Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Chỉ vì "khôn nhà dại chợ" ?

Hết thời "tự hào" về gao Việt !
* NGUYỄN MINH NHỊ
* 25 năm ta say sưa, giờ Campuchia 
‘qua mặt’ về gạo
Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa "cạnh tranh" với "gạo cho người nghèo - nước nghèo" để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu.
Nói đến nông nghiệp ai cũng có thể nói ngay rằng đó là tiềm năng, là lợi thế, là nền tảng để tích lũy ban đầu và phát triển kinh tế Việt Nam. Nhận định thế hoàn toàn đúng vì nước ta ở vào vị trí rất thuận lợi để trồng lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi thủy - súc sản, đánh bắt thủy - hải sản; có rừng nhiệt đới phong phú; có nhiều khoáng sản và dầu - khí; có bờ biển dài bằng chiều dài đất nước và có mặt biển rộng bằng ba lần đất liền. Ông cha ta, từng một thời tự hào là "rừng vàng biển bạc", đã không sai! Lợi thế kinh tế nông nghiệp, thậm chí còn đi vào tiềm thức, thơ ca..., đã trở thành văn hóa và cả trong triết lý sống của người Việt Nam xưa nay.  
Nhưng rồi, trong mười năm (1975 - 1986), do những kết quả đạt được không như mong đợi mà ta nhận ra được giá trị thật của kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp, vai trò lịch sử và tinh thần yêu nước của nông dân, tính bền vững của văn hóa nông thôn (làng xã). Từ chỗ nhận ra ấy, ta lại để nông dân làm nông nghiệp một cách "tự nhiên chủ nghĩa" suốt 30 năm, nên rồi nay ta lại phải trả giá.
"Nổ" như bắp rang, "tàn" như bông súng
Năm 1986 Việt Nam đổi mới. Ngày 7/11/1991 ký Hiệp định Mậu dịch Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 11/7/1995 bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ. Ngày 28/7/1995 gia nhập ASEAN. Ngày 7/01/2007 gia nhập WTO...
Nhờ tự đổi mới và nhờ hội nhập, nông nghiệp phát triển nhanh vượt bậc, nhiều mặt hàng như lúa gạo, thủy sản, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, trà... xuất khẩu có sản lượng lớn, thuộc hạng nhất nhì thế giới. Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo (1,370 triệu tấn), đến năm 2012 ta xuất đạt đỉnh cao nhất là 7,736 triệu tấn. Năm 2011 cá tra xuất khẩu đạt đỉnh cao 1,8 tỷ USD; đời sống một bộ phận lớn nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần sáng lên, và được nhiều nước và tổ chức quốc tế khen ngợi, và học tập theo.
Thắng lợi này lại một lần nữa làm cho chúng ta "ngủ trên tiềm năng" và "hát hoài bài ca con cá, cây lúa" một cách hồn nhiên! Những ngôn từ gần như mặc định và "nổ" như bắp rang: Đổi mới, hội nhập, thị trường toàn cầu, cạnh tranh, nông nghiệp là nền tảng, xuất khẩu là mũi nhọn kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc sản xuất v.v... và ...v.v...
Kinh tế Việt Nam là kinh tế xuất khẩu. Kim ngạch xuất luôn cao hơn GDP qua các năm, nhất là từ khi có doanh nghiệp FDI tham gia. Hiện Việt Nam đang đứng đầu các nước ASEAN về xuất hàng vào Mỹ, điều mà nhiều người (không dám) mơ từ những năm sau Đổi mới.
Nhưng từ đỉnh cao những năm 2000, các chỉ tiêu xuất khẩu nông - thủy sản đều tụt dần. Lý do là: Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa "cạnh tranh" với "gạo cho người nghèo - nước nghèo" để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu. Việt Nam giờ không có gạo thương hiệu, và gạo cho người nghèo cũng đang ế vì không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo của ta!
 Các doanh nghiệp Việt Nam một mình một chợ về nuôi và xuất khẩu cá ba sa, cá tra, nhưng vì tự cạnh tranh nhau (hạ giá bán) mà triệt tiêu sức cạnh tranh của mặt hàng này. Những năm 1990 ta bắt đầu xuất cá ba sa và cá tra, đến năm 2007 đạt giá trị 1 tỷ USD, và tăng dần nhờ mở rộng thị trường đến 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2011 là năm đỉnh cao cả 3 chỉ tiêu: Nuôi 6.000 ha mặt nước, đạt 600.000 tấn cá nguyên liệu và xuất khẩu đạt 1,805 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng kim ngạch XK thủy sản và bằng 2% GDP cả nước. Về giá xuất, từ 4,93 USD/Kg trong những năm 1997-1998 xuống còn 2,8 USD/Kg những năm 2008-2011, và xuống còn 1,8 - 2,5 USD/Kg (năm 2015) mà gần như không còn khách hàng. Đặc biệt thị trường Trung quốc, đôi khi có tác dụng bổ sung, nhưng thường xuyên là yếu tố gây khủng hoảng thiếu thừa của nông-thủy sản Việt Nam nói chung một cách bất định.
Chỉ kể hai mặt hàng lúa-gạo và cá tra là lợi thế (gần như độc chiếm) của Việt Nam một thời được nâng niu như bông hoa, nhưng cách làm của ta nay làm cho nó "tàn" như bông súng (luộc). Mặc dù bông súng mọc từ trong đất có nước, nhưng không đủ sắc tươi quá ba ngày. Nói không sợ mếch lòng thì cách làm của chúng ta là chỉ biết có "khôn nhà” mà “dại chợ"!

Ai lo cho nông dân? Nông dân lo cho ai?
** ‘Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi’
Điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP… sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng. 
"Đảo võ" và "Chém gió"
Quản lý sản xuất nông nghiệp của ta, nếu căn cứ vào đường lối, chính sách, luật pháp Nhà nước vào công tác qui hoạch, kế hoạch của các bộ ngành và địa phương, phải nói là tương đối hoàn hảo và từng được một số nước bạn tìm hiểu, học tập. Nhưng nếu nhìn vào công tác điều hành sản xuất-kinh doanh thì từ cơ quan quản lý đến người nông dân giống như thầy cúng cầu mưa - "đảo võ". Và như thầy pháp lên đồng cầm gươm "chém gió" .
"Đảo võ" là vì từ quan liêu bao cấp sang thị trường mà không cụ thể hóa được "định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ lấy công tác qui hoạch kế hoạch làm công cụ quản lý, nay nghe đâu người ta tính bỏ qui hoạch (?). Từ bảo tồn chọn lọc giống gốc quốc gia nay tính bỏ "mấy ông già  bà lão" ấy để nhập giống (Trung Quốc) về xài chắc?
Đầu năm, thấy trên VTV1, Đoàn viên Thanh niên Bộ Công Thương đi bán "giải cứu" dưa hấu, hành tím cho nông dân, gây cảm xúc cho không ít khán giả, nhưng chỉ mua và bán dùm cho đâu được mấy tấn! Mới đây, vào mùa nhãn Hưng Yên và mùa vải thiều Lục ngạn, nghe đài VOV1 nói "chủ động chuẩn bị", "mở thị trường sang Mỹ, Nhật, Úc, Tây Âu...", nhưng kết thúc vụ mùa cũng chỉ xuất được vài tấn trong số hàng chục ngàn tấn mỗi loại có "thương hiệu" này qua đường hàng không. Hèn nào, có người nói "nền kinh tế một container" là vậy.
Tệ hơn nữa, xuất hàng lúc đầu đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thức phẩm, nhưng lần sau thì sẽ khác và bị từ chối, như "tôm rau câu", "tôm đầu đinh" chẳng hạn. Ngay người viết bài nầy, từng ra lệnh đi gom heo bò làm lẻ, làm lậu bên ngoài vào trại giết mổ tập trung, nhưng Tết vẫn được lò mổ tặng thịt heo ăn Tết hôi rình vì bị bơm  nước bẩn, để "thưởng công" lãnh đạo!     
Hàng đêm, nhìn lên VTV1 vào giờ vàng thời sự, trong những vị ta quen mặt đi lễ và đi hội, ít thấy ai xuống nhà xưởng, đi ra đồng, vào bệnh viện quá tải, hay gặp dân bàn chuyện làm ăn, và nhất là đối thoại những vấn đề bức xúc.
Nếu kiên trì lục lại tất cả các văn kiện của các cấp các ngành, tại các cuộc hội họp, sẽ thấy bao nhiêu điều nói mà không nói đã làm được đến đâu rồi? Hay nó chỉ như "lời cầu nguyện", hoặc như "đảo võ cầu mưa" cứu hạn!  
Nhưng cũng ngặt nỗi là khi thành công một số mặt hay được một mớ ngoại viện nào đấy thì trở lại căn bịnh ban đầu là "Nổ" và "chém gió", như TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung  ương nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tại Sầm Sơn - Thanh Hóa ngày 27/8/2015: "Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi"[1].
"Dấu ấn"
Hoàn cảnh nghiệt ngã là ta bước ra khỏi chiến tranh, thương tích đầy mình. Chúng ta đã bắt tay quản lý đất nước và phát triển kinh tế với lực lượng lao động là lính, là nông dân tự do, nghèo, ít học, và chưa một lần làm công nhân, và với một số doanh nhân vốn liếng ít ỏi, thậm chí trắng tay, còn sót lại sau cuộc chiến, quản lý còn thiếu kinh nghiệm.
Trong khi đó, yêu cầu chuyên môn hóa như dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) gắn trước mỗi chữ số của bài toán một cách mặc định, như quản lý ngành sản xuất anh phải "lên bờ xuống ruộng" với công việc ấy, với thị trường..., chứ không chỉ với mớ kiến thức sách vở ở nhà trường. Đó là chưa kể có thứ kiến thức sách vở không liên quan gì đến hoạt động kinh tế cụ thể, hay chỉ ngồi đọc các báo cáo "xơ chai" trong phòng lạnh hay dự các "hội thảo qua loa", thì làm sao mà quản lý. Cái lạ là hình như chúng ta chưa thấy rõ cái "dấu ấn" ấy để biết đúng giá trị các con số mà mình chọn để giải bài toán.
Những người đại biểu cho dân làm ra luật, nhưng không hiểu biết về hoạt động trên thương trường, hay công việc của người công nhân, nông dân, thậm chí có người chưa học luật... thì khi làm luật có liên quan ắt còn có nhiều kẽ hở là tất nhiên. Thậm chí có người nói luật nầy ta làm có tham khảo luật các nước Âu-Mỹ. Nhưng họ quên rằng thể chế chính trị ở đó là tam quyền phân lập, xã hội dân sự, kinh tế thị trường tự do…
Tại sao con cá nheo của Mỹ chỉ nuôi ở vài bang miền nam nước Mỹ và cũng chỉ vài ông dân biểu Mỹ ứng cử ở đó có trách nhiệm với ngư dân - cử tri nơi ấy mà vận động quốc hội ra được luật bảo vệ quyền lợi cho ngư dân họ? Những bài toán có mẫu số khác nhau đều phải được qui đồng mẫu số trước khi giải. Nếu không thì có "hội" mà không "nhập" được.
Trong nông nghiệp ta nói "liên kết 4 nhà" nhưng chỉ là khẩu hiệu. Campuchia không nói mà làm được gạo thương hiệu xuất qua hơn 40 nước, còn ta đóng gói gạo trắng bán lẻ, nhưng qui cách và "chữ hiệu" trên bao là theo yêu cầu nước nhập khẩu! Xuất năm cao nhất gần 8 triệu tấn gạo mà chỉ một nhãn hiệu "Gạo Việt Nam"! Tôi từng tham gia trao đổi kinh nghiệm làm lúa với các tỉnh Campuchia giáp ranh (tỉnh tôi) theo yêu cầu của bạn, tôi thấy họ có nhiều bài học hay về quản lý tài nguyên - môi trường, nhưng ta không học được vì ta đã không còn cơ hội "qui đồng mặt bằng quản lý" như họ. Ta như "Tre già" rồi!
"Hy vọng"
Tình hình tương tự cần có mạn đàm riêng nhưng điều hiển hiện tại các sân chơi mà ta đã vào như ASEAN, AFTA, FTA, WTO, hay sắp vào như TPP... sân nào đối với ta cũng đều không bằng phẳng vì "không đồng mẫu số". Cái "không" đó chính là cái khó của các nhà doanh nghiệp và của người lao động là chủ yếu. Nhưng sự xuất hiện của Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn Dệt may, Xí nghiệp Dược Hậu Giang, hay như Tập đoàn HAGL… đầu tư ra nước ngoài thành công về mặt nông nghiệp gợi cho ta hy vọng!
N.M.N/Tuanvietnam
----
[1] Việt Nam vô địch về đàm phán hội nhập, VnExpress, 27/8/2015.
 
-------------

37 nhận xét:

  1. Cái gọi là "đổi mới" trong nông nghiệp VN cuối thập niên 1980 thực chất là không hành hạ nông dân VN một cách hà khắc nữa. Thay vì thế, để họ tự bươn trải, chứ chẳng giúp đỡ gì đáng kể..
    Đừng bịp bợm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, đơn giản là dẹp cái kẻng đi, để nông dân làm chủ mảnh đất của mình thế là thóc lúa ê hề.
      Cái bọn kia cứ bảo tại chúng tài tình sáng suốt, thực chất là tranh công của nông dân chứ chẳng có công trạng gì đâu.
      Lúc nào cũng ngoác cái mồm : "mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta". Rõ là cái đồ không biết dơ.

      Xóa
  2. Cứ để cho đảng cộng sản VN tiếp tục thống trị đất nước VN,thì chắc chắn không lâu nữa VN sẽ xếp cùng hạng với Zambawe ở Phai châu !

    Trả lờiXóa
  3. Việt Nam có nhiều cái NHẤT THẾ GIỚI.
    Trong đó có cái NGU NHẤT THẾ GIỚI.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngu không kinh bằng THAM NHỦNG nhất vũ trụ!
      Bọn tham nhũng cút xuống Địa Ngục!

      Xóa
  4. Tác giả có bài viết ưu tư về tình hình xuống dốc Nông , Hải sản xuất khẩu của VN , nói lên điều này là hay rồi .
    Nhưng T/G còn chưa nói ra nguồn gốc , tại sao gây ra như vậy , rồi sau đó có cách giãi quyết như thế nào cho tốt hơn không .

    Tất cã là do cái cơ chế , cơ chế thay đổi thì tự nhiên bao điều tệ hại sẽ biến mất bất chợt, lặng lẽ như là ma biến vậy .
    Đó là lý do tại sao Campuchia qua mặt VN , cho VN đi sau hưởi bụi là vậy .

    Nhưng cái tệ hôm nay chỉ là mới khởi đầu , chỉ trong vòng 1, 2 năm tới đây , khi các đập thũy điện trên đầu nguồn hoạt động đầy đủ thì tốc độ ngập mặn , hiện tượng nước mặn xâm lấn đồng bằng sông Cửu Long càng tăng tốc độ nhanh chóng .
    Tới lúc đó sợ không còn có đủ lúa để cho dân trong nước ăn , chứ đừng nói tới xuất khẩu , hay nói tới thương hiệu là còn xa vời hơn nữa .

    Gạo xuất khẩu VN giá 355 đô 1 tấn , trong khi gạo lẽ của Thái Lan bán ra tại các siêu thị ở Mỹ , nếu tính ra 1 tấn là hơn 1700 đô . Gấp 5 lần . ( Gạo Thái Lan giá trung bình 18 đô cho 25 Lbs , mỗi kí là 2,2 lbs , vài loại khác giá tới 23 đô cho 25 lbs ) .

    Đó là chưa kể chuyện các nước CS như TQ và VN , y hệt nhau , hàng sản xuất không có chất lượng , kiểu cách làm ăn gian dối , xảo trá . Không gây được lòng tin ở nước ngoài .

    Trước hết là phải có thay đổi cơ chế , từ lúc đó , may ra khoãng 10 năm sau mới có thương hiệu đáng tin cậy .
    Còn nếu “ Giữ vững chế độ “ thì thương hiệu phải chờ tới thiên thu may ra mới có !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 07:39 30 tháng 9, 2015

      Bạn 7:27 nói đúng. Tất cả mọi tệ hại của đất nước đều do cái chế độ độc tài,độc đảng.Có Dân Chủ Đa Đảng,có cạnh tranh,sẽ giải quyết tất cả.

      Xóa
  5. Cũng chém gió một cái: Nông dân thì thâm canh tăng năng suất, tăng mùa vụ, cán bộ thì săn bắt và hái lượm theo nhiệm kỳ.

    Trả lờiXóa
  6. Chưa có nước nào như Việt Nam ta:
    Đuổi một thằng văn minh nhất thế giới
    Đánh một thằng mạnh nhất thế giới
    bạn với thằng rộng nhất thế giới
    chơi với thằng đông dân và đểu nhất thế giới
    các bài diễn văn chém gió nhất thế giới
    chậm phát triển gần nhất thế giới....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì coi chừng :
      Xuất khẩu lao động nhiều nhất thế giới ,
      Xuất khẩu gái làm điếm nhiều nhất thế giới .

      Nhưng chưa đâu , đến khi bán đất cho Tàu vào ở chiếm đất VN nhiều nhất thế giới , thì ...xong phim luôn .

      Xóa
    2. Bo sung them:
      bon nguoi lam 'day to' nhung lai suong nhat the gioi

      Xóa
    3. Tóm gọn lại kể ko xiết cái nhất mà thế gới nầy ko dám mong co được vì nó quá xấu xa và nhục nhả khổ nổi là cứ ko chịu phát triển nhất thế gới mà cứ đi nước nào củng thành công tốt đep vì ta xin và mượn NHẤT THẾ GIỚI 1 Lần nửa là Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCSVn Nhân dân ta rất hánh. Diện lảnh đủ được nhiều nhiều nhiều Cái nhất thế giới các vị có hãnh diện nhất là các vị lảnh Đao rất tự hào và hảnh diện lắm lắm

      Xóa
  7. Nông dân sản xuất, thương lái thu gom. Xuất khẩu Vinafood1, Vinafood 2 (doanh nghiệp nhà nước). Giá thấp không có thương hiệu là do 2 cái thằng sau cùng này mà ra. Nó cũng là thủ phạm bóc lột nông dân nhất. Nó trộn lẫn tất cả rồi xuất thì là gì có thương hiệu.
    Nếu có doanh nghiệp tư nhân, người ta có khách hàng, người ta đặt hàng nông dân sản xuất, chế biến rồi xuất thì làm sao bị giá thấp, không có thương hiệu.
    Cổ phần hóa DNNN nhanh lên thôi. Chính phủ ra lệnh rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính phủ ra lệnh lập thêm Vinafood 3, Vinafood 4 v.v.
      Ngoài Ban chỉ đạo mien tây, Ban chỉ đạo mien đông, phải thành lập thêm Ban chỉ đạo Vinafood 1, Ban chỉ đạo Vinafood 2 v.v.
      Chưa hết, phải khẩn trương thành lập Ban nội chính của Ban chỉ đạo Vinafood 1, Ban nội chính của Ban chỉ đạo Vinafood 2 v.v.
      Chưa hết, phải lập tức thành lập Viện hàn lâm khoa học các vấn đề liên quan đến việc "40 năm chưa ra khỏi cánh đồng"
      Chưa hết v.v.
      Xin cô bác đừng khóc, đừng khóc cô bác ạ.

      Xóa
  8. NÓI THẬT:
    Việt Nam đủ ăn là "NHỜ ĐẢNG ĐÃ CHO PHÁ TAN HTX NÔNG NGHIỆP".
    Nay muốn Nông nghiệp VN có thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường, không có con đường nào khác là "ĐẢNG TA PHẢI CÔNG NHẬN RUỘNG ĐẤT (Trừ RĐ ANQP, Công cộng) THUỘC TƯ NHÂN.
    Tượng tự với CÔNG NGHIỆP hiện nay rất càn và phải có "CÁI NQ 10" dành cho CN. Còn mọi lời ăn, tiếng nói tầm phào chỉ tổ tốn nác, rác nhà, mất thời zan thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Mung qua, sau nay con em chung ta du hoc Campuchia khoi phai di sang Au, My xa soi

    Trả lờiXóa
  10. đây lại là một hình ảnh minh hoạ đậm nét nhất cho chủ nghĩa cộng sản

    Trả lờiXóa
  11. các ông trói bọn dân ngu cu đen lại, rồi cho chúng chết mòn rồi cởi chung ra kiếm ăn được bỗng nhận mình sáng suốt tài tinh, quang vinh muôn năm

    Trả lờiXóa
  12. Dân đen tôi lại nói về " nước Việt nam ta RỪNG VÀNG BIỂN BẠC , RUÔNG ĐỒNG THẲNG CÁNH CÒ BAY ...! " ( đọc những dòng này muốn chảy nước mắt ) . Rừng tự nhiên thì chẳng còn là bao vì chặt phá gần hết rồi vì thế lũ ống , lũ quét hàng năm cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng và tài sản công lẫn tư ! Biển bạc thì , nước ta có dải bờ biển chạy dài theo chiều dài đất nước , không tỉnh ven biển nào không có cảng ( hết nước nông đến nước sâu ) nhưng kinh tế biển ( vận tải biển , đánh bắt hải sản ... ) thì tệ hại không để đâu cho hết . Vận tải biển VN chỉ chiếm 20% thị phần còn lại là của các doanh nghiệp vân tải ...ngoài nước , công nghiệp đóng tàu thì chưa " mở mày mở mặt " được với thiên hạ thì các bác đã chơi ngay vụ Vinasine-Vinaline " cháy túi " , các C.ty vận tải biển trong nước đang trong tình trạng " sống dở chết dở " ...! Đánh bắt hải sản thì toàn kiểu " ăn sổi ở thì " , công nghệ lỗi thời , tàu nhỏ , ra khơi thì toàn bị " tàu lạ " đâm chìm hoặc cướp " lạ " , vay vốn ông nhà nước đóng tàu to " đánh bắt xa bờ " thì khó tiếp cận ( ông chính phủ chỉ được cái hô khẩu hiệu và to mồm ) , đóng tàu to thì đánh bắt ở đâu ? lớ ngớ gặp " tàu lạ " thì lại no đòn , đến đời cha nào trả được nợ ( ngư dân hãi lắm ) . Ruông đồng thẳng cánh có bay ư ? " được mùa mất giá , được giá ... mất mùa " , nông sản toàn xuất sang cho " ông bạn vàng " , ông Tàu mà " vui " thì nhập khi " buồn " giảm nhập hoặc không nhập ...chết đứng ! Chính phủ hô hào " người trông lúa lãi 30% " ? lấy đâu ra , " nổ " cho cố . Thế rồi CP lại hô khẩu hiệu " liên kết 4 nhà " , liên kết đâu chẳng thấy chỉ thấy thằng " doanh nghiệp xuất khẩu gạo " là trúng đậm , nông dân khóc thét còn ông " nhà khoa học " thì đang bận " nghiên cứu " bận hội thảo hội nghị ... Tóm lại chỉ chết thằng " bán mặt cho đất bán lưng cho trời " ! Và hậu quả " liên kết 4 nhà " là thị trường xuất khẩu gạo VN đang đứng trước nguy cơ " bơ vơ giữa ngã ba đường " , đúng là " cóc chết tại miệng " nổ cho lắm vào ! Gao Vietnam : 400 USD/ tấn , gạo Thailand : 1000 USD/tấn ( sao vậy hè ) . Thôi , có kể nữa thì cả năm không hết chuyện về cái gọi là " lãnh đạo thiên tài " của đảng ta ! Và vì vậy tôi lại nhắc đến câu nói : chớ nghe công sản nói hãy nhìn công sản làm ! Muôn năm đúng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cac bac quen mot dieu: Lanh dao ta thuong lam gi cung tap trung cho ra duoc mot cai gi do de lam vi du ( tu kinh te den van hoa - xax hoi...) de co cai ma boc phet. Con moi viec thi " makeno" cho den het nhiem ky!
      Nhieu thang com toi lam lam, trong do dien hinh la anh chang KH-CN VN, Vien Han lam gi do?

      Xóa
  13. Công dân yêu nướclúc 11:12 30 tháng 9, 2015

    Việt Nam thì ra Chợ đã dại mà ở Nhà cũng dại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có dại , có nghèo đến chết đói thì cũng chưa sao , nhưng kỳ này mà đất nước lọt vào tay của thằng Tàu thì toàn bộ dân đen , dân oan , công dân yêu nước…gì , gì , cũng đều mang tội trước liệt tổ liệt tông . Đừng đổ thừa cho ai cã , tất cã những người VN đang sống trong thế hệ này đều bị trách nhiệm ngàn đời với dân tộc .

      Xóa
  14. Nguyên nhân là dùng toàn là bọn bất tài vô tướng Chỉ lo vơ vét của nhân dân thật khốn nạn cho đất nước nầy

    Trả lờiXóa
  15. Hoàn cảnh nghiệt ngã là ta bước ra khỏi chiến tranh, thương tích đầy mình. Chúng ta đã bắt tay quản lý đất nước và phát triển kinh tế với lực lượng lao động là lính, là nông dân tự do, nghèo, ít học, và chưa một lần làm công nhân, và với một số doanh nhân vốn liếng ít ỏi, thậm chí trắng tay, còn sót lại sau cuộc chiến, quản lý còn thiếu kinh nghiệm.
    lãnh đạo thì y tá, hoa.n lợn, cai đòn điền cao su, ông nhà thơ làm kinh tế, ông tướng đi quản lý chị em sinh đẻ .....
    chưa kể đi tha cái triết lý khùng mà thé giới bỏ đi làm kim chỉ nam ...
    không ngu sao được

    Trả lờiXóa
  16. Đơn giản, năng lực kém, tầm nhìn kém dẫn tới tổ chức, quản lý kém, tạo ra kết quả làm sao tốt được. Có gì đâu mà khó hiểu.

    Trả lờiXóa
  17. VN bao nhiêu năm sống trong hào quang anh hùng do đảng cs VN quang vinh , tài tình lãnh đạo . Cho nên bây giờ thanh niên , nữ tú mới tranh nhau đi làm thuê , làm mướn , osin , làm vợ cho các nước láng riềng !

    Trả lờiXóa
  18. Vâng,Nặc danh 12:39 nói hay đấy,đồng ý 100% ! nhưng thôi ngay,nếu lũ này tiếp tục lãnh đạo đất nước,thì có nguy cơ mất nước đấy !

    Trả lờiXóa
  19. Cố gắng lên bà con,non sông đất nước ta nay mai có sánh vai được với các cường quốc Lào và CawmpuChia chính là nhờ vào công sức của bà con đấy.

    Trả lờiXóa
  20. Bài viết hay. Cái cần nhất trước mắt phải cho bè lũ lãnh đạo Bộ NNPTNT đứng đầu là Cao Đức Phát và bộ sậu ăn theo nói leo về vườn rồi mới tính đến những bước tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  21. Đề nghị bác Nhị trong các bài viết của mình,bác nên thay các từ "ta","chúng ta" bằng từ đcsVN cho chính xác.
    Bác viết như thế là cố tình đánh lừa người đọc liên tưởng đến toàn dân VN,trong khi,tất cả mọi quyết sách chỉ do một số chóp bu đảng quyết định.
    Và chắc chắn,ông Nhị cũng thừa biết,chẳng có một ông dân nào tham dự được vào những quyết sách đó cả.
    Đừng bắt họ phải chịu nỗi oan đó.

    Trả lờiXóa
  22. Nếu bệnh viện 2-3 ng/ giường thì khi có đoàn khách đến thăm chỉ cần đuổi bớt BN đi đằng khác là được.Nơi nơi đều có sáng kiến kiểu như vậy nên mọi thứ vẫn cứ ổn cả

    Trả lờiXóa
  23. Nhà nước đẻ ra mấy doanh nghiệp nhà nước : Vinafood 1-2 chỉ gây thêm biết bao nhiêu phiền hà ,sách nhiễu cho các công ty tư nhân XK gạo! họ chỉ chăm chăm tính toán số tiền hoa hồng trên mỗi KG xuất đi là bao nhiêu thôi! còn chiến lược ư? chất lượng & thương hiệu gạo của VN chẳng bao giờ họ nghĩ tới,..Hãy dẹp những cơ quan quản lý ăn bám ruồi bu này đi ! Hãy để các CTy tư nhân XK gạo vì danh dự ,uy tín &thương hiệu của họ sẽ làm cho hạt gạo VN lên hương....

    Trả lờiXóa
  24. một nền công nghiệp oto thất bại, bao năm dân phải hi sinh đi xe giá cao hay xe máy Tàu, giờ các ông quy hoạch nói hay trốn đâu rồi, ra trả lời chứ

    Trả lờiXóa
  25. Điều cuối cùng đúc kết lại mà đã được thực tế chứng minh là : tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp , nông thôn , buôn bán kinh doanh, thậm trí cả giáo dục y tế , báo chí , chính trị ...., CỨ CHO TỰ DO LÀ PHÁT TRIỂN CỰC NHANH . Nhà nước phải được tách bạch riêng , không có "trực thuộc" cái gì cả , NN chỉ quản lý điều hành thông qua luật pháp . Xưa như trái đất mà các ông lãnh đạo vẫn cứ gân cổ "DNNN làm chủ đạo , then chốt" . Nó lộ rõ tính lừa đảo , bảo kê ...để tham nhũng tư lợi cho riêng đcs. Nhưng ngày nay việc lừa được dân đã và đang đi vào dĩ vãng rồi .

    Trả lờiXóa
  26. Không phải khôn mà láo nhà dại chợ .

    Trả lờiXóa
  27. Làm quái gì có doanh nghiệp nhà nước ở VN. Truyền hình, lúa, sữa, sống nhờ công, nhờ thuế của dân giờ dân phải đóng tiền để coi truyền hình, mua gạo, sữa giá quốc tế. DN nhà nước với chủ nghĩa xã hội cái gì không biết. Cả họ làm quan, gọi nhau bằng chú bác, anh ba, anh tư, chú hai và xài tiền, kinh doanh hoàn toàn không phải tiền của mình thì kết cục ra sao cũng có thể hiểu. Kỉ luật đứng trên pháp luật là cách kéo quốc gia này làm cái gì cũng hỏng bét, nợ nần ra.

    Trả lờiXóa
  28. ở VN lạ thật, bọn giàu nhất, giỏi nhất hoặc là bỏ của chạy lấy người ( Hoàng kiều, CHHV, ...) hoặc là cho bọn chúng vào tù ( Le cong định, tran huynh duy thuc, ... ) cho nên đất nước đi sau CPC là đúng , các thứ hạng đều rất giống TQ, chót thế giới ( tự do báo chi, tham nhung, chính trị, ..

    Trả lờiXóa