Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Dân tâm huyết, chỉ ngán ‘lãnh đạo bảo thủ, giáo điều’

                                                            Ảnh minh họa (Internet)
Hơn 1 tháng sau khi Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân. Người dân mong mỏi là những ý kiến đóng góp xác đáng sẽ đến được với Đảng.
Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng đã được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong vòng 1 tháng rưỡi qua. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, nhận thức thực tế hơn những thành tựu cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, nhưng quan trọng nhất là đóng góp ý kiến trực tiếp vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách để phát triển đất nước 5 năm tới và khát vọng vươn lên của 30 năm tiếp theo. 
Kể từ ngày 15/9/2015, Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng được công bố, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp đã triển khai lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức thành viên, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc. Hệ thống MTTQ Việt Nam đã tổ chức các diễn đàn trao đổi, các cuộc họp để đóng góp trực tiếp vào các nội dung của Dự thảo văn kiện từ Trung ương xuống cơ sở.

Một cuộc tọa đàm góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng
do UBTW Mặt trận Tổ quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ tổ chức

                                                                                              (Ảnh: Hoàng Long)
Ở Trung ương, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị Đoàn chủ tịch để đóng góp ý kiến trực tiếp, tổ chức 5 Hội đồng tư vấn với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ hưu trí, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn trong nhiều lĩnh vực để cùng tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện.
Qua các diễn đàn góp ý, nhiều vấn đề trong Dự thảo nhận được sự quan tâm, đóng góp của các nhân sỹ, trí thức và các giai tầng trong xã hội. Ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, những ý kiến góp ý lần này rất thực chất, xuất phát từ tâm huyết và trách nhiệm của người dân về tình hình đất nước hiện nay.
“Nhiệm vụ xây dựng Đảng và xây dựng từng tổ chức Đảng vững mạnh trong điều kiện hiện nay phải gắn với xây dựng chính quyền thực sự do dân, vì dân. Nhiều ý kiến đã đóng góp trực tiếp bằng văn bản, câu chữ, ngữ nghĩa trong từng ý mà trong dự thảo văn kiện đưa ra cho thấy sự tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước 5 năm tới đây, đặc biệt trong 30 năm tiếp theo”, ông Lê Bá Trình nói.
Cùng với việc đánh giá cao những quan điểm mới được đề cập trong Dự thảo, cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng có nhiều đề xuất với Đảng các giải pháp xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới. Đó là làm thế nào để phát triển kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, vượt qua những thách thức, tận dụng thời cơ để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để đất nước phát triển nhưng cũng có những biện pháp để không bị rơi vào bẫy có mức thu nhập trung bình. Đó là những vấn đề liên quan đến tham nhũng, lãng phí, thực hành dân chủ trong điều kiện hiện nay và tạo cơ chế cho MTTQ Việt Nam thực hiện giám sát và phản biện xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đó là những vấn đề cần bảo đảm dân chủ, phát huy thực hiện dân chủ trong thời kỳ hiện nay.
Ông Trần Hoàng Thám ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Đại hội XII tới, Đảng cần quan tâm tới đổi mới hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống nhà nước cần đặt vấn đề kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, nhưng theo tôi cần phải đưa khái niệm hệ thống chính trị trong điều kiện mới. Theo hướng Đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị có trách nhiệm xây dựng nhưng đồng thời có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền do Việt Nam xây dựng”.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng việc công bố toàn văn Dự thảo Văn kiện để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân là việc làm cần thiết và cũng là điểm đáng mừng trong quá trình chúng ta phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa để nhân dân tham gia vào việc của Đảng, của đất nước. Ngược lại, Đảng phải coi những việc này là của dân, thực sự tin dân, lắng nghe dân, nghiên cứu, tổng hợp và cố gắng không làm sót những góp ý xác đáng của dân.
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: “Chúng tôi đánh giá cao tính dân chủ của dự thảo báo cáo chính trị. Dân chủ được thể hiện qua việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tôn giáo. Đó là điều rất quý”.
MTTQ Việt Nam đang tập hợp ý kiến báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo dõi quá trình xử lý của cơ quan liên quan để báo cáo lại với các tầng lớp nhân dân. Vấn đề mà nhân dân kỳ vọng hiện nay đó là đòi hỏi người xử lý ý kiến của nhân dân cần có trách nhiệm để tiếp nhận các ý kiến đóng góp đó.
Lại Hoa/VOV
 
----------------

10 nhận xét:

  1. 6 bức ảnh đã nói lên tất cả...Cũng như tất cả nhứng chiêu trò từ trước đến nay mà thôi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy có 3 ảnh thôi. Còn 3 ảnh nữa đâu?

      Xóa
    2. 3.000.000 ảnh Chân Rung đấy!

      Xóa
  2. Nói mang tiếng là đảng, nhưng thực ra chỉ một nhóm chóp bu quyền lực điều hành đất nước... Các đảng viên đa số là đảng viên quèn... Họp chi bộ ở địa phương thường nói năng nhảm nhí, trên cho một tí thông tin thì tưởng rằng biết tất cả... Và thường tưởng mình là tầng lớp ưu tú, "quan trọng" hơn người... Họ không bao giờ được giữ chức vụ quan trọng gì ngoài những kẻ lợi dụng đảng... Xưa kia Phùng Cung đã ví đảng là "con ngựa già của Chúa Trinh" thì ngày nay đảng cũng không khác tí nào... Góp ý cho đảng thì chỉ nên khen ngợi, tâng bốc chứ đừng nói sự thật, như vậy mới trúng ý đảng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng. Gọi là Đảng chỉ có chóp bu ở cấp quận, huyện, tỉnh, thành phố, TW mới có quyền lực chứ đảng viên quèn thì làm gì?

      Xóa
  3. Vẫn'' Bảo thủ, giáo điều'' vì thay đổi thể chế, đường lối là thú nhận mấy chuc năm nay tôi nhầm, gây chiến tranh, làm cách mạng vô bổ, bắt dân theo một con dường mù mờ đi hoài không đến, tìm hoài không ra, '' có đâu mà tìm'' . Trong lúc các dân tộc khác chạy trên đường cao tốc qua mặt từ lâu, ta vẫn lò mò đi dường mòn, trèo cầu khỉ..
    Tự thú là điều các ông sợ và không dám làm nhất .

    Trả lờiXóa
  4. Nước đổ đầu vịt, đàn gẩy tai trâu nói làm gì cho mất công mất cài gì đến sẽ đến.

    Trả lờiXóa
  5. "Đảng ta" là đạo đức, văn minh là đỉnh cao trí tuệ, nhất định "đảng ta' sẽ đưa dân tộc ta nhân dân ta đất nước ta tiến lên cnxh mặc dù không có cnxh.

    Trả lờiXóa
  6. Ko co XHCN, Ma Dang ta .Dieu dac NDVN di tim moi la tai Chu cac bac y kien la sai roi. Bao gio tim ko ra luc do DANG ta se Rut kinh nguyet chu lo gi.Xong fim .Cu vay het the ki nay ta Sang The ki khac . Cng nuoc Song da vo 15 lan con tiep tuc lam co ai bi sao dau?

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta ý kiến trên mạng cho đỡ ấm ức thôi.
    Làm Cách mạng luôn theo hình thức truyền thống: nhân dân vùng lên! Kể cả việc ND đã sai lầm lật đổ 1 CQ dân chủ như CQ TTK. Và nay đang ngậm Quả đắng do chính mình tạo ra.

    Trả lờiXóa