác để so với TÀI của ai hay ngược lại bác là người có TÀI mà thiếu TÂM hở bác Tổng ơi?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chân dung của người cơm sườn chân chính là:
      TÂM TÀI = DÂM + DÀI
      HIỀN TÀI = HÀI + TIỀN

      Xóa
  2. Câu Kiều này chỉ đúng với thứ dân, đó là thứ đạo đức vô minh. Trong các Đại ứng viên nghị trường thì người có tài nhất là người có đạo đức nhất, cái đức của họ trùm lên số đông những người ủng hộ. Những người kém tài thường viện dẫn giáo điều, nhào lộn khái niệm đức tài để dành phần hơn. Thực tế cho thấy những người kém tài chỉ mang lại lợi ích cho số ít người, được gọi là "tài kém thì đức mỏng".
    Chỉ có bầu cử công khai minh bạch tại nghị trường, chứ không phải lựa chọn chỉ định của số ít các lãnh đạo, gọi là "dân chủ đại nghị" thì mới lựa chọn được người có tài đức vẹn toàn.

    Trả lờiXóa
  3. Chữ "Tài" ở đây là cụ Nguyễn Du nói về "Vật chất/Tiền tài". Chứ đâu phải "Tài năng" hả ông Lú? Dốt quá!
    Nói thêm, nhiều người dị ứng với Truyện Kiều khi được biết đó chỉ là "đạo" lại Kim Vân Kiều (chữ Hán: 金雲翹) là một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời nhà Thanh, Trung Quốc biên soạn vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Nguyễn Du nhân đọc quyển tiểu thuyết này đã cảm hứng "viết thành" Truyện Kiều.

    Trả lờiXóa
  4. Có tâm mà chẳng có tầm
    Làm DÂN không đáng lại nhầm lầm quan

    Trả lờiXóa
  5. Thần Tài là Thần đem lại của cải, vật chất, tiền bạc. Chứ đâu phải vị thần đem lại tài năng? Sao mà Lú ơi là Lú thế!

    Trả lờiXóa
  6. Trên trang báo, tôi xem Nguyễn Phú Trọng lẫy Kiều:
    “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ ta một vần”.
    Cho dù, có tham gia bao nhiêu lời với ông Trọng, thì tôi thấy cũng chẳng đóng góp được gì với cái đầu khép kín, dùng cái ý nghĩa lập lờ cua con người dốt nát, bảo thủ như ông Trọng mà có vẻ như tỏ mình có tài như phải:"nằm trong ba yếu tố"
    1) Giữ kín không bộc lộ ra để gánh họa như bí thư Kim Ngọc đã "phá rào" bằng "khoán hộ".
    2) Thật sự là Trọng nói về thực sự con người của mình vì bất tài bất lực, cho nên không gặp tai họa,"Không mất chức"
    3) Có lẽ trong lãnh đạo, ông Trọng cũng chẳng cần chưng dụng nhân tài. Vì sơ người ta gây họa mất lòng với TQ, người ta tẩy chay "Bốn tốt và mười sáu chữ vàng". Từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa rồi sẽ chiếm mất ghế của Trọng.Từ lúc Trọng lên làm Tổng bí thư đến nay, Trọng không bao giờ bỏ được cái sách vở của những người đã chết, hiện nay đã xương tàn cốt rụi. Nếu Trọng có đầu óc mở, Trọng tự hỏi rằng, giả sử như ông Mác - Lê nin còn sống đến ngày hôm nay, thì cái chủ thuyết của các ông đó có thay đổi hay không? Hay nó cứ như vậy??
    Thực ra con người của Trọng có lẽ chỉ chú ý đến thời kéo xe tay mà thôi. Trọng đâu có nghĩ thế giới hôm nay là Honda, ô tô và tàu chiến,.v.v. Như vậy, cái tư tưởng đó, nó đã gieo giắc, làm hư hỏng biết bao tâm hồn đang theo hướng phát triển. Cứ nghe Trọng nói, tôi liên tưởng đến gã Sở Khanh kia khi lừa Thúy Kiều.
    "Rằng: Ta có ngựa truy phong
    Có tên dưới chướng, vốn dòng kiện nhi.
    Thừa cơ lẻn bước ra đi
    Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn.
    Dù khi gió kép, mưa đơn,
    Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!"
    Ông Trọng nên nhớ rằng, nếu tình hình đất nước thay đổi. Ông cùng với bộ sậu của ông trốn sang TQ thì dễ đấy. Còn dân VN chẳng trốn được đâu. Mà cái giọng Sở Khanh của ông chỉ lừa người ta vào đầu thế kỉ XX thì được. Còn đến hôm nay, nhân dân VN đã tiến bộ rồi, ông không lừa được mãi đâu.

    Trả lờiXóa
  7. từ nay các bác không được gọi TBT là lú vì sẽ bị ghép vào tội làm lộ bí mật quốc gia

    Trả lờiXóa
  8. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ ta một vần”.
    (Tham nhũng, vơ cho lắm tiền, hốc hết của dân của nước thì đi liền với tai bay vạ gió, cũng phải. Luật nhân quả đấy!)
    Thấy người lẫy Kiều, Trọng cũng lẫy Kiều. Ý Kiều mà Trọng phô diễn trước cử tri thật lạc lỏng, kệch kỡm & vô duyên, chứng tỏ Cử nhân văn chương Trong chẳng biết Nguyễn Du & chẳng hiểu kiều, có lẽ Trọng chỉ học lịch sử Đại hán, chỉ thuộc Trước tác MAO CHU XI mà thôi (!!!).

    Trả lờiXóa
  9. Con lạy Cụ Nguyễn Du, xin Ngài đừng chấp.

    Trăm năm trăm cõi người ta
    Khách quan biện chứng khéo là ghét nhau
    Trong bình chuột đỏ au au
    Ngoài da ghẻ ngứa như là gấm hoa
    Nghị quyết 4 cứ loa loa
    Phen này tham nhũng choa cho về vườn
    Nào ngờ nước mắt tuôn tuôn
    "Dòng sông lịch sử" ngập luôn đôi bờ
    "Bộ phận không nhỏ" trơ trơ
    "Tham nhũng ổn định", quan cười hơ hơ

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ hèn nhục cho lớp người hiện tại đang cầm quân và những người lính chưa có dũng khí cùng nhân dân vủng lên thay dổi chế độ độc tài đảng trị

    Trả lờiXóa
  11. BẠN TÌNH TAO KHANG
    o 0 o

    Tay Trọng định! trốn lánh mình
    Này đừng ! tớ vẫn rập rình tìm Mi
    Tập ta đây chớ hồ ghi
    Cậu muốn an thì ; Phải đón mỗ sang
    Long trọng giải thảm đường hoàng
    Có quân, cờ, tướng, oàng oàng súng kêu
    Rỉ tai nghe lấy! đôi điều
    Này xưa “ bốn tốt” có theo không thì …
    Kệ cha cái lũ dân đi…
    Tao cho mày gì oai nhất trần gian
    Thích tiền hay gái chuyện xoàng
    Bàn chi lãnh thổ mênh mang biển trời
    Bố mày giao cả tao rồi
    Loại đồ nhãi nhép hãy thôi giở trò
    Nghe tao súng đạn đầy bồ
    Mĩ huênh hoang đó chớ vồ uổng công
    Đạn tiền súng ống tao dùng
    Thích thì cứ đến tớ không ngại ngần
    Nên khôn ngậm miệng âm thầm.

    TRÔNG RÕ MẶT MÀY
    18/10/2015
    Bùi Quang Thanh Ngọc Châu H.D,



    Figure 1

    Trả lờiXóa
  12. Đám lãnh đạo ĐCSVN hiện nay nó cố tình giữ chặt điều 4 hiến pháp và soạn thảo một mớ pháp luật mơ hồ để nó nhập nhèm xen vào cái chổ hở để cầu lợi. Thực chất của nó là tham nhũng tạo nên vây cánh, giữ ghế và dùng mọi thế lực để đàn áp nhân dân, miệng hô hào tất cả vì nhân dân, nhân dân là trên hết. Nếu bọn này mà sống dưới thời của Mao Trạch Đông là sẽ bị giết hết và sẽ bị quy tội là bọn "tạo phản có lý"

    Trả lờiXóa