Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kinh tế-xã hội Việt Nam quá ‘tụt hậu’

Thực trạng Việt Nam bị tụt hậu
so với các nước trong khu vực
lại được nêu ra và khiến nhiều người lo lắng
* GIA MINH
Đánh giá về sự tụt hậu đó ra sao và cách thức để thoát ra khỏi bế tắc lâu nay thế nào?
Tụt hậu
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn Quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm.
Đó là những con số do chính Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đưa ra tại hội thảo có tên ‘Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035’ do Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế giới và Đại sứ quán Australia tổ chức vào ngày 28 tháng 8 ở Hà Nội.
Cũng theo Tổng cục Thống kê đến năm 2038, Việt Nam mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan.
Xét về môi trường kinh doanh, Việt Nam hiện đứng thứ 99 trên 189 quốc gia và cũng lãnh thổ. Trong khi đó những quốc gia trong khu vực như Singapore lại chiếm vị trí thứ nhất, Malaysia thứ 6 và Thái Lan thứ 18…
Ngân hàng Thế giới cũng nêu ra đánh giá về kinh tế tri thức cho thấy chỉ số giáo dục Việt Nam cách đây 3 năm xếp thứ 133 của thế giới… Từ năm 2000 đến năm 2012, hệ số đổi mới của Việt Nam vẫn ở vị trí 15 trên 18 nước Châu Á.
Nguyên nhân
Giáo sư Chu Hảo từ Hà Nội cho rằng những cảnh báo về tình hình tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung không phải đến nay mới được đưa ra: “ Việc công nhận (tụt hậu), theo tôi nghĩ bằng cách này hay cách khác cũng đã nói nhiều lần, có thề không bằng con số cụ thể nhưng việc thừa nhận nước ta vẫn đang tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa là tôi đã từng nghe thấy trên các báo chí chính thống cũng như trong phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam.”
Cũng theo giáo sư Chu Hảo thì đánh giá về nguyên nhân cùa tình trạng tụt hậu của Việt Nam từng được các chuyên gia trong nước phân tích cặn kẽ: “ Nguyên nhân cũng được nói đến nhiều lần và nói tới từ lâu; đặc biệt từ những quan điểm cá nhân của những chuyên gia mà theo tôi đáng tin cậy: ví dụ như bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn Quang A, rồi kể cả những người như Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Đức Thành… Tôi nghĩ nhiều người muốn nhắc đến một lỗi là ‘lỗi hệ thống’, có nghĩa chỉ có cải cách thể chế kinh tế một cách tương đối phiến diện mà lại chậm chạp, không đi liền với những cải cách về thể chế chính trị. Có lẽ theo tôi nghĩ đó là nguyên nhân nổi bật lên và được nhiều người nhắc tới cách này hay cách khác”.
Sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Ông Phạm Tuấn Xa, một nhà giáo đồng thời là một người bị trù dập vì lên tiếng phê phán những sai trái trong hệ thống công quyền, từ Hải Dương nêu ra nguyên nhân của sự tụt hậu tại Việt Nam mà được chính cơ quan chức năng cũng như giới chuyên gia thừa nhận: “ Nguyên nhân cơ bản là thể chế, cái tham nhũng quá lớn, quá lớn sức dân không thể nào bù đắp. Sức dân kiệt vì tệ nạn tham nhũng. Dân biết nhưng lên tiếng nói yếu ớt vì sợ. Ví dụ như bài của tôi đưa về địa phương thì không ( ai) dám đọc; nếu đọc thì địa phương lôi ra kiểm điểm. Con cái đi học đại học, ( họ) dọa muốn có việc làm không! Tất cả đều như thế, làm cho người ta sợ!”
Bà Nguyễn thị Kim Liên mẹ của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên Kha ở Long An cho biết nhận định của bà về sự tụt hậu và nguyên nhân của tình trạng đó:  “Tôi thấy một là tham nhũng, thứ hai là nuôi bộ máy nhân viên ( Nhà nước) quá nhiều luôn. Một cơ quan ở xã, ấp mà nhân viên cũng quá nhiều, tiền đâu mà trả lương? Họ trả lương cho những người đó để bảo vệ chế độ của họ, thì đến bây giờ làm ăn không được, không có tiền trả lương thì đánh thuế; cứ tỷ lệ thuận như vậy hoài, vay nợ ăn, vay nợ ăn và bây giờ là ‘rồi’. Ở quê, tôi nôm na nghĩ như vậy!”
Cách vươn lên
Đối với một nhà trí thức như giáo sư Chu Hảo thì tình trạng tụt hậu của Việt Nam như được nêu ra là một thực tế khiến nhiều người như ông thấy rất đau lòng, và theo ông cách thức để vượt ra khỏi tình trạng đó như sau: “ Câu chuyện hết sức bức xúc, yêu cầu là hết sức bức thiết! Tuy nhiên ở Việt Nam, theo tôi nghĩ, bất cứ sự nóng vội nào dẫn đến những bước chuyển đổi không hòa bình, thiên về bạo lực đều sẽ thất bại. Cho nên trước tình hình này, tôi nghĩ vẫn phải nghĩ đến một bước chuyển biến, chuyển tiếp mà tương đối lâu dài. Và làm thế nào đó để từng bước một mở rộng được dân chủ hơn, và quan tâm đến những vấn đề phát triển bền vững hơn. Mở rộng dân chủ không phải là điều kiện đủ, đó chỉ là điều kiện cần thôi. Nhà nước có dân chủ, kể cả chế độ này, chế độ đa nguyên, đa đảng … thì cũng đã phát triển mạnh mẽ đâu! Tuy nhiên đó là điều kiện cần, cái cần hơn nữa cho lâu dài là cần nâng cao dân trí góp phần nâng cao xã hội dân sự lành mạnh để trở thành đối trọng chứ không phải đối lập với chính quyền, thể chế hiện tại. Đó là có thể làm thế nào đó để thể chế này chuyển biến một cách hòa bình nhưng mà căn cơ.”
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Kim Liên thì không thể chờ đợi và không thể có chuyển biến nếu như không hành động một cách quyết liệt. Bà trình bày: “ Tôi không đồng ý bất bạo động, tôi không thích và chưa thích bao giờ. Theo tôi cái gì cũng vậy phải có đổ máu. Tôi thấy nước khác rồi phải có đổ máu mới có được tự do. Tôi sẵn sàng chấp nhận; trong trường hợp gia đình tôi nếu có mất mát gì trong cuộc đổ máu này tôi cũng sẵn sàng. Như vậy mới có nền tự do cho dân.”
Vừa qua chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhắc lại nhận định của Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam là một quốc gia không chịu phát triển, bởi vì trong hai thập niên qua có đến 90 tỷ đô la vốn ODA được đổ vào Việt Nam thế nhưng đất nước này cứ ỳ ạch không phát triển được.
G.M/rfa
-------------

26 nhận xét:

  1. Thể chế lạc hậu.
    Chính trị phản động
    Kinh tế tụt hậu là tất nhiên

    Trả lờiXóa
  2. Đã đến bên bờ vực thẩm - gần rơi xuống hố sâu,chứ không còn là "tụt hậu" nữa rồi !

    Trả lờiXóa
  3. Bác nói sao chứ em xem VTV mục thời sự hàng đêm thấy toàn tin phấn khởi lắm, tuy trong bụng lép kẹp...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bụn lép kẹp thì đi ngắm ..pháo bông là no rồi !!!

      Xóa
    2. Thì vưỡn... Nhưng phải xơi tạm 1 gói mì ăn liền. Mẹ, mới 1.000đ/gói, nay lên 5.000đ rồi. Hồi Pháp thuộc chả hoành tráng gì sất, xài cỡ cắc, xu là sống tốt...

      Xóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 09:53 3 tháng 9, 2015

    Trước đây không lâu,trên trang Bùi Văn Bồng nầy,Nữ Nghệ Sĩ Ưu Tú Kim-Chi đã nói (đại ý): "Tôi không ngờ người ta khó bỏ cái quyền và lợi tới như vậy.Giờ thì tôi mới thấy....".
    Hôm nay,bà Nguyễn Thị Kim Liên nói:"gia đình tôi sẵn sàng chấp nhận mất mát (nếu có) để có Tự Do Dân Chủ".
    Không ai thích bắn giết,nhưng có lẽ phải có (chuyện chẵng đặng đừng).Bằng chứng:nhờ bắn súng chống lại CA mà gia đình Đoàn Văn Vươn còn đất.
    Không có cách nào khác.Bọn nó chó má tham lam quá.Nếu thâu tóm hết 95% của cải của đất nước,bọn chúng cũng chưa chịu đâu,phải 100% mới thỏa mãn.

    Trả lờiXóa
  5. Tác giả Gia Minh này viết cho RFA chắc là Việt Kiều , bởi vậy không ở sâu sát trong quần chúng VN nên bài viết toàn là lý thuyết , dựa trên những con số , khác xa thực tế .

    Mới vài hôm trước , ông Phó TT , người có học vị ngoại quốc đàng hoàng chứ không phải Tiến sĩ giấy như đa số ở VN , tuyên bố là : Sau 70 năm , chưa bao giờ VN đạt vị trí cao như hiện nay .
    Có thể lổ tai của tác giả GM bị tiếng nổ nào đó làm bể màng nhĩ rồi , nên không nghe được lời tuyên bố này , vì vậy mới viết bài này .

    Thôi bõ qua chuyện TG có thể thuộc thế lực thù địch viết bài với ý đồ xấu , xuyên tạc chính quyền , nhằm mục đích tuyên truyền lật đổ Cách Mạng . Nếu TG mà ở VN , thì thế nào cũng lãnh nhiều bài học để cho biết thế nào là Nhà nước chuyên chính “ Vô Sản “ .

    TG có biết câu “ Thấy vậy mà hổng phải vậy “ không ?
    Trên con số là vậy , nhưng thực tế Tổng Thống của 5 nước : Hàn quốc , Thái Lan , Mã Lai , Indonesia , Philippines góp chung tất cã tài sãn lại cũng không bằng 1 trong các Lãnh Đạo của VN .
    Còn nói xuống nữa , chưa chắc mỗi vị TT này giàu có bằng các ông Bí Thư Tĩnh của VN .
    Còn nếu nói dân hả . Nhìn xem , đa số ai cũng có nhà cửa rực rở huy hoàng .
    Bởi vậy , muốn so khách quan hơn thì ngoài tính lương , còn phải tính “ Lậu " nữa .

    Còn tính cái gì : Năng suất lao động , 20 năm mới bằng Philippines , 50 năm mới bằng Thái lan .
    Nghe mệt quá , làm sao ai biết tới lúc đó VN có còn chế độ CS nữa hay không mà nói .

    Trả lờiXóa
  6. Rực rỡ và huy hoàng
    mà chỉ ngang ngọn cỏ
    Chém gió thì rất hăng
    Đói nghèo càng gia tăng
    lại càng hăng bốc phét
    Đất Nước mãi lẹt đẹt
    vì quan vét , quan vơ
    Lũ đầy tớ nằm chờ
    ông chủ dâng tận miệng
    Vẫn còn đảng cử Dân bầu
    sẽ còn tụt hậu càng lâu càng dài

    Trả lờiXóa
  7. Tham nhũng ở Việt Nam luôn đứng nhất bảng. Mong sao món tham nhũng này "tụt hậu" thì các vấn đề khác mới có cơ tiến bộ được.
    Còn độc đảng thì còn thụt lùi. Dân chủ hóa xã hội là vấn đề cấp bách, không thể chần chừ được nữa!

    Trả lờiXóa
  8. Đổi mới tiến lên công nghiệp hoá của Cộng sản Việt Nam cụ thể là :
    Đùi đánh đục
    Đục đánh săng
    Săng làm đùi
    Đùi đánh đục
    Đục đánh săng
    Săn làm đùi ......và cứ thế từng bước cải tiến thheo đinh hướng CNXH .

    Trả lờiXóa
  9. Trích " ..cái cần hơn nữa cho lâu dài là cần nâng cao dân trí .." và "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (điều 4 hiến pháp), chỉ đâu, dân làm theo, không có quyền phản bác!
    Như thế, chắc là tụt hậu còn dài dài!

    Trả lờiXóa
  10. Day chi la mot trong rat nhieu he qua tu su cai tri cua dang CSVN
    Vay ma dan di xem duyet binh va phao hoa dong qua. Con nhieu gian nan trong cong cuoc khai tri, mong bac Bong khong nan chi

    Trả lờiXóa
  11. Năm 1965-1966 Tổng Thống Sukarto của Indonesia ra lệnh loại trừ Đảng CS indonesia , nữa triệu Đảng viên bị giết , hơn 1 triệu bị cầm tù . Thật là 1 cuộc tàn sát đẩm máu , kinh hoàng .
    Nếu mà không có sự kiện này xãy ra , thì ngày nay VN biết chừng trên cơ Indonesia , có tệ thì cũng ngang bằng , không đến nổi đứng cuối bảng .

    Trả lờiXóa
  12. Cuộc chiến tranh Nam Bắc Đại Hàn năm 1950 .Giữa Bắc Hàn , TC và Nam Hàn , Mỹ .
    Thời đó Cục Chính Trị Bắc Hàn quá dở , phải chi họ biết phát huy kích động quần chúng Nam Hàn , nêu cao khẩu hiệu Chống Mỹ xâm lược cứu nước , tổ chức du kích thành lập Mặt trận giãi phóng Nam Hàn , dùng bạo lực Cách Mạng làm kinh hoàng tụi Mỹ , Ngụy Nam Hàn thì Bắc Hàn đã giãi phóng được Nam Hàn rồi .

    Nếu Đại Hàn được thống nhất thì ngày nay VN cũng không bị mang tiếng tụt hậu thua Nam Hàn tới 35 năm .
    Thiệt là tình , bởi vậy dân Triều Tiên ghét Mỹ cay đắng là vậy , nếu Mỹ bỏ của chạy lấy người như Nam VN , thì giờ này nhiều người lãnh đạo Triều Tiên có bạc tỉ đô la ,vừa tiền , vừa quyền cao tận mây xanh , chứ làm gì có chuyện đói ăn thiếu gạo , ( chắc cũng do trã nợ vũ khí chiến tranh cho TC ).

    Trả lờiXóa
  13. Của nhân dân, vì nhân dân "hoàn toàn" khác biệt với của tao, vì tao...giời ạ. Lấy của chung lảm của giêng, không tụt hậu thì cũng tụt quần.

    Trả lờiXóa
  14. Việt nam là nước không chịu phát triển là đúng rồi . Việt nam thực ra làm không đủ ăn ,đủ chi thì làm sao có tích lũy để phát triển . Tôi cho rằng cái gọi là tăng trưởng GDP Lâu nay đã và đang được thổi phồng không ai có thể tin được , đến TT Nguyễn tấn Dũng phát biểu trong hội nghị TKê cũng không hiểu chúng ta tính GDP theo kiểu gì và như thế nào vậy con số GDP của Việt nam chỉ để cho vui mà thôi ai tin thì tin chứ tôi không tin .người dân thường của ta họ nói như vậy đó...Con số đưa ra của TC TKê chắc chắn cũng chẳng lấy gì làm căn cứ ...

    Trả lờiXóa
  15. Ngôn từ nào thì hành động như vậy. Nước Nhật thời Minh Trị cải cách sau 30 năm thì thành công. Trung Quốc cải cách 20 năm cũng thành công. Bản chất của cải cách là thay thế cái cũ kỹ hư hỏng bằng cái mới tốt đẹp hơn. Việt Nam không cải cách mà lại đổi mới. Bản chất của đổi mới là sửa chữa những cái đã hư hỏng cũ kỹ cho nó mới hơn. Vì vậy mà thành tựu đổi mới của Việt Nam chỉ để so sánh với quá khứ của chính mình mà không thể so sánh với sự phát triển của bất kỳ nước nào ở khu vực ĐNA . Đó chính là nguyên nhân tụt hậu ngày càng xa của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  16. Nhìn mũi tên VN trên biểu đồ chẳng khác chi cây đinh bị đóng bẹp xuống sàn.Kẻ cầm búa thì chẳng ai khác ngoài "đảng ta".
    Chỉ số giáo dục của VN xếp 133 thế giới và 15/18 châu Á.
    Tôi có anh bạn có đứa con học lớp 6,hè vừa rồi nó "được" nhà trường cho lên lớp 7.Anh bạn tôi biết kiến thức của đứa con mình khá tệ,quá nhiều môn lớp 6 nó vẫn còn chưa hiểu hết.Nếu bây giờ,đưa nó lên lớp 7 học thì chỉ ngồi cho có chứ chắc chắn nó không thể học được.Vì thế,anh ta đề nghị với giáo viên chủ nhiệm cho nó học lại lớp 6 để anh ta kèm cặp thêm may ra mới khá lên được.Dĩ nhiên là GVCN của mái trường XHCN không đồng ý,vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thành tích "thi đua dạy thật tốt,học thật tốt" của cô ấy.Anh ấy vẫn giữ nguyên quan điểm và không cho nó "lên" học lớp 7.Và thế là,vị hiệu trưởng,bí thư chi bộ đảng vào cuộc.Ông ta gọi anh bạn tôi lên phòng riêng huấn thị,rằng thì là việc làm của anh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích của trường,đến hình ảnh long lanh của trường. Mặc cho anh bạn tôi giãi thích làm như thế sẽ giết chết tương lai đứa bé nhưng vị hiệu trưởng do đảng dựng lên vẫn không đồng ý và đe doạ sẽ đuổi học đứa bé đồng thời thông báo cho một số đồng nghiệp không nhận nó vào học.
    Lão Trọng lú có biết mấy chuyện này không,chắc là không,vì lão đang bận nghiên cứu Mác Lê,nghiên cứu con đường đi lên cnxh.
    Các vị lão thành đáng kính,cái thứ mà các vị vẫn hi vọng sẽ tốt đẹp lên là rứa đó.
    Biết bao nhiêu chuyện tương tự hoặc ghê gớm hơn thế đã và đang xảy ra trên đất nước này,đẩy vô số "tương lai của đất nước" vào tối tăm,giết chết biết bao nhiêu tâm hồn non trẻ.
    Viết đến đây mà mắt cay xè.Cái đảng này còn tồn tại bao lâu thì con cháu chúng ta còn bị chúng hành hạ,giết chết những tâm hồn trong trắng,ngây thơ đến bấy lâu.

    Trả lờiXóa
  17. Đúng là thế lực phản động, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ
    Hiện nay nhà nào cũng có mấy cái ti vi, tủ lạnh, xe máy......học sinh thì có xe đạp điện chạy đầy đường thế mà dám bảo tụt hậu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thậm chí lãnh đao của ta còn giàu hơn lãnh đạo của tư bản nữa đó ... tham nhũng cuả ta cũng giỏi va tinh vi hơn tư bản ....

      phải nói là XHCN ta đi trước tư bản 1 buớc chớ ...

      Xóa
  18. " Kinh tế,Xã hội VietjNam quá tụt hậu.." bỡi bản thân nó làm phương tiện: bàn đạp,nấc thang ,và đòn bẩy bẩy DCSVN.thăng hoa vượt kỷ lục đồng bộ mọi thứ, danh lợi,quyền tiền tột đỉnh vinh quang,thử hỏi khắp thế giới có đảng nào sánh bằng ,.?

    Trả lờiXóa
  19. Cach tot nhat la giai tan DCS ,thuc hien dan chu da dang thi DN moi di len duoc .HET .

    Trả lờiXóa
  20. Người cộng sản (bất luận là ở đâu) không bao giờ yêu nước và yêu dân tộc họ,họ chỉ yêu họ và dùng chủ thuyết Mác Lê để làm nền cho sự khủng bố mà thôi - chính bản thân họ cũng chẳng coi cái học thuyết này ra gì ! Điều này lịch sử thế giới đã chứng minh hết sức rõ ràng rồi !

    Trả lờiXóa
  21. Kinh tế - XH tụt hậu là do Chính trị cổ hủ , lạc hậu và đang trên đường tự vỡ. Xem thần khí nước mình giờ không bằng những năm 45/TK19. Thực chất của chế độ cs này là chế độ phong kiến độc tài được ngụy trang bằng những mỹ từ (mà trò này thì cs giỏi nhất TG). Nhưng nhận thức của người dân bây giờ khác rồi. Khác lắm , không thể giở trò lừa ở đây được nữa ! Cứ xem cái vụ chặt cây xanh HN thì rõ ! CS còn chẳng qua vẫn chây ì lì chai ra thôi , như các đảng khác thì họ xấu hổ giải tán hết lập đảng khác cho rồi .

    Trả lờiXóa
  22. XH VN trộm cướp, giết người như rươi, tai nạn giao thông, khủng hoảng niềm tin, đạo đức, tham nhũng tràn lan, kinh tế dặt dẹo, điêu linh thống khổ,... 2-9 có mấy chục ngàn tù hình sự được thả, vui vầy dăm bữa là nó tha hồ khủng bố dân lành, lo mà giữ thân, cài then đóng cửa. kuku

    Trả lờiXóa
  23. Thử phân tích về sự tụt hậu của KT Việt Nam.
    Muốn có kinh tế, tất nhiên phải có 3 điều kiện: Vốn, KHKT (công nghệ) và chính sách.
    1. Về vốn. Phải nói thẳng rằng VN không thiếu vốn. gàn 90 tỷ US$ vốn ODA, háng năm xấp xỉ 10 tỷ kiều hối nói chung. Đó là chưa kể công đóng góp của dân (thuế) và tiền xuất khẩu tài nguyên.
    2. Chính sách: Tất cả đều nằm ở đây vì KHKT một phần nằm trong vốn (mua công nghệ, patent) một phần nằm trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học để tạo nhân lực KHKT. Chính sách bao trùm của VN là tất cả vì mục đích chính trị. về KHKT thì việc đào tạo con người ở VN là đào tạo con người Trung với Đảng, hồng hơn chuyên. Không thể tạo ra được đội ngũ cán bộ KHKT với cái chính sách chính trị thống soái. Ai đi học cũng chỉ muốn có mảnh bằng để lên chức, nắm quyền. Đó là cái cốt lõi.
    Tiền đầu tư vào các công trình tạm gọi là kinh tế vẫn không thoát được mục đích chính trị. Ví dụ: nhà máy lọc dầu Dung Quất là sản phẩm của ông Phạm Văn Đồng, vì muốn phát triển quê hương Quảng Ngãi (mặc dầu có nhiều ý kiến phản biện nói rằng xây dựng ở đó thì sẽ tốn kếm hơn rất nhiều, không chỉ trong xây dựng mà cả trong vận hành, nêu so với nơi khác). Thật vậy xăng Dung Quất không bán được cho Vietnam Airline vì nó đắt hơn so với xăng của các công ty khác. Cuối nhứng năm 80's toàn bộ các nhà máy của Bộ Công nghiệp nặng (tiêu tốn nhiều nhất tiền ngân sách) nhưng đóng góp cho nhà nước không bằng riêng nhà máy thuốc lá Thăng Long. Đến bây giờ: Nhà máy Cơ khí Hà Nội (công cụ số 1), anh Cả Đỏ của ngành cơ khí VN trở thành khu chung cư Royal City và cái ốc vít chưa sản xuất được (người ta đổ tội cho các GS, TS). Số phận nhà máy Cán Thép Gia sàng, Khu gang thép Thái Nguyên và hàng trăm các tên tuổi khác như Vinasin, Vinaline... như thế nào thì ai cũng đã biết. Tất cả đều dồn lên vai người nông dân. Phải nói một sự phí phạm về vốn vô cùng kinh khủng đàu tư không cần hiệu quả. Lúc khai trương thì rầm rộ, gieo vào đầu người dân những hứa hẹn đầy tốt đẹp nhưng không có tổng kết, không có ai chịu trách nhiệm về sự thất bại. Các công trình khác: cũng vẫn là vì mục đích chính trị: Lăng HCM, bảo tàng HCM (không chỉ ở Hà Nội), bảo tàng, nhà văn hóa, tượng đài các kiểu, trụ sở các cơ quan mà tiêu biểu nhất là nhà Quốc Hội. Nếu tổng kết lại thì đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của của dân mà chẳng sinh lời, ngoài mục đích chính trị.
    Một sự lãng phí khác là bộ máy nhà nước (bộ máy Đảng và bộ máy chính quyền). Một thí dụ nổi bật là tại một xã nọ ở Thanh Hóa có đến 500 người hưởng (lương hay trợ cấp trách nhiệm) từ ngân sách nhà nước. Dân nào đóng góp cho đủ để nuôi bộ máy đó?
    Vấn đề khác là môi trường đầu tư, là vấn nạn tham nhũng, là chính sách thuế có xu hướng triệt tiêu sự phát triển... thì thôi. Nói thế cũng quá đủ.
    Trong diễn văn kỷ niệm 70 năm ngày 2/9/2015, CT TTS nêu ra cho dân chúng thấy nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ tụt hậu; thật là sáng suốt!. Thôi bà con cứ phải cố lên nếu không chúng ta tụt hậu đấy. Dưới sự (tiếp tục) lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bà con mà không giải quyết được mấy cái nguy cơ này thì mấy năm tới, Đảng sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy thêm vài nguy cơ nữa.

    Trả lờiXóa